Nhà nước pháp quyền trước hết phải là một nhà nước hợp pháp và hợp hiến, được nhân dân tổ chức thông qua tuyển cử, xây dựng và hoạt động theo

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 31 - 33)

hiến, được nhân dân tổ chức thông qua tuyển cử, xây dựng và hoạt động theo các nguyên tắc của hiến pháp

Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, phạm trù “pháp trị” dùng để chỉ sự quản lý, cai trị đất nước bằng pháp luật. Tiếp xúc với nền văn minh Âu - Mỹ, nhất là kinh nghiệm tổ chức, điều hành đời sống xã hội, Hồ Chí Minh cho rằng: quản lý xã hội bằng pháp luật là dân chủ, tiến bộ và có tính phổ biến đối với các xã hội hiện đại. Vai trò của luật pháp được Người nhìn nhận trên các khía cạnh chủ yếu:

Thứ nhất, khi chưa có chính quyền, dựa trên cơ sở công pháp quốc tế và

pháp quyền tư sản châu Âu để đấu tranh đòi những quyền cơ bản của dân tộc, của con người.

Hai là, pháp luật là cơ sở khẳng định tính hợp pháp, hợp hiến, tính hợp lý

của các quyền dân tộc cơ bản, đặc biệt là quyền dân tộc tự quyết.

Ba là, sau khi giành được chính quyền, pháp luật là cơ sở để nhân dân lao

động làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội, bảo vệ và thực hiện các quyền cơ bản của con người.

Bốn là, pháp luật đảm bảo cho chế độ xã hội có trật tự, kỷ cương theo mục

đích và đường lối phát triển của giai cấp cầm quyền; trong chế độ ta, đó là mục đích và đường lối của giai cấp công nhân.

Năm là, pháp luật có vai trò hạn chế, ngăn chặn hiện tượng lạm dụng quyền

lực ở một số cơ quan nhà nước, một số cán bộ công chức nhà nước, đảm bảo cho quyền lực Nhà nước luôn luôn thuộc về nhân dân lao động.

Sáu là, pháp luật có tác dụng điều chỉnh các hành vi, quan hệ dân sự, ngăn

chặn một bộ phận công dân này xâm phạm quyền, lợi ích của một bộ phận công dân khác.

Nhận thức được tầm quan trọng của pháp luật, từ rất sớm Hồ Chí Minh đã quan tâm đến nó trong điều hành và quản lý xã hội. Năm 1919, trong tám yêu sách của nhân dân An Nam gửi tới Hội nghị Vécxây thì đã có bốn điểm liên quan đến vấn đề pháp quyền, còn lại liên quan đến công lý và quyền của con người.

Sau này, bản Yêu sách của nhân dân An Nam được Nguyễn Ái Quốc chuyển thành Việt Nam yêu cầu ca, trong đó yêu cầu thứ bảy được viết :

“Bảy xin hiến pháp ban hành,

Trăm điều phải có thần linh pháp quyền” [27, 438].

“Trăm điều” lại là một đại lượng có tính chất tuyệt đối nhưng rất cụ thể được sử dụng theo cách ẩn dụ để đề cập một cái chung, bao quát, còn “thần linh pháp quyền” lại là một ngôn ngữ ngày nay là ý thức, tinh thần pháp luật, nhưng rõ ràng khi nói đến “thần linh pháp quyền”, Hồ Chí Minh muốn đề cập đến một phạm trù mà tính chất, ý nghĩa còn cao hơn ý thức, tinh thần pháp luật. Nếu sử dụng phương thức giải mã, ở đây có thể thấy “trăm điều” bao hàm ý: mọi hành vi, mọi hoạt động ở mọi nơi, mọi lúc của các cơ quan, nhân viên nhà nước đều

phải thể hiện được “thần linh pháp quyền”; ý thức, tinh thần pháp luật phải chi phối, chỉ đạo mọi hành vi, hoạt động của bộ máy, cơ quan nhà nước; môi trường pháp chế phải bao trùm mọi mặt, mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

Đây là tư tưởng rất đặc sắc của Hồ Chí Minh, phản ánh nội dung cốt lõi của Nhà nước dân chủ mới - Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Đồng thời, đây cũng là nguyên tắc xuyên suốt trong hoạt động quản lý nhà nước của Người. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Hồ Chí Minh đề ra một trong sáu nhiệm vụ cấp bách của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là: “trước chúng ta bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ” [30, 8].

Sau 1954, khi miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhiều quy định trong Hiến pháp 1946 không còn phù hợp, Hồ Chí Minh đã chủ trương sửa đổi và ban hành Hiến pháp mới - Hiến pháp 1959. Hiến pháp 1959 quy định các nguyên tắc để bộ máy nhà nước hoạt động như: nguyên tắc tập trung dân chủ được thể hiện trong điều 4 của Hiến pháp, nguyên tắc bình đẳng đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc quy định trong điều 8 và nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa nằm trong điều luật của Hiến pháp. Trong tư duy Hồ Chí Minh, một khi điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi thì pháp luật, nhất là đạo luật gốc - Hiến pháp, cũng phải thay đổi theo, mới có khả năng điều chỉnh hợp lý các quan hệ xã hội đã phát sinh và định hình.

Ngoài hai bản Hiến pháp năm 1946 và bản Hiến pháp năm 1959, Hồ Chí Minh còn công bố 16 sáu đạo luật và 1.300 văn bản dưới luật, khối lượng văn bản đó luôn thể nhiện rõ việc đề cao tính nhân đạo và nhân văn, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và hiệu lực thực tế của các điều luật.

Tính hợp pháp và hợp hiến còn được thể hiện thông qua việc nhà nước được lập ra để đại diện cho dân, do dân cử ra, bầu ra. Nếu như nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa không do dân bầu ra thì không phải là một nhà nước hợp pháp, hợp hiến.

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w