Những phương hướng xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạ

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 61 - 73)

xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta đang đứng trước những cơ hội và thách thức chưa từng có. Xu thế toàn cầu hóa đang phát triển sâu rộng với tốc độ nhanh, mở ra cơ hội cho các nước chậm phát triển có thể đuổi kịp các nước phát trển, đồng thời cũng gia tăng nguy cơ bành trướng của chủ nghĩa thực dân mới. Trong tình hình đó, nếu không có một nhà nước thực sự trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu quả, hiệu lực, tranh thủ nắm lấy vận hội, đưa đất nước vượt qua nguy cơ, thách thức thì chủ nghĩa xã hội sẽ không có mà độc lập dân tộc cũng khó bảo vệ được.

Để không ngừng hoàn thiện nhà nước của dân, do dân vì dân kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của Chính phủ Cụ Hồ trong giai đoạn lịch sử mới Đảng ta đã đưa ra một số phương hướng để xây dựng và bảo vệ nhà nước xã hội chủ nghĩa như sau:

Thứ nhất: phát huy dân chủ đôi với tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa,

Để vượt lên tình trạng thấp kém của nền kinh tế, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triễn giữa nước ta với nhiều nước trên thế giới, trong điều kiện canh tranh quốc tế quyết liệt hiện nay, ta không có con đường nào khác là phải “phát huy cao độ nội lực của dân tộc” mà một trong những nhân tố cơ bản làm nên nội lực đó là phát huy dân chủ. Chính khát vọng dân chủ đã tạo nên sức mạnh kiên cường đấu tranh cho độc lập, tự do. Giành được chính quyền về tay nhân dân rồi thì quyền làm chủ thật sự của người dân là nội dung đích thực của độc lập, tự do. Đúng như Bác Hồ đã nói: “nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập củng chẳng có nghĩa lý gì” [30, 56].

Trong cuộc chiến đấu khẩn trương và quyết liệt chống kẻ thù xâm lược, nhiều công việc cấp bách phải được giải quyết kịp thời và tập trung ở các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước. Khi đẩt nước chuyển sang hòa bình, xây dựng trong điều kiện khó khăn, phức tạp của tình hình hiện nay thì mở rộng dân chủ là một nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết để khai thác được sức mạnh vô tận của nhân dân ta trong sự nghiệp đổi mới, mở cửa, hội nhập với thế giới. Qua 27 năm đổi mới, Đảng ta đã chỉ ra rằng nơi nào thực hiện được dân chủ, phát huy được trí tuệ của đông đảo cán bộ và nhân dân, thì nhất định thành công. Ngược lại, nơi nào để mất dân chủ, tạo ra sự bất mãn trong quần chúng thì nơi đó không tránh khỏi khó khăn và dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “dân chủ, sáng kiến, hăng hái, ba điều đó rất gắn liền với nhau. Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến”. Bởi vậy, Người nhắc nhở: “Phải thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân. Tuyệt đối không được lên mặt “quan cách mạng” ra lệnh ra oai” [36, 311].

Điều cần chú ý là trong tư duy Hồ Chí Minh về dân chủ là: “nước ta phải đi đến dân chủ thực sự” chúng ta phải ra sức thực hiện những cải cách xã hội để nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện dân chủ thực sự. Nhiều lần Người nhắc đi nhắc lại hai chữ thực sự, thực sự như là một thuộc tính cơ bản không thể thiếu của nền dân chủ của chế độ ta, nó vốn xa lạ với thứ dân chủ trừu tượng, dân chủ hình thức mà người ta dễ dàng nghĩ tới là dân chủ trong xã hội tư sản.

Qua đó, có thể thấy dân chủ là một nội dung lớn trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Theo người: “thực hành là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết được mọi khó khăn”. Mọi chủ trương, đường lối, thuộc tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… đều được Người xem xét và giải quyết từ địa vị người làm chủ và quyền làm chủ của nhân dân.

Để người dân được hưởng quyền dân chủ trong thực tế, không chỉ xác định quyền đó trong Hiến pháp và pháp luật, chủ tịch Hồ Chí Minh còn tạo điều kiện vật chất và văn hóa để người nâng cao năng lực làm chủ; nâng cao dân trí, bồi dưỡng văn hóa chính trị, phát triển tính tích cực của công dân, mở mang kinh tế, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, khuyến khích nhân dân tham gia giám sát công việc của các cơ quan nhà nước từ dưới lên.

Phát huy dân chủ phải kết hợp chặt chẽ với tăng cường pháp chế, thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật, theo pháp luật. Nhà nước ta phải tiếp tục thể chế hóa bằng pháp luật các quyền dân chủ của người dân trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong hoạt động kinh tế. Đồng thời, phải đẩy mạnh công cuộc đấu tranh phòng và chống vi phạm pháp luật, đảm bảo cho mỗi công dân đều được bình đẳng trước pháp luật, đảm bảo mọi hành vi vi phạm pháp luật đều được xét xử nghiêm minh, đúng người, đúng tội, không phân biệt người đó là ai, để đem lại niềm tin cho nhân dân vào tính nghiêm minh của luật nhà nước ta.

Thứ hai, Cải cách và kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước, xây dựng một

nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh.

Đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng, pháp luật của Nhà nước là điều kiện kiên quyết, song nếu không có một nền hành chính cách mạng, có hiệu lực thì chính sách, luật pháp dù đúng, cũng không thể đi vào cuộc sống. Nền hành chính yếu kém là một trở lực lớn cho đổi mới và phát triển. Do đó, cải cách và kiện toàn bộ máy hành chính đang là một yêu cầu bức xúc. Nhân dân mong mỏi được cuộc sống và làm ăn trong một môi trường an ninh, trật tự, dân chủ, không bị phiền hà, sách nhiễu, người ngay được bảo vệ, người gian bị trừng trị.

Hiện nay, nền hành chính của ta còn nhiều yếu kém: quan liêu, xa dân. Phân tán, thiếu trật tự, kỷ cương, tham nhũng và lãng phí của công; bộ máy cồng kềnh, nặng nề, kém hiệu lực; đội ngũ cán bộ, công chức còn yếu về kiền thức, năng lực.

Cải cách hành chính để có một nền hành chính dân chủ, trong sạch, phục vụ đắc lực nhân dân, giữ vững trật tự kỷ cương xã hội theo pháp luật. Nó phải phục vụ tận tụy, công tâm, đáp ứng yêu cầu hàng ngày về quyền lực hợp pháp của nhân dân. Muốn thế, bản thân nó phải trong sạch và có kỷ cương, phải thanh toán được những căn bệnh mà từ rất sớm chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra: trái phép, cậy thế, hủ hóa, tư túi, chia rẽ, kiêu ngạo, “lúc nào cũng vác mặt “quan cách mạng”. Không biết rằng, thái độ kiêu ngạo đó sẽ làm mất lòng tin cậy của

dân, sẽ hại đến uy tín của Chính phủ”. Tóm lại, phải phấn đấu để xóa bỏ hiện tượng hiện nay trong nhân dân.

Cải cách và kiện toàn bộ máy hành chính là một quá trình phải tiến hành đồng bộ trên nhiều mặt. Căn bệnh nặng nề, phức tạp, có căn nguyên xã hội - lịch sử, nên không thể chữa trị trong một thời gian ngắn.

Những vấn đề bức xúc nổi lên hiện nay thường biểu hiện tập trung ở các cơ quan hành chính hàng ngày có quan hệ tiếp xúc trực tiếp với nhân dân. Cần phải làm cho đội ngũ cán bộ, viên chức quán triệt đầy đủ nhận thức: nhà nước là một tổ chức công quyền thể hiện quyền lực của nhân dân, nhân viên nhà nước là công bộc của nhân dân. Bên cạnh chức năng quản lý nhà nước các cơ quan hành chính còn có chức năng dịch vụ công. Để nâng cao tinh thần phục vụ nhân dân cần phải: cải cách thủ tục hành chính, ban hành và hoàn thiện chế độ công vụ; đề cao trách nhiệm giải quyết phiếu kiện của nhân dân, sao cho thủ tục khiếu kiện đơn giản, nhanh chóng, đúng pháp luật, không để nhân dân phải tốn quá nhiều thời gian, công sức đi lại, do tình trạng đùn đẩy; sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức theo đúng chức danh, tiêu chuẩn, thực hiện tinh giản biên chế, xử lý nghiêm minh, kịp thời những người vi phạm pháp luật.

Thứ ba, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước; gắn liền xây

dựng, chỉnh đốn Đảng với cải cách bộ máy hành chính.

Đảng ta là Đảng cầm quyền, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, Nhà nước ta đã hoàn thành được nhiệm vụ lịch sử vẻ vang trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Bước vào thời kỳ mới, Đảng chủ trương: trước hết tập trung đổi mới về kinh tế, đồng thời từng bước đổi mới về chính trị, nhờ đó mà đất nước ổn định, từng bước tiến lên đạt những thành tựu quan trọng sau 27 năm đổi mới.

Những năm gần đây, Đảng đã có nhiều nghị quyết về củng cố và tăng cường bộ máy nhà nước, đấu tranh chống các tệ nạn xã hội làm suy giảm uy tín và hiệu lực của Nhà nước, tuy nhiên yêu cầu của cuộc đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu cửa quyền, trù dập, ức hiếp dân… đang đòi hỏi Đảng ta một sự lãnh đạo tập trung hơn nữa, quyết tâm cao hơn, kế hoạch và biện pháp triệt để hơn nữa, như chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: Cuộc vận động này là một cuộc cách mạng nội bộ, một bước đấu tranh gay go giữa cái tốt và cái xấu, cái cũ và cái mới, giữa đạo đức cách mạng là cần kiệm liêm chính, chí công vô tư với kẻ địch là nạn tham ô, lãng phí, quan liêu. Chúng ta thấy rõ kẻ thù, Đảng đã định ra

chiến lược sách lược đúng đắn. Chúng ta phải đồng tâm nhất trí, mạnh bạo xung phong.

Cuộc đấu tranh để khắc phục những khuyết tật của bộ máy nhà nước không thể tách rời cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Đảng mạnh thì Nhà nước mạnh. Không thể có một Đảnh mạnh mà Nhà nước và hệ thống hành chính của nó lại yếu kém. Để chỉnh đốn lại bộ máy nhà nước, khắc phục tên quan liêu, tham nhũng, Đảng phải tự chỉnh đốn, phải nêu gương về mặt trong sạch, vững mạnh. Điều đó cho thấy, sự vững mạnh của Đảng là nhân tố cơ bản và then chốt. Chỉ có sự lãnh đạo của một Đảng trong sạch, vững mạnh mới đưa cải cách bộ máy nhà nước đi đến thành công.

Như vậy, trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, điều quan trọng nhất là giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước về chính trị, tư tưởng, tổ chức và cán bộ, đảm bảo cho tổ chức và hoạt động của Nhà nước có định hướng chính trị đúng đắn, phối hợp và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và quyền làm chủ của nhân dân, tạo điều kiện cho Nhà nước thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ tổ chức quản lý kinh tế - xã hội. Cần chăm lo nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động của các đảng đoàn, ban cán sự đảng ở các cơ quan nhà nước, trong đó Đảng đoàn quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ là tổ chức đảng trực thuộc Bộ Chính trị để tăng cường lãnh đạo Quốc hội và Chính phủ thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng. Không thể chấp nhận quan điểm “Đảng phải hóa thân thành nhà nước, nhất thể hoá các chức danh lãnh đạo và bộ máy tổ chức của Đảng với các chức danh quản lý và bộ máy tổ chức của Nhà nước”, “không tổ chức đảng đoàn, ban cán sự đảng trong các cơ quan quyền lực nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội”. Cần tỉnh táo trước xu hướng đề cao vai trò của Quốc hội và Chính phủ, tuyệt đối hóa tính độc lập của các cơ quan pháp luật, về thực chất là muốn thúc đẩy “cách mạng pháp luật” theo kịch bản của phương Tây, từng bước tách các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp khỏi sự lãnh đạo của Đảng.

Cần đẩy mạnh cuộc vận động làm trong sạch và lành mạnh hóa bộ máy chính quyền các cấp, giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân và tính nhân dân của Nhà nước, thực hiện có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ tổ chức quản lý kinh tế - xã hội của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tích cực nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện các thiết chế và cơ chế quản lý xã hôi, đẩy mạnh cải cách hành chính và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Các cơ quan và cán bộ, công chức trong bộ máy chính quyền các cấp phải thường xuyên

được xây dựng theo tư tưởng chủ đạo: Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tin yêu và tín nhiệm, phát huy được vai trò và quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý xã hội, đồng thời nâng cao hiệu lực quản lý, điều hành tập trung thống nhất của nhà nước và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Vấn đề then chốt có ý nghĩa quyết định là xây dựng và thực hiện có hiệu quả chiến lược cán bộ đúng đắn nhất là khi chúng ta đang trong quá trình chuyển tiếp các thế hệ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Những cán bộ được tôi luyện và kiểm nghiệm nghiêm ngặt về bản lĩnh và trí tuệ trong đấu tranh cách mạng đầy gian khổ hy sinh, đang từng bước chuyển giao trọng trách cho lớp cán bộ lớn lên trong thời bình, được đào tạo cơ bản nhưng còn ít trải nghiệm thực tiễn, nhất là trong những tình huống chính trị - xã hội phức tạp. Trong công tác tổ chức sắp xếp cán bộ ở các cơ quan nhà nước, nhất là những vị trí chủ chốt cần chú ý lựa chọn đúng những người thực sự tiêu biểu về cả bản lĩnh chính trị, đạo đức và lối sống, năng lực trí tuệ và trình độ tổ chức thực tiễn, gần gũi nhân dân và được tín nhiệm, đảm bảo vững vàng và tin cậy về chính trị trong quá trình chuyển tiếp các thế hệ cán bộ. kiên quyết loại bỏ những người có biểu hiện tha hóa về chính trị - tư tưởng, đạo đức và lối sống, toan tính cá nhân, cơ hội, thực dụng, xa dân và sách nhiễu dân.

Cần đổi mới mạnh mẽ, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực của các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước đối với công tác vận động, nhân dân, quán triệt và thực hiện tốt phong cách dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh “trọng dân, gần dân, hiếu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”. Các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành, các địa phương cần dành nhiều tâm huyết và trí tuệ để chỉ đạo và trực tiếp làm công tác dân vận, nghe ý kiến của nhân dân, kịp thời phát hiện và tích cực giải quyết những khó khăn và vướng mắc của nhân dân, đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng các thiết chế tạo điều kiện để nhân dân thực hiện quyền làm chủ và nghĩa vụ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Thực hiện sự giám sát của nhân dân đối với phẩm chất năng lực, chất lượng công tác của các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, tăng cường sự gắn bó mật thiết của nhà nước với nhân dân.

Kế thừa Đại hội X (2006), Đại hội XI (2011) chỉ rõ những nhiệm vụ và giải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 61 - 73)