Bản chất giai cấp công nhân của nhà nước không làm triệt tiêu tính nhân dân, tính dân tộc của nhà nước, mà nó thống nhất, hài hòa trong nhà

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 41 - 44)

nhân dân, tính dân tộc của nhà nước, mà nó thống nhất, hài hòa trong nhà nước đại đoàn kết

Bên cạnh việc nhấn mạnh tính giai cấp của nhà nước kiểu mới ở Việt Nam, Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ trong nhà nước ấy tính giai cấp hòa quyện với tính nhân dân và tính dân tộc. “Trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của chúng ta tất cả mọi quyền lực đều là của nhân dân, tức là của giai cấp công nông, tiểu tư sản và tư sản dân tộc. Bốn giai cấp ấy do giai cấp công nhân lãnh đạo, lấy công nông liên minh làm nền tảng, đoàn kết các giai cấp dân chủ và các dân tộc trong nước để thực hành dân chủ chuyên chính” [33, 217]; “ở nước ta chính quyền là của nhân dân, do nhân dân làm chủ” [33, 218].

Tính nhân dân của nhà nước ta biểu hiện tập trung ở chỗ đó là nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Nhà nước của dân là nhà nước mà “Tất cả quyền bính trong nước là của

toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt giai cấp, gái trai, giàu nghèo, tôn giáo”, “những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phán quyết” [37, 375]. Sau khi đã giành được chính quyền, nhân dân sẽ ủy quyền cho các đại diện do họ bầu ra. Đồng thời, “nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với tín nhiệm của nhân dân” [37, 375]. Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh: nhà nước của dân là nhà nước, trong đó dân là chủ; người dân được hưởng mọi quyền dân chủ. Nghĩa là người dân có quyền làm bất cứ việc gì mà pháp luật cho phép, pháp luật không cấm; nhưng đồng thời mọi người dân có trách nhiệm, nghĩa vụ phải tuân theo pháp luật và thực thi pháp luật một cách nghiêm túc. Do đó, nhà nước của dân phải bằng mọi nỗ lực, hình thành cho được các thiết chế dân chủ để thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội. Mọi biểu hiện cá nhân chủ nghĩa, nhất là sự lộng quyền, cửa quyền của cán bộ, công chức nhà nước đối với dân, cần phải được kịp thời lên án, đấu tranh, loại trừ. Sinh thời, Hồ Chí Minh đã từng kịch liệt phê phán những thói hư, tật xấu nói trên, Người viết: “Cậy thế mình trong ban này ban nọ, rồi ngang tàng phóng túng, muốn sao cũng được vậy, coi khinh dư luận, không nghĩ đến dân. Quên rằng dân bầu mình ra là để làm việc cho dân chứ không phải để cậy thế với dân” [30, 65].

Nhà nước do dân là nhà nước do nhân dân lựa chọn, bầu ra những đại biểu

dân. Nhà nước đó do nhân dân ủng hộ, giúp đỡ và đóng thuế để nhà nước có tiền chi tiêu, hoạt động. Nhà nước đó do dân góp ý kiến, phê bình, xây dựng để không ngừng tiến bộ, trưởng thành và làm tròn chức năng của mình. Người nhấn mạnh: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự lựa chọn những người có tài, có đức, để gánh vác công việc nước nhà” [30, 153]. Vì vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu: Tất cả các cơ quan nhà nước phải dựa vào nhân dân, liên kết chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân. Người nhấn mạnh: “Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ” [31, 75]. Điều đó cũng có nghĩa là khi các đại biểu, các cơ quan đó của nhà nước không đáp ứng được lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân thì nhân dân sẽ bãi miễn họ.

Nhà nước vì dân là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân,

nhà nước không có đặc quyền, đặc lợi, thực sự trong sạch, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Hồ Chí Minh cho rằng, chỉ có một nhà nước thực sự của dân, do nhân dân tổ chức, xây dựng nên thì nhà nước đó mới có thể là nhà nước vì dân được. Trong nhà nước đó, mọi cán bộ, công chức, dù ở đơn vị công tác nào, chức vụ to hay nhỏ, từ trên xuống dưới đều phải là công bộc của dân. Vì vậy, mọi cán bộ, công chức của nhà nước phải là: “Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì có hại đến dân, ta phải hết sức tránh” [30, 65]. Điều đó cũng có nghĩa là, chính quyền các cấp của nhà nước, từ Trung ương đến địa phương, cần phải thường xuyên nâng cao tinh thần trách nhiệm, chăm lo mọi việc cho dân, phải thực sự toàn tâm, toàn ý, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. Mọi chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của nhà nước đều xuất phát từ quyền và lợi ích của nhân dân. Do đó, “tất cả các cán bộ, từ Trung ương đến khu, đến tỉnh, đến huyện, đến xã, bất kỳ ở cấp nào và ngành nào đều phải là người đầy tớ trung thành của nhân dân” [35, 83 - 84].

Xây dựng một nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân là tư tưởng nhất quán trong toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng: trong nhà nước ta toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân, lấy việc phục vụ nhân dân làm chức năng cơ bản của mình. Trong bài Chính phủ là công bộc của dân Người cũng chỉ rõ: các công việc của chính phủ làm phải nhằm vào mục đích duy nhất là mưu tự do hạnh phúc cho mọi người. Cho nên chính phủ nhân dân bao giờ cũng phải đặt quyền lợi dân lên trên hết thảy, việc gì có lợi cho dân thì làm, có hại cho dân thì phải tránh.

Tính dân tộc của Nhà nước thể hiện ở chỗ, nguồn gốc sức mạnh của nhà nước ta là khối đại đoàn kết toàn dân trong mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước luôn luôn hoạt động vì lợi ích của quốc gia, của dân tộc, kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và có chính sách đúng đắn để giải quyết vấn đề dân tộc. Trong tư tưởng và hoạt động của Hồ Chí Minh, vấn đề xây dựng, tăng cường tính dân tộc của Nhà nước ta được coi trọng, sự thống nhất biện chững giữa quan điểm lập trường giai cấp và dân tộc ở Hồ Chí Minh thể hiện rất rõ ở vấn đề này.

Nhân dân thực hiện quyền làm chủ nhà nước và xã hội thông qua các cơ quan nhà nước do nhân dân bầu ra, hoặc trực tiếp tham gia quản lý nhà nước và xã hội kiểm tra giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước, bãi miễn những người không xứng đáng, kể cả những người làm việc trong chính phủ. Người chỉ rõ: “ở nước ta chính quyền là của nhân dân, do nhân dân làm chủ. Nhân dân bầu ra hội đồng nhân dân, Uỷ ban hành chính địa phương, và Quốc hội cùng Chính phủ Trung ương. Trong các cuộc bầu cử công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt gái trai, tôn giáo, mức tài sản, trình độ văn hóa, không phân biệt nòi giống đều có quyền tham gia. Đó là một cách rất hợp lý để nhân dân lao động thực hành quyền thống trị của mình, nhân dân là ông chủ nắm chính quyền. Nhân dân bầu ra đại biểu thay mặt mình thi hành chính quyền ấy” [33, 218].

Để nhân dân thực hiện được quyền lực của mình phải giác ngộ cho nhân dân ý thức được quyền làm chủ của họ. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nhà nước ta ngày nay là của tất cả những người lao động. Vậy công nhân, nông dân, trí thức cách mạng cần nhận rõ rằng: hiện nay, nhân dân lao động ta là những người làm chủ nước ta, chứ không phải những người làm thuê cho giai cấp bóc lột như thời cũ nữa. Chúng ta có quyền và có đủ điều kiện để tự tay mình xây dựng đời sống tự do hạnh phúc của mình… Đã là người chủ Nhà nước thì phải chăm lo việc nước như chăm lo việc nhà… Đã là người chủ thì phải biết tự mình lo toan, gánh vác, không ỷ lại, không ngồi chờ” [36, 310 - 311].

Hồ Chí Minh thường nói chỉ có giải phóng dân tộc mới giải phóng được giai cấp công nhân một cách triệt để. Sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân của nhà nước ta với tính nhân dân và tính dân tộc là ở chỗ:

Thứ nhất: là nhà nước dân chủ mới của ta ra đời là kết quả của cuộc đấu

Thứ hai, nhà nước ta vừa mang bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính

nhân dân và tính dân tộc vì nó bảo vệ lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích của dân tộc làm nền tảng. Chính phủ do Hồ Chí Minh đứng đầu luôn luôn là Chính phủ đại đoàn kết dân tộc.

Thứ ba, nhà nước mới của ta vừa ra đời đã phải đảm nhiệm nhiệm vụ lịch

sử là tổ chức cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của dân tộc để bảo vệ thành quả cách mạng. Nhờ biết phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, trên cơ sở liên minh công - nông - trí, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước do Hồ Chí Minh đứng đầu đã hoàn thành được sứ mệnh vẻ vang là lãnh đạo cả dân tộc tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến vĩ đại trong lịch sử, bảo vệ được độc lập, thống nhất Tổ quốc và bắt tay vào xây dựng đất nước theo con đường của chủ nghĩa xã hội.

Như vậy, nhờ tư duy sáng tạo mà Hồ Chí Minh đã xây dựng được một nhà nước thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính dân tộc và tính nhân dân, một nhà nước mạnh mẽ và sáng suốt để điều hành hai cuộc kháng chiến thắng lợi. Thiết kế của Hồ Chí Minh đã đặt nền móng cho tiến trình phát triển của nhà nước cách mạng Việt Nam, được Đảng ta kế thừa, phát triển trong các giai đoạn cách mạng tiếp theo, đặc biệt là trong công cuộc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w