Tính tất yếu của việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Nhà nước ở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 54 - 57)

nước ta hiện nay

Xuất phát từ hoàn cảnh nước ta, năm 1975 miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước. Tuy nhiên, bước vào thập niên 80 của thế kỷ XX trong lúc này nước ta lâm vào khủng hoảng tột độ và sâu sắc. Chính vì vậy, Đảng ta đã đưa ra đường lối đổi mới toàn diện trên tất cả các mặt, các lĩnh vực. Bên cạnh đổi mới về kinh tế là đổi mới về chính trị. Về chính trị bao gồm yếu tố cơ bản đó là quản lý bằng hệ thống chính sách pháp luật, đổi mới trong công tác lãnh đạo để thực hiện mục tiêu cách mạng đó là đem lại lợi ích cho toàn nhân dân.

Từ khi thành lập nhà nước pháp quyền, Đảng và nhân dân ta đã nhiều lần cải tiến, hoàn thiện bộ máy nhà nước. Nhìn chung qua mỗi lần như vậy, bộ máy nhà nước đều có những tiến bộ và đáp ứng được yêu cầu của cách mạng. Mỗi thời kỳ mới lại đòi hỏi nhận lại hệ thống nhà nước nhằm thấy được những mặt mạnh, những mặt yếu để tiếp thu vươn lên hoàn thành những nhiệm vụ mới đặt ra.

Nổi bật nhất là từ Đại hội VI (1986) của Đảng đến nay, thực hiện đường lối đổi mới đất nước, Nhà nước ta đã có một bước đổi mới cùng với sự đổi mới hệ thống chính trị; đã thể hiện đầy đủ hơn quyền lực và lợi ích của nhân dân trong tổ chức và hoạt động của mình; quyền dân chủ của nhân dân được phát huy rộng hơn, cao hơn; hệ thống pháp luật được đổi mới, bổ sung và tăng cường; chất lượng các kỳ họp quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp được nâng cao; phương thức quản lý, điều hành của bộ máy chính trị nhà nước sâu sát thực tế hơn, tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong xã hội; các hoạt động của ngành tư pháp có nhiều tiến bộ… Chúng ta có quyền tự hào về những kết quả đó.

Mô hình nhà nước Việt Nam hiện nay được tổ chức dựa trên cơ sở Hiến pháp 1992 là một bước phát triển mới trong lịch sử nhà nước cách mạng Việt Nam. Được ban hành trong thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước, Hiến pháp 1992 đã hoàn thiện một bước mô hình tổ chức quyền lực nhà nước phù hợp với mục tiêu chuyển đổi kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các mục tiêu đổi mới hệ thống chính trị trong thời kỳ quá độ. Phương thức tổ chức quyền lực nhà nước được ấn định trong hiến pháp 1992 thể hiện sự kế thừa sâu sắc tính chất tiến bộ của mô hình nhà nước đã được hình thành theo các hiến pháp 1946, 1969, 1980. Hiến pháp 1992 thật sự hướng tới việc xây dựng một mô hình tổ chức nhà nước vận hành hiệu quả, thích ứng với cơ chế kinh tế xã hội của thời kỳ đổi mới. Cho nên, được tổ

chức trên cơ sở hiến pháp 1992, mô hình nhà nước Việt Nam trong thực tiễn đã phát huy tác dụng tích cực trong việc chuyển đổi chế độ kinh tế, đổi mới hệ thống chính trị, mở rộng dân chủ, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế và khu vực, vì sự tiến bộ và phát triển xã hội.

Tuy nhiên thực tiễn vận hành của mô hình nhà nước Việt Nam trong những năm qua cho thấy còn tồn tại khoảng cách giữa mô hình nhà nước hiến định và thực tiễn. Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay đang đặt trước mô hình tổ chức hà nước những vấn để cần phải hoàn thiện. Mô hình nhà nước Việt Nam theo hiến pháp 1992 là một mô hình nhà nước của thời kỳ chuyển đổi cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, về cơ bản, cơ chế kinh tế thị trường đã được tạo thành và chuyển đã tạo ra những chuyển đổi sâu rộng trong đời sống kinh tế xã hội; sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã đạt được những thành tựu đáng kể. Quá trình toàn cầu hóa đang đặt trước nhà nước ta những cơ hội và những thách thức trong việc hội nhập khu vực và hội nhập quốc tế. Trước tình hình đó, cần hoàn thiện mô hình tổ chức nhà nước Việt Nam để đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các nhu cầu hội nhập quốc tế của đất nước ta trong kỷ nguyên mới.

Những quan điểm, phương hướng hoàn thiện mô hình tổ chức nhà nước Việt Nam đã được đặt ra trong Hội nghị trung ương lần thứ 8 khóa VII, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Hội nghị trung ương lần thứ 3 khóa VIII.

Những yếu kém của bộ máy nhà nước thể hiện rõ nhất là bộ máy cồng kềnh; chức năng, nhiệm vụ, phân cấp quản lý có mặt chưa rõ ràng; kỷ cương, phép nước chưa nghiêm, hoạt động còn kém hiệu lực và hiệu quả; hệ thống pháp luật chưa đồng bộ; trình độ nhiều mặt của cán bộ công chức chưa ngang tầm với nhiệm vụ; hiện tượng quan liêu, tham nhũng, vi phạm dân chủ còn khá phổ biến, làm tha hóa một bộ phận cán bộ nhà nước mà chưa ngăn chặn hiệu quả. Điều đó có nguyên nhân do bộ máy nhà nước hoạt động nhiều năm trong điều kiện chiến tranh kéo dài, trong cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, trưởng thành trong một hoàn cảnh xã hội tiểu nông, lạc hậu, kém phát triển và chế độ phong kiến thực dân. Nhưng nguyên nhân chủ quan là hết sức quan trọng trong đó có việc chưa nghiên cứu một cách đầy đủ tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền, cũng như những vấn đề kế thừa những kinh nghiệm hay trong quá trình xây dựng nhà nước; chưa nghiên cứu sâu và toàn diện thực trạng của hệ thống nhà nước ở nước ta; chưa kiên quyết đổi mới một cách đồng bộ, hoặc việc đổi

mới chưa có đầy đủ cơ sở khoa học và thực tiễn; chỉ đạo và thực hiện chưa nghiêm túc, chưa đến nơi đến chốn; một số cán bộ nhân viên nhà nước sa sút về phẩm chất và năng lực…

Trước tình hình đó, Hội nghị trung ương lần thứ 7 khóa VII đã đặt ra vấn đề cần phải “tổ chức nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung một số vấn đề về tổ chức bộ máy các cơ quan nhà nước có liên quan đến hiến pháp 1992 và các luật tổ chức các cơ quan nhà nước” [7, 38]. Đại hội Đảng lần thứ IX đã nhấn mạnh: “khẩn trương nghiên cứu, đề nghị quốc hội sửa đổi bổ sung một số điều của hiến pháp 1992 phù hợp với tình hình mới” [8, 132 - 133]. Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa X đã thông qua nghị quyết sửa đổi, bổ xung một số điều của Hiến pháp 1992 về tổ chức bộ máy nhà nước. Quốc hội khóa X cũng đã thông qua các luật về tổ chức nhà nước cho phù hợp với Hiến pháp sửa đổi như Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức tòa án, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân. Những văn bản này đã tạo ra cơ sở pháp lý nới cho tổ chức và hoạt động của nhà nước ta.

Tuy nhiên công cuộc cải cách bộ máy nhà nước vẫn tiếp tục. Hàng loạt những vấn đề lý luận và thực tiễn cần phải nghiên cứu để hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Nhà nước Việt Nam. Đại hội Đảng IX đã chỉ ra những vấn đề cải cách thể chế và phương thức hoạt động của nhà nước mà chúng ta cần phải quan tâm nghiên cứu để đưa ra những giải pháp hợp lý: kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của quốc hội, trọng tâm là tăng cường công tác lập pháp, xây dựng chương trình dài hạn về lập pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới quy trình ban hành và hướng dẫn thi hành luật, xây dựng một nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hóa; phân công phân cấp, nâng cao tính chủ động của chính quyền địa phương, tổ chức hợp lý hội đồng nhân dân, kiện toàn các cơ quan chuyên môn của ủy ban nhân dân và bộ máy chính quyền cấp xã, phường, thị trấn; cải cách tổ chức, nâng cao chất lượng và hoạt động của các cơ quan tư pháp, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan và cán bộ tư pháp trong công tác điều tra, bắt, giam giữ, truy tố, xét xử, thi hành án, không để xảy ra các trường hợp oan sai…

Đại hội XI (2011) Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục kế thừa và hoàn thiện các quan điểm của các Đại hội trước về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Muốn giải quyết tốt các vấn đề đó, hơn bao giờ hết phải quán triệt và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội

chủ nghĩa ở Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống những quan điểm cơ bản về cách mạng Việt Nam không chỉ trong hiện tại mà cả trong tương lai. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra đường lối cách mạng không chỉ có giá trị trong thời đại mình mà còn cả về lâu dài của sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Những quan điểm của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phù hợp với điều kiện phát triển của xã hội Việt Nam, không chỉ phát huy tác dụng trong cách mạng Người là lãnh đạo mà còn cả trong sự nghiệp cách mạng của chúng ta hiện nay và sau này. Tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa soi sáng công cuộc hoàn thiện Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w