Cơ sở hạ tầng xã hội.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh u đôm xay cộng hoà dân chủ nhân dân lào (Trang 36 - 38)

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH U ĐÔM XAY

2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng xã hội.

+ Cơ cấu hành chính.

Các cấp hành chính ở CHDCND Lào gồm có 3 cấp như: Cấp Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện. Dưới huyện là các bản làng nhưng Hiến pháp Lào chưa công nhận là một cấp hành chính.

Tỉnh U Đôm Xay gồm có 7 huyện, 572 bản, 42,722 gia đình, có tổng dân số 265, 179 người, trong đó có 133.126 Nữ. Địa hình của tỉnh 85% là núi đồi nên dân cư thường cư trú ở nông miền núi, có 396 gia đình sống ở miền núi ( theo báo cáo của UBND tỉnh ).

Vấn đề dân số, chỗ ở dân cư là một vấn đề khó khăn cho việc thu hút và triển khai các dự án FDI , bởi vì nó liên quan đến vấn đề thị trường và lao động. Dân số ít thiếu nguồn lao động, thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm. Dân cư ở rải rác khó khăn cho việc thực hiện các chương trình các dự án phát triển

kinh tế xã hội. Vì vậy đòi hỏi nhà nước cần có những chính sách, phương pháp phù hợp xác định các lĩnh vực ngành nghề khuyến khích, ưu đãi cho đầu tư nước ngoài.

+ Y tế: Mạng lưới cơ sở vật chất kỹ thuật y tế từ tỉnh đến huyện được củng cố nâng cấp đáp ứng nhu cầu cơ bản trong khám chữa bệnh cho người dân. Đến nay toàn tỉnh có 2 bệnh viện tuyến tỉnh, có 7 trung tâm y tế huyện, 38 trạm y tế ở các địa phương, 350 phòng thuốc ở 350 bản và các phòng khám đa khoa trong đó có một phòng khám do các Bác Sĩ đến tại nước ngoài.

+ Giáo dục:

Hệ thống giáo dục ở U Đôm Xay khá đa dạng. Hệ thống giáo dục phổ thông gồm giáo dục mầm non, tiểu học trung học cơ sở; có hai trường giáo dục đại học nghề nghiệp.

Thực hiện chính sách xã hội hoá giáo dục, hiện nay các trường không chỉ có những trường công lập mà còn có các loại hình trường tư ra đời và ngày càng gia tăng.

Giáo dục nguồn nhân lực đóng một vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước cũng như đảm bảo một điều kiện để thu hút đầu tư nước ngoài.

+ Văn hoá, dân tộc, tôn giáo.

U Đôm Xay là một tỉnh có số di tích lịch sử văn hoá như: các đền chùa có thể khai thác thành nơi lịch thu hút khách tham quan trong và ngoài nước.

Tỉnh U Đôm Xay có 14 dân tộc thiểu số. Cư trú thành những cộng đồng có ngôn ngữ bản sắc dân tộc rõ rệt. Sự đa dạng về kết cấu dân tộc tại U Đôm Xay tạo nên sự đa dạng trong bản sắc văn hoá và kinh nghiệm sản xuất, là điều kiện để phát triển ngành du lịch và phát huy các ngành nghề truyền thống. Tuy nhiên đồng bào các dân tộc do trình độ lao động thấp và chính tính đa dạng về dân tộc cũng gây không ít khó khăn về ngôn ngữ, phát triển kinh tế xã hội.

Vấn đề tín ngưỡng tôn giáo, các đồng bào dân tộc U Đôm Xay chủ yếu là theo đạo Phật và tín ngưỡng dân gian. Trong những năm gần đây dưới sự nỗ lực của nhà nước đối với vấn đề tôn giáo làm cho các hoạt tiêu cực tôn giáo bị hạn chế và ít gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất phát triển kinh tế xã hội và con người.

Với các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên, U Đôm Xay cũng có nhiều lợi thế so sánh hơn so với các địa phương khác trong thu hút FDI đặc biệt là vấn đề vị trí địa lý thuận lợi là nằm trung tâm các tỉnh miền Bắc, hệ thống giao thông vận tải thuận tiện, lao động nhân công giá rẻ... Và bên cạnh các điều kiện thuận lợi còn có nhiều vấn đề khó khăn cần khắc phục như vấn đề dân trí, tập trung dân cư, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng... Làm thế nào để phát huy được các lợi thế, tiềm năng của tỉnh và hạn chế các khó khăn, vấn đề được đặt ra cho chính quyền tỉnh, tức là tỉnh cần có những biện pháp, chính sách phù hợp để phát huy tốt các tiềm năng đó trong phát triển kinh tế xã hội cũng như nhằm thu hút đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh u đôm xay cộng hoà dân chủ nhân dân lào (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w