1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của huyện đoàn đà bắc

48 749 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 262,5 KB

Nội dung

Hầu hết cán bộ Đoàn huyện Đà Bắcđều chưa được qua đào tạo chính quy về chuyên môn nghiệp vụ công tácĐoàn - Hội - Đội, chỉ một số ít cán bộ Đoàn được bồi dưỡng lớp tập huấnngắn ngày do hu

Trang 1

nghiệp “Trồng người” và là công việc hệ trọng, cấp bách Đề cập về công tác cán bộ, Bác Hồ đã khẳng định: Cán bộ là cái gốc của mọi công việc; Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém Người cán bộ tốt, cán

bộ ngang tầm thì việc xây dựng đường lối chính sách sẽ đúng đắn và đâychính là điều kiện tất yếu để đưa cách mạng giành thắng lợi, nếu không có cán

bộ tốt thì đường lối chính sách có đúng đắn đến đâu thì cũng khó mà trở thànhhiện thực, và ở đâu đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức, tốt, năng lực thì ở

đó có phong trào tốt

Đảng ta đã khẳng định: Trong tình hình hiện nay, xây dựng, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, trong xây dựng Đảng thì công tác cán bộ là then chốt, cán bộ Đoàn có vị trí quan

trọng trong công tác dân vận của Đảng và là nguồn cung cấp cán bộ cho hệthống chính trị

Sau hơn hai mươi lăm năm đổi mới đất nước ta đã đạt được những thànhtựu quan trọng, góp phần to lớn thúc đẩy phát triển nền kinh tế - xã hội tạoniềm tin tuyệt đối của mọi tầng lớp nhân dân; uy tín, vị thế của đất nước đượcnâng cao trên trường quốc tế Công cuộc đổi mới đặt ra một yêu cầu cấp thiết

là phải không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp từ Trungương đến cơ sở nhằm đáp ứng với nhiệm vụ hiện nay Sự nhân tố kinh tế xãhội cũng đang đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi mới đối công tác đoàn thựcthi trong đó đào tạo bồi dưỡng phong trào Đoàn nói chung và công tác cán bộĐoàn nói riêng

Trang 2

Trong những năm qua công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn nóichung; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn huyện Đà Bắc nói riêng đãđạt được có những thành tích đáng khen ngợi đó vấn đề đào tạo bồi dưỡngcán bộ Đoàn đang gặp nhiều khó khăn Hầu hết cán bộ Đoàn huyện Đà Bắcđều chưa được qua đào tạo chính quy về chuyên môn nghiệp vụ công tácĐoàn - Hội - Đội, chỉ một số ít cán bộ Đoàn được bồi dưỡng lớp tập huấnngắn ngày do huyện tổ chức, còn lại phần đa là chưa được qua đào tạo, bồidưỡng Chính vì vậy, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên còn gặpnhiều hạn chế, chưa thu hút được đông đảo đoàn viên thanh niên tham gia.Nội dung và hình thức đào tạo còn rất nhiều hạn chế, nội dung ít đổi mới chưaphong phú và chuyên sâu, hình thức đào tạo chủ yếu là mở lớp ngắn ngày dovậy không đáp ứng được yêu cầu trong công tác Đoàn hiện nay.

Thực trạng của công tác đào tạo cán bộ Đoàn huyện Đà Bắc hiện nay cònnhiều bất cập, đòi hỏi Đảng, Nhà nước, các Ban nghành, đoàn thể và Đoànthanh niên cần có những chính sách, nội dung đào tạo cụ thể, hiệu quả chocông tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn cơ sở Vì những lý do trên tôi

nghiên cứu đề tài: “Nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của huyện

Đoàn Đà Bắc” Đề tài nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao chất lượng công

tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn của huyện Đà Bắc trong thời gian tới

2 Mục đích nhiện vụ nghiên cứu

Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn cơ sở trên địa bàn huyệnhuyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình

Trên cơ sở khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác đàotạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH đất nước và thựctiễn đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn cấp cơ sở, từ đó đề xuất những giải phápnâng cao

Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộĐoàn cơ sở đáp ứng yêu cầu trong sự nghiệp đổi mới đất nước

Phân tích thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn huyện

Đà Bắc tỉnh Hòa Bình

Trang 3

Đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệuquả công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở.

3 Đối tượng nghiên cứu, khách thề nghiên cứu

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn huyện Đà Bắc tỉnhHòa Bình

- Đội ngũ cán bộ Đoàn huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình

- Các cơ quan trung tâm, trung tâm đào tạo cán bộ đoàn cấp cơ sở

4 Phạm vi nghiên cứu

- Về mặt không gian: Địa bàn huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình

Về mặt thời gian: từ năm 2008 đến 2011

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp duy vật biện chứng

- Phương pháp lôgíc - lịch sử

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Điều tra xã hội học

- Tọa đàm trao đổi

- Xin ý kiến chuyên gia

6 Kết cấu tiểu luận

- Ngoài phần mở đầu, danh mục kết luận, tài liệu tham khảo tiểu luậnđược kết cấu 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Đoàn cấp cơ

Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn trên địa bàn

huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình

Chương 3: Các giải pháp, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào

tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình

Trang 4

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI

DƯỠNG CÁN BỘ ĐOÀN 1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài

1.1.1.1 Cán bộ Đoàn

Theo từ điển Tiếng Việt:

Cán bộ là những người làm công tác nghiệp vụ, chuyên môn trong cơquan Nhà nước, Đảng, đoàn thể Người làm công tác có chức vụ trong một cơquan, một tổ chức, phân biệt với người không có chức vụ

Như vậy có thể nói: Cán bộ chỉ những người có chức vụ, vai trò và ương vị nòng cốt trong một tổ chức, có tác động ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức và các quan hệ trong lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, điều hành góp phần định hướng sự phát triển của tổ chức.

c-Cán bộ Đoàn là cán bộ chính trị - xã hội hay nói cách khác là cán bộ vừahoạt động chính trị vừa hoạt động xã hội Vì đối tượng thanh niên trong xãhội rất phong phú mà Đoàn thanh niên là tổ chức tiên tiến nhất của thanhniên, là đội dự bị tin cậy của Đảng, đồng thời Đoàn thanh niên cũng lãnh đạonhiều tổ chức xã hội khác của Thanh thiếu niên

Cán bộ Đoàn phải là những người trẻ hoặc là những người có “cái đầu trẻ”, là những người hành động có tính năng động, linh hoạt cao nên tuổi của

cán bộ Đoàn không thể quá xa so với tuổi của đoàn viên, thanh niên (trừ một

số ít cán bộ nghiên cứu, giảng dạy hoặc một số chuyên gia) Nếu tuổi của cán

bộ Đoàn cách biệt so với tuổi đoàn viên thanh niên sẽ giảm tính “xông pha”,

“lăn lộn”, nhạy bén trong hoạt động Nghị quyết, Ban Bí thư Trung ương

Đảng đã ban hành Quy chế cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, trong đó quyđịnh tiêu chuẩn về độ tuổi của đội ngũ cán bộ Đoàn ở các cấp Theo đó, đốivới cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn), cán bộ Đoàn giữ chức vụ không quá 35tuổi, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn không quá 37 tuổi

Cán bộ Đoàn thanh niên là những người ưu tú, có giác ngộ chính trị,hiểu biết thanh niên và có kĩ năng thành thạo trong việc tổ chức các hoạt động

Trang 5

thanh niên, có uy tín và có sức thu hút quần chúng trẻ tuổi, biết nói, biết viết,biết lắng nghe và biết tổ chức chỉ đạo các hoạt động Thanh thiếu niên.

Cán bộ Đoàn là cán bộ làm công tác chính trị - xã hội, nhưng do tínhđặc thù của đối tượng, vì vậy ngoài những yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụcán bộ Đoàn còn phải có lòng nhiệt tình, có năng khiếu, kĩ năng nghiệp vụ vàphương pháp công tác thanh thiếu nhi

1.1.1.2 Công tác cán bộ Đoàn

Công tác cán bộ là việc xây dựng đội ngũ cán bộ, bao gồm việc đề ratiêu chuẩn quy hoạch, đào tạo, đánh giá, bổ nhiệm, đề bạt, luân chuyển, điềuđộng quản lý, khen thưởng, chính sách đãi ngộ cán bộ… nhằm phục vụ chonhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước trong thời gian nhất định Nói mộtcách tổng quát, công tác cán bộ là những công việc Đảng, Nhà nước tiến hànhxây dựng đội ngũ cán bộ có chất lượng tốt, đảm bảo cho đường lối, chủtrương của Đảng chính sách, pháp luật của Nhà nước, các Nghị quyết, quyếtđịnh của cán bộ các

cấp được thực hiện một cách nghiêm túc và đem lại hiệu quả thiết thực chonhân dân

Công tác cán bộ Đoàn là bộ phận quan trọng trong công tác cán bộ củaĐảng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụcông tác Đoàn và phong trào Thanh thiếu niên trong giai đoạn mới, nhân tốquyết định sự vững mạnh của các tổ chức Đoàn - Hội - Đội, đồng thời tíchcực tham gia xây dựng Đảng và chính quyền trong thời kỳ mới Công tác cán

bộ Đoàn là một hệ thống bao gồm các nội dung:

Công tác đánh giá cán bộ

Công tác quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Trang 6

“Nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ số lượng và từng bước trẻ hóa đội ngũ cán bộ Đoàn Với việc tăng cường đầu tư cho công tác cán bộ nhằm tạo sự chuyển biến mới trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi Góp phần tạo nguồn cán bộ cho Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân”.

1.1.1.3 Công tác đào tạo cán bộ Đoàn

- Theo từ điển tiếng Việt:

+ Đào tạo là trang bị kiến thức, kĩ năng mới mà trước đó người họcchưa có (trong đào tạo cán bộ, thì đó là trang bị những kiến thức, kĩ năngnghề nghiệp)

Công tác đào tạo cán bộ Đoàn là công việc của Đoàn thanh niên trongcông tác cung cấp trang bị cho đội ngũ cán bộ Đoàn những kiến thức, kĩ năng,quan điểm, lập trường, tư tưởng, đạo đức đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi củacán bộ Đoàn TNCS và tổ chức Đoàn thanh niên

Có thể khẳng định, đội ngũ cán bộ nói chung là lực lượng chủ chốt của

cách mạng, là tài sản quý báu của đất nước theo tư tưởng “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” của dân tộc ta Nhưng trong thực tế không phải người người đều tốt, mọi việc đều hay, đều đúng, không ít trường hợp “trắng - đen, vàng - thau” lẫn lộn, kẻ gian xảo lại quá khéo léo, tinh vi, che đậy những suy nghĩ,

hành vi chưa đúng của mình, người chính trực lại thật thà, bộc trực, dễ làm

mất lòng người khác Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Dụng nhân như dụng mộc” Có nhiều cách thức, kinh nghiệm khác nhau khi bố trí sử dụng con

người Từ đó sẽ tìm ra được phương pháp hợp lí, bố trí sử dụng cán bộ Vốn

là người đã từng bôn ba khắp năm châu bốn biển, rất có kinh nghiệm về việcnày, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giúp chúng ta nhận diện những tích cách, hành

vi của từng loại cán bộ, của người tốt, kẻ xấu

1.1.1.4 Công tác bồi dưỡng cán bộ Đoàn

- Bồi dưỡng là tiếp tục trang bị cập nhật kiến thức, kĩ năng để cán bộlàm việc tốt hơn, hiệu quả hơn trong môi trường luôn thay đổi

- Công tác bồi dưỡng cán bộ Đoàn là việc tiếp tục trang bị cập nhật kiếnthức, quan điểm lập trường, tư tưởng, đạo đức, kỹ năng chuyên môn về côngtác nghiệp vụ Đoàn phục vụ trong quá trình công tác, qua đó nâng cao chấtlượng đội ngũ cán bộ, góp phần đẩy mạnh công tác Đoàn và phong trào thanhniên cho các chi Đoàn trực thuộc, đồng thời tạo điều kiện để cán bộ Đoàn các

Trang 7

1.1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ

1.1.2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ là sự kế thừa và phát triểnsáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê nin, cổ học tinh hoa và tổng kết sâu sắc từ thựctiễn cách

mạng Việt Nam Qua kinh nghiệm thực tiễn đã chỉ rõ, mức chính xác, sựđúng đắn của đường lối chính sách tùy thuộc cuối cùng ở chất lượng của độingũ cán bộ và trình độ cán bộ

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng một khi đã có đường lối cách mạng đúng

thì cán bộ là khâu quyết định Người viết: Muốn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém; Cán bộ là cái gốc của mọi công việc Cán bộ là những

người đem đường lối, chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dânchúng hiểu rõ và thi hành Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo lại choĐảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng Động lực của mọi cuộccách mạng là quần chúng nhân dân, mà hạt nhân chủ yếu của nó là lực lượng cán

bộ Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, chính là quan điểm về con người với

tính cách vừa là chủ thể, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng Đó là

biểu hiện cụ thể của quan điểm “lấy dân làm gốc”

Từ nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của cán bộ trong giải quyết mọicông việc, mọi nhiệm vụ của cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh thấy cầnphải có đội ngũ cán bộ tốt và để có đội ngũ cán bộ tốt Đảng cần đào tạo, bồidưỡng cán bộ Đảng, phải coi huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng,phải biết lựa chọn, đánh giá, sử dụng và đối xử đúng với cán bộ trong mỗimột người có ích cho công việc chung Người cho rằng muốn nắm và biết rõcán bộ phải thường xuyên xem xét cán bộ, nếu không sẽ là một khuyết điểm

to Người viết: Khi cân nhắc cán bộ phải xét rõ người đó có gần gũi quần chúng, có được quần chúng tin cậy mến phục không, nghĩa là phải xem xét uy

tín cán bộ trước quần chúng đến mức độ nào và phải xem người ấy xứng đáng

với việc gì Nếu người có tài mà dùng không đúng tài của họ, cũng không được việc, nếu cân nhắc không cẩn thận không khỏi đem người chỉ nói mà không làm vào những địa vị lãnh đạo, như thế rất có hại

Trang 8

Song song với việc chỉ ra tầm quan trọng của việc sử dụng đúng người,

đúng việc, đúng chỗ, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ rõ: Cân nhắc và khéo dùng cán bộ, dùng đúng cán bộ là trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, bởi vì không đánh giá, sử dụng đúng cán bộ sẽ dẫn đến sự lãng phí nhân tài là sự lãng phí lớn nhất của đất nước Lãnh đạo khéo thì tài nhỏ có thể hoá ra tài

to Lãnh đạo không khéo thì tài to hoá ra tài nhỏ, cân nhắc cán bộ, phải vì công tác tài năng, vì cổ động cho đồng chí khác thêm hăng hái Như thế công việc nhất định chạy, nếu vì lòng yêu ghét, vì thân thích, vì nể nang nhất định không ai phục, mà gây nên mối lôi thôi trong Đảng Như thế có tội với Đảng,

có tội với đồng bào.

Để cân nhắc, sử dụng đúng người, đúng việc, đúng chỗ, đúng lúc, theoChủ tịch Hồ Chí Minh phải có quan điểm và phương pháp đánh giá đúng;Người chỉ ra rằng phải có độ lượng vĩ đại thì mới có thể đối với cán bộ mộtcách chí công vô tư, không có thành kiến, khiến cán bộ không bị bỏi rơi

Người cho rằng: Trong thế giới cái gì cũng biến hoá, không nên đem một cái khuôn khổ nhất định mà lắp vào tất cả mọi người khác nhau, quá khứ, hiện tại và tương lai của mọi người không phải luôn giống nhau Theo Người: Xem xét cán bộ không chỉ xem ngoài mặt mà còn phải xem cả lịch sử, tất cả công việc của họ Trước khi cân nhắc cán bộ phải nhận xét rõ ràng.

Chẳng những xem xét cách viết, cách nói của họ, mà còn phải xem xétviệc làm của họ có đúng với lời nói, bài viết của họ hay không? Chẳng nhữngxem xét họ đối với ta như thế nào Ta nhận họ tốt còn phải xét số nhiều đồngchí có nhận họ tốt hay không? Phải biết ưu điểm của họ mà cũng phải biếtkhuyết điểm của họ

Như vậy, quan điểm xem xét cán bộ của Hồ Chí Minh rất tổng hợp, lịch

sử và biện chứng, phải đặt cán bộ trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể Chỉtrên những quan điểm và phương pháp đánh giá cán bộ như vậy mới khắcphục được những căn bệnh, những khuyết điểm chủ quan thường mắc trong

công tác cán bộ như: Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bán cho

họ là chắc chắn hơn người ngoài; ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mình,

mà chán ghét những người chính trực; ham dùng những người tình tình hợp với mình mà tránh những người tính tình không hợp với mình.

Trang 9

Quan điểm và phương pháp đánh giá, sử dụng cán bộ của Chủ tịch HồChí Minh đầy tính nhân văn Người vừa tin yêu, vừa nghiêm khắc, vừa độlượng đối với cán bộ Người nhấn mạnh cần phải tạo ra môi trường khiến chocán bộ cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến, có gan phụ trách, có gan làm việc; khi

đã giao việc cho cán bộ phải để cho họ có quyền tùy cơ ứng biến mới có thểphát huy tài năng của họ, không nên sớm ra lệnh này, trưa đổi lệnh khác Nếukhông tin cán bộ, sợ họ làm không được, rồi việc gì mình cũng nhúng vào, kết

quả thành chứng bao biện, công việc vẫn không xong Người nói: Nếu đào tạo

một mớ nhát gan dễ bảo, đập đi, hò đứng, không dám phụ trách Như thế làmột việc thất bại cho Đảng Đảng phải thương yêu cán bộ nhưng thương yêukhông phải là vỗ về, nuông chiều, phó mặc, mà thương yêu là giúp họ học tậpthêm, tiến bộ thêm, là hễ thấy khuyết điểm là giúp họ sữa chữa ngay để vun

trồng cái thói có gan phụ trách, cả gan làm việc của họ Theo Người thương

yêu cán bộ chính là ở thái độ thưởng phạt công minh, có thành tích thì khen,

có khuyết điểm phải phạt Người nhấn mạnh nhiều lần: Người đời ai cũng có chỗ tốt và chỗ xấu, ai cũng có khuyết điểm, có làm việc thì có sai lầm Chúng

ta không sợ sai lầm và khuyết điểm, chỉ sợ không chịu sửa chữa sai lầm và khuyết điểm Chỉ sợ những người lãnh đạo không biết tìm cách đúng để giúp

cán bộ sửa chữa sai lầm và khuyết điểm Phải biết cải tạo họ không phải làmột sai lầm to lớn, mà đã cho họ là cơ hội chủ nghĩa, đã cảnh cáo, đã khai trừ.Những cách quá đáng như vậy đều không đúng, phải độ lượng và có thái độthân thiết giúp họ tìm ra cái cớ vì sao sai lầm

Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cán bộ là kết tinh truyền thống

dùng người của ông cha ta trong lịch sử, là đỉnh cao của “nghệ thuật” hay

“phương sách” dùng người - bí quyết thành công của sự nghiệp cách mạng.

Đó là tư tưởng vĩ đại, đầy tính nhân văn và khoa học Ngày nay, những tưtưởng đó đã trở thành những bài học, những nguyên tắc trong công tác cán bộcủa Đảng Tư tưởng này đã được Đảng ta vận dụng một cách triệt để và nócàng được nâng cao hơn trong giai đoạn hiện nay Đây là những kinh nghiệmquí báu cho Đoàn thanh niên trong công tác cán bộ của mình, là phương phápluận trong sự nghiệp đổi mới công tác cán bộ Đoàn hiện nay

Trang 10

1.1.2.2 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cán bộ

Kế thừa và vận dụng sáng tạo học thuyết Mác-Lênin và Tư tưởng HồChí Minh về công tác cán bộ Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng taluôn coi trọng công tác cán bộ là một trong những vấn đề có vị trí đặc biệt.Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 3 khóa VIII đã vạch rachiến lược cán bộ của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH là nhiệm vụ, nhu cầu hếtsức cấp bách trong giai đoạn hiện nay Đảng ta đã chỉ ra một số điểm cơ bản

về xây dựng đội ngũ cán bộ trong chiến lược cán bộ

Một là: Công tác cán bộ phải gắn liền với đường lối và nhiệm vụ chính

trị của Đảng

Vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán

bộ, Đảng ta đã xác định, mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ cách mạng đều cần cómột đội ngũ cán bộ thích ứng, có phẩm chất, năng lực đáp ứng được sự đòihỏi của nhiệm vụ từng giai đoạn

Giữa đường lối, nhiệm vụ chính trị của Đảng và cán bộ có mối quan hệbiện chứng Đường lối chính trị bao giờ cũng quyết định đường lối tổ chức vàcán bộ Như vậy, đường lối chính trị đúng hay sai có tác dụng quyết định đếnviệc xây dựng và thực hiện chính sách cán bộ và ngược lại cán bộ tốt hay kém

sẽ ảnh hưởng đến việc xác định đường lối, nhiệm vụ chính trị

Như vậy khi cách mạng chuyển giai đoạn, đường lối và nhiệm vụ thayđổi, công tác cán bộ phải luôn được đổi mới ngang tầm với đòi hỏi của giaiđoạn mới

Hai là: Xây dựng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ phải trên cơ sở giữ

vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng

Quán triệt quan điểm giai cấp trong công tác cán bộ và xây dựng đội ngũcán bộ là vấn đề có tính nguyên tắc Bất cứ giai cấp nào, chế độ xã hội nào cũng

có đường lối cán bộ riêng của mình, xây dựng đội ngũ cán bộ trung thành

và có khả năng thực hiện thắng lợi, lợi ích lý tưởng của giai cấp mình

Quan điểm giai cấp thể hiện ở tinh thần đoàn kết, tập hợp rộng rãi cácloại cán bộ, trọng dụng mọi khâu nhân tài của đất nước, không kể người ởtrong Đảng hay ngoài Đảng, thuộc dân tộc tôn giáo nào, người Việt Nam ở

Trang 11

trong nước hay ngoài nước, không định kiến với người có quá khứ sai lầmnay đã hối cải và sửa chữa.

Ba là: Xây dựng đội ngũ cán bộ phải gắn với xây dựng tổ chức và đổi

mới cơ chế chính sách

Đảng ta khẳng định, tổ chức mạnh làm cho từng người mạnh góp phầnlàm cho cả tổ chức mạnh lên

“Một cây làm chẳng lên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Do đó, muốn có cán bộ tốt phải gắn công tác cán bộ với tổ chức, chăm loxây dựng tổ chức Xây dựng tổ chức phải đi đôi với xây dựng con người vàxây dựng con người phải gắn liền với xây dựng tổ chức Cán bộ tốt có thể tạonên một tổ chức tốt, cán bộ xấu có thể làm hư hỏng một tổ chức, một bộ máy.Ngược lại, một tổ chức trong sạch, lành mạnh tạo môi trường để rèn luyện,đào tạo cán bộ là cho cán bộ ngày một trưởng thành hoàn thiện về bản thân.Bên cạnh đó một tổ chức yếu kém có thể là hư hỏng cán bộ

Quan điểm này của Đảng thể hiện rõ ở chỗ, trên cơ sở chính trị mà xâydựng tổ chức, xác định số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn cán bộ Căn cứ vào đómới lựa chọn bố trí cán bộ cho phù hợp Làm sao cán bộ luôn luôn thích ứngvới tổ chức, là điều kiện cho sự phát triển của cả tổ chức và cán bộ

Bốn là: Công tác cán bộ phải gắn liền với phong trào cách mạng của

quần chúng Phải thông qua hoạt động của thực tiễn và phong trào hành động cách mạng của quần chúng để chọn lựa, giáo dục, bồi dưỡng rèn luyện cán bộ Phong trào hành động cách mạng của quần chúng là trường học lớn

của cán bộ Hoạt động cách mạng của quần chúng là nơi giáo dục, đánh giá,sàng lọc, lựa chọn cán bộ

Cán bộ và phong trào cách mạng của quần chúng có mối quan hệ biệnchứng, nên khi tiến hành công tác cán bộ phải kết hợp với phong trào cáchmạng của quần chúng mới có có hiệu quả Giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng,nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực của cán bộkhông chỉ qua lý thuyết, trường lớp, mà trước hết, quan trọng hơn hết là phảiqua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của quần chúng

Trang 12

Năm là: Đảng lãnh đạo thống nhất công tác cán bộ và đội ngũ quản lý

cán bộ, đồng thời phát huy trách nhiệm của các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị, tôn trọng pháp luật và điều lệ của tổ chức quần chúng.

Đảng ta là Đảng cầm quyền cho nên phải trực tiếp nắm bắt vấn đề về cán

bộ, bao gồm cả việc định ra đường lối, chính sách cán bộ và bố trí quyết địnhcán bộ lãnh đạo chủ chốt trong cơ quan Nhà nước và các đoàn thể nhân dân.Chuẩn bị cán bộ cho cả hệ thống chính trị trên mọi lĩnh vực, đảm bảo thựchiện một cách có kết quả đường lối chính sách của Nhà nước và của Đảng.Đảng thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra cán bộ của các ngành, cáccấp, coi đó là những công việc quan trọng bậc nhất đặt ra hàng đầu của cáclãnh đạo

Những quan điểm trên của Đảng về công tác cán bộ được vận dụng trongmọi thời kỳ cách mạng nước ta, đó là cả một quá trình vận dụng sáng tạo,phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng độingũ cán bộ và công tác cán bộ Và đến ngày nay cũng vậy, cần phải quán triệtnhững quan điểm này trong điều kiện CNH, HĐH sẽ tạo điều kiện xây dựngđội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực trình độ cần thiết để có thể thựchiện thắng lợi những nhiệm vụ chính trị - xã hội của Đảng

1.1.2.3 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn

* Cán bộ Đoàn trong hệ thống chính trị

Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là một thành viên tập thể trong

hệ thống chính trị của Việt Nam Đoàn lấy mục đích, lý tưởng của Đảng Cộngsản Việt Nam làm mục đích cho chính mình Đó là lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin

và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động, để xây dựng

cơ sở lý luận và hành động thực tiễn của mình, Đoàn lấy lập trường của giaicấp công nhân làm lập trường của mình trong đấu tranh cách mạng Đoànthừa nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - lãnh tụ chính trị củamình

Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được Chủ tịch Hồ Chí Minhsáng lập lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta xác định Đoàn ta là lực lượng hùng

Trang 13

hậu nhất, là đội quân xung kích cách mạng, đội dự bị tin cậy của Đảng Đảngtin tưởng tuyệt đối vào lực lượng cách mạng trẻ là Đoàn thanh niên.

Đảng ta đã khẳng định: cán bộ Đoàn là một bộ phận của cán bộ Đảng,xây dựng Đoàn vững mạnh là một nhiệm vụ trong xây dựng Đảng, cán bộĐoàn là nguồn bổ sung cán bộ cho Đảng, Nhà nước và các tổ chức khác.Đảng có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp và sử dụng đội ngũ cán bộĐoàn thanh niên trong các thời kỳ cách mạng và trong cả công cuộc đổi mới

hiện nay Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết” Đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ Đoàn là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nguồn cho Đảng và NhàNước

Quan điểm xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn: Trước hết, nhằm đáp ứng yêucầu nhiệm vụ công tác của Đoàn và phong trào TTN trong giai đoạn mới, gópphần xây dựng tổ chức Đoàn - Hội - Đội vững mạnh tham gia xây dựng Đảng

và chính quyền nhân dân Thông qua hoạt động thực tiễn phong trào TTN đểtuyển chọn đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ tạo nguồn bổ sung cán bộ cho Đảng,Nhà nuớc và các đoàn thể Nâng cao chất lượng, đảm bảo về số lượng Từngbước trẻ hóa đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp Phấn đấu trong thời gian tới có đủ

về số lượng, đồng bộ về chất lượng và cân đối về cơ cấu cán bộ ở mỗi cấp,góp phần tạo bước chuyển biến cơ bản trong công tác xây dựng Đoàn Đảngthống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lí cán bộ Đoàn theo phân cấp củaTrung ương Đảng Đồng thời có sự tham gia của BTV Đoàn Đảm bảo tính kếthừa và phát triển, tính dân chủ, công khai, chú trọng về tiêu chuẩn và chấtlượng trong công tác cán bộ của Đoàn

* Cán bộ Đoàn trong thanh thiếu niên

Cán bộ Đoàn là người thủ lĩnh của đoàn viên thanh niên, là người định rachủ trương, Nghị quyết Là những người vừa lãnh đạo, tổ chức, vừa là ngườibạn, người đồng chí, đồng nghiệp tin cậy của thanh thiếu niên Cán bộ thanhniên còn là những người trực tiếp vừa thuyết phục, vừa giáo dục cho đoàn

viên, thanh niên, tính “thủ lĩnh” còn thể hiện ở tính chủ động của cán bộ Đoàn, đó là tính tập trung, tính “thủ trưởng” trong cơ quan của Đoàn thanh

niên Để được cán bộ đoàn viên thanh niên tin yêu và quý mến, cán bộ Đoànphải đảm bảo những yêu cầu sau:

Trang 14

- Cán bộ Đoàn thanh niên phải được rèn luyện qua các phong trào, xuấtthân từ phong trào, được quần chúng thanh niên tín nhiệm bầu ra Thanh niênphải tin tưởng bày tỏ quan điểm ý kiến của mình một cách cởi mở.

- Cán bộ Đoàn là người đại diện cho cấp bộ Đoàn, cho đoàn viên thanhniên bày tỏ thái độ, lý tưởng trách nhiệm của mình trước Đảng, trước dân tộc,

là người bảo vệ quyền lợi của tuổi trẻ: quyền được học tập, quyền được cóviệc làm thu nhập, quyền tự do bình đẳng trước pháp luật…

- Cán bộ Đoàn là người đoàn kết, tập hợp mọi tầng lớp thanh niên vào tổchức Là người có ảnh hưởng lớn trong xã hội, là trung tâm đoàn kết thanhthiếu niên để giáo dục họ Giúp thanh thiếu niên phát huy được tài năng, nănglực của bản thân, phát hiện tài năng trẻ cho Đoàn, cho xã hội trong mọi lĩnhvực Là người đại diện cho Đoàn trong các tổ chức quần chúng của Đoànthanh niên như: Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam; Hội Sinh viên Việt Nam;Gia đình trẻ; Hội nghề nghiệp…

* Cán bộ Đoàn trong sự nghiệp đổi mới đất nước

Là đội ngũ cán bộ tiếp thu nhanh, tuyên truyền quảng bá, và định hướng

tư tưởng cho quần chúng thanh niên về tư duy đổi mới, sự nghiệp đổi mới đấtnước của Đảng, Nhà nước đến đoàn viên thanh niên một cách chính xác,nhanh chóng và rộng rãi nhất

Là đội ngũ cán bộ xung kích trên mọi lĩnh vực trong công cuộc đổi mới đấtnước, là những người cán bộ trẻ tuổi, năng động, sáng tạo, nhận thức nhanh

Là lực lượng lao động trẻ, có kiến thức, có khoa học, có trìng độ và taynghề cao, là lực lượng làm ra nhiều sản phẩm cho xã hội, không những sảnphẩm vật chất mà còn cả những sản phẩm văn hoá tinh thần

Là lực lượng cán bộ bổ sung cho Đảng, cho Chính phủ, cho dân tộc hùnghậu nhất, tinh nhuệ nhất Đã có trên 90% Bí thư Đoàn thanh niên tham giaquản lý, điều hành đất nước Đoàn là thành viên trong hệ thống chính trị, hệthống quản lý của địa phương Nhiệm vụ của cán bộ Đoàn nói riêng và nhiệm

vụ của Đoàn nói chung là quản lý, tổ chức và giáo dục đoàn viên thanh niên.Đây cũng là một công việc giúp đỡ Đảng, giúp Nhà nước quản lý đào tạo conngười, đó cũng là quản lý đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước

Trang 15

- Đạt độ tuổi quy định từ đủ 18 tuổi trở lên Đây cũng là điểm mới trong

tuyển dụng công chức Trước đây, pháp luật quy định tuổi đăng ký dự tuyển

công chức là từ đủ 18 tuổi đến 40 tuổi, một số trường hợp tuổi dự tuyển có thể

cao hơn nhưng không quá 45 tuổi Quy định như vậy là nhằm bảo vệ quyềnlợi cho những người tham gia vào công chức khi đến tuổi được nghỉ chế độtrong điều kiện chế độ bảo hiểm xã hội trước đây còn những hạn chế Nhưngquy định như vậy đã hạn chế cơ hội của công dân, không tạo điều kiện thu hútđược người có tài năng ở khu vực tự tham gia vào công vụ Do đó, Luật cán

bộ, công chức chỉ quy định tuổi tuyển dụng ở mức sàn - là từ đủ 18 tuổi trởlên - mà không khống chế độ tuổi tuyển dụng ở mức trần, miễn là còn trong

độ tuổi lao động Điều này có nghĩa là nếu còn trong độ tuổi lao động - dưới

55 tuổi với nữ và dưới 60 tuổi với nam - mọi công dân có đủ điều kiện quyđịnh đều có cơ hội tham gia vào công vụ

Bên cạnh các tiêu chuẩn chung nói trên, căn cứ vào từng ngành, từng lĩnhvực của hoạt động công vụ, người dự tuyển vào công chức phải đạt được tiêu

Trang 16

chuẩn cụ thể tương ứng với mỗi vị trí công tác Luật cán bộ, công chức cũngquy định một số trường hợp không được đăng ký dự tuyển vào công chức.

- Điều 25 Đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ luật quy định:

1 Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải căn cứ vào tiêu chuẩn, chức vụ,chức danh cán bộ, yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với quy hoạch cán bộ

2 Chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ do cơ quan có thẩm quyền của ĐảngCộng sản Việt Nam, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ quy định

1.2.2 Yêu cầu về chất lượng cán bộ Đoàn cơ sở trong thời kỳ mới

* Người cán bộ Đoàn hiện nay cần phải có sự phát triển về thể chất và tinh thần đáp ứng được nhiệm vụ được giao

- Phải có sức khoẻ tốt: để không những đảm bảo công việc hàng ngày mà

còn phải đáp ứng những công việc tập trung có cường độ lao động cao, làmviệc trong các điều kiện khó khăn, môi trường khắc nghiệt

- Phải có sự vững vàng về tinh thần: là điều kiện để có những ý nghĩ

đúng, hành động độc lập, không trông chờ, ỷ lại, lệ thuộc vào người khác Nó

là cơ sở của niềm tin, của định hướng, tính ổn định, tính chủ động

- Phải có sự phát triển sâu sắc về thế giới nội tâm: Là để cảm nhận sự

phong phú của cuộc sống, dễ tiếp cận được nhiều đối tượng, nắm bắt đượctâm tư, tình cảm, nguyện vọng của thanh thiếu niên và qui luật tình cảm riêngcủa từng đối tượng

* Người cán bộ Đoàn phải có tri thức, kinh nghiệm phù hợp với đòi hỏi của thanh niên và xã hội giao cho

- Tri thức và kinh nghiệm của người cán bộ Đoàn mang tính tổng hợpcao: Vì công tác Đoàn thực chất là công tác con người mà con người ở đây làcon người trẻ tuổi ở mọi lĩnh vực, mọi đối tượng Do vậy người cán bộ Đoànkhông chỉ có kỹ năng nghiệp vụ công tác mà còn phải am hiểu các kiến thức

về một số chuyên ngành có tính tổng hợp trong khoa học quản lý, giáo dục,pháp luật, chuyên môn

- Tri thức và kinh nghiệm về chính trị là vốn tri thức chi phối toàn bộ các

xã hội, về con người và vấn đề con người nhất là trong công cuộc tiến hànhđổi mới tri thức, kinh nghiệm khác của người cán bộ Đoàn: Đó là hệ thống trithức và phương pháp luận chủ nghĩa Mác-Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 17

- Tri thức và kinh nghiệm của người cán bộ Đoàn là sự hoà quyện giữatri thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn, tri thức khoa học và kinh nghiệmbản thân Chỉ có như thế người cán bộ Đoàn mới vừa đảm bảo được tínhchung vừa đúng với tính cá biệt, vừa đảm bảo tính khoa học vừa bảo đảm tínhthực tế.

Bộ phận trực tiếp quyết định hiệu quả công tác của người cán bộ Đoàn làtri thức và kinh nghiệm lãnh đạo - quản lý; nhất là những tin tức thời sự,thông tin nhanh, thông tin lãnh đạo, chỉ đạo, kiến thức quản lý kinh tế, quản lý

xã hội, tâm lý, luật pháp…

* Người cán bộ Đoàn phải có lập trường chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng, phát triển theo yêu cầu nhiệm vụ thực tiễn: Đó là tình yêu sâu sắc

với con người, nhất là con người nghèo khổ bất hạnh; đó là tính nhân văncộng sản chủ nghĩa trong tình hình đổi mới Lý tưởng cách mạng của ngườicán bộ Đoàn phải được xây dựng trên nền tảng lý luận và phương pháp luậnMác-xít Người cán bộ Đoàn cần phải có năng lực về thẩm mỹ và phát triểnnăng lực thẩm mỹ tương ứng với yêu cầu nhiệm vụ được giao Đó là sự hiểubiết về cái đẹp, sự đam mê về cái đẹp hoà quyện với đam mê công việc, nhạybén với các giá trị thẩm mỹ trong các vấn đề chính trị - xã hội Hệ thống giátrị văn hoá thẩm mỹ của người cán bộ Đoàn hiện nay mang tính thực tiễn trựctiếp, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và chủ nghĩa nhân văn cộng sản

* Tự nguyện, nhiệt tình và ham thích các hoạt động xã hội Lao động của

người cán bộ Đoàn rất khác với lao động của cán bộ các tổ chức, các ngànhnghề khác, là loại lao động đòi hỏi sự tự nguyện, nhiệt tình cao Nếu không có

sự tự nguyện và lòng nhiệt tình, người cán bộ Đoàn sẽ hoạt động như mộtviên chức, khó có thể thâm nhập vào đời sống thanh niên, vượt qua đượcnhững khó khăn và không thể có sáng kiến trong hoạt động

- Cán bộ Đoàn là người được đoàn viên thanh niên tín nhiệm lựa chọn và

họ vui vẻ, tự nguyện chấp nhận sự lựa chọn đó

- Cán bộ Đoàn làm việc không chỉ bằng những chương trình kế hoạchkhuôn mẫu có sẵn của cấp trên mà còn xuất phát từ những nhu cầu, nguyệnvọng của thanh niên ở địa phương, đơn vị Do tự nguyện, nhiệt tình nên cán

bộ tự tìm việc làm, tự nảy sinh những sáng kiến mới, độc đáo, đem lại những

Trang 18

hiệu quả thiết thực cho công tác thanh thiếu niên, thực sự là ngọn cờ tập hợpthanh niên ở địa phương, đơn vị.

* Nắm vững những đặc điểm tâm lý thanh niên, biết giao tiếp với thanh

niên, có tri thức và kỹ năng tổ chức các hoạt động thanh thiếu niên và nghiệp vụ.xây dựng Đoàn, Hội Hiểu thanh niên và biết cách hoạt động trong thanh

niên là đặc trưng có tính “nghề nghiệp” của cán bộ Đoàn Nó là sắc thái rất

riêng để phân biệt cán bộ Đoàn với cán bộ của các tổ chức khác

* Có nghề chuyên môn, có hiểu biết về kinh tế, tự đảm bảo được cuộc sống của bản thân và gia đình ổn định Đặc trưng này của người cán bộ Đoàn

mới xuất hiện trong một số năm gần đây do những đòi hỏi khách quan củacông tác Đoàn trong thời kỳ xây dựng đất nước Cán bộ Đoàn cần được trẻhóa, lưu chuyển nhanh, cần có nghề để việc chuyển đổi được thuận lợi Cần

có nghề, có hiểu biết về kinh tế kỹ thuật để tổ chức thanh niên tham gia pháttriển kinh tế - xã hội

* Trình độ học vấn phù hợp với trình độ chung của thanh niên và có những tri thức cơ bản về chính trị, văn hóa, pháp luật, về đường lối đổi mới của Đảng, biết ngoại ngữ và sử dụng được các phương tiện kỹ thuật hiện đại, thông dụng Đặc trưng này phản ánh một cách khách quan nhu cầu của thời

đại, của đất nước đi vào thời kỳ CNH, HĐH đối với cán bộ Đoàn Không cómột vốn tri thức phong phú, không thể tiếp xúc với thanh niên, hơn thế nữacàng không thể tổ chức được các hoạt động hấp dẫn thanh niên

* Phong cách sống, làm việc năng động, trung thực, nhân ái: Công cuộc

đổi mới đời sống xã hội và tốc độ phát triển của thế giới hiện đại tất yếu dẫnđến sự ra đời một thế hệ thanh niên năng động, làm việc có hiệu quả và chấtlượng cao Tuổi trẻ cũng đòi hỏi rất cao ở cán bộ Đoàn tính trung thực, dámđấu tranh bảo vệ lẽ phải, bảo vệ lợi ích của quần chúng, sống nhân ái, vị tha,thương yêu chia sẻ vui buồn với tuổi trẻ

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ ĐOÀN

HUYỆN ĐÀ BẮC-TỈNH HÒA BÌNH

Trang 19

2.1 Đặc điểm, tình hình địa phương

2.1.1 trí địa lí, đặc điểm tự nhiên của huyện Đà Bắc-tỉnh Hòa Bình

Đà Bắc là một huyện thuộc tỉnh Hòa Bình, tây bắc việt nam Huyện ly làthị trấn Đà Bắc, cách thành phố Hòa Bình khoảng 20 km các xã : Đồng nghê,suối Nánh, Mường chiềng, Đồng chum, Tân Pheo, Đoàn Kết, Tân Minh,Trung Thành, Yên Hòa, Cao Sơn, Tiền Phong, Vầy Nưa, Hào Lý, Tu Lý,Hiền Lương, Toàn Sơn, Đồng Ruộng, Gíap Đắc

Tỉnh lộ 433(của Hòa Bình) dài 90 km, chảy xuyên suốt dọc theo song Đà

và qua Đà Bắc, từ thành phố Hòa Bình lên điển nút là xã Đông nghê, qua cácđia danh: Tu Lý -Ênh-Mường chiềng-khu bảo tồn Pu Canh-cửa Nánh-Đồngnghê.Đến đây là kết thúc huyện Đà Bắc

Bên kia Sông Đà là huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La và huyện Mai Châu.Ngược lên hết đất Đà Bắc là huyện Phù Yên(Sơn La)va huyện Thanh Sơn(Phú Thọ) Dọc theo tỉnh lộ 433 có nhiều bản người Tày, Mường, Thái

Trong kháng chiến chống pháp, Đà Bắc la phần phía bắc sông Đà củahuyện Mai Đà ,thuộc Liên Khu Việt Bắc từ 4/11/1949 đến 9/8/1950 mơithuộc lien khu 3

Ngày 21/9/1957,huyện Mai Đà chia làm 2 huyện Đà Bắc và Mai Châu.Khi đó Đà Bắc gồm 6 xã: Tu Lý, Toàn Sơn, Hiền Lương, Hào Lý, Hào Tráng,Qúy Đức, Đức Nhân

Theo điều tra dân số năm 2009,huyện Đà Bắc có số dân là53.128 nghìnngười(2009) Sau khi chia tách xã Tân Dân về huyện Mai Châu vào tháng7/2009, dân số huyên là 52.381 nghìn người

Địa hình Đà Bắc rất đa dạng Tính đa dạng này là một kết quả của quátrình kiến tạo lâu dài và phức tạp Núi đồi, trung du là dạng địa hình chiếmphần lớn đất đai của huyện

Cũng như các vùng miền núi khác trong tỉnh, huyện Hòa Bình do khaithác lâu đời bồi trúc kém nên đất đai trở nên cằn cỗi và ong hoá nhanh

2.1.2 * Công tác Đoàn của huyện Đà Bắc

Mảnh đất và con người Đà Bắc đã cùng cả dân tộc đi suốt chiều dài lịch

sử dựng nước và giữ nước, trải qua quá trình đấu tranh để tồn tại và phát triển,nơi đây đã để lại những dấu ấn lịch sử thật đậm nét Những tên đất, tên ngườigắn liền với những sự kiện lịch sử đã bồi đắp cho Đà Bắc một bề dày truyền

Trang 20

thống yêu nước và cách mạng thật đáng tự hào Truyền thống tốt đẹp ấy đượcbiết bao thế hệ người Đà Bắc không ngừng kế tục và phát huy.

Cùng với sự lớn mạnh và trưởng thành của lực lượng thanh niên trong cảnước, hơn 80 năm qua, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và Đoàn cấp trên,các thế hệ thanh niên huyện Đà Bắc luôn phát huy truyền thống yêu nước,không ngại hy sinh gian khổ, xung kích đi đầu trong trong mọi lĩnh vực, gópphần quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như bảo

vệ và xây dựng quê hương Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, thế hệ trẻ Đà Bắctiếp tục phát huy tài năng, sức trẻ, lập nên những thành tích mới trong học tập,

lao động sáng tạo, xây dựng và bảo vệ quê hương với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung

ương Đoàn khóa IX về “Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn”; “Công tác cán bộ Đoàn trong thời kỳ mới”; Cuộc vận động “Xây dựng tổ chức cơ sở Đoàn vững mạnh” Ban Thường vụ huyện Đoàn Đà Bắc đã xây dựng kế hoạch

số 20 - KH/HĐTN, ngày 15/5/2009 về triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ

3 Ban chấp hành Trung ương Đoàn khóa IX về “Nâng cao chất lượng tổ chức

cơ sở Đoàn”; Kế hoạch số: 18 - KH/HĐTN, ngày 20/4/2009 về việc triển

khai thực hiện chương trình rèn luyện đoàn viên trong thời kỳ mới; Hướngdẫn số 15 - HD/HĐTN, ngày 3/7/2009 về quy trình tổ chức triển khai thựchiện chương trình rèn luyện đoàn viên trong thời kỳ mới Chất lượng tổ chức

cơ sở Đoàn, đội ngũ cán bộ Đoàn, đoàn viên được nâng lên, công tác thu húttập hợp đoàn kết thanh niên được quan tâm Trong năm Ban thường vụ huyệnđoàn đã chỉ đạo các đơn vị tổ chức Đại hội, kiện toàn được 87 chi đoàn đúngnhiệm kỳ, mở 45 lớp nhận thức về Đoàn cho 900 thanh niên ưu tú, kết nạp

650 đoàn viên mới đạt 100% chỉ tiêu đề ra Hiện nay tổng số đoàn viên toànhuyện là 4.136 đồng chí

Ban Thường Vụ huyện đoàn chỉ đạo kiện toàn Ban Chấp Hành (nhiệm

kỳ 2006 - 2011) tại các đoàn cơ sở theo đúng quy định Điều lệ Chỉ đạo cácĐoàn cơ sở tổ chức hội nghị tổng kết công tác Đoàn hàng năm vào tháng 12theo đúng quy đinh: duy trì công tác giao ban hàng tháng theo quy chế củaBan chấp hành huyện đoàn

Trang 21

- Cơ cấu tổ chức: Ban chấp hành huyện đoàn Đà Bắc gồm 27 đồng chí,

trong đó có 08 đồng chí có trình độ Đại học, 11 đồng chí có trình độ caođẳng,08 trung cấp

Cơ quan huyện đoàn có 6 chuyên trách Toàn huyện 119chi đoàn cơ sở(trong đó có 75 chi đoàn khu dân cư, 12 chi đoàn nhà trường, 01 chi đoàn công

an, 12 chi đoàn cơ quan, với 4.136 đoàn viên Có 01 ủy ban Hội liên hiệpthanh niên với 25 cơ sơ hội thanh niên với 270 hội viên Đạt tỷ lệ thu hút78,76% Nhiệm kỳ XX phân loại cơ sở đạt 90,55% cơ sở Đoàn trong sạch

- Về cán bộ: Đội ngũ cán bộ trẻ, sôi nổi, nhiệt tình và có trách nhiệm

cao Huyện Đoàn đã tổ chức nhiều buổi nói chuyện chuyên đề phong phú, tổchức được 12 lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ Đoàn và bí thư chi đoàn; Tổchức 225 đoàn viên đi học lớp cảm tình Đảng Hàng năm toàn huyện giới thiệucho Đảng ủy huyện kết nạp từ 20 đến 25 đoàn viên ưu tú được đứng tronghàng ngũ của Đảng Kiện toàn, thay 08 đồng chí phó bí thư Đoàn độ tuổi củacán bộ đoàn trong huyện từ 25 đến 30 tuôỉ

Qua đó, phần nào ta thấy được kết quả của Đoàn cơ sở huyện Đà Bắctương đối tốt; tỷ lệ thanh niên được tập hợp là 80,75%, trong đó số lượng đoànviên chiếm 70%, hành năm số đoàn viên mới được kết nạp luôn có xu hướngtăng lên Điều đó cho thấy công tác phát triển Đoàn, việc kiểm tra, đánh giáđối với chi đoàn cơ sở được quan tâm, chú trọng

Tổng số ủy viên Hội liên hiệp thanh niên là 29, tổng số hội viên HộiLHTN là 270 hội viên Trình độ chính trị: cao cấp 01 đồng chí, trung cấpchính trị 07 đ/c.sơ cấp 02

* Phong trào thanh niên

Thanh niên huyện Đà Bắc là lực lượng đông đảo, đội quân xung kíchcách mạng đi đầu, thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, anninh quốc phòng của tỉnh nhà, luôn năng động sáng tạo, không cam chịu đóinghèo, lạc hậu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tích cựclao động, vươn lên xóa đói giảm nghèo, đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đấtnước Ngay từ đầu năm Ban Thường vụ huyện đoàn Đà Bắc đã chủ động xâydựng kế hoạch chỉ đạo các chi đoàn đẩy mạnh công tác giáo dục của Đoàn,đổi mới nội dung, hình thức theo hướng thiết thực có hiệu quả Nhân dịp kỉniệm các ngày lễ lớn như: 3/2, 26/3, 19/5, cách mạng tháng Tám, Quốc khánh

Trang 22

2/9 bằng nhiều hình thức đa dạng phong phú như: ôn lại truyền thống tìm hiểu

về Đảng, Đoàn, Bác Hồ, về quê hương đất nước Tổ chức được 25 buổi tuyêntruyền giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao đã thu hút được trên 1000lượt ĐVTN tham gia

Trải qua các thời kỳ lịch sử của đất nước, có các phong trào của Đoànthanh niên như:năm xung phong, thể hiện ý chí kiên cường và quyết tâm củathanh niên cả nước Thanh niên ba sẵn sàng, phong trào này cùng với dân tộclàm nên chiến thắng đường vẻ vang làm bàn đạp vững chắc tiến quân giảiphóng miền Nam Trước tình hình đó Đoàn thanh niên đã phát động phongtrào thanh niên xung phong vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1971 -1975) đến tháng 12/1986 Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 4 đã vạch

ra đường lối đổi mới cách mạng Việt Nam 1992, nước ta đã thoát khỏi khủnghoảng kinh tế - xã hội, một yêu cầu đặt ra là: Đoàn phải làm gì để đáp ứng

yêu cầu nhiệm vụ mới đặt ra từ đó phong trào “thanh niên lập thân lập nghiệp” và “tuổi trẻ giữ nước” ra đời và sau này phát triển thành phong trào

thi đua tình nguyện xây dựng và bảo vệ tổ quốc

Hiện nay với sự phát triển không ngừng của đất nước những tiến bộkhoa học kỹ thuật và thông tin hiện đại thanh niên Việt Nam nói chung vàthanh niên huyện Đà Bắc nói riêng, không ngừng học tập tiến quân vào khoa

học công nghệ với các hình thức tổ chức hội thi “Luyện tay nghề”, “Thi thợ giỏi” đã thu hút được nhiều ĐVTN đại diện cho các cơ sở tham gia và đạt

được nhiều thành quả đáng khả thi Ngoài ra lực lượng ĐVTN đã tập trung

thực hiện phong trào “Lập thân lập nghiệp”, “Xây dựng mô hình thanh niên làm trang trại vườn đồi rừng, mô hình trang trại trẻ phát triển kinh tế xã hội”, “xung kích, tình nguyện xây dựng và Bảo vệ Tổ quốc” được triển khai

sâu rộng, thu hút được đông đảo đoàn viên thanh niên toàn huyện tham gia,Ban thường vụ huyện Đoàn đã cụ thể hoá thành các chương trình, nội dunghoạt động cụ thể, phù hợp với từng đối tượng

Trong những năm gần đây, những chiếc áo xanh tình nguyện với mũ taibèo thân thương lại xuất hiện trên khắp các nẻo đường của Tổ quốc đã thu hútđông đảo lực lượng thanh niên - sinh viên tham gia Hoà chung với khí thế đó,trên cơ sở đó huyện Đoàn cũng đã triển khai sâu rộng tới các Đoàn cơ sở, chi

Trang 23

Đoàn trực thuộc, cụ thể như hoạt động: sửa chữa đường về các thôn bản ở xatrung tâm xã đường đi lại còn khó khăn, giúp đỡ các gia đình chính sách, cácgia đình có công với cách mạng và đã thu hút khá đông đảo đoàn viên thanhniên tham gia với tinh thần cao nhất.

Từ năm 2008 đến nay, toàn huyện đã ra quân tình nguyện được 35 đơtvới tổng số thanh niên tình nguyện tham gia là 10.100 đoàn viên thanh niên

tham gia, giúp được 3525 ngày công Có thể nói hoạt động “Thanh niên tình nguyện” đã góp phần thúc đẩy quá trình phát triển tình hình kinh tế xã hội

trong toàn huyện, giải quyết được nhiều khó khăn cho đời sống nhân dân,tham gia xây dựng xây dựng đời sống văn hoá cho huyện nhà Tạo được vịthế của Đoàn thanh niên trong hệ thống tổ chức chính trị xã hội của huyệnngày càng rõ rệt

Trong công cuộc xây dựng đổi mới đất nước để chuẩn bị cơ sở vật chấtxây dựng CNXH với sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền tuổi trẻhuyện Đà Bắc luôn phát huy phát triển và sáng tạo những truyền thống quýbáu mà thế hệ đi trước để lại, tuổi trẻ Đà Bắc với ý chí nghị lực tự cường lậpthân lập nghiệp đã được phát huy vai trò xung kích đi đầu trên tất cả mọi lĩnhvực của đời sống xã hội góp phần thực hiện thắng lợi có hiệu quả các mụctiêu kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn, góp phần xâydựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp văn minh

Song bên cạnh đó, một số thanh niên chưa tích cực tham gia vào các tổchức hoạt động phong trào của Đoàn, sống ỷ lại, trông chờ, sa ngã vào các tệnạn xã hội

2.2 Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn cấp huyện Đà Bắc từ năm 2008 đến năm 2011

2.2.1 Công tác đào tạo

Xuất phát từ tình hình nhận thức của đoàn viên thanh niên ngày càngcao, nhu cầu thanh niên có nhiều thay đổi Đòi hỏi người cán bộ Đoàn phảikhông ngừng hoàn thiện, có đủ năng lực đáp ứng được với sự phát triển vềtrình độ của đối tượng vận động

Thực hiện Nghị quyết 05 của BCH huyện Đoàn khoá XX về công táccán bộ trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước Trong những năm qua, công tác

Trang 24

cán bộ Đoàn ngày càng được cấp ủy, chính quyền quan tâm chú trọng, nhất làviệc kiện toàn bộ máy tổ chức, cải tiến lề lối, nâng cao chất lượng hoạt độngcủa các cơ quan lãnh đạo của Đoàn; triển khai, thực hiện Nghị quyết của Ban

Chấp hành Trung ương Đoàn về Công tác cán bộ Đoàn trong thời kỳ mới

nhiều địa phương, đơn vị đã chủ động xây dựng quy chế làm việc của BanChấp hành, Ban Thường vụ, quy chế tuyển chọn cán bộ, trong đó quy định cụthể về tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình tuyển chọn, tổ chức thi tuyển, chú trọngđào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ trưởng thành từ thực tiễn

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn được đổi mới cả về nội dung,hình thức, sát với yêu cầu thực tế, vừa coi trọng nâng cao nhận thức, vừa tăngcường kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đoàn theo hướng thiết thực sátvới các đối tượng như tập huấn theo chuyên đề, theo lĩnh vực với các hìnhthức sáng tạo, hấp dẫn, hiệu quả Do đó, đã đạt được nhiều kết quả, góp phầntích cực nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn - Hội - Đội ở các cấp, ngàycàng đáp ứng yêu cầu, thực tiễn công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi

cả nước

Nhằm kiện toàn tổ chức khối cơ quan và nâng cao chất lượng hoạt động

cơ sở và Đoàn khối thanh niên, công nhân viên chức BTV huyện Đoàn đã cử

02 đồng chí đi học cao cấp chính trị tại thành phố Hà Nội; 05 đồng chí cán bộĐoàn được cử đi đào tạo tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam Đối tượngđược cử đào tạo là nguồn cán bộ nằm trong quy hoạch chung của toàn huyện.Bên cạnh đó để nâng cao trình độ, lý luận chính trị, nâng cao nghiệp vụ côngtác Đoàn - Hội - Đội, BCH huyện Đoàn đã phối hợp với trung tâm bồi dưỡngchính trị huyện mở được 08 lớp lý luận chính trị và nghiệp vụ công tác Đoànvới 240 cán bộ Đoàn, chi đoàn tham gia, có 06 đồng chí cán bộ Đoàn chủchốt tham gia học lớp trung cấp lý luận chính trị tại tỉnh Nhìn chung công tácđào tạo đã được đổi mới về nội dung và chú trọng hơn về nghiệp vụ công tácĐoàn đáp ứng được thực tiễn tại các địa phương đơn vị Trình độ cán bộĐoàn hiện nay đã được nâng cao hơn rất nhiều so với những năm trước đây.Hầu như cán bộ Đoàn cơ sở đã học hết trung học phổ thông trở lên, có đồng

Ngày đăng: 30/12/2015, 13:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w