Đẩy mạnh công tác qui hoạch phát triển kinh tế xã hội phục vụ việc thu hút vốn FDI trên địa bàn tỉnh U Đôm Xay.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh u đôm xay cộng hoà dân chủ nhân dân lào (Trang 81 - 86)

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH U ĐÔM XAY

3.2.2. Đẩy mạnh công tác qui hoạch phát triển kinh tế xã hội phục vụ việc thu hút vốn FDI trên địa bàn tỉnh U Đôm Xay.

Trên cơ sở qui hoạch, chiến lược tổng thể trên cả nước, U Đôm Xay phải sớm đưa ra các qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút vốn FDI vào tỉnh một cách hiệu quả.

+ Về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.

U Đôm Xay cần chú trọng nâng cao các qui hoạch, kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng: Thực hiện chương trình ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng, đề nghị chính phủ chấp thuận một số dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của U Đôm Xay vào danh mục gọi vốn đầu tư nước ngoài của nhà nước đến năm 2010 và năm 2015. Cụ thể là quan tâm đến các dự án về xây dựng đường giao thông đến các địa phương,xây dung tuyến đường U Đôm Xay-Trung Quốc, xây các trường học, nâng cấp mạng lưới điện cho các địa phương và các dự án về cung cấp nước, mạng lưới thông tin điện tử…. Qui hoạch phát triển cơ sở hạ tầng phải được kế hoạch hoá thành các dự án kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài. Việc xây dựng các qui hoạch, kế hoạch phát triển, nâng cao cơ sở hạ tầng gắn liền với việc tập trung dân cư và đưa các ngành nghề sản xuất mới cho người dân để có thể sản xuất ra thị trường.

Để thực hiện thành công phương hướng, xoá bỏ hoàn toàn tình trạng sản xuất tự cung tự cấp, tỉnh phải khẩn trương phối hợp với Trung ương và các cơ quan chuyên môn của tỉnh và các địa phương xây dựng chiến lược, qui hoạch kế hoạch dài hạn và ngắn hạn cụ thể. Trong đó phải giảm thiểu các ngành nghề bảo hộ và tạo ra các ngành nghề mới gắn với việc kêu gọi sự trợ giúp về vốn ĐTNN xây dựng các danh mục khuyến khích đầu tư.

+ Xây dựng qui hoạch tổng thể ĐTNN phù hợp với chiến lược phát triển chung của nền kinh tế.

Trước hết phải xác định đúng qui hoạch thu hút đầu tư và chiến lược đối tác đầu tư.

- Về qui hoạch, phải đặt kế hoạch thu hút FDI trong qui hoạch tổng thể sử dụng các nguồn lực; cần hướng FDI vào những ngành, lĩnh vực, địa bàn, dự án, sản phẩm cần ưu tiên phát triển bằng nguồn vốn FDI; đặc biệt, cần có chính sách, cơ chế, biện pháp để tạo một bước chuyển biến căn bản, hướng mạnh hơn nữa FDI vào các ngành nghề có khả năng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xuất khẩu.

- Việc qui hoạch thu hút FDI ngay từ đầu phải gắn với việc phát huy nội lực (gồm cả vốn, tài sản và cơ sở vật chất kỹ thuật đã tích luỹ được cùng với nguồn tài nguyên chưa sử dụng, nguồn lực con người, lợi thế vị trí địa lý và chính trị) gắn liền với việc đảm bảo an ninh quốc gia, phát huy lợi thế của U Đôm Xay trong bối cảnh cạnh tranh thu hút FDI.

- Việc qui hoạch phát triển ngành, sản phẩm, gắn với mỗi vùng, mỗi địa phương, ưu tiên phát triển các ngành khai thác lợi thế so sánh của vùng đồng thời tăng cường thu hút các dự án có công nghệ thích hợp, đầu tư vào những ngành mũi nhọn.

- Rà soát và hoàn chỉnh các qui hoạch tổng thể đối với ngành kết hợp với địa phương với nội dung.

Thứ nhất: Lập dữ liệu về tiềm năng và thế mạnh của tỉnh qua điều tra,

khảo sát về nguồn lực, điều kiện cơ sở hạ tầng, điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên.

Thứ hai: Lập danh mục các sản phẩm có thể sản xuất được tại tỉnh. Thứ ba: Lập danh mục các dự án cần gọi vốn FDI, trên cơ sở dự báo

chính xác nhu cầu thị trường, dự kiến qui mô, công suất, đối tác trong và ngoài nước, địa điểm, tiến độ thực hiện… để làm cơ sở xúc tiến đầu tư.

Tỉnh cần hỗ trợ các địa phương về tài chính, cán bộ kỹ thuật để thực hiện các công việc trên.

- Tỉnh phải khuyến khích đầu tư vào các ngành, lĩnh vực trọng điểm là thế mạnh của tỉnh như: lĩnh vực chế biến, nông sản khoáng sản, trồng cây cao su, các loại cây công nghiệp, lương thực và các dịch vụ qua đường, khách sạn, giải trí… để có thể thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xuất khẩu và xây dưng U Đôm Xay trở thành một thành phố lớn, một trung tâm du lịch, thương mại miền Bắc Lào.

Tạo mọi điều kiện thuận lợi để ác dự án đã triển khai hoạt động mở rộng, tăng công suất hiện có. Để khuyến khích các nhà đầu tư để thêm vào U Đôm Xay một cách hiệu quả cần phải cải cách một số thủ tục hành chính như thủ tục xem xét, cấp giấy phép đầu tư đối với các dự án tăng vốn đầu tư để mở rộng, nâng cao công suất:

- Công bố công khai qui hoạch phát triển đối với các nhà đầu tư để họ có những biện pháp nâng cao hiệu quả dự án.

- Thực hiện khuyến khích xuất khẩu bằng các biện pháp kinh tế và ưu đãi tài chính như ưu đãi thuế, sử dụng quĩ hỗ trợ xuất khẩu, thưởng xuất khẩu cho những doanh nghiệp nào có tỷ lệ xuất khẩu cao hơn mức cam kết hợp đồng. Trước mắt cần đều chỉnh danh mục sản phẩm mà dự án FDI phải xuất khẩu ít nhất 80% theo hướng chỉ áp dụng đối với một số ít sản phẩm có lợi thế cạnh tranh trong nước đã đáp ứng đủ nhu cầu, cần thiết phải bảo hộ, đồng thời xử lý linh hoạt tỷ lệ xuất khẩu của doanh nghiệp, không bắt buộc doanh nghiệp phải xuất khẩu ngay từ những năm đầu khi mà doanh nghiệp mới chỉ đi vào hoạt động, chưa củng cố được vị thế của mình trên thương trường. Kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện qui định về tỷ lệ xuất khẩu tại các doanh nghiệp để có biện pháp kịp thời hỗ trợ, đồng thời cũng phải có những chế tài nghiêm khắc đối với các doanh nghiệp có đủ điều kiện nhưng không chấp hành nghiêm chỉnh tỷ lệ xuất khẩu như đã cam kết, nhất là những sản phẩm trong nước đã sản xuất đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng.

- Việc rà soát và xây dựng các danh mục kêu gọi đầu tư FDI phải chú ý đến việc lựa chọn đối tác đầu tư, việc lựa chọn đối tác này sẽ quyết định quá trình hiện thực hoá danh mục các dự án cần thu hút. Trong thời gian qua, U Đôm Xay cũng khá thành công trong việc thu hút các dự án nhỏ lẻ của Trung Quốc vào phát triển các ngành, các lĩnh vực ở các địa phương có hoàn cảnh khó khăn. Nhưng U Đôm Xay vẫn chưa thu hút được các dự án có qui mô lớn có khả năng thúc đẩy mạnh mẽ kim ngạch xuất khẩu, thay đổi cơ cấu kinh tế và các dự án có nguồn công nghệ cao. Vì vậy trong thời gian tới cần phải tiếp tục thu hút các nhà đầu tư Trung Quốc vào phát triển các lĩnh vực ngành nghề ở các địa phương có điều kiện khó khăn, bởi vì U Đôm Xay có biên giới giáp với Trung Quốc, thuận tiện cho việc nhập thiết bị máy móc công nghệ để thực hiện dự án, thuận tiện trong việc xuất khẩu và điều kiện về công nghệ cũng khá phù hợp với điều kiện của U Đôm Xay. Đồng thời, U Đôm Xay cần tích cực thu hút các nhà đầu tư có nguồn vốn lớn và có trình độ công nghệ cao như Nhật Bản, Bắc Mỹ, Châu Âu, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc… để khai thác tối đa tiềm năng lợi thế của U Đôm Xay và xây dựng phát triển các lĩnh vực ngành nghề mới như đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, các dự án đầu tư vào phát triển công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, điện tử, các trung tâm giao dịch thương mại… Để có thể làm thay đổi tình trạng kém phát triển của nền kinh tế U Đôm Xay.

- Ban hành luật chống độc quyền và kiểm soát việc bán phá giá, tăng cường các biện pháp chống hành vi gian lận thương mại (trốn thuế, hàng giả, hàng lậu…). Xây dựng các chính sách đảm bảo cho người đầu tư tự chủ kinh doanh.

+ U Đôm Xay cần chú trọng đến việc qui hoạch phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất.

Trong điều kiện, cả nước thực hiện phát triển kinh tế theo hướng CNH - HĐH nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển và mất cân đối

về trình độ phát triển trong khu vực thì việc thu hút đầu tư xây dựng các khu công nghiệp cũng là một giải pháp, các khu công nghiệp có khả năng thu hút vốn, công nghệ của nước ngoài.

Tỉnh cần sớm đưa ra các qui hoạch phát triển khu công nghiệp tại địa bàn tỉnh, các qui hoạch phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất phải gắn với các điều kiện sản xuất là lợi thế của tỉnh để có thể triển khai sản xuất.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh u đôm xay cộng hoà dân chủ nhân dân lào (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w