Hồ Chí Minh đã xác lập các cơ sở, nền móng pháp lý tổ chức, hoạt động của Nhà nước ta Các cơ sở pháp lý là nền tảng tư tưởng để tổ chức, xây

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 47 - 51)

động của Nhà nước ta. Các cơ sở pháp lý là nền tảng tư tưởng để tổ chức, xây dựng, hoàn thiện Nhà nước qua các giai đoạn cách mạng của dân tộc

Hồ Chí Minh là người sáng lập ra nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người đã xác lập các cơ sở, nền móng pháp lý xây dựng, tổ chức, hoạt động của nhà nước Việt Nam, mở đầu cho dòng chảy văn hóa pháp luật ở nước ta. Các quan điểm của Người về Nhà nước pháp quyền có giá trị lâu bền, ngày nay trở thành nền tảng tư tưởng xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Văn kiện Đại hội lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam xác định chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng và chỉ rõ: “Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Mọi cơ quan, tổ chức,

cán bộ, công chức, mọi công dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật” [8, 131 - 132].

Trong lãnh đạo, nhà nước quản lý xã hội theo pháp luật, tăng cường pháp chế, Hồ Chí Minh coi trọng các biện pháp phòng ngừa, răn đe hơn là trừng trị, “phòng bệnh” hơn “chữa bệnh”. Trong bài nói chuyện với cán bộ ngành Tư pháp năm 1951, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: xét xử công minh, kịp thời là tốt, nhưng làm sao để không phải xem xét hoặc ngày càng ít đi thì tốt hơn. Từ quan điểm đó, Người chỉ đạo tăng cường các biện pháp giáo dục, phổ biến, tuyên truyền giáo dục, giải thích, hướng dẫn thực hiện pháp luật, giáo dục tư tưởng đạo đức cho công chức.

Trong công tác lãnh đạo, Hồ Chí Minh luôn luôn thể hiện tình cảm yêu thương, độ lượng, nhưng Người cũng thể hiện rất rõ thái độ nghiêm khắc đối với khuyết điểm và các vi phạm của các cán bộ, công chức.

Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm vấn đề xây dựng pháp luật, quản lý xã hội theo pháp luật mà Người còn quan tâm đến nội dung của pháp luật XHCN, bảo đảm cho pháp luật trong nhà nước pháp luật dân chủ, thể hiện tự do, ý chí và lợi ích của nhân dân. Người chỉ rõ: “Luật pháp của chúng ta là ý chí của giai cấp công nhân lãnh đạo cách mạng, pháp luật của ta hiện nay là bảo vệ quyền lợi của hành triệu người lao động… pháp luật của ta là pháp luật thật sự dân chủ vì nó bảo vệ quyền tự do dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động” [16, 186]. Mặt khác, Người cũng nói rõ giới hạn của tự do, dân chủ, rộng rãi, tự do ở đây sẽ là tự do trong kỷ luật không phải tự do vô chính phủ: nhân dân ta hiện nay có tự do, tự do trong kỷ luật. Mỗi người có tự do của mình, nhưng phải tôn trọng tự do của người khác. Người nào sử dụng quyền tự do của mình quá mức mà phạm đến tự do của người khác là phạm pháp.

Hồ Chí Minh đã xác lập các cơ sở, nền móng pháp lý tổ chức, hoạt động của Nhà nước ta. Các cơ sở pháp lý là nền tảng tư tưởng để tổ chức, xây dựng, hoàn thiện Nhà nước qua các giai đoạn cách mạng của dân tộc và cho đến ngày nay Đảng và Nhà nước ta đang tiếp tục xây dựng và hoàn thiện để đảm bảo trật tự cho toàn xã hội.

Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh còn là người khơi nguồn cho truyền thống dân chủ hiện đại, làm cho dân ta được hưởng các quyền tự do, dân chủ, hướng dẫn nhân dân làm chủ, thực hành dân chủ trong điều kiện một nước nông nghiệp lạc hậu từng bước quá độ dần lên chủ nghĩa xã hội.

Như vậy, Hồ Chí Minh luôn trung thành với quan điểm của chủ nghĩa Mác -

Lênin về nhà nước, không bê nguyên mô hình nhà nước Xôviết vào xây dựng nhà nước Việt Nam. Một trong những sáng tạo lớn của Người là ngay từ đầu Người không theo mô hình dân chủ kiểu Xôviết. Đó là nền dân chủ đại diện mà những cơ sở bầu cử tạo ra các Xôviết là những nơi sản xuất, nơi công tác. Mô hình đó đã không chịu đựng nổi thử thách của thời gian. Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy điều đó không phù hợp với điều kiện Việt Nam và tiếp thu rộng rãi thành quả các nền dân chủ trên thế giới, tổ chức bầu cử ở Việt Nam theo đơn vị hành chính dân cử. Trong tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam, Hồ Chí Minh cũng không rập khuôn bộ máy Nhà nước Xô viết mà tiếp thu có chọn lọc thành quả tiến bộ trong kỹ thuật tổ chức các bộ máy nhà nước trên thế giới.

Hồ Chí Minh đã rất coi trọng vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với xã hội và đối với nhà nước, đó là một Đảng cầm quyền, duy nhất lãnh đạo nhà nước nhưng không cai trị. Một nhà nước tất cả quyền lực thuộc về nhân dân nhưng bộ máy nhà nước được phân công, phân nhiệm rõ ràng. Hồ Chí Minh đã có quan điểm đúng đắn về bản chất giai cấp và về tính nhân dân của nhà nước, song Người cũng nhìn nhận đúng đắn và sáng tạo về tính dân tộc của nhà nước ta. Cơ sở xã hội rộng lớn và vững chắc của nhà nước ta là dân tộc. Nhà nước ta mới là nhà nước đại đoàn kết toàn dân tộc, hòa hợp dân tộc kể cả khi mới thiết lập và cả quá trình cách mạng. Khi chuyển giai đoạn từ cách mạng dân tộc dân chủ sang cách mạng xã hội chủ nghĩa thì cơ sở xã hội đó - tính dân tộc không hề bị thu hẹp phạm vi hoặc mất đi mà được nâng lên một chất lượng mới. Người coi trọng xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể từ trong thời kỳ vận động cách mạng đến thời kỳ hòa bình xây dựng.

Ở trong một đất nước mà hàng nghìn năm hình thức nhà nước chủ yếu là quân chủ chuyên chế như ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đề ra xây dựng một nhà nước là “công bộc của dân” - đó cũng là một sáng tạo lớn. Hoạt động của nhà nước đó phải có pháp luật và kỷ cương. Hồ Chí Minh rất coi trọng pháp luật và giữ kỷ cương phép nước. Trong tư tưởng nhà nước pháp quyền của Hồ Chí Minh nổi bật vấn đề pháp luật vì con người. Đó là một nhà nước pháp quyền kết tinh được tính nhân đạo và nhân văn.

Hồ Chí Minh coi trọng phương thức quản lý của nhà nước là bằng pháp luật, thông qua pháp luật để quản lý xã hội. Song, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vừa là thành quả, vừa là công cụ chính trị mạnh mẽ nhất của sự nghiệp cách mạng, phải kết hợp pháp trị và đức trị. Người cán bộ nhà nước không chỉ là

một công chức mà còn là một cán bộ dân vận, biết làm công tác vận động quần chúng, còn là công bộc của dân, biết sử dụng các phương pháp cách mạng trong hoạt động của mình. Đó cũng là một sáng tạo đặc sắc của Hồ Chí Minh về phương thức hoạt động của bộ máy Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam.

Như vậy, chủ tịch Hồ Chí Minh là kiến trúc sư vĩ đại của nhà nước Việt Nam kiểu mới. Sự ra đời và phát triển của Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam vừa là thành quả của sự nghiệp cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo vừa là kết quả sự sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tiếp tục phát triển sáng tạo những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng nhà nước Việt Nam của dân, do dân và vì dân phù hợp điều kiện mới là trách nhiệm của những người cộng sản trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.

Việc quán triệt nội dung tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chúng ta thấy rằng: nhà nước pháp quyền không phải là kiểu nhà nước gắn với một giai cấp (nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa) mà là một tổ chức quyền lực nhà nước, bảo đảm tổ chức hoạt động của nhà nước tuân theo quy định của pháp luật, thực hiện được quản lý xã hội theo pháp luật, bảo đảm chủ quyền và quyền tự do, dân chủ của nhân dân.

Chúng ta tiếp thu các giá trị tích cực tiến bộ, khoa học về nhà nước pháp quyền trong lịch sử, đồng thời quán triệt quan điểm của chủ nghía Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước, pháp luật kiểu mới và vận dụng phù hợp với thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Trên cơ sở này có thể khái quát nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân và vì nhân dân; tất cả các quyền lực đều thuộc về nhân dân; đảm bảo tính tối cao của hiến pháp, quản lý xã hội theo pháp luật. Nhằm phục vụ lợi ích và hạnh phúc của nhân dân, do Đảng tiền phong của giai cấp công nhân lãnh đạo, đồng thời chịu trách nhiệm trước nhân dân và sự giám sát của nhân dân.

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w