- Nghiên cứu hoạt động quản lý Nhà nước đối với việc thu hút và sửdụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh U Đôm Xay và đưa ramột số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin bày tỏ long biết ơn sâu sắc tới Ban Lãnh đạo, các nhà Quản lý học viện Hành chính Quốc gia đã tạo mọi điều kiện cho tôi được học tập và nghiên cứu trong thời gian sống tại Việt Nam.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã rất nhiệt tình giảng dạy tôi và tất cả các bạn bè đồng nghiệp của tôi tại học viện Hành chính Quốc gia Những công ơn này sẽ mãi ghi trong trái tim tôi.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc,đặc biệt tới TS Nguyễn Hoàng Quy đã trực tiếp giúp đỡ hướng dẫn tôi thực hiện thành công đề tài này Thầy đã tận tình chỉ đạo tong bước trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các sở ban ngành tại U Đôm xay và tất
cả các bạn bè đồng nghiệp Lào – Việt nam và gia đình tô đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại học viện Hành chính Quốc gia và tạo điều kiện
để tôi hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 18 / 06 / 2007
Sinh viên
Kham Chan Lao Chu Beng
Trang 2BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
ĐTNN : Đầu tư nước ngoài
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
QLNN : Quản lý nhà nước
UBND : Uỷ ban nhân dân
S KH&ĐT : Sở Kế hoạch và Đầu tư
ODA : Viện trợ phát triển chính thức
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
BOT : Xây dung – kinh doanh – chuyển giao
BT : Xây dung - chuyển giao
BTO : Xây dung – chuyển giao – Kinh doanh
CNH_HĐH : Công nghiệp hoá- hiện đại hoá
CHDCND Lào : Cộng hoà Dân Chủ Nhân dân Lào
Trang 3M C L CỤC LỤC ỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP 3
NƯỚC NGOÀI 3
1.1 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI. 3
1.1.1 Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài 3
1.1.2 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 6
1.1.3 Sự cần thiết khách quan của đầu tư trực tiếp nước ngoài 9
1.1.4 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội ở các nước chậm và đang phát triển 10
1.1.5 Một số hạn chế của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước nhận đầu tư 13
1.2 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI. 15
1.2.1 Sự cần thiết phải quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài 15
1.2.2 Chức năng và vai trò của QLNN đối với FDI 16
1.2.3 Nội dung của QLNN đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài 17
1.2.3.1 Xây dựng chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 17
1.2.3.2 Thiết lập quan hệ ngoại giao nhằm tạo các tiền đề chính trị pháp lý cho việc tạo dựng các quan hệ kinh tế quốc tế nói chung và FDI nói riêng 17
1.2.3.3 Xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài 18
1.2.3.4 Tạo dựng môi trường đầu tư 19
1.2.3.5 Xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài 19
1.2.3.6 Tổ chức bộ máy quản lý đối với FDI 20
Trang 41.3 KINH NGHIỆM QLNN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA MỘT
SỐ QUỐC GIA 20
1.3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc 20
1.3.2 Kinh nghiệm quản lý FDI của một số tỉnh thành Việt Nam 22
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH U ĐÔM XAY 27
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỈNH U ĐÔM XAY. 27
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 27
2.1.2 Các điều kiện kinh tế xã hội 28
2.1.2.1 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật 29
2.1.2.2 Cơ sở hạ tầng xã hội 30
2.2 CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI LÀO 32
2.3 THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI CỦA TỈNH U ĐÔM XAY .33
2.3.1 Những thuận lợi và khó khăn 33
2.3.2 Tình hình thực hiện các dự án FDI tại U Đôm Xay 35
2.4 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĐÔM XAY. 41
2.4.1 Giới thiệu bộ máy quản lý Nhà nước đối với FDI trên địa bàn tỉnh U Đôm Xay 41
2.4.2 Thực trạng quản lý Nhà nước với đầu tư trực tiếp nước ngoài U Đôm Xay 44
2.4.2.1 Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kih tế xã hội 44
2.4.2.2 Các chính sách khuyến khích ưu đãi hoạt động FDI trên địa bàn tỉnh 44
2.4.2.3 Công tác xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật 46
2.4.2.4 Công tác xây dựng cơ chế quản lý và các bước triển khai thủ tục hành chính 47
2.4.2.5 Công tác xúc tiến, vận động đầu tư 50
Trang 72.4.3 Những kết quả đạt được và hạn chế trong hoạt động quản lý Nhà
nước đối với FDI tại U Đôm Xay 52
2.4.3.1 Những kết quả đạt được 52
2.4.3.2 Những hạn chế 55
2.4.3.3 Nguyên nhân 61
CHƯƠNG III GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH U ĐÔM XAY 64
3.1 PHƯƠNG HƯỚNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN FDI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH U ĐÔM XAY. 64
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI U ĐÔM XAY. 68
3.2.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật 69
3.2.2 Đẩy mạnh công tác qui hoạch phát triển kinh tế xã hội phục vụ việc thu hút vốn FDI trên địa bàn tỉnh U Đôm Xay 71
3.2.3 Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về FDI 75
3.2.4 Đẩy mạnh ban hành các cơ chế khuyến khích FDI 76
3.2.5 Đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính trong QLNN đối với FDI trên địa bàn tỉnh U Đôm Xay 77
3.2.6 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng cán bộ làm công tác quản lý FDI 79
3.2.7 Nâng cao nhận thức 81
3.2.8 Đẩy mạnh đổi mới công tác vận động thương mại xúc tiến đầu tư 82
3.3.9 Tăng cường quản lý nhà nước đối với các dự án FDI đã cấp phép trên địa bàn 84
KẾT LUẬN 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
Trang 92 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài vàquản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Nghiên cứu hoạt động quản lý Nhà nước đối với việc thu hút và sửdụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh U Đôm Xay và đưa ramột số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về đầu tư trực tiếp nướcngoài tại U Đôm Xay
3 Phương pháp nghiên cứu.
Về mặt lý luận, luận văn dựa vào cơ sở phương pháp luận duy vật biệnchứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, các lý thuyết kinh tế vàquản lý Nhà nước về kinh tế Về mặt phương pháp nghiên cứu, khoá luận sửdụng phương pháp tiếp cận Hệ thống, phương pháp thống kê, phân tích sosánh, thu thập thông tin tài liệu để làm sáng tỏ nội dung của vấn đề nghiêncứu
4 Kết cấu khoá luận.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khoá luận gồm 3 chương:Chương I: Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Chương II: Thực trạng quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoàitại tỉnh U Đôm Xay
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đốivới đầu tư trực tiếp nước ngoài tại U Đôm Xay
Trang 10CHƯƠNG I QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI
1.1 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI.
1.1.1 Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Đầu tư là một khái niệm rộng, nên có nhiều quan niệm khác nhau về
Đầu tư theo nghĩa rộng: Có thể là quá trình bỏ vốn (bao gồm cả tiền,nguồn lực, thời gian, trí tuệ, công nghệ…) để đạt được mục đích hay mục tiêunhất định nào đó Những mục tiêu này có thể là mục tiêu về chính trị, kinh tế,văn hoá, xã hội v.v… và cũng có khi chỉ là mục đích nhân đạo đơn thuần
Đầu tư trong hoạt động kinh tế là quá trình bỏ vốn (bao gồm cả tiền,nhân lực, nguyên liệu, công nghệ…) vào các hoạt động sản xuất kinh doanhnhằm mục đích thu lợi nhuận Đây được xem như là bản chất của đầu tư
Đầu tư nói chung là sự hy sinh nguồn lực ở hiện tại để tiến hành cáchoạt động nào đó nhằm thu về kết quả nhất định trong tương lai, lớn hơn cácnguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó
Nguồn lực đó có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, côngnghệ hay trí tuệ
Những kết quả đó có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền,vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường xá…) tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá,chuyên môn, khoa học kỹ thuật…) và nguồn lực có điều kiện làm việc cónăng suất trong nền sản xuất xã hội
Do đặc tính tạo ra lợi ích lớn hơn chi phí, đầu tư là một trong nhữngnhân tố quan trọng nhất quyết định sự tăng trưởng, phát triển của mỗi quốcgia và của từng doanh nghiệp Nhận thức rõ những vai trò và lợi ích mà hoạtđộng đầu tư mang lại, các nhà đầu tư trong nước tiến hành nghiên cứu thị
Trang 11đầu tư diễn ra mạnh mẽ, vượt khỏi phạm vi quốc gia và trở thành nội dung cơbản trong các quan hệ kinh tế quốc tế Gọi là đầu tư nước ngoài.
- Đầu tư nước ngoài (ĐTNN):
Là việc đưa những tài sản ứng trước dưới hình thức giá trị hoặc hiệnvật của chính phủ hay tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp vào nước tiếpnhận đầu tư để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằmthu lợi nhuận đạt các hiệu quả kinh tế xã hội
Căn cứ vào tính chất sử dụng vốn, hiện nay ĐTNN được chia thành đầu
tư gián tiếp nước ngoài và đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư gián tiếp nước ngoài: “Là một loại hình trao đổi vốn quốc tế
trong đó chủ đầu tư bỏ vốn đầu tư nhưng không trực tiếp quản lý và điều hànhhoạt động sử dụng vốn” Hiện nay, đầu tư gián tiếp nước ngoài chủ yếu đượctiến hành dưới 3 hình thức sau:
+ Viện trợ phát triển chính thức (Otticial Development Assistance) viếttắt là ODA Đây là nguồn viện trợ song phương hoặc đa phương dưới dạngviện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với lãi suất thấp và thường đi kèm vớicác điều kiện khác nhau
+ Tín dụng thương mại: Là hoạt động vay và cho vay vốn với lãi suấtthị trường giữa các ngân hàng, các tổ chức tài chính quốc tế, các chính phủ…
+ Đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu của nước ngoài (Foreign PortfolioInvestment), viết tắt là FPI Với loại hình này, người nước ngoài tham gia đầu
tư vào trái phiếu chính phủ, trái phiếu hoặc mua cổ phiếu của công ty nướcngoài với trị giá thấp chưa đủ để tham gia vào ban điều hành doanh nghiệp(theo luật doanh nghiệp từng nước) Chủ đầu tư được hưởng lãi suất cho vayhoặc lợi tức cổ phần và họ không trực tiếp quản lý điều hành
Đầu tư trực tiếp nước ngoài :(Foreign Derect Investment), viết tắt là
FDI, “là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngoài đóng góp một sốvốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ theo đó chủ đầu tư trực tiếptham gia quản lý, điều hành vốn đầu tư”
Trang 12Các nhà đầu thường sử dụng các hình thức sau để tiến hành đầu tư trựctiếp nước ngoài.
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán vớihình thức này, nhà ĐTNN đầu tư và thị trường chứng khoán, nắm giữ cổ phầnchi phối và trực tiếp tham gia điều hành vốn tại nước nhận đầu tư Hình thứcđầu tư này chưa suất hiện ở Lào vì thị trường chứng khoán ở Lào không pháttriển và chưa có văn bản pháp luật nào qui định cụ thể để tạo khung pháp líthuận lợi cho nhà đầu tư
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng cách đưa vốn hoặc các tài sản khácvào nước nhận đầu tư Theo điều lệ quốc tế, vốn FDI có thể đóng góp dướinhững dạng sau:
Các loại ngoại tệ mạnh hoặc tiền nội địa
Các loại hiện vật hữu hình như: Nhà xưởng, nguyên vật liệu, hànghoá, tài nguyên (cả mặt đất, biển)…
Các loại hàng hoá vô hình như: sức lao động, bí quyết công nghệ,bằng phát minh, nhãn hiệu, uy tín của thương hiệu…
Đặc điểm của FDI:
+ Nhà đầu tư quyết định đầu tư, quyết định sản xuất, kinh doanh Lợinhuận của nhà đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất,kinh doanh được chia theo tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định sau khi đã nộpthuế thu nhập và các khoản đóng góp khác cho nước sở tại
+ Nhà đầu tư nước ngoài, điều hành, quản lý toàn bộ mọi hoạt độngđầu tư đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; tham gia điều hành doanhnghiệp liên doanh theo tỷ lệ vốn góp của mình
+ FDI không chỉ có sự lưu chuyển vốn mà còn thường đi kèm theocông nghệ, kiến thức quản lý, kinh doanh và gắn với mạng lưới phân phốirộng lớn lên phạm vi toàn cầu Vì thế, đối với các nước nhận đầu tư, đặc biệtcác nước đang phát triển, thì hình thức đầu tư này tỏ ra có nhiều ưu thế hơn
Trang 13+ Nguồn FDI không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu dưới hình thứcvốn pháp định, mà trong quá trình hoạt động, nó còn bao gồm vốn vay củadoanh nghiệp và vốn tái đầu tư từ lợi nhuận thu được.
1.1.2 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có thể tồn tại dưới nhiều hình thứckhác nhau tuỳ thuộc vào mức độ sở hữu vốn của nhà đầu tư Trên thế giớihiện nay, có các hình thức FDI chủ yếu sau:
+ Đầu tư độc lập: Đây là hình thức tồn tại của vốn nước ngoài có đặc
điểm như sau:
- Tồn tại dưới dạng doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài, chủ đầu tưnước ngoài đầu tư vốn 100% tại nước sở tại; có quyền điều hành toàn bộdoanh nghiệp theo qui định pháp luật của nước sở tại
Tồn tại biệt lập trong một khu đặc biệt, được gọi bằng những tên cụ thểnhư sau: Khu quá cảnh, khu công nghiệp, khu chế suất… tuỳ nội dung kinh tế
cụ thể và chế độ quản lý của nước sở tại đối với khu đó Hình thức độc lậpcủa doanh nghiệp nước ngoài tại nước sở tại thể hiện dưới dạng đặc thù kinh
tế nước ngoài thực chất là một bộ phận kinh tế nước ngoài đóng trên lãnh thổnước chủ nhà
Hình thức đầu tư độc lập được các nhà đầu tư nước ngoài ưa chuộng vì
có nhiều thuận lợi cho họ Họ không phải tiếp xúc với sự phức tạp của môitrường bản địa, không bị đối tác khai thác các bí mật công nghệ bí quyết kinhdoanh Về phía nước sở tại, tuy không tiếp cận trực tiếp được các doanhnghiệp nước ngoài nhưng với qui mô đầu tư lớn của doanh nghiệp nướcngoài, nước sở tại vẫn có thể thu lợi nhuận như: giải quyết công ăn việc làmthường xuyên cho một bộ phận lao động xã hội, có thị trường xuất khẩu tạichỗ nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất và phục vụ đời sống của người nướcngoài, thu được tài các loại thuế
+ Hình thức hội nhập:
Trang 14Hội nhập bản địa là hình thức vốn nước ngoài tham gia vào kinh tế nộiđịa được thể hiện theo hai hình thức cụ thể sau:
- Hình thức liên doanh: Hình thức này được sử dụng thông qua việcthành lập một doanh nghiệp do các chủ đầu tư nước ngoài góp vốn chung vớidoanh nghiệp nước sở tại trên cơ sở hợp đồng liên doanh, các bên cùng thamgia quản lý điều hành doanh nghiệp; chia lợi nhuận và chịu rủi ro theo tỷ lệgóp vốn của mỗi bên và vốn pháp định
Doanh nghiệp liên doanh giúp cho các nhà ĐTNN và nước nhận đầu tưkiếm được lợi ích trong doanh nghiệp Sự trợ giúp của đối tác liên doanhtrong nước là phương thức hiệu quả giúp nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận vớimôi trường đầu tư mới với những đặc tính pháp lý, phong tục tập quán, vănhoá tiêu dùng… Đổi lại, đối tác tại nước nhận được tài nhà ĐTNN sự trợ giúp
về vốn, công nghệ, kinh nghiệp quản lý, thông tin thị trường… và sự chia sẻrủi ro trong kinh doanh
Đồng thời sự có mặt của đối tác trong nước trong hội đồng quản trịdoanh nghiệp liên doanh giúp chính phủ nước nhận đầu tư nhanh chóng nắmbắt kịp thời điều chỉnh những hoạt động của nhà ĐTNN có nguy cơ xâm hạilợi ích quốc gia, lợi ích đối tác, người lao động và người tiêu dùng trongnước
Bên cạnh các mặt tích cực, doanh nghiệp liên doanh còn có các mặt hạnchế Do các bên có sự khác nhau về chế độ chính trị, phong tục tập quán,truyền thống, văn hoá, ngôn ngữ, luật pháp nên dễ xuất hiện mâu thuẫn tronghoạt động điều hành quản lý Và nước sở tại thường bất lợi thế do tỷ lệ gópvốn thấp, năng lực cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật yếu
- Hình thức hợp tác kinh doanh: Hai bên hoặc nhiều bên hợp tác kinhdoanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh như hợp tác sản xuất phân chialợi nhuận, phân chia sản phẩm và các hình thức hợp tác kinh doanh khác Hợp đồng hợp tác kinh doanh đem lại sự hỗ trợ về vốn và kinh nghiệm
Trang 15kinh doanh giữa các đối tác Dự án được triển khai nhanh chóng giúp các bênkịp thưòi tranh thủ thời cơ trong khai thác tổng hợp các nguồn lợi kinh tế trênlãnh thổ nước nhận đầu tư.
Tuy nhiên do không thành lập thực thể pháp lý riêng biệt ỏ nước nhậnđầu tư mà không mang tính chịu trách nhiệm hữu hạn nên hình thức hợp đồngkinh doanh gây khó khăn trong tuyển lao động và ký kết hợp đồng với các đốitác khác để tiến hành các dự án đầu tư Hơn nữa đây là hình thức bị hạn chếlĩnh vực đầu tư và không được hưởng nhiều ưu đãi về thuế quan như hìnhthức khác
Hình thức hội nhập là hình thức đầu tư nước ngoài có nhiều lợi ích chonước sở tại Nó giúp cho nước sở tại tiếp cận được các khoa học công nghệ,khoa học quản lý tiên tiến của thời đại Đồng thời qua quan hệ liên doanh nhànước sở tại có thể phát huy vai trò nội lực của mình trong lý, sản xuất và kinhdoanh
Ngoài ra các hình thức FDI phổ biến trên thế giới còn có các hình thứckhác như: BOT( xây dung- kinh doanh – chuyển giao), BTO( xây dung –chuyển giao – kinh doanh), BT( xây dung – chuyển giao), …và các hình thứcđược phân chia như sau:
Hình thức FDI theo bản chất của đầu tư
+ Đầu tư vào phương tiện hoạt động:Đầu tư vào phương tiện hoạtđộng
là hình thức đầu tư FDI trong đó công ty mẹ mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh ở nước nhận đầu tư Hình thức này làm tăng khối lượng đầu
tư vào
+ Hình thức mua lại và sáp nhập: Là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này( có thể hoạt động ở nước nhận đầu tư ở nước ngoàI) mua lại doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư Hình thức này không nhất thiết dẫn tới khối lượng đầu tư vào
Hình thức FDI theo tính chất dòng vốn:
Trang 16+ Vốn chứng khoán: Nhà đầu tư có thể mua cổ phần, hoặc trái phiếu
do doanh nghiệp trong nước nhận đầu tư phát hành
+ Vốn tái đàu tư: Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm
+ Vốn vai nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ: Giữa các chi nhánh hay một công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia,có thể cho vay để đầu tư hay mua cổ phiếu , tráI phiếu doanh nghiệp của nhau
Việc đa dạng hoá các hình thức đầu tư nhằm nâng cao tính hấp dẫn môitrường đầu tư, đẩy mạnh hoạt động đầu tư
1.1.3 Sự cần thiết khách quan của đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng phát triển chungcủa thế giới Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng là nội dung của vấn đề trên Dovậy đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng là một xu hướng phát triển khách quancủa các quốc gia
+ Đối với các quốc gia đầu tư (các nhà đầu tư)
Các nhà đầu tư tại các quốc gia phát triển có xu hướng đầu tư ra bênngoài để khắc phục tình trạng bão hoà của thị trường tiêu thụ các sản phẩmhàng hoá và dịch vụ trong nước, khai thác các lợi thế của thị trường ngoàibiên giới quốc gia
Ngoài ra các nhà đầu tư ở các quốc gia phát triển thường gặp khó khăn,
do sự không đồng đều giữa các yếu tố đầu vào của sản xuất Tuy đã có đủ vốncho quá trình tái sản xuất nhưng nhà đầu tư thường gặp khó khăn do thiếu tàinguyên, đất đai để xây dựng nhà xưởng hoặc chi phí cho các yếu tố đầu vàoquá cao Trước nguy cơ bị suy giảm lợi nhuận một cách nghiêm trọng nếutiếp tục đầu tư trong nước, các nhà đầu tư có sự chuyển hướng nguồn vốn ranước ngoài, nơi các yếu tố chi phí sản xuất có lợi thế so sánh như: giá nhâncông rẻ, nguồn tài nguyên dồi dào, địa điểm tiêu thụ sản phẩm thuận lợi, ít đốithủ cạnh tranh…
Trang 17Chiến lược chuyển hướng này cho phép nhà đầu tư thu nhiều lợi nhuậnhơn và đạt được các mục tiêu khác như: mở rộng qui mô hoạt động, chiếmlĩnh thị phần…
+ Đối với quốc gia nhận đầu tư
Thu hút FDI là một nhu cầu tất yếu nhằm bổ sung vốn, khắc phục, tìnhtrạng thiếu vốn do tỷ lệ tích luỹ nội bộ thấp đồng thời khai thác tốt hơn cácthế mạnh như tài nguyên, lao động, thị trường… của quốc gia mình Đồngthời nó là cơ hội để tiếp nhận các tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ ởcác quốc gia phát triển thúc đẩy nhu cầu máy móc thiết bị hiện đại nhất trongcác doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình
Như vậy tính chất khác biệt của các yếu tố sản xuất giữa các quốc giadẫn đến sự xuất hiện nhu cầu đi đầu tư và nhu cầu được đầu tư trong đó cácbên đều phải tìm thấy ở FDI những lợi ích của mình dù ở mức độ lợi nhuận cóthể khác nhau Khi cung và cầu đầu tư gặp nhau, dòng vốn được di chuyểnkhỏi biên giới quốc gia này và trực tiếp tham gia hoạt động kinh tế ở quốc giakhác Do đó FDI trở thành một tất yếu khách quan và có xu hướng ngày càngphát triển và phong phú đa dạng với các loại hình khác nhau
1.1.4 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội ở các nước chậm và đang phát triển.
Hiện nay, FDI không phải chỉ có ở các nước chậm phát triển và đangphát triển mà ở cả những nước tư bản phát triển Trong phần này tác giả chỉ
nó về vai trò của FDI đối với các nước chậm phát triển và đang phát triển
Trong suốt mấy chục năm qua, FDI ngày càng thể hiện rõ vai trò quantrọng của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội rất nhiều quốc gia Ngày nay,vai trò của FDI đã khẳng định nó có đem những lợi thế quan trọng cho cácnước tiếp nhận đầu tư trong phát triển kinh tế xã hội
Thứ nhất, FDI bổ sung vốn cho nền kinh tế.
FDI là nguồn vốn quan trọng giúp các nước tiếp nhận đầu tư cơ cấu lạinền kinh tế, thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội, thúc đẩy tăng trưởng và
Trang 18phát triển FDI không chỉ bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển mà còn là mộtluông vốn ổn định hơn so với các loại vốn đầu tư quốc tế như vốn ODA…,FDI dựa trên triển vọng tăng trưởng, không tạo ra nợ cho chính phủ nướcnhận đầu tư và không bị rằng buộc về điều kiện của nhà đầu tư , vì thế ít thayđổi khi tình huống bất lợi.
Trang 19Thứ hai, FDI cung cấp công nghệ mới.
Đối với các nước chậm phát triển như Lào, đi tắt đón đầu để có côngnghệ mới trong quá trình phát triển kinh tế là một đòi hỏi bức thiết hiện nay.Con đường thuận lợi nhất để làm được điều đó là thông qua FDI, đây đượccoi là nguồn quan trọng để phát triển khả năng công nghệ của nước nhận đầu
tư Vai trò này được thể hiện thông qua việc chuyển giao công nghệ sẵn có từcác nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát triển khả năng công nghệ từ các
cơ sở nghiên cứu, ứng dụng của nước chủ nhà (cũng được mong đợi từ cácnhà ĐTNN)
Phần lớn công nghệ được chuyển giao giữa các chi nhánh của các công
ty xuyên quốc gia sang nước chủ nhà; được thông qua doanh nghiệp 100%vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh mà bên nước ngoài nắm tỷ lệ lớn
cổ phần dưới dạng công nghệ
Bên cạnh việc chuyển giao các công nghệ sẵn có, thông qua FDI, cácdoanh nghiệp FDI còn góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu phát triểncông nghệ của nước chủ nhà Đồng thời, trong quá trình tham gia liên doanh,các doanh nghiệp trong nước có thể học tập được từ công nghệ nguồn và cảitiến phù hợp với điều kiện trong nước Để khai thác tốt nguồn vốn, đem lạihiệu quả kinh tế cao, chuyển giao công nghệ là một phương pháp tất yếu Tuynhiên, thực tiễn cho thấy, chỉ khi nào đội ngũ những người lao động ở cácnước tiếp nhận đầu tư có khả năng sử dụng thành thạo các thiết bị hiện đại, cónăng lực tổ chức quản lý giỏi, nguồn FDI mới có điều kiện để phát huy tácdụng
Thứ ba, FDI giúp phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm.
FDI góp phần tăng qui mô hoạt động hoặc thành lập các doanh nghiệp,ngành nghề kinh doanh mới, thu hút thêm lao động Đặc biệt, đi theo các dự
án FDI là các ngành dịch vụ và gia công cho các dự án này, tạo thêm nhiều cơhội, việc làm cho người lao động Đây là môi trường tốt để giải quyết tìnhtrạng lao động dư thừa ở các nước chậm và đang phát triển Đồng thời FDI
Trang 20cũng tạo ra thu nhập cho người lao động và có tác động tích cực trong pháttriển nguồn nhân lực của nước chủ nhà; thông qua việc tạo điều kiện chonhững người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn FDI có cơ hộihọc hỏi, tiếp nhận khoa học công nghệ, rèn luyện kỹ năng lao động, năng lực
tổ chức quản lý ở trình độ cao
Nguồn lực quan trọng này chính là nhân tố đảm bảo cho các nước nhậnđầu tư có điều kiện rút ngắn khoảng cách tụt hậu, nâng cao khả năng cạnhtranh của nền kinh tế Thực tiễn cho thấy, không ở đâu có điều kiện nâng caokhả năng tiếp cận công nghệ hiện đại và phương thức quản lý có hiệu quảbằng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Trong các lợi ích mà FDIđem lại thì lợi ích về việc làm và nâng cao trình độ cho thế hệ những ngườilao động mới và vấn đề có giá trị và ý nghĩa quan trọng hơn cả
Thứ tư, FDI thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế không chỉ là đòi hỏi của bản thân
sự phát triển nội địa nền kinh tế, mà cò là đòi hỏi của xu hướng quốc tế hoáđời sống kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu hiện nay FDI là một bộphận quan trọng của hoạt động kinh tế đối ngoại, thông qua đó, các quốc gia
sẽ tham gia ngày càng sâu sắc vào quá trình phân công lao động quốc tế, vàoquá trình liên kết kinh tế giữa các nước trên thế giới, đòi hỏi mỗi quốc giaphải thay đổi cơ cấu kinh tế của mình cho phù hợp Sự chuyển dịch cơ cấukinh tế của mỗi quốc gia phù hợp với trình độ phát triển chung của thế giới, sẽtạo điều kiện thuận lợi cho FDI Ngược lại, FDI cũng góp phần thúc đẩynhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước chủ nhà, thông qua việctạo ra nhiều lĩnh vực ngành nghề kinh tế mới và góp phần nâng cao nhanhchóng kỹ thuật, công nghệ ở nhiều ngành kinh tế, tăng năng suất lao động ởcác ngành này
Ngoài ra, với tác động của FDI, một số ngành nghề truyền thống đượckích thích phát triển, nhưng cũng có một số ngành nghề phát triển chậm lại và
Trang 21Thứ năm, FDI tạo điều kiện mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu.
Xuất khẩu là yếu tố quan trọng của tăng trưởng và cân bằng cán cânthương mại của mỗi nước Nhờ xuất khẩu, những lợi thế so sánh của các nhân
tố sản xuất của nước chủ nhà được khai thác có hiệu quả hơn
Các nước chậm và đang phát triển, tuy có khả năng sản xuất với mứcchi phí có thể cạnh tranh được nhưng vẫn rất khó khăn trong việc thâm nhậpvào thị trường quốc tế Vì thế khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoàihướng vào xuất khẩu luôn là ưu đãi trong chính sách thu hút FDI của cácnước này Thông qua FDI, các nước nhận đầu tư có thể tiếp nhận với thịtrường thế giới, vì hầu hết các hoạt động FDI đều có công ty xuyên quốc gia
và đa quốc gia thực hiện Ở tất cả các nước đang phát triển, các công ty xuyênquốc gia, đều đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh xuất khẩu do vị thế
và uy tín của chúng trong hệ thống sản xuất và thương mại quóc tế; Đây cũng
là điều kiện đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước đang pháttriển
Ngoài ra, FDI còn đem lại một số lợi thế khác cho nước chủ nhà nhưtăng nguồn thu ngân sách nhà đầu tư các khoản thuế, tiền thuê đất, và thu lợinhuận; đa dạng hoá sản phẩm, chất lượng cao, giá cả hợp lý, thoả mãn nhucầu tiêu dùng ngày càng cao của các tầng lớp dân cư…
1.1.5 Một số hạn chế của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước nhận đầu tư.
Bên cạnh những đóng góp to lớn của FDI vào nền kinh tế xã hội, FDIcũng gây ra những tác động bất lợi tới nước nhận đầu tư Đứng về phía Quản
lý Nhà nước, cần phải nhìn nhận vấn đề này và luôn có những biện pháp thíchđáng
FDI có thể gây ra các hậu quả sau:
+ Nếu sử dụng nhiều vốn ĐTNN nói chung và FDI nói riêng có thể dẫn đếnviệc thiếu chú trọng huy động sử dụng vốn trong nước, gây ra sự mất cân đốitrong đầu tư Từ đó các loại hình đầu tư nước ngoài có thể gây nên sự phụ
Trang 22thuộc của nền kinh tế vào vốn nước ngoài, thậm chí còn lệ thuộc bí quyết kỹthuật, công nghệ, đầu mối cũng cấp vật tư, nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm…Nếu vốn FDI chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển, tính độc lập
tự chủ của nước nhận đầu tư có thể bị ảnh hưởng, nền kinh tế bị lệ thuộc vàobên ngoài, thiếu vững chắc nhất là khi dòng vốn có sự biến động, giảm sút
Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định "Mọi sự vận hiện tượng muốn tồntại và phát triển là phục thuộc vào các yếu tố bên trong" Do vậy cần phải khaithác mọi tiềm lực, thế mạnh bên trong một cách tối đa là chính và khai thácbên ngoài là để hỗ trợ
+ Các nhà ĐTNN đầu tư là nhằm kiếm lợi nhuận Do vậy nhờ sự yếukém trình độ công nghệ, trình độ quản lý của nước nhận đầu tư, một số nhàĐTNN đã lợi dụng nó để tiêu thụ các máy móc thiết bị lạc hậu thậm chí hếthạn sử dụng, gây ảnh hưởng tiêu cực cho nước nhận đầu tư
+ Cũng xuất phát từ lợi nhuận các nhà ĐTNN có thể lợi dụng những lợithế tài chính của mình gây cạnh tranh các doanh nghiệp trong nước bằng cách
"chuyển giá" thông qua việc cung ứng nguyên liệu, thiết bị vật tư, linh kiện…với giá cao để thu lợi Do đó giá thành sản phẩm được đẩy lên cao, làm giảmdoanh thu của các doanh nghiệp trong nước, ảnh hưởng đến người tiêu dùng
và làm giảm thu ngân sách của nước nhận đầu tư
+ Ngoài ra một số doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thực hiện chínhsách cạnh tranh bằng con đường bán phá giá, chịu lỗ trong giai đoạn đầu đểlấn át các doanh nghiệp trong nước, khống chế thị trường, ảnh hưởng đến một
số ảnh sản xuất trong nước
+ Trong diễn biến chính trị quốc tế các quốc giá có thể dùng biện phápkinh tế để phá hoại nhau Đặc biệt đối với các nước xã hội chủ nghĩa như ViệtNam, Lào, những kẻ thù bên ngoài có thể dùng các biện pháp kinh tế thôngqua các hình thức FDI, trợ giúp… để phá hoại ta
Trang 23Do vậy đứng về phía QLNN, Nhà nước cần phải nhận thức đúng đắn và
có những biện pháp phù hợp để vừa thu hút FDI một cách hiệu quả vừa tranhnhững bất lợi do FDI gây ra
Trang 241.2 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI.
Quản lý nhà nước đối với FDI là tập hợp những tác động của cơ quanNhà nước có thẩm quyền nhằm tạo khung pháp lý cho việc thu hút ngày càngnhiều và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI phục vụ các mục tiêu nhà nước
tế Nhà nước tiến hành quản lý việc thu hút, sử dụng nguồn vốn FDI vạch racác chính sách, kế hoạch phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực củaFDI đối với nền kinh tế Hoạt động quản lý FDI là chức năng quản lý hànhchính nhà nước đối với kinh tế mà Đảng đã đề ra
Thứ hai: FDI được thực hiện bởi các cá nhân, pháp nhân và đại diệncủa các quốc gia khác gắn liền với lợi ích của quốc gia đó, nên nó liên quanđến vấn đề quan hệ quốc tế Quan hệ quốc tế là thuộc thẩm quyền quản lý củanhà nước Sở dĩ nhà nước phải quản lý là vì: Trong trường hợp có sự tranhchấp, có mâu thuẫn trong FDI thì sẽ kéo theo mâu thuẫn về chính trị của haiquốc gia đó hậu quả là phá hoại mối quan hệ tương trợ lẫn nhau của hai quốcgia và làm giảm vị thế uy tín của quốc gia mình Nhà nước cần phải tăngcường quản lý FDI, giữ gìn và tăng cường mối quan hệ hợp tác với các quốcgia khác để tranh thủ sự trợ giúp một cách tối đa của các nước
Thứ ba: Ngoài các đóng góp tích cực FDI còn tác động tiêu cực về kinh
Trang 25tế quốc tế, sự cạnh ranh của các doanh nghiệp, các quan hệ kinh tế đối ngoại
có thể kéo theo sự lệ thuộc kinh tế, sự phá hoại môi trường, những tranh chấp,
sự xác động văn hoá thậm chí cả sự bất ổn về chính trị Vì vậy FDI cần đạtdưới sự quản lý của Nhà nước tại nước nhận đầu tư
+ Ngoài những lợi ích và những rủi ro đối với nước nhận đầu tư, FDIcòn mang lại những lợi ích và ẩn chứa nhiều rủi ro cho các nhà ĐTNN Cácnhà ĐTNN tiến hành bỏ vốn đầu tư sản xuất kinh doanh tại nước nhận đầu tư,
họ phải đối mặt với những yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lý mới mẻ.Đây là nhân tố ảnh hưởng tới các nhà ĐTNN
Nếu môi trường đầu tư tại nước nhận đầu tư thuận lợi thì sẽ thu hútđược các nhà đầu tư, nếu môi trường đầu tư không thuận lợi thì sẽ gây ảnhhưởng tới các nhà đầu tư từ đó làm suy giảm số lượng các dự án đầu tư dẫnđến gây ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội Vì vậy đây cũng là một vấn đề đặtdưới sự quản lý của Nhà nước Nhà nước cần phải tạo ra một khung pháp lýluận lợi để đảm bảo lợi ích của các nhà ĐTNN đồng thời hạn chế rủi ro cho
họ như vậy mới có thể thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài Vì vậy QLNNđối với FDI trở thành một tất yếu
1.2.2 Chức năng và vai trò của QLNN đối với FDI.
Từ sự cần thiết khách quan phải có sự quản lý của nhà nước đối vớiFDI, Nhà nước thực hiện chức năng quản lý như sau:
+ Chức năng bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ các lợi ích quốc gia màphạm vi kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài liên quan
+ Thực hiện chức năng định hướng, cho hoạt động đầu tư trực tiếpnước ngoài diễn ra theo chủ trương, đường lối chính sách pháp luật của ĐảngNhà nước, qua đó thu về những kết quả nhất định trong hoạt động này
+ Chức năng và vai trò trong việc thu hút, quản lý sử dụng nguồn vốnFDI và đảm bảo những điều kiện cần thiết cho hoạt động FDI trong việc pháttriển kinh tế xã hội Đồng thời hạn chế tối đa những tác hại do FDI gây ra
Trang 26Với vị trí chức năng vai trò như trên, có thể nói hoạt động quản lý nhànước có ý nghĩa rất quan trọng quyết định đến hiệu quả thu hút sử dụng vốnFDI tại nước nhận đầu tư.
1.2.3 Nội dung của QLNN đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Nội dung QLNN đối với FDI tuỳ thuộc vào điều kiện, tình hình, hoàncảnh của mỗi quốc gia và thay đổi theo các thời kỳ khác nhau Song về cănbản QLNN về FDI có những nội dung chủ yếu sau:
1.2.3.1 Xây dựng chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội.
Nhà nước xây dựng chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội chung cho cả nền kinh tế và quy hoạch, kế hoạch đầu tư trong đó xácđịnh rõ địa bàn, lĩnh vực ngành nghề mà nước sở tại khuyến khích hay hạnchế đầu tư để chủ đầu tư xây dựng các phương án đầu tư của mình sao chophù hợp và đạt hiệu quả cao
1.2.3.2 Thiết lập quan hệ ngoại giao nhằm tạo các tiền đề chính trị pháp
lý cho việc tạo dựng các quan hệ kinh tế quốc tế nói chung và FDI nói riêng.
Quan hệ kinh tế quốc tế giữa chính phủ, tổ chức, cá nhân các nướcđược chính thức thừa nhận sau khi các quốc gia xác lập quan hệ ngoại giao.Hoạt động đầu tư nước ngoài là vấn đề hệ trọng, nó cần sự hỗ trợ đắc lực củanhà nước, không chỉ là người đặt nền móng cho các quan hệ ngoại giao để mởcửa cho các quan hệ kinh tế mà còn là sự đảm bảo an toàn về lợi ích, quyền tự
do và tính mạng của nhà đầu tư Nhà đầu tư chỉ dám bỏ vốn đầu tư vào nhữngnơi có sự ổn định về chính trị, những quốc gia mà Nhà nước chủ đầu tư thiếtlập quan hệ ngoại giao để đảm bảo an toàn cho đồng vốn bỏ ra sinh lời vàđảm bảo về mọi mặt Bằng việc ký kết các hiệp định quốc tế, hiệp định kinh
tế với nước ngoài, Nhà nước chính thức xác nhận và bảo vệ lợi ích của chủđầu tư trong và ngoài nước
Trang 271.2.3.3 Xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật trong lĩnh vực đầu
tư trực tiếp nước ngoài.
Công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về FDI là nội dungquan trọng nhất của hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tạiLào cũng như các nước
Pháp luật cần có cho hoạt động QLNN về đầu tư nước ngoài, có phạm
vi rộng, đa dạng, ở Lào bao gồm: Luật khuyến khích đầu tư và các văn bản,các qui định pháp luật lĩnh vực khác liên quan đến FDI như: Luật dân sự, Luậtlao động ,Luật về thuế, Luật khoa học công nghệ,luật thương mại…và chúng
ta có thể ban hành các đạo luật cụ thể hơn theo Trung Quốc như : Luật về cácdoanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, luật về xí nghiệp doanh nghiệpliên doanh, cổ phần, Luật về xí nghiệp liên doanh hợp tác với nước ngoài…
Để quản lý hoạt động FDI, nhà nước có thể sử dụng nhiều công cụ,nhiều hình thức quản lý khác nhau, một công cụ đặc biệt hữu hiệu, có tínhchất bắt buộc thực hiện, có hiệu lực cao là qui định pháp luật cho Nhà nướcban hành, trên cơ sở quan điểm đường lối, chính sách của Đảng về FDI, phùhợp với thông lệ, hệ thống pháp luật trên thế giới và tập quán quốc tế
Không những là công cụ quan trọng của nhà nước, hệ thống pháp luậtnói chung và luật FDI nói riêng còn là cơ sở pháp lý để đảm bảo cho hoạtđộng FDI được thực hiện thuận lợi, đồng thời giới hạn những phạm vi các chủđầu tư nước ngoài có thể thực hiện ở Lào Để thu hút đầu tư có hiệu quả , đảmbảo tính cạnh tranh lành mạnh của các doanh nghiệp việc xây dựng và hoànthiện pháp luật trong lĩnh vực này có ý nghĩa vô cùng quan trọng Pháp luậtđược ban hành không chỉ trên cơ sở những điều kiện tự nhiên kinh tế xã hộicủa nước chủ nhà mà còn tính đến bối cảnh và thông lệ quốc tế, tính đến môitrường pháp lý chung của các nước trong khu vực và thế giới Và về nguyêntắc pháp luật phải đồng bộ, nhất quán, ít thay đổi, Nhà nước phải đảm bảopháp luật được thực thi một cách nghiêm túc, đội ngũ cán bộ công chức thi
Trang 28hành pháp luật phải tôn trọng và căn cứ vào pháp luật, không gây trở ngại chocác đối tác nước ngoài.
1.2.3.4 Tạo dựng môi trường đầu tư.
Ngoài việc xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật thông thoáng choviệc đầu tư trực tiếp nước ngoài thì để đảm bảo thu hút vốn FDI ngày
càng nhiều thì Nhà nước cần phải thường xuyên cải thiện môi trườngđầu tư trong nước như:
- Đảm bảo sự ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội; xây dựng các chínhsách ưu đãi, hỗ trợ cho các nhà đầu tư nước ngoài nhằm thu hút các nhà đầu
tư nước ngoài
- Xây dựng và hoàn thiện kết cấu cơ sở hạ tầng Hệ thống các côngtrình hạ tầng có khả năng phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của các nhàđầu tư nước ngoài Đồng thời xây dựng và nâng cao hệ thống bảo hiểm, xâydựng các trung tâm chứng khoán hiện đại để phục vụ cho các nhà đầu tư
- Nâng cao năng lực hệ thống các doanh nghiệp và nguồn nhân lực (laođộng) nội địa Dù đầu tư dưới hình thức nào các nhà đầu tư nước ngoài đềucần tìm kiếm nguồn lao động giá rẻ, trình độ tay nghề cao và tìm kiếm các tốitác kinh tế nội địa có năng lực để hợp tác kinh doanh
1.2.3.5 Xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Xúc tiến đầu tư là hoạt động nhằm giới thiệu các cơ hội đầu tư, trên thịtrường đầu tư, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có thể nắm bắt được cơ hộiđầu tư này
Nhà nước là người nắm bắt các thông tin một cách toàn diện về thịtrường về đối tác và cơ hội đầu tư sẽ là người hướng dẫn, giới thiệu các lợithế của quốc gia mình cho các nhà ĐTNN
Hoạt động xúc tiến đầu tư có thể được thực hiện qua các công việc sau:
- Hướng dẫn các cơ quan QLNN theo ngành và lãnh thổ thực hiện cáchoạt động liên quan đến FDI
Trang 29Cung cấp các thông tin về thị trường đầu tư nước mình (qua các hoạtđộng ngoại giao, qua các diễn đàn đầu tư, trung tâm thông tin, tư vấn đầutư…).
- Giới thiệu chính sách, pháp luật, các thông tin về các đối tác kinhdoanh trong nước với các nhà đầu tư nước ngoài Đồng thời cung cấp thôngtin về các đối tác là nhà đầu tư nước ngoài cho các doanh nghiệp trong nước
để tìm hiểu và hợp tác đầu tư kinh doanh
1.2.3.6 Tổ chức bộ máy quản lý đối với FDI.
- Tổ chức bộ máy chuyên trách về quản lý đối với đầu tư nước ngoài gắnvới những chức năng nhiệm vụ thẩm quyền cụ thể để đảm bảo cho hoạt độngthu hút và sử dụng FDI có hiệu quả cao Hiện nay, ở CHDCND Lào, cơ quanchuyên trách về ĐTNN là Ban kế hoạch và Đầu tư Nhà nước Lào
- Tuyển dụng các cán bộ có trình độ, có năng lực, có phẩm chất tốt đểthực hiện các công việc QLNN đối với FDI
1.3 KINH NGHIỆM QLNN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA.
Các nhà ĐTNN đầu tư vào nước khác là nhằm mục đích kiếm được lợinhuận tối đa trong khi đó các nước nhận đầu tư thu hút ĐTNN cũng nhằmmục đích đem lợi ích tối đa cho quốc gia mình Làm thế nào để thu hútĐTNN vào nước một cách tối đa, đây là một kỹ năng mà các nước cần thu hútđầu tư cần phải tính toán, học hỏi qua các quốc gia khác trên cơ sở nhữngđiều kiện tự nhiên, kinh tế chính trị, xã hội của mình
1.3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc.
Trung Quốc coi là một quốc gia thành công trong việc thu hút FDI choquá trình CNH- HĐH Là nước có nhiều điểm tương đồng với Lào, cũngchuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường.Nhưng từ năm 1978, Trung Quốc đã mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài
Tính từ năm 1979 đến năm 1997 Trung Quốc đã thiết lập được 303.400
xí nghiệp có vốn ĐTNN với tổng số vốn là 593,42 tỷ USD, vào thời điểm
Trang 30năm 1996 đã có khoảng 200 trong tổng số 500 tập đoàn kinh doanh lớn nhấtthế giới đầu tư vào Trung Quốc, năm 2001, khu vực có vốn FDI đã đóng góp1/4 giá trị gia tăng trong công nghiệp, 1/5 giá trị gia tăng trong công nghiệpcao, 51,7% kim ngạch xuất khẩu (đưa Trung Quốc trở thành nước xuất khẩulớn thứ 6 thế giới), 19% tổng thu thuế và giải quyết việc làm cho 23 triệu laođộng Từ năm 1993 đến nay Trung Quốc trở thành nước dẫn đầu trong thu hútFDI ở Châu Á.
+ Các chính sách, biện pháp thu hút FDI của Trung Quốc.
Trung Quốc tiến hành mở rộng địa bàn thu hút vốn và tạo môi trườngkinh doanh thuận lợi cho các nhà ĐTNN Do có đường bờ biển rộng lớn lại có
vị trí địa lý thuận lợi Ngoài ra nguồn nhân lực, tài nguyên dồi dào, cộng vớinhững chính sách hợp lý, Trung Quốc trở thành một địa điểm hấp dẫn cho cácnhà ĐTNN
Về mặt tổ chức, trước hết Trung Quốc công bố các vùng, ngành khuyếnkhích đầu tư, các vùng ngành được phép đầu tư và các ngành, vùng cấmĐTNN
Ngoài các xí nghiệp liên doanh nước ngoài ở khắp các vùng lãnh thổđược phép nhà nước, Trung Quốc còn tổ chức các khu chế xuất như: các vùngđặc khu kinh tế, vùng kinh tế kỹ thuật phát triển cao…
Quy chế tổ chức, quản lý hành chính của hai loại vùng này đều giốngvới qui chế quản lý Nhà nước ở các vùng nội địa, chỉ khác nhau ở qui chếquản lý kinh tế thuộc thẩm quyền chính phủ địa phương Cả hai loại vùng nàyđều được miễn thuế thu nhập vật tư thiết bị làm hàng xuất khẩu hay phục vụ
xí nghiệp liên doanh ( trước ngày 1/1/1998, các vật tư thiết bị này còn phảichịu thuế VAT ) và đều phải chịu thuế thu nhập công ty, thuế phương tiệngiao thông, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bất động sản…Các doanh nghiệpTrung Quốc ở các vùng đặc khu kinh tế cũng phải chịu thuế thu nhập như các
xí nghiệp liên doanh với nước ngoài
Trang 31Luật pháp Trung Quốc cho phép chính quyền ở các vùng đặc khu kinh
tế được phê duyệt các dự án đầu tư với số vốn tối đa là 30 triệu USD, chongười nước ngoài tham dự ít nhất là 25% vốn pháp định của các dự án liêndoanh Chính quyền địa phương cũng có quyền cấp đất cho các doanh nghiệpdùng làm vốn góp cổ phần liên doanh với nước ngoài Trong phạm vi thẩmquyền của mình, mỗi đặc khu kinh tế lại có cách khác nhau để thu hút vốnĐTNN
Ngoài ưu đãi của địa phương, các nhà ĐTNN vào Trung Quốc cònđược hưởng quy chế ưu đãi chung của Nhà nước Nếu các nhà ĐTNN tái đầu
tư từ 5 năm trở lên thì số lợi nhuận thu được sẽ được hoàn lại 40% thuế thunhập trên số lợi nhuận tái đầu tư này, nếu đầu tư vào vùng ngành doanh lợithấp nhà ĐTNN sẽ được miễn hoàn toàn hay một phần thuế trong 5 năm đầuhoạt động trong 10 năm tiếp theo có thể được miễn giảm từ 15 - 30% thuế thunhập tuỳ thuộc vào vùng, ngành cụ thể Nếu sau khi đã đầu tư lên 5 triệu USDhay đã cung cấp công nghệ tiên tiến mà loại hoạt động liên doanh với các xínghiệp quay vòng vốn chậm, nhà đầu tư này có thể được miễn hoàn toàn haymột phần thuê cho hoạt động của mình
Cuộc khủng hoảng tài chính ở khu vực đã để lại ảnh hưởng xấu cho nềnkinh tế của nhiều nước trong khu vực trên thế giới các nhà lãnh đạo TrungQuốc đã vạch ra những biện pháp nhằm đảm bảo các điều kiện thuận lợi và
Trang 322010, hàng năm sẽ thu hút được ít nhất khoảng 30 tỷ USD vốn đầu tư nướcngoài kể cả vốn vay của WB, ADB và quĩ hợp tác các kinh tế với nước ngoàicủa Nhật Bản.
1.3.2 Kinh nghiệm quản lý FDI của một số tỉnh thành Việt Nam.
Việt Nam là một nước láng giềng thân thiết của CHDCND Lào, cùngmột chế độ chính trị, kinh tế Nghiên cứu kinh nghiệm những bài học của ViệtNam trong việc thu hút sử dụng FDI là rất hợp lý và có ý nghĩa quan trọng.Chính phủ Việt Nam đã vạch ra các chính sách ưu đãi thông thoáng choĐTNN Ngoài chính phủ các tỉnh thành cũng có thẩm quyền riêng trong vấn
đề đưa ra các chính sách khuyến khích thu hút và quản lý FDI
+ Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh.
Ngoài những ưu đãi do chính phủ Việt Nam qui định, các dự án có vốnĐTNN vào Quảng Ninh còn được hưởng các ưu đãi lớn như sau:
- Hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật:
Tỉnh Quảng Ninh đảm bảo xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật đếnhàng rào doanh nghiệp với dự án có vốn đầu tư từ 15 triệu USD trở lên Các
dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, sử dụng đất nông nghiệp thuộc vùngnông thôn, xây dựng các công trình hạ tầng đến hàng rào doanh nghiệp sẽđược hoàn trả bằng cách trừ dần các chi phí đầu tư đó vào tiền sử dụng cácdịch vụ tương ứng cho đến lúc bài đáp đủ chi phí bỏ ra hoặc thanh toán bằngtiền
- Về giá thuê đất, thời gian miễn tiền thuê đất: áp dụng đơn giá thuêđất ưu đãi đối với dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài thuê đất của tỉnh Các dự
án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khoá khăn sẽ được áp dụnggiá thuê đất ở mức thấp nhất và được miễn tiền thuê đất thêm 3 năm ngoàithời gian qui định chung, đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khókhăn sẽ được áp dụng giá thuê đất ở mức thấp nhất và được miễn tiền thuê đấtthêm 3 năm ngoài thời hạn qui định chung, đầu tư vào địa bàn có điều kiện
Trang 33thấp nhất và được miễn tiên thuê đất thêm 5 năm ngoài thời gian qui địnhchung, các dự án khuyến khích đầu tư, nếu đầu tư vào khu vực đặc biệt khókhăn thì sẽ được miễn tiền thuê đất trong vòng 7 năm ngoài thời hạn qui địnhchung, các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư nếu đầu tư vào khu vực kinh tế
xã hội đặc biệt khó khăn sẽ được miễn hoàn toàn tiền thuê đất
Những công trình phục vụ dự án nếu mang tính phục vụ công cộng nhưgiao thông, cây xanh công viên, trường học, bệnh viện ngoài hàng ràodoanh nghiệp sẽ được miễn tiền thuê đất
- Về thủ tục hành chính:
Các nhà ĐTNN được hướng dẫn thủ tục: Lập hồ sơ xin thuê đất, đăng
ký kinh doanh, nhập khẩu máy móc thiết bị phụ tùng vật tư nguyên liệu Hướng dẫn và hỗ trợ giải quyết nhanh chóng thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu Ban quản lý các khu công nghiệp và ĐTNN có trách nhiệm báo cáo UBND tỉnh và thu xếp các buổi làm việc với các doanh nghiệp
để không chồng chéo về nội dung, không để nhiều đoàn đến làm việc với doanh nghiệp trong cùng một thời gian, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh; thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết ít nhất 5 ngày
Các tổ chức, ngành chức năng không được tiến hành hoạt động kiểm tra tại các doanh nghiệp có vốn FDI trước khi được UBND tỉnh cho phép (trừ trường hợp vi phạm pháp luật cần xử lý ngay)
Các ngành địa phương không được tuỳ tiện đặt ra các qui định dướidạng "giấy phép con" đối với doanh nghiệp FDI
+ Các ưu đãi khác như: được hưởng giá máy, phí thu gom rác, nướcthải, phí xây dựng, phí thiết kế, phí thẩm định thiết kế, và giá dịch vụ thuộcthẩm quyền quyết định của địa phương thống nhất như các doanh nghiệp ViệtNam kinh doanh cùng lĩnh vực tại Quảng Ninh
Trang 34Người nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp FDI một năm trởlên được hưởng các giá dịch vụ như người Việt Nam khi đi tham quan các ditích lịch sử, văn hoá, danh thắng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Ưu đãi đào tạo lao động làm việc cho các doanh nghiệp FDI thông qua các trường đào tạo nghề tại tỉnh
Thưởng 10 triệu đồng đối với dự án FDI được cấp phép hoặc dự ánđiều chỉnh tăng vốn cho các đơn vị trực tiếp giải quyết thủ tục ĐTNN
Chi hoa hồng cho các cá nhân hoặc đơn vị môi giới dự án FDI ngoàithành công tại Quảng Ninh: Đối với dự án có qui mô dưới 1 triệu USD đượcchi mức hoa hồng là 10 triệu đồng; dưới 3 triệu USD thì mức này là 15 triệuđồng; từ 3 triệu trở lên được chi hoa hồng ở mức 20 triệu đồng
Với những chính sách ưu đãi này, Quảng Ninh đã thu được nhiềunguồn vốn FDI phục vụ CNH - HĐH của tỉnh Với những chính sách ưu đãitrên trong thời gian tới Quảng Ninh sẽ còn tiếp tục thu được nhiều nguồn vốnĐTNN vào Quảng Ninh
+ Kinh nghiệm của Hải Phòng.
Hải Phòng là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, Hải Phòng có
vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi, là tỉnh có cảng biển lớn nhất miềnBắc và có tốc độ phát triển đứng thứ 3 trong cả nước Việt Nam
Sự phát triển của Hải Phòng một phần cũng có sự đóng góp của FDI.Trong những năm qua Hải Phòng đã tích cực thu hút FDI và có những chínhsách ưu đãi cho FDI sau:
- Ưu đãi về miễn thuế tiền thuê đất: Tiền thuê đất được áp dụng lĩnhhoạt ở mức độ thấp và có lợi cho nhà ĐTNN Đất thuê có thể được miễn giảmtiền thuê tới 15 năm
Bồi thường và chi phí di dời, giải phóng mặt bằng: UBND thành phốHải Phòng sẽ thực hiện việc bồi thường, di dời, giải phóng mặt bằng và giảiquyết các thủ tục đất cho nhà đầu tư, chi phí nay do UBND thành phố HảiPhòng bỏ ra từ 50 đến 100%
Trang 35Hỗ trợ chi phí cho việc san lấp: UBND thành phố sẽ hỗ trợ một phầnchi phí lên tới 25% cho việc san lấp tuỳ thuộc theo khu vực đất đai.
UBND thành phố cũng đảm bảo việc xây dựng ranh giới đất dự án chonhà ĐTNN
Hỗ trợ đào tạo nhân lực: Nhân lực được tuyển dụng cho các dự án FDI
sẽ được đào tạo miễn phí tại các trường đào tạo nghề của thành phố
Thời gian đánh giá dự án được rút ngắn lại từ 3 đến 5 ngày
Hải Phòng cũng sử dụng chính sách mọt giá đối với các dịch vụ cungcấp điện, nước, rác thải xây dựng của doanh nghiệp FDI giống như doanhnghiệp trong nước
Ngoài ra Hải Phòng còn có những hỗ trợ khác như chủ đầu tư có thểđược cấp 20 triệu đồng hỗ trợ kinh phí chuẩn bị hồ sơ cho một dự án Haythưởng hoa hồng cho trung gian là cá nhân, tổ chức lên tới 20 triệu đồng đốivới dự án giới thiệu thành công tại Hải Phòng
Với những chính sách ưu đãi trên hiện nay, Hải Phòng đã thu hút được
140 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, còn hiệu lực tổng vốn đăng ký lên tới1.445 triệu USD
+ Bài học kinh nghiệm quản lý FDI của một số nước đặc biệt là Quảng Ninh và Hải Phòng đối với tỉnh UĐômXay.
Qua nghiên cứu những kinh nghiệm thu hút FDI của Trung Quốc,Hải Phòng và Quảng Ninh, tác giả có rút ra một số bài học cho UĐômXaynhằm thu hút được nhiều vốn FDI trong thời gian tới
Thứ nhất: Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của FDI đối với sự pháttriển kinh tế xã hội của tỉnh Từ đó phải vạch ra các chính sách hợp lý để thuhút đầu tư
Thứ hai: Xây dựng các danh mục đầu tư với các chính sách ưu đãi kèm theo.Thứ ba: Bài học về đơn giản hoá thủ tục hành chính trong quản lý hoạtđộng của FDI và hoàn thiện hệ thống pháp luật về ĐTNN Điều này có ýnghĩa rất quan trọng trong thu hút FDI bởi vì nó liên quan đến lợi ích của các
Trang 36nhà ĐTNN và trước khi tiến hành đầu tư họ phải nghiên cứu về khung pháp lýcủa quốc gia đó.
Thứ tư: Bài học cho việc chi thường cho các tổ chức, cá nhân trunggian khi giới thiệu thành công dự án có vốn FDI Đây là một bài học mới vàquan trọng cho U Đôm Xay bởi vì tổ chức cá nhân trong gian hay gọi là cáccông ty tư vấn ĐTNN chưa xuất hiện và hình thức thưởng này chưa được quiđịnh cụ thể tại U Đôm Xay
Thứ năm: Tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng và nâng chất lượng nguồnnhân lực để đáp ứng được tiêu chuẩn của các nhà ĐTNN
Tóm lại: Để thu hút có hiệu quả FDI, cần thiết phải tiến hành đồng bộcác giải pháp trên và thường xuyên học hỏi kinh nghiệm của các tỉnh, cácnước khác, luôn hoàn thiện hệ thống pháp luật, thủ tục hành chính phù hợpvới những thay đổi của môi trường Mặt khác Lào cần tạo lòng tin và sự hiểubiết về đầu tư tại Lào cho các nhà ĐTNN Phải kết hợp chặt chẽ lợi ích haibên
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH U ĐÔM XAY
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỈNH U ĐÔM XAY.
2.1.1 Điều kiện tự nhiên.
+ Vị trí địa lý.
U Đôm Xay là một tỉnh ở trung tâm các tỉnh thuộc miền Bắc Lào, cótổng diện tích 15.370km2 Phía Bắc giáp với tỉnh Phông Sa Li và Trung Quốc,phía Đông giáp với tỉnh Luông Pha Bang, phía Tây giáp với tỉnh Luông NamTha và BoKẹo, phía Nam giáp với tỉnh Xay Nha Bu Li
UĐôm Xay là một tỉnh miền núi, với 85% là đồi núi, đồng bằng trung
du ở dải rác theo các ven sông, với mật độ dân số 17,25 người/km2
Trang 37Có thể nói, U Đôm Xay có vị trí địa lý tương đối thuận lợi nằm ở giữaTrung tâm các tỉnh miền Bắc Lào do vậy mọi tuyến giao thông các tỉnh miềnBắc đều đi qua tỉnh U Đôm Xay và có đường Quốc lộ 13 đi qua (Quốc lộ 13
là quốc lộ quan trọng nhất của Lào đi xuyên từ Bắc Xuống Nam) Thuận lợicho phát triển các ngành dịch vụ, thương mại… Vị trí thuận lợi như trên cóthể mở ra cho UĐôm Xay nhiều cơ hội phát triển kinh tế xã hội, cơ hội thuhút đầu tư nước ngoài, được Nhà nước đầu tư xây dựng nhiều công trình cơ
sở hạ tầng với nhiều chính sách ưu đãi khác
Vị trí địa lý của tỉnh U Đôm Xay, ngoài các điều kiện thuận lợi nêu ởtrên, vị trí địa lý tỉnh U Đôm Xay cũng có một số hạn chế khó khăn như 85%
là đồi núi gây khó khăn cho phát triển qui mô sản xuất nông nghiệp, khôngthể đưa máy móc vào cho sản xuất nông nghiệp mà tỉnh U Đôm Xay cơ cấukinh tế chủ yếu là cơ cấu kinh tế nông nghiệp Vị trí địa lý là đồi núi gây khókhăn cho công tác tập trung dân cư, dân cư ở dải dác theo các ven sông dẫnđến việc gây khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng như điện nước, trườnghọc trạm y tế và khó khăn cho việc phát triển các ngành dịch vụ khác…
+ Về khí hậu thuỷ văn
U Đôm Xay có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, thời tiết ở tỉnh UĐôm Xay cũng như các tỉnh miền Bắc Lào được chia thành 2 mùa chủ yếunhư mùa hè và mùa mưa Mùa hè bắt đầu tư tháng mười đến tháng năm vàmùa mưa bắt đầu từ tháng năm đến tháng chín Nhiệt độ trung bình thấp nhất
là từ 150C và cao nhất là 300C Như vậy rất thuận tiện cho việc phát triểnngành sản xuất nông nghiệp và một số cây công nghiệp đặc biệt là cây cao su
+ Về tài nguyên thiên nhiên
U Đôm Xay có hơn 60% là diện tích rừng có rất nhiều loại thực vật câyquí hiếm và có giá trị cao Ngoài ra U Đôm Xay có rất nhiều con sông nhỏlớn đặc biệt là phía Nam giáp với sông Mê Kông ngoài cung cấp nguồn thuỷsản mà còn có tiềm năng để xây dựng các công trình thuỷ điện (hiện nay đã
có một nhà máy điện phục vụ cho tỉnh)
Trang 38Ngoài ra U Đôm Xay còn có rất nhiều khoáng sản theo thống kê thì cótôn, đồng đỏ, bạc, sát, than, vàng và các loại khác Hiện nay, đang có 4 dự ánđầu tư nước ngoài đang khai thác các loại khoáng sản như: Công ty liêndoanh Lào - Trung Quốc đang khai thác tồn tại Bản Theng - huyện Xay; Công
ty San Mu đang nghiên cứu và khai thác đồng đỏ ở huyện Na Mọ; Công tyYuân Xin khai thác tôn ở huyện Na Mo; Công ty Lak Imperial Mining Groupđang khai thác đồng đều tại huyện Pác beng
Tỉnh U Đôm còn có rất nhiều núi đã có thể xây dựng nhà máy xi măng.Với nguồn khoáng sản dồi dào, U Đôm Xay có thể trở thành một địađiểm thu hút đầu tư nước ngoài nếu nhà nước có những chính sách khuyếnkhích thu hút đầu tư nước ngoài phù hợp
2.1.2 Các điều kiện kinh tế xã hội.
Từ sau đất nước được giải phóng năm 1975, cùng với Trung ương tỉnh
đã không ngừng nỗ lực phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng đã cónhững thay đổi và hiện nay trở thành những điều kiện để thu hút đầu tư nướcngoài
Trang 392.1.2.1 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Hệ thống cơ sở hạ tầng U Đôm Xay tương đối hoàn chỉnh, có thể đápứng được nhu cầu cơ bản của các nhà đầu tư, tạo điều kiện cho phát triển kinh
tế và thu hút FDI
+ Giao thông vận tải:
Hệ thống giao thông của U Đôm Xay bao gồm: Đường bộ, đường thuỷ,đường hàng không
- Đường bộ: Hiện nay, tỉnh U Đôm Xay tổng dài các tuyến đường là1332,5 km, trong đó có 314 km đã trải bằng nhựa, 536 km trải đá có thể điđược cả hai mùa, 217 km chỉ đi được vào mùa hè và 265,5km do người dânxây dung; có 65,5% bản làng có đường tới (385 bản)
U Đôm Xay còn có quốc lộ số 13 đi qua và có tuyến đường đi tới cáctỉnh xung quanh U Đôm có địa lý thuận lợi về giao thông đường bộ tất cả cáctỉnh miền Bắc xung quanh, tỉnh U Đôm Xay giao thông đi lại phải qua tỉnh UĐôm Xay và cả nước đi vào nước Trung Quốc đều qua tỉnh U Đôm Xay
- Đường thuỷ: Phía Nam tỉnh U Đôm Xay giáp với sông Mê Kông dovậy đây cũng là một đường giao thông thuận lợi của tỉnh U Đôm Xay với cáctỉnh dọc theo sông Mê Kông và Thái Lan
- Đường hàng không: U Đôm Xay có đường hàng không, đi các tỉnh vàThủ đô Viêng Chăm
Nhìn chung, hệ thống giao thông U Đôm Xay ngày càng hoàn thiệnhơn, tạo điều kiện thuận lợi để U Đôm Xay thu hút đầu tư trong và ngoàinước để khai thác mạnh mẽ và có hiệu quả các ngành kinh tế tiềm năng
Ngoài hệ thống giao thông, hệ thống cung cấp điện nước cũng đượcquan tâm xây dựng và hoàn thiện nhằm đồng bộ hoá cơ sở hạ tầng toàn tỉnh
U Đôm Xay có nhà máy điện từ năm 1996, hiện nay mạng lưới điện quốc gia
từ nhà máy điện Nam Ngừm, lớn nhất nước Lào đang mở rộng ra cả nước vàvào các huyện của U Đôm Xay dự định cuối năm 2007 tất cả các huyện vàcác bản làng theo các tuyến đường sẽ có điện ding ; Hệ thống cung cấp nước
Trang 40sạch cũng được nâng cao Hiện nay tại nội thành tỉnh U Đôm Xay 100% đượcding nước sạch, ở địa phương có 316 bản được dùng nước sạch.
+ Bưu chính viễn thông
Hệ thống mạng lưới bưu chính viễn thông đã được phủ sóng khá rộng,sóng điện thoại di động phủ sóng ở tất cả các huyện tạo điều kiện cho việcliên lạc nhanh chóng với cả nước và trên thế giới
+ Hệ thống tín dụng ngân hàng
Ở tỉnh có các ngân hàng như: Ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng ngoạithương, Ngân hàng phát triển Lào, Ngân hàng Công thương Lan Xang, có thểđáp ứng trong việc thanh toán trong nước và nước ngoài nhanh chóng
+ Hệ thống các ngành dịch vụ
Các ngành dịch vụ cũng không ngừng được nâng cao như hệ thống cáckhách sạn, nhà hàng có đầy đủ các tiện nghi sang trọng, lịch sự đáp ứng nhucầu của khách trong và ngoài nước; mạng lưới internet cũng được nâng cấp vàphát triển thành một ngành dịch vụ sôi nổi có thể đáp ứng nhu cầu liên lạc vàtruy cập thông tin của khách trong và ngoài nước
2.1.2.2 Cơ sở hạ tầng xã hội.
+ Cơ cấu hành chính
Các cấp hành chính ở CHDCND Lào gồm có 3 cấp như: Cấp Trungương, cấp tỉnh và cấp huyện Dưới huyện là các bản làng nhưng Hiến phápLào chưa công nhận là một cấp hành chính
Tỉnh U Đôm Xay gồm có 7 huyện, 572 bản, 42,722 gia đình, có tổngdân số 265, 179 người, trong đó có 133.126 Nữ Địa hình của tỉnh 85% là núiđồi nên dân cư thường cư trú ở nông miền núi, có 396 gia đình sống ở miềnnúi ( theo báo cáo của UBND tỉnh )
Vấn đề dân số, chỗ ở dân cư là một vấn đề khó khăn cho việc thu hút
và triển khai các dự án FDI , bởi vì nó liên quan đến vấn đề thị trường và laođộng Dân số ít thiếu nguồn lao động, thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm Dân