Công tác bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của huyện đoàn đà bắc (Trang 25 - 26)

6. Kết cấu tiểu luận

2.2.2. Công tác bồi dưỡng

Công tác bồi dưỡng cán bộ đoàn huyện Đà Bắc rất được quan tâm và thực hiện. Hàng năm Ban Thường vụ huyện Đoàn tổ chức mở lớp tập huấn cho cán bộ Đoàn theo định kỳ 6 tháng, thời gian tập huấn 1 tuần, nội dung tập huấn được đổi mới tập trung với hai nội dung chính: phương pháp luận công tác thanh thiếu nhi, và kỹ năng công tác thanh niên nhiệm vụ của người Bí thư và phó bí thư cơ sở. Theo hình thức tập huấn theo chuyên đề, tổ chức tọa đàm trao đổi kinh nghiệm về công tác Đoàn - Hội - Đội. Thường xuyên đổi mới nâng cao chất lượng sinh hoạt Đoàn.

Trong những năm qua, toàn huyện đã tập huấn 720 đồng chí, và cử nhiều đoàn viên thanh niên tham gia các lớp tập huấn. Như vậy sau mỗi năm đoàn huyện đã bồi dưỡng nghiệp vụ Đoàn - Hội - Đội cho nhiều cán bộ là Bí thư và phó bí thư đoàn cơ sở và chi đoàn. Ban Chấp hành Đoàn huyện đã phối hợp với các ngành như: Công an, ban tuyên giáo…tham gia giảng dạy các lớp tập huấn ngắn ngày cho đoàn viên thanh niên, nhiều hoạt động truyền thống, giáo dục, nâng cao nhận thức phong phú như: Tìm hiểu về lịch sử tỉnh Hòa Bình, tọa đàm, hội thảo…

Nội dung chủ yếu của công tác đào tạo bồi dưỡng là chính trị, quản lý, bồi dưỡng, nghiệp vụ.

Ngoài công tác bồi dưỡng nghiệp vụ, BCH Đoàn huyện còn hết sức quan tâm chú trọng đến vấn đề tài liệu, thông tin cho đội ngũ cán bộ chi đoàn, định kỳ cung cấp tài liệu, thông tin đầy đủ, chính xác, các thông tin cập nhật đến

tận các đoàn cơ sở và các chi đoàn. Những thông tin tư liệu khẩn liên quan đến hoạt động Đoàn luôn được BCH huyện Đoàn quan tâm triển khai đến các đoàn và chi đoàn cơ sở.

Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu ngày càng cao của công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, cán bộ Đoàn và công tác cán bộ Đoàn còn nhiều hạn chế, từ số lượng đến chất lượng; từ việc thống nhất tiêu chuẩn chức danh đến các khâu tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo.

Nội dung bồi dưỡng chưa được chuyên sâu, thời gian tập huấn ngắn nên không đủ truyền tải vấn đề một cách sâu sắc, cụ thể. Đây chỉ giải quyết vấn đề tồn tại trước mắt, chưa có tính bền vững về nguồn cán bộ Đoàn lâu dài. Một bộ phận cán bộ Đoàn không theo kịp yêu cầu của thời kỳ mới, “chậm chân” trước thanh niên, bất cập về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, không “bắt” kịp nhịp sống, hơi thở của tuổi trẻ chính vì vậy cần có một giải pháp chuyên sâu cho công tác bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay. Đây là vấn đề đặt ra cần quan tâm và tháo gỡ.

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của huyện đoàn đà bắc (Trang 25 - 26)

w