Những thuận lợi và khó khăn.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh u đôm xay cộng hoà dân chủ nhân dân lào (Trang 39 - 41)

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH U ĐÔM XAY

2.3.1. Những thuận lợi và khó khăn.

+ Những thuận lợi.

CHDCND Lào có nền chính trị ổn định. Từ sau giải phóng đất nước năm 1975, Lào duy trì tốt mối quan hệ sẵn có với tất cả các nước trong khu vực và các nước trên thế giới, các tổ chức quốc tế như: Ngân hàng thế giới (WB), quĩ tiền tệ quốc tế (IMF), tập đoàn tài chính thế giới (IFC), ngân hàng phát triển châu Á (ADB), chương trình của liên hợp quốc (UNDP) và các thành viên của ASEAN. Vào năm 1986 chính phủ Lào đã có những bước đột phá mới rất quan trọng trong hệ thống nền kinh tế nước Lào. Đó là chủ trương mở cửa nền kinh tế trong nước theo hướng phát triển kinh tế nhiều thành phần trong nền kinh tế thị trường (thay cho chính sách bao cấp của Nhà nước). Điều đó làm cho sự ra đời của các thành phần kinh tế khác ra đời trong đó có thành phần kinh tế 100% vốn đầu tư nước ngoài. Nhờ đó nền kinh tế cả nước được phục hồi, tăng trưởng thực tế năm 1991 - 1995 trung bình tăng 5 -

6%/năm, lạm phát giảm mạnh từ mức 60%/năm 1989 đến 18%/năm vào năm 1990. Từ đó làm cho các doanh nghiệp có vốn nước ngoài đầu tư vào Lào dẫn đến sự ra đời của Pháp Luật đầu tư nước ngoài được ban hành và thông qua ngày 25/7/1988 nhằm khuyến khích việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng hoạt động ngân hàng, hoạt động tài chính, bảo hiểm về mối quan hệ hợp tác lao động. Và điều luật Đầu tư nước ngoài được sửa đổi bổ sung vào ngày 14/3/1994, các năm tiếp theo và mới đây nhất là vào ngày 22/10/2004. Chứng tỏ sự phát triển của ĐTNN được phát triển trong từng giai đoạn.

Hiến pháp mới của CHDCND Lào ra đời vào ngày 15/8/1991, Hiến pháp năm 1991 khẳng định Nhà nước Lào CHDCND Lào khẳng định tại điều 14 “Nhà nước quản lý và phát triển các loại hình sở hữu nhà nước, tập thể, cá thể, tư nhân của các nhà tư bản trong và ngoài nước và sở hữu của cộng đồng nước ngoài dã đầu tư vào CHDCND Lào. Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế thi đua, hợp tác phát triển sản xuất kinh doanh, các thành phần kinh tế đều đảm bảo công bằng trước pháp luật”.

Sự ra đời của Hiến pháp mở đường cho quan hệ quốc tế, kinh tế quốc tế được nâng cao một bước. Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Lào ngày càng nhiều.

Cùng với sự tạo điều kiện thuận lợi và khung pháp lí, kinh tế của cả nước, U Đôm Xay cũng không ngừng khuyến khích đầu tư nước ngoài nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút FDI.

Ngoài ra U Đôm Xay còn có một trí địa lý thuận lợi, là một tỉnh trung tâm giao thông của các tỉnh miền Bắc, có biên giới giáp với Trung Quốc và nhiều nguồn tài nguyên chưa được khai thác.

+ Những khó khăn.

• Hệ thống chính sách ,pháp luật chưa được hoàn thiện.

• Địa hình tỉnh 85% là núi đồi, dân cư ở rải rác 67,5% hộ dân cư ở miền núi. Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn lên tới

64%, công nghiệp 20% và dịch vụ 14%. Trong đó sản xuất nông nghiệp của người dân có khoảng 60% là sản xuất tự cung tự cấp.

• Cơ sở hạ tầng chưa phát triển, đường xá chưa được xây dựng đi tận các bản làng, hệ thống các trung tâm kỹ thuật ,trung thương mại, trung tâm giao dịch... chưa có và hệ thống các trường học phổ thông, trường dạy nghề chưa đạt tiêu chuẩn cao.

• Do dân số ít cho nền nguồn lực lao động ít đồng thời trình độ lao động, tay nghề thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà ĐTNN.

• Ngoài các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước đối với đầu tư nước ngoài rồi tỉnh vẫn chưa có những chính sách ưu đãi, khuyến khích riêng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài...

Những vấn đề khó khăn trên cũng có tác động rất lớn đến vấn đề thu hút cũng như triển khai thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh u đôm xay cộng hoà dân chủ nhân dân lào (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w