Đẩy mạnh đổi mới công tác vận động thương mại xúc tiến đầu tư.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh u đôm xay cộng hoà dân chủ nhân dân lào (Trang 93 - 95)

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH U ĐÔM XAY

3.2.8. Đẩy mạnh đổi mới công tác vận động thương mại xúc tiến đầu tư.

các công ty có trình độ khoa học công nghệ cao, cho nên nó sẽ làm tăng tính phụ thuộc của nền kinh tế vào vốn nước ngoài, cạnh tranh và làm phá sản các doanh nghiệp yếu kém trong nước dẫn đến thiệt hại cho nên kinh tế xã hội của đất nước cũng như tỉnh.Và trên cơ sở đó đòi hỏi nhà nước cần có sự nhận thức đúng đắn và có những phương hướng đúng đắn để khai thác các mặt tích cực và hạn chế các mặt hạn chế của nguồn vốn này một cách có hiệu quả vào phát triển kinh tế xã hôi.

3.2.8. Đẩy mạnh đổi mới công tác vận động thương mại xúc tiếnđầu tư. đầu tư.

Muốn thu hút ngày càng nhiều vốn ĐTNN vào khai thác tiềm năng của tỉnh thì cần phải thực hiện vận động xúc tiến đầu tư. Khi mà các doanh nghiệp trong nước và tại U Đôm Xay còn non nớt về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, yếu về trình độ ngoại ngữ, chưa có kiến thức cần thiết về thương trường về đối tác, chưa trải qua cơ chế thị trường, thiếu thông tin và khả năng phân tích, phán đoán, dự báo trong khi họ phải đương đầu với những đối tác quá tinh xảo về nghệ thuật kinh doanh, kinh nghiệm quản lý và cả những mánh

khoé trên thương trường thì vai trò của nhà nước trong việc tìm hiểu đối tác nước ngoài và đồng thời khuyếch trương vị thế và tiềm năng của tỉnh cũng như nước Lào là vô cùng cần thiết.

Trong thời gian qua, mặc dù lãnh đạo tỉnh cũng như các cơ quan tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong hoạt động xúc tiến đầu tư và đã có những kết quả nhất định. Nhưng những kết quả đó chưa đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu về thu hút đầu tư nước ngoài. Do vậy việc xúc tiến đầu tư cần được đổi mới cả về nội dung và phương pháp thực hiện, theo một kế hoạch và chương trình chủ động, có hiệu quả. Trước hết cần xác định xúc tiến đầu tư là một nhiệm vụ của cơ quan nhà nước, tỉnh và Sở kế hoạch và đầu tư, Ban quản lý ĐTNN nên tăng cường công tác vận động xúc tiến đầu tư; thành lập bộ phận xúc tiến đầu tư, bố trí ngân sách cho hoạt động xúc tiến đầu tư.

- Về lĩnh vực và ngành nghề thu hút đầu tư:

Hoạt động xúc tiến đầu tư phải hướng mạnh vào các ngành, lĩnh vực mà U Đôm Xay có lợi thế, có khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước, khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực ngành nghề trọng điểm của tỉnh.

- Về đối tác đầu tư:

Cần phải thực hiện đúng đường lối của Đảng, đa phương hoá các đối tác ĐTNN để ta chủ động trong mọi tình huống, thực hiện được mục tiêu thu hút các công ty, tập đoàn của các nước có tiềm lực tài chính mạnh, côn gnghệ hiện đại… như Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, và các nước trong khu vực để chúng ta có thể áp dụng các tiềm lực kinh tế, khoa học công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến vào phát triển kinh tế nhằm nhanh chóng rút ngắn khoảng cách phát triển với các địa phương khác và các nước trong khu vực.

Bên cạnh đó, chúng ta phải chú trọng thu hút FDI của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của các nước (như: Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan…). Vì đó là những doanh nghiệp năng động, trình độ công nghệ phù hợp với điều kiện của U Đôm Xay đồng thời phù hợp với các đối tác của U Đôm Xay về khả năng

góp vốn, năng lực tiếp thu công nghệ, kinh nghiệm quản lý, có điều kiện tạo nhiều việc làm mới.

- Về hình thức vận động xúc tiến đầu tư:

Ngoài việc xúc tiến đầu tư thông qua các hoạt động ngoại giao như: các chuyến thăm và làm việc của lãnh đạo, U Đôm Xay cần phải có các phương thức vận động xúc tiến đầu tư một cách trực tiếp hơn, để các thông tin dễ chuyển đến các nhà đầu tư hơn và chuẩn xác hơn như: chúng ta có thể xúc tiến đầu tư thông qua các tài liệu, sách báo; qua mạng internet, xúc tiến thông qua đường dây nóng, các hội trợ triển lãm, các hội nghị… để chúng ta có thể trực tiếp đàm phán, quảng bá với các nhà đầu tư nước ngoài từ đó mức độ tin cậy về các thông tin đối với nhà đầu tư sẽ được nâng cao lên.

Bên cạnh đó, điều có ý nghĩa thiết thực hơn là luôn thực hiện phương châm “một dự án được cấp phép hoạt động sẽ trở thành một tuyên truyền viên tốt kêu gọi các nhà đầu tư khác đến U Đôm Xay”. Vì vậy việc đón tiếp các nhà đầu tư phải chu đáo, có chính sách hỗ trợ kịp thời đối với các nhà đầu tư, có chính sách hỗ trợ kịp thời đối với các nhà đầu tư muốn đầu tư và đang có dự án đầu tư tại U Đôm Xay, giúp họ giải quyết tốt các vấn đề phát sinh. Đây là một biện pháp có ý nghĩa rất quan trọng để vận động có hiệu quả, có sức thuyết phục đối với các nhà đầu tư mới và sẽ khiến cho các nhà đầu tư trở thành kênh tiếp thị hữu hiệu nhất cho U Đôm Xay.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh u đôm xay cộng hoà dân chủ nhân dân lào (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w