Vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong việc hoàn thiện Nhà nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 58 - 61)

pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong việc hoàn thiện Nhà nước ta hiện nay

Tư tưởng về nhà nước pháp quyền thấm đẫm trong tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình Người lãnh đạo nhân dân ta xây dựng chính quyền non trẻ và xây dựng đất nước. Đó là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; đó là dân là chủ, mọi quyền lực của nhà nước đều thuộc về nhân dân; đó là sự ban hành và từng bước hoàn thiện Hiến pháp và hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, khái niệm nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa lần đầu tiên được Đảng sử dụng trong Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1994). Tại Hội nghị này, Đảng ta đã xác định rõ nhiệm vụ và phương hướng xây dựng Nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam của nhân dân, vì nhân dân đã được các Đại hội VIII (1996), IX (2001), X (2006), XI (2011) của Đảng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.

Tại Đại hội VIII, Đảng ta nêu ra 5 quan điểm cơ bản xây dựng nhà nước pháp quyền và Đại hội IX của Đảng đã chỉ ra một số đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tại Đại hội X, Đảng ta chỉ rõ: Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Cần xây dựng cơ chế vận hành của nhà nước, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp và tư pháp. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật. Xây dựng và hoàn thiện thể chế giám sát, kiểm tra, tính hợp hiến và hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền.

Trong quá trình đổi mới toàn diện đất nước, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã từng bước được xây dựng và hoàn thiện. Về tổng thể, có thể nêu một số đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là: nhà nước thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, mọi quyền lực của nhà nước đều thuộc về nhân dân; tôn trọng và bảo vệ quyền con người, vì hạnh phúc của con người; Tuyệt đối tuân theo hiến pháp và pháp luật, bảo đảm tính tối cao của pháp luật; quyền lực của nhà nước là thống nhất, có sự phân công và kiểm soát thực hiện quyền lực nhà nước về lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhà nước chịu trách nhiệm trước công dân về mọi hoạt động của mình và bảo đảm cho công dân thực hiện nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội; Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, hữu nghị hợp tác bình đẳng với các nước; Tôn trọng và cam kết thực hiện các công ước, điều ước quốc tế mà mình tham gia ký, phê chuẩn.

Vấn đề xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thực sự trong sạch, vững mạnh của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân được Đại hội IX của Đảng đặc biệt quan tâm. Đảng coi đây là nhân tố hàng đầu quyết định bảo đảm thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một vấn đề trọng tâm nên được Đảng ta đề cập trong tất cả các văn kiện quan trọng của Đại hội IX. Nhất là trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Khi nói về những đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng, Cương lĩnh đã khẳng định: “Có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo”. Cương lĩnh cũng chỉ rõ, một trong tám mục tiêu tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là: Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lạm quyền dân chủ của công dân; giữ nghiêm kỷ cương xã hội, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và nhân dân. Tổ chức và hoạt động của bộ máy theo nguyên tắc tập trung dân chủ đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương. Đó là những định hướng mà Đảng ta đề ra để xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Đại hội XI (2011) đã chỉ rõ những thành tựu đạt được trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trong 5 năm qua đồng thời khẳng định: việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh, hiệu lực và hiệu quả hoạt động được nâng lên. Tuy nhiên đại hội cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế liên quan tới việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đó là: dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được phát huy đầy đủ; xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chưa theo kịp các yêu cầu phát triển kinh tế và quản lý đất nước; công tác xây dựng Đảng còn nhiều hạn chế, yếu kém, chậm được khắc phục.

Trên cơ sở đó, Đại hội đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong 5 năm tới nhằm phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đặc biệt tiếp tục khẳng định nhiệm vụ đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hôi chủ nghĩa với những nội dung quan trọng: nâng cao nhận thức về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới; tích cực thực hành tiết kiệm, phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí. Đại hội nêu rõ để thực hiện những nội dung đó một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định là xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng.

Trải qua hơn 67 năm xây dựng và trưởng thành, nhà nước ta ngày càng phát triển, hoàn thiện cả về cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động, có nhiều đổi mới trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp, nhất là nâng cao tính dân chủ và pháp quyền trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước, trong đó có sự chuyển từ nhà nước trực tiếp quản lý sản xuất kinh doanh theo kế hoạch pháp lệnh sang nhà nước quản lý bằng pháp luật và xã hội hóa sang một số công việc của nhà nước. Hiệu lực tổ chức quản lý kinh tế - xã hội của nhà nước được nâng lên, phát huy vai trò rất quan trọng trong cơ chế vận hành của thể chế chính trị dân chủ ở nước ta là “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, xứng đáng là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân, góp phần to lớn tạo nên sự tiến bộ rõ nét của xã hội và con người Việt Nam, đưa nước ta từ một xứ thuộc địa nửa phong kiến trở thành một quốc gia độc lập, tự do, ổn định và phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa; nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội và bản thân mình, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao. Nước ta đã hoàn thành 6/8 nhóm Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) do Liên hợp quốc đặt ra cho các nước đang phát triển đến năm 2015.

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w