Nhà nước pháp quyền là thành tố cơ bản nhất của hệ thống chính trị Nó luôn mang bản chất giai cấp công nhân

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 38 - 41)

Nó luôn mang bản chất giai cấp công nhân

Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh và phân tích cụ thể bản chất giai cấp của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Người khẳng định giai cấp công nhân, Đảng của giai cấp công nhân có vai trò là người lãnh đạo nhà nước và xã hội. Vì thế bản chất giai cấp sâu sắc của nhà nước xã hội chủ nghĩa thể hiện ở chỗ nhà nước xã hội chủ nghĩa phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo, phải thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Người cho rằng: sở dĩ giai cấp công nhân có vai trò lãnh đạo là do nó có “đặc tính cách mạng” [33, 212].

“Đặc tính cách mạng của giai cấp công nhân là: “kiên quyết, triệt để, tập thể, có tổ chức, có kỷ luật. Tại vì là giai cấp tiên tiến nhất trong sức sản xuất, gánh trách nhiệm đánh đổ chế độ tư bản và đế quốc, để xây dựng một xã hội mới, giai cấp công nhân có thể thấm nhuần một tư tưởng cách mạng nhất, tức là chủ nghĩa Mác - Lênin. Đồng thời, tinh thần đấu tranh của họ ảnh hưởng và giáo dục các tầng lớp khác. Vì vậy, về mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động, giai cấp công nhân đều giữ vai trò lãnh đạo” [33, 212].

Khi nói nhà nước dân chủ mới của ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân, không có nghĩa đó là nhà nước phi giai cấp hay siêu giai cấp. Chủ tịch Hồ Chí

Minh viết “Tính chất nhà nước là vấn đề cơ bản của Hiến pháp. Đó là vấn đề nội dung giai cấp của chính quyền. Chính quyền về tay ai và phục vụ quyền lợi của ai? Điều đó quyết định toàn bộ nội dung của Hiến pháp… Nhà nước của ta là nhà nước dân chủ nhân dân dựa trên nền tảng liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo” [35, 586]. Như vậy, Người khẳng định bản chất giai cấp của Nhà nước ta. Bản chất giai cấp công nhân của nhà nước ta được biểu hiện trước hết ở chỗ:

Thứ nhất, do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo.

Cách mạng Việt Nam từ sau 1930 đến nay là do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, dù còn hoạt động bí mật hay khi đã ra công khai, dù chưa có chính quyền hay sau khi đã giành được chính quyền, lúc nào Đảng ta cũng giữ vai trò lãnh đạo của mình đối với cách mạng Việt Nam, trong đó có nhà nước.

Đảng lãnh đạo nhà nước bằng những chủ trương, đường lối lớn, thông qua tổ chức của mình trong Quốc hội, Chính phủ và các ngành, các cấp của nhà nước. Đảng phấn đấu để thể chế hóa quan điểm, đường lối, nghị quyết của mình, biến nó thành pháp luật, chính sách, kế hoạch của nhà nước. Đảng không bao biện, làm thay đổi công việc của nhà nước.

Sinh thời, Bác Hồ vừa làm Chủ tịch Đảng, vừa làm Chủ tịch nước. Theo Hiến pháp năm 1946, Chủ tịch nước đồng thời lại là người chủ tọa hội đồng Chính phủ. Tuy nhiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện hai chức danh đó một cách rành mạch. Là Chủ tịch Đảng, Người đề cao sự lãnh đạo tập thể của Ban chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị; là nguyên thủ quốc gia, Người tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc, thể chế của nhà nước. Trong kháng chiến chống Pháp, vì hoàn cảnh chiến tranh, Quốc hội không có điều kiện họp thường xuyên để làm luật, nên mỗi khi ra sắc lệnh, Người đều báo cáo và xin ý kiến của Ban Thường trực Quốc hội, thường mời Ban thường trực Quốc hội cùng dự họp Hội đồng Chính phủ.

Thứ hai, bản chất giai cấp công nhân của nhà nước ta còn thể hiện ở tình

định hướng đưa đất nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.

Đưa đất nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội “bằng cách phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội, biến nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến” [35, 558].

Thứ ba, bản chất giai cấp công nhân của nhà nước ta còn được thể hiện ở

nguyên tắc tổ chức cơ bản của nó là nguyên tắc tập trung dân chủ.

Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Chính phủ Trung ương và các cơ quan khác của nhà nước đều phải hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Nhà nước ta phát huy dân chủ cao độ… Có phát huy dân chủ cao độ thì mới động viên được tất cả lực lượng của nhân dân đưa cách mạng tiến lên. Đồng thời phải tập trung đến cao độ để thống nhất lãnh đạo nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội” [35, 592].

Trong mối quan hệ dân chủ, Người cũng không ngại nói đến chuyên chính “chế độ nào cũng có chuyên chính, vấn đề là chuyên chính với ai? Như cái hòm đựng của cải thì phải có cái khóa. Nhà thì phải có cửa. Dân chủ là của quý nhất của nhân dân, chuyên chính là cái khóa, cái cửa đề phòng kẻ phá hoại. Thế thì dân chủ cũng cần phải có chuyên chính để giữ gìn lấy dân chủ” [34, 279].

Hồ Chí Minh đã phân biệt rõ sự khác nhau giữa nhà nước kiểu mới với nhà nước đã có trong lịch sử người chỉ rõ: “Nhà nước mới của ta và nhà nước cũ, tính chất khác nhau. Tính chất của một nhà nước là: Trong nhà nước ấy, giai cấp nào thống trị, giai cấp nào bị thống trị. Nhà nước ấy bảo vệ lợi ích của giai cấp nào, đàn áp giai cấp nào. Nhà nước cũ nắm trong tay đế quốc phong kiến, tính chất nó là đế quốc phong kiến, là phản động. Nhà nước ta ngày nay là nắm trong tay nhân dân chống đế quốc và phong kiến. Tính chất nó là nhân dân dân chủ chuyên chính” [33, 217]. Hồ Chí Minh còn chỉ rõ tính chất chuyên chính của nhà nước xã hội chủ nghĩa nhân dân dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản nhằm bảo vệ lợi ích của nhân dân và chuyên chính chính chỉ áp dụng với bọn đế quốc phong kiến, phản động.

Tư tưởng đoàn kết của Hồ Chí Minh đã tạo cơ sở xã hội rộng lớn và vững chắc cho nhà nước kiểu mới. Người từng nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết - Thành công thành công đại thành công”. Tư tưởng Hồ Chí Minh là thực hiện đại đoàn kết dân tộc, “bất kỳ người nào, bất kỳ nhóm nào, nếu họ tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì chúng ta cũng sẵn sàng thật thà đoàn kết với họ” [33, 429]. Đại đoàn kết theo tư tưởng Hồ Chí Minh là “đoàn kết đại đa số nhân dân”, “đoàn kết rộng rãi, lâu dài”, “đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị… Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ” [33, 438]. Tuy vậy, phải chống hai khuynh hướng sai lầm: “cô độc, hẹp hòi và đoàn kết vô nguyên tắc” [33, 438].

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w