Những kết quả đạt được.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh u đôm xay cộng hoà dân chủ nhân dân lào (Trang 60 - 64)

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH U ĐÔM XAY

2.4.3.1. Những kết quả đạt được.

Về thu hút và sử dụng nguồn vốn.

Trong những năm đổi mới và mở cửa gần đây, nhờ thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI, kinh tế U Đôm Xay đã có nhiều thay đổi lớn và loại hình kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Các mặt nổi bật do tác động của FDI tại U Đôm Xay như sau:

+ Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần tích cực trong việc giảm tỷ lệ sản xuất tự cung tự cấp và kích thích sản xuất hàng hoá phục vụ thị trường.

U Đôm Xay là một tỉnh có nền sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, nhưng sản xuất vẫn trong tình trạng tự cung tự cấp chiếm 60%. Từ khi các dự án đầu

tư nước ngoài được thu hút vào tỉnh đã góp phần tạo nhiều ngành nghề sản xuất mới cho người dân. Đặc biệt là các dự án phát triển nông nghiệp của Trung Quốc như dự án trồng ngô ở huyện Hun, Beng, trồng đậu xanh ở huyện Xay, dưa hấu ở huyện Na Mọ với tổng diện tích là 21,571 héc ta, đã góp làm giảm việc phá rừng làm nương kiểu tự cung tự cấp tỉnh, hiện nay tỉnh đã trồng được khoảng 12.000 héc ta cao su (Bài báo cáo của UB xoá đói giảm nghèo).

Như vậy, vốn FDI có vai trò tác động tích cực trong việc sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường và giảm tỷ lệ sản xuất tự cung tự cấp tại U Đôm Xay. Với qui mô dân số 265.179 người của U Đôm Xay, nếu có những chính sách phù hợp trong một thời gian ngắn U Đôm Xay có thể xoá được tình trạng sản xuất tự cung tự cấp với sự hỗ trợ của FDI.

+ FDI bổ sung nguồn vốn quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội ở U Đôm Xay.

U Đôm Xay là một tỉnh nhỏ, thu nhập thấp, vốn đầu tư không nhiều, sự đóng góp của vốn FDI vào nguồn đầu tư của tỉnh cũng đáng kể trong đầu tư phát triển kinh tế xã hội nói chung.

Vốn FDI ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đầu tư xây dựng cơ bản của U Đôm Xay. FDI góp phần tạo thêm tài sản cố định mới, cơ sở vật chất mới cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là tiền đề quan trọng để tăng khối lượng của cải vật chất và phi vật chất được tạo ra trên địa bàn tỉnh, tạo ra sự tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Vốn đầu tư xây dựng của tỉnh năm 2005 là 447,57 tỷ kíp (khoảng 716 tỷ đồng) trong khi đó vốn của FDI là 280,61 tỷ kíp (khoảng 448.5 tỷ đồng) chiếm 62,7% (theo báo cáo của UB xóa đói giảm nghèo U Đôm Xay). Với số vốn đầu tư trên, FDI đóng góp ngày càng nhiều vào sự tăng trưởng của tỉnh thông qua việc triển khai các dự án FDI.

+ FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế U Đôm Xay.

Các dự án FDI tại U Đôm Xay đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tích cực và hợp lý, góp phần tăng tỷ trọng ngành công

nghiệp và dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Năm 2005 tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 76% năm 2000 xuống còn 64%, ngành công nghiệp từ 13% năm 2000 tăng lên thành 20% năm 2005 và ngành dịch vụ từ 11% năm 2000 tăng lên thành 14,8% năm 2005, kết quả trên cũng thể hiện một bước trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Hiện nay, các dự án FDI của tỉnh tập trung vào các ngành nông nghiệp ngày càng nhiều nhưng đồng thời cũng kéo theo các dự án vào ngành công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến và các dịch vụ cung cấp thiết bị vật tư và kỹ thuật khoa học công nghệ cho ngành nông nghiệp ngày càng nhiều. Với xu hướng như vậy cơ cấu kinh tế U Đôm Xay sẽ có sự chuyển dịch theo hướng tích cực và đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu CNH - HĐH nhanh chóng.

Ngoài ra FDI còn góp phần cho việc thu ngân sách từ các loại thuế, và cho thuê đất; góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu, cán cân xuất nhập khẩu của tỉnh.

Trên đây là những kết quả nổi bật mà U Đôm Xay đã đạt được trong việc thu hút và sử dụng FDI trên địa bàn tỉnh. Nguồn thu từ FDI đã được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả, qua đó góp phần đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH.

Về mặt quản lý nhà nước

Hoạt động quản lý Nhà nước đối FDI trên địa bàn tỉnh U Đôm Xay trong thời gian qua đã được chú ý, quan tâm đúng mức và đạt được một số kết quả nhất định.

- Chiến lược thu hút FDI tuy chưa được xây dựng nhưng đã được lồng ghép trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Các quy hoạch, kế hoạch thut hút FDI được xây dựng khá rõ ràng và cụ thể theo từng ngành, lĩnh vực và từng địa phương. Danh mục các dự án FDI đã được phối hợp xây dựng và công khai cho nhà đầu tư biết.

- Tỉnh U Đôm Xay cũng đã không ngừng tạo điều kiện, môi trường đầu tư, góp phần đưa ra các cơ chế quản lý nhà nước về FDI và thực hiện hiệu quả văn bản quản lý của cấp trên, vừa đảm bảo công tác quản lý FDI phù hợp với địa phương, vừa tạo nên hiệu lực hiệu quả trong quản lý Nhà nước đối với việc thu hút và sử dụng vốn FDI tại U Đôm Xay.

- Hoạt động cấp phép, trong giai đoạn năm 1992-2007 trên địa bàn tỉnh U Đôm Xay đã có 42 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép và còn hiệu lực, đến từ các quốc gia với tổng số vốn là 56.01 triệu USD. Điều này cho thấy nhận thức cũng như những lỗ lực của tỉnh trong thời gian qua.

- Bộ máy quản lý được tổ chức gọn nhẹ và thông suốt từ trên xuống dưới, làm cho hoạt động quản lý về FDI trên địa bàn U Đôm Xay nhanh chóng và thống nhất, đối tượng bị quản lý chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của chính quyền địa phương nhằm hạn chế các vị phạm pháp luật có thể xảy ra. Đồng thời hệ thống thủ tục hành chính cũng được cải cách đáng kể đặc biệt đã thực hiện tốt cơ chế “một cửa” trong thời gian qua, làm giảm sự phức tạp về lệ thuộc của thủ tục hành chính và đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI có hiệu quả.

Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan quản lý trực tiếp hoạt động FDI, khi có các vấn đề vướng mắc các doanh nghiệp FDI chỉ liên hệ với cơ quan này và sẽ được giải quyết trong thời gian nhanh nhất. Mọi hoạt động kiểm tra của các cơ quan chức năng đối với doanh nghiệp FDI đều được sự cho phép của UBND tỉnh (trừ trường hợp khẩn cấp). Điều này làm cho các doanh nghiệp FDI tại U Đôm Xay hài lòng bởi họ không mất nhiều thời gian và chi phí khi thực hiện giao dịch với cơ quan quản lý nhà nước.

- Công tác vận động xúc tiến đầu tư cũng đạt được các kết quả đáng khích lệ. Đặc biệt là năm 2005-2006 qua các công tác vận động tỉnh đã thu hút được rất nhiều dự án tăng gấp đôi giai đoạn 1992-2004 (năm 1992-2004 chi thu hút được 14 dự án trong khi đó trong 3 năm 2005-2006-2007 đã thu hút được 28 dự án).

Với những kết quả đạt được trên, hoạt động quản lý Nhà nước đối với việc thu hút và sử dụng FDI của U Đôm Xay, ngày càng có hiệu lực hiệu quả, tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI nhằm đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội mà tỉnh đề ra.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh u đôm xay cộng hoà dân chủ nhân dân lào (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w