THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH U ĐÔM XAY
2.3.2. Tình hình thực hiện các dự án FDI tại UĐômXay.
Từ khi luật đầu tư Lào ra đời ngày 25/7/1988, đã tạo điều kiện môi trường pháp lý thuận lợi khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào Lào ngày càng nhiều. Theo thống kê của sở Kế hoạch và Đầu tư , từ năm 1992 đến năm 2007, U Đôm Xay đã thu hút được 42 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn là 56.016.714 USD.
Khởi đầu năm 1992 có 2 dự án với số vốn là 1,47 triệu USD đến năm 2004 số lượng dự án tăng lên thành 14 dự án với số vốn đầu tư là 13,68 triệu USD. Số dự án tăng lên 7 lần.
Năm 2005 số lượng dự án tăng lên đột biến rất lớn, từ 14 dự án vào năm 2004 tăng lên thành 32 dự án vào năm 2005, tức là tăng 18 dự án và nâng tổng số vốn đầu tư lên 32,18 triệu USD.
Năm 2006 - 2007 sự gia tăng số lượng dự án có xu hướng giảm đi. Năm 2006 tăng thêm 8 dự án và năm 2007 chỉ có 2 dự án nâng tổng số dự án thành 42 dự án và số vốn là 56,01 triệu USD.
Bảng 2.1. Số dự án và vốn FDI từ năm 1992 - 2007 của U Đôm Xay Năm Dự án Vốn (USD) 1992 2 835.714 1993 1 200.000 1994 0 0 1995 0 0 1996 0 0 1997 1 1.200.000 1998 0 0 1999 0 0 2000 0 0 2001 1 300.600 2002 2 1.040.000 2003 7 10.110.000 2004 2005 18 18.500.900 2006 8 18.785.500 2007 2 5.044.000
Nguồn: Sơ kế hoạch và đầu tư tỉnh U Đôm Xay
Có thể nói số lượng dự án FDI thu hút vào tỉnh có tốc độ chưa cao và không đồng đều, đặc biệt có những năm không thu hút được một dự án nào. Tính trung bình từ năm 1992 - 2007, mỗi năm chỉ thu hút được 2 dự án. Vốn FDI thu hút vào U Đôm Xay cũng không cao, xuất phát từ các dự án thường là các dự án nhỏ, ít vốn, trung bình trong tổng số 42 dự án đó, mỗi dự án chỉ có 1,3 triệu USD. Một con số rất ít . Trong tổng số 42 dự án trên có 90% dự án đi vào sản xuất trong đó có một số dự án còn trong quá trình triển khai xây dựng giải phóng mặt bằng.
Giai đoạn năm 1992 - 2004, tỷ lệ thu hút FDI vào tỉnh thấp do nhiều nguyên nhân. Về gốc độ kinh tế thì do các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đặc biệt là cơ sở hạ tầng của tỉnh chưa đảm bảo thuận lợi cho các nhà đầu tư. Về góc độ quản lý thì do tỉnh cũng như nhà nước chưa có nhiều văn bản pháp lý qui định cụ thể về việc khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài.Trong khi đó năm 2005 số lượng các dự án tăng lên rất cao, nguyên nhân là do việc hoàn thiện luật Khuyến khích ĐTNN (22/10/2004) và Chỉ thị 301/2005 của Thủ tướng về việc ưu đãi khuyến khích ĐTNN và các chuyến thăm của lãnh đạo tỉnh đặc biệt là chuyến thăm kết nghĩa với tỉnh Vân Nam – Trung Quốc. Bởi vì các dự án tăng lên trong năm 2005 chủ yếu là các dự án của Trung Quốc.
Cơ cấu ngành của các dự án FDI tại U Đôm Xay.
Cơ cấu ngành của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại U Đôm Xay tương đối giống cơ cấu ngành dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Lào nói chung, cụ thể ở các bảng sau:
Bảng 2.2. Cơ cấu cá dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại U Đôm Xay trong giai đoạn năm 1992 - 2007
Ngành
Dự án Vốn đầu tư
Số dự án Tỷ trọng(%) (triệu USD)Số vốn Tỷ trọng(%)
Công nghiệp 15 35,71 23.007 41,07
Nông - Lâm - Nghiệp 16 38,09 27.244 48,63
Dịch vụ 11 26,19 5.765 10,29
(Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư U Đôm Xay)
Theo bảng trên có thể thấy rõ số lượng các dự án FDI vào U Đôm Xay, ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng thu hút với 15 dự án (bằng 35,71% tổng số các dự án) với số vốn 23.007 triệu USD và bằng 41,07% tổng vốn đầu tư FDI ; ngành nông nghiệp có 16 dự án (bằng 38,09% số dự án đầu tư) với số vốn 27.24 triệu USD (bằng 48,63% tổng số vốn). Trong khi đó ngành dịch vụ có 11 dự án (chiếm 26,19% tổng số dự án) với số vốn 5.76 triệu USD (bằng 10,29% tổng số vốn).
Có thể nói các lĩnh vực ngành đầu tư trực tiếp nước ngoài tại U Đôm Xay có tỷ trọng tương đối đồng đều (công nghiệp 15 dự án với số vốn 35,71 triệu USD ; Nông nghiệp 16 dự án với số vốn 38,09 triệu USD, và dịch vụ 11 dự án với số vốn 5,76 triệu USD) đều này mang tính tích cực bởi góp phần tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm thiếu tỷ trọng ngành nông nghiệp, phát triển đúng theo đường lối của Đảng và Nhà Nước. Song do U Đôm Xay có nhiều lợi thế trong sản xuất nông nghiệp nên cơ cấu FDI trên vẫn chưa thực sự phù hợp với điều kiện cũng không phát huy tốt lợi thế so sánh của tỉnh.Trước mắt U Đôm Xay cần nỗ lực hơn nữa trong thu hút FDI vào ngành nông nghiệp với xu hướng là sản xuất hàng hoá nông nghiệp phục vụ thị trường nhằm khắc phục tình trạng sản xuất tự cung tự cấp và góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp kinh tế nông thôn.
Hiện nay, vốn FDI đầu tư vào ngành công nghiệp của tỉnh chủ yếu là đầu tư vào các ngành khai thác khoáng sản, xây dựng và lắp đặt thiết bị phục tùng. Còn các ngành dịch vụ chủ yếu là các dịch vụ về khách sạn nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống . Còn ngành nông nghiệp tập trung vào trồng cây cao xu, và ngô để xuất khẩu.
Các hình thức đầu tư FDI tại U Đôm Xay.
Bảng 2.3. Các hình thức đầu tư FDI tại U Đôm Xay Giai đoạn 1992 - 2007-05-22 Hình thức Số dự án Vốn đầu tư Số vốn (USD) Tỷ trọng (%) Số vốn (USD) Tỷ trọng (%) Liên doanh 6 14,2 3,34 5,96 100% vốn nước ngoài 36 85,7 52,67 94,03 Hình thức khác 0 0 0 0 Tổng 42 100 56,01 100
(Nguồn Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh U Đôm Xay)
Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ vốn FDI theo hình thức đầu tư ở U Đôm Xay
(Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh U Đôm Xay)
Qua số liệu trên (bảng số 2.3 và biểu đồ 2.2) có thể thấy, trong cơ cấu các hình thức FDI vào U Đôm Xay thời gian qua thì hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm ưu thế nhất (36/tổng số 42 dự án), và chiếm 94,03% tổng số vốn. Hình thức liên doanh chỉ chiếm (6/tổng 42 dự án) chiếm 5,96% tổng số vốn FDI. Còn hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chưa xuất hiện ở U Đôm Xay.
Tình trạng trên đòi hỏi tỉnh cần phải có những chính sách khuyến khích phát triển các hình thức liên doanh hợp đồng kinh doanh và các hình thức khác nhằm nâng cao khả năng hợp tác sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước để họ có thể học tập, những kinh nghiệm quản lý, kinh doanh và tiếp thu những khoa học công nghệ của các doanh nghiệp nước ngoài…
Các đối tác đầu tư tại U Đôm Xay.
Bảng 2.4. Các đối tác đầu tư FDI vào U Đôm Xay giai đoạn năm 1992 – 2007
STT Nước đầu tư Số dự án Số vốn đầu tư
(USD)1 Trung Quốc 30 46.533.094 1 Trung Quốc 30 46.533.094 2 Việt Nam 3 495.000 3 Pháp 3 970.420 4 Malaysia 4 3.468.200 5 Hàn Quốc 1 50.000 6 Đài Loan 1 4.500.000
(Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư U Đôm Xay)
Qua bảng đồ trên (2.4), có thể thấy các nhà đầu tư ở châu Á đặc biệt là Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn về vốn và số dự án đầu tư (với 30 dự án/tổng số 42 dự án và 46,53 triệu/tổng số vốn FDI 56,01 triệu USD). Điều này, khẳng định một mặt do trong thời gian qua U Đôm Xay đã tích cực hợp tác và thu hút nhà đầu tư tại các nước láng giềng và khu vực mặt khác do vị thế và tiềm năng của tỉnh chưa được nâng cao và chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư lớn đến từ các nước phát triển ở các châu lục và Chính quyền tỉnh chưa tích cực trong việc hoạch định thu hút các nhà đầu tư lớn. Do vậy,vấn đề đặt ra ở đây là tỉnh phải làm thế nào để thu hút được nhiều dự án từ các nhà đầu tư ở tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới vào U Đôm Xay.