Kinh nghiệm của Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh u đôm xay cộng hoà dân chủ nhân dân lào (Trang 25 - 28)

Trung Quốc coi là một quốc gia thành công trong việc thu hút FDI cho quá trình CNH- HĐH. Là nước có nhiều điểm tương đồng với Lào, cũng chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Nhưng từ năm 1978, Trung Quốc đã mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài.

Tính từ năm 1979 đến năm 1997 Trung Quốc đã thiết lập được 303.400 xí nghiệp có vốn ĐTNN với tổng số vốn là 593,42 tỷ USD, vào thời điểm

năm 1996 đã có khoảng 200 trong tổng số 500 tập đoàn kinh doanh lớn nhất thế giới đầu tư vào Trung Quốc, năm 2001, khu vực có vốn FDI đã đóng góp 1/4 giá trị gia tăng trong công nghiệp, 1/5 giá trị gia tăng trong công nghiệp cao, 51,7% kim ngạch xuất khẩu (đưa Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu lớn thứ 6 thế giới), 19% tổng thu thuế và giải quyết việc làm cho 23 triệu lao động. Từ năm 1993 đến nay Trung Quốc trở thành nước dẫn đầu trong thu hút FDI ở Châu Á.

+ Các chính sách, biện pháp thu hút FDI của Trung Quốc.

Trung Quốc tiến hành mở rộng địa bàn thu hút vốn và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà ĐTNN. Do có đường bờ biển rộng lớn lại có vị trí địa lý thuận lợi. Ngoài ra nguồn nhân lực, tài nguyên dồi dào, cộng với những chính sách hợp lý, Trung Quốc trở thành một địa điểm hấp dẫn cho các nhà ĐTNN.

Về mặt tổ chức, trước hết Trung Quốc công bố các vùng, ngành khuyến khích đầu tư, các vùng ngành được phép đầu tư và các ngành, vùng cấm ĐTNN.

Ngoài các xí nghiệp liên doanh nước ngoài ở khắp các vùng lãnh thổ được phép nhà nước, Trung Quốc còn tổ chức các khu chế xuất như: các vùng đặc khu kinh tế, vùng kinh tế kỹ thuật phát triển cao…

Quy chế tổ chức, quản lý hành chính của hai loại vùng này đều giống với qui chế quản lý Nhà nước ở các vùng nội địa, chỉ khác nhau ở qui chế quản lý kinh tế thuộc thẩm quyền chính phủ địa phương. Cả hai loại vùng này đều được miễn thuế thu nhập vật tư thiết bị làm hàng xuất khẩu hay phục vụ xí nghiệp liên doanh ( trước ngày 1/1/1998, các vật tư thiết bị này còn phải chịu thuế VAT ) và đều phải chịu thuế thu nhập công ty, thuế phương tiện giao thông, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bất động sản…Các doanh nghiệp Trung Quốc ở các vùng đặc khu kinh tế cũng phải chịu thuế thu nhập như các xí nghiệp liên doanh với nước ngoài.

Luật pháp Trung Quốc cho phép chính quyền ở các vùng đặc khu kinh tế được phê duyệt các dự án đầu tư với số vốn tối đa là 30 triệu USD, cho người nước ngoài tham dự ít nhất là 25% vốn pháp định của các dự án liên doanh. Chính quyền địa phương cũng có quyền cấp đất cho các doanh nghiệp dùng làm vốn góp cổ phần liên doanh với nước ngoài. Trong phạm vi thẩm quyền của mình, mỗi đặc khu kinh tế lại có cách khác nhau để thu hút vốn ĐTNN.

Ngoài ưu đãi của địa phương, các nhà ĐTNN vào Trung Quốc còn được hưởng quy chế ưu đãi chung của Nhà nước. Nếu các nhà ĐTNN tái đầu tư từ 5 năm trở lên thì số lợi nhuận thu được sẽ được hoàn lại 40% thuế thu nhập trên số lợi nhuận tái đầu tư này, nếu đầu tư vào vùng ngành doanh lợi thấp nhà ĐTNN sẽ được miễn hoàn toàn hay một phần thuế trong 5 năm đầu hoạt động trong 10 năm tiếp theo có thể được miễn giảm từ 15 - 30% thuế thu nhập tuỳ thuộc vào vùng, ngành cụ thể. Nếu sau khi đã đầu tư lên 5 triệu USD hay đã cung cấp công nghệ tiên tiến mà loại hoạt động liên doanh với các xí nghiệp quay vòng vốn chậm, nhà đầu tư này có thể được miễn hoàn toàn hay một phần thuê cho hoạt động của mình.

Cuộc khủng hoảng tài chính ở khu vực đã để lại ảnh hưởng xấu cho nền kinh tế của nhiều nước trong khu vực trên thế giới các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã vạch ra những biện pháp nhằm đảm bảo các điều kiện thuận lợi và ổn định để thu hút vốn ĐTNN như:

- Bắt đầu từ 1/1/1998 Trung Quốc bãi bỏ thuế quan và thuế VAT có các vật tư thiết bị nhập phục vụ hạng mục công trình có vốn đầu tư nước ngoài.

- Trực tiếp mở thị trường cho nhà ĐTNN tham gia, kể cả lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, viễn thông, du lịch, ngoại thương.

- Khuyễn khích cung cấp vốn và phương tiện công nghệ tiên tiến vào khu vực làm hàng xuất khẩu.

Với những biện pháp nói trên và những giải pháp ở từng giai đoạn cụ thể, các nhà hoạch định chính sách đầu tư của Trung Quốc từ nay đến năm

2010, hàng năm sẽ thu hút được ít nhất khoảng 30 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài kể cả vốn vay của WB, ADB và quĩ hợp tác các kinh tế với nước ngoài của Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh u đôm xay cộng hoà dân chủ nhân dân lào (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w