Quản lý và thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của huyện đoàn đà bắc (Trang 37 - 39)

6. Kết cấu tiểu luận

3.2.5. Quản lý và thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán

Huyện Đoàn cần phối hợp với phòng Thương binh xã hội huyện trợ cấp cho việc đào tạo, bồi dưỡng những người ưu tú trở thành cán bộ chủ chốt. Chú ý con em gia đình cách mạng, những người có công với nước, công nhân, nông dân, trí thức, lực lượng vũ trang, cán bộ nữ, con em các dân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng. Có chính sách học bổng và miễn giảm học phí cho con em các gia đình có công với cách mạng, gia đình liệt sĩ, thương binh, con các gia đình nghèo vượt khó, cho học sinh giỏi, đạo đức tốt, sinh viên các ngành sư phạm. Bồi dưỡng tài năng ngay từ các trường phổ thông, đại học và trung học chuyên nghiệp. Dành kinh phí để cử cán bộ ưu tú và sinh viên xuất

sắc đi đào tạo, tham quan, bồi dưỡng ở nước ngoài. Tổ chức tốt trường bổ túc văn hóa, dự bị đại học, trường dân tộc nội trú.

Nguồn đầu tư để phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ bao gồm từ ngân sách Nhà nước các cấp, kinh phí của các tổ chức Đảng, đoàn thể, của doanh nghiệp, tài trợ của các tổ chức quốc tế và các nước.

Các đoàn cơ sở cần chú ý tìm hiểu và có nhiệm vụ tác động với cấp ủy Đảng, chính quyền thực hiện tốt các chế độ chính sách hiện hành của Đảng và Nhà nước với cán bộ Đoàn. Đồng thời, tác động thêm để các cơ sở vận dụng những chính sách khuyến khích đãi ngộ nhằm động viên đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở, chi đoàn: chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng một cách cơ bản cho đội ngũ cán bộ Đoàn xuất sắc, tạo nguồn lâu dài cho Đoàn, cho Đảng, hay trích kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước, dùng cho đào tạo, bồi dưỡng lại. Luôn có chính sách cả vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ Đoàn nhằm kịp thời động viên, cổ vũ tinh thần cho các đồng chí cán bộ Đoàn. Cần quan tâm, bồi dưỡng cán bộ chi đoàn phấn đấu trưởng thành về chính trị, bồi dưỡng họ trở thành đối tượng Đảng, giới thiệu họ về các chi bộ Đảng xem xét, kết nạp. Đó cũng là chính sách cụ thể tạo vị thế về mặt chính trị - xã hội cho đội ngũ cán bộ Đoàn xứng đáng với những cống hiến và đóng góp của họ.

Cần xây dựng quy chế về công tác cán bộ phù hợp với điều kiện của đơn vị để mỗi cán bộ Đoàn biết mình phải làm gì.

+ Tăng cường công tác chỉ đạo của BCH Huyện Đoàn:

Công tác chỉ đạo của Đoàn Huyện đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác tổ chức vì vậy để làm tốt công tác này, cần tập trung vào nội dung sau:

•Coi trọng hoạt động từ chi đoàn, chú trọng đầu tư, chỉ đạo, hướng dẫn, tạo điều kiện cho chi đoàn triển khai tốt các mặt công tác. Bám sát Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Đoàn cấp trên, những

•nhu cầu của thanh niên để đề ra chương trình kế hoạch cụ thể sát với thực tế từng cơ sở, chi đoàn.

•Chủ động thay đổi phương thức hoạt động theo hướng xã hội hóa, đa dạng hóa hình thức. Kết hợp chỉ đạo toàn diện với chỉ đạo điểm theo từng cụm, sau đó tổng kết rút ra kinh nghiệm nhân ra diện rộng.

•Để đảm bảo thông tin hai chiều giữa đoàn cấp trên và đoàn cấp dưới thông suốt chính xác và kịp thời cần tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, uốn nắn và định hướng phong trào.

Trên đây là một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở, chi đoàn trong giai đoạn này.

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của huyện đoàn đà bắc (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w