1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

số hóa tài liệu lưu trữ phim điện ảnh tại việt nam và khuynh hướng

109 756 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 1,95 MB

Nội dung

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài được thực hiện nhằm các mục tiêu sau: Thứ nhất, chứng minh sự cần thiết của công tác số hóa tài liê ̣u lưu trữ phim điê ̣n ảnh phu

Trang 1

SỐ HÓA TÀI LIỆU LƯU TRỮ PHIM ĐIỆN ẢNH

TẠI VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ KHUYNH HƯỚNG (QUA KHẢO SÁT THỰC TẾ Ở VIỆN PHIM VIỆT NAM VÀ ĐIỆN ẢNH QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN)

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lưu trữ

Hà Nội – 2013

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-  -

VŨ ĐÌNH PHONG

SỐ HÓA TÀI LIỆU LƯU TRỮ PHIM ĐIỆN ẢNH

TẠI VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ KHUYNH HƯỚNG (QUA KHẢO SÁT THỰC TẾ Ở VIỆN PHIM VIỆT NAM VÀ ĐIỆN ẢNH QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lưu trữ

Mã số: 60 32 03 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đào Xuân Chúc

Hà Nội - 2013

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3

3 Phương pháp nghiên cứu 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

5 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7

6 Nguồn tài liê ̣u tham khảo 10

7 Bố cục của đề tài 11

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ SỐ HÓA TÀI LIỆU LƯU TRỮ PHIM ĐIỆN ẢNH 13

1.1 Khái quát về tài liê ̣u lưu trữ phim điê ̣n ảnh 13

1.1.1 Khái niệm tài liệu lưu trữ phim điện ảnh 13

1.1.2 Đặc điểm của tài liệu lưu trữ phim điện ảnh 17

1.1.3 Phân loại tài liê ̣u lưu trữ phim điê ̣n ảnh 19

1.1.4 Ý nghĩa của tài liệu lưu trữ phim điện ảnh 23

1.2 Khái quát về số hóa tài liê ̣u lưu trữ phim điê ̣n ảnh 24

1.2.1 Khái niệm số hóa tài liệu lưu trữ phim điê ̣n ảnh 24

1.2.2 Vai trò của số hóa tài liệu lưu trữ phim điện ảnh 26

1.2.3 Văn bản quy đi ̣nh liên quan đến số hóa tài liê ̣u lưu trữ phim điê ̣n ảnh 30

1.2.4 Quy trình số hóa tài liê ̣u lưu trữ phim điê ̣n ảnh 31

TIỂU KẾT CHƯƠNG I 34

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỐ HÓA TÀI LIỆU LƯU TRỮ PHIM ĐIỆN ẢNH TẠI VIỆT NAM 36

2.1 Tổng quan về Viê ̣n phim Viê ̣t Nam 37

2.1.1 Chức năng, nhiê ̣m vụ và cơ cấu tổ chức của Viê ̣n phim Viê ̣t Nam 38

2.1.2 Khái quát về tài liệu phim điện ảnh được bảo quản tại Viện phim Việt Nam 39

2.2 Tổng quan về Điê ̣n ảnh Quân đô ̣i Nhân dân 46

2.2.1 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Điện ảnh Quân đội Nhân dân 48

2.2.2 Tài liệu lưu trữ phim điện ảnh đang được bảo quản tại Điện ảnh Quân đội Nhân dân 50

2.3 Sự cần thiết của việc số hóa tài liệu lưu trữ phim điện ảnh 57

Trang 4

2.3.1 Nhu cầu bảo quản và kéo dài tài liệu lưu trữ phim điện ảnh 58

2.3.2 Nhu cầu khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phim điê ̣n ảnh 59

2.4 Tình hình số hóa tài liệu lưu trữ phim điê ̣n ảnh ta ̣i Viê ̣n phim Viê ̣t Nam và Điện ảnh Quân đội Nhân dân 60

2.4.1 Tại Viện phim Việt Nam 60

2.4.2 Tại Điện ảnh Quân đội Nhân dân 66

2.4.3 Nhận xét chung 68

TIỂU KẾT CHƯƠNG II 73

CHƯƠNG 3: KHUYNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỐ HÓA TÀI LIỆU LƯU TRỮ PHIM ĐIỆN ẢNH 76

3.1 Khuynh hướng số hóa tài liệu lưu trữ phim điện ảnh 76

3.1.1 Cơ sở xác định khuynh hướng số hóa tài liệu lưu trữ phim điện ảnh 78

3.1.2 Khuynh hướng số hóa tài liệu lưu trữ phim điện ảnh tại Việt Nam 82

3.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả số hóa tài liệu lưu trữ phim điện ảnh 90

3.2.1 Giải pháp về nghiên cứu các tiêu chuẩn kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ 90

3.2.2 Giải pháp về pháp lý 95

3.2.3 Giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực 96

3.2.4 Giải pháp về tài chính 99

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 100

KẾT LUẬN 102

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105

PHỤ LỤC 112

Trang 5

1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tài liệu lưu trữ là di sản văn hoá, là tài sản đặc biệt của quốc gia, chứa đựng những thông tin phong phú có độ tin cậy cao, phản ánh một cách toàn diện, trung thực mọi mặt của đời sống xã hội, có ý nghĩa to lớn về chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học, lịch sử và các ý nghĩa khác; hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân Điều này được

khẳng đi ̣nh trong Luâ ̣t Lưu trữ năm 2011: “Tài liệu lưu trữ là tài liệu có giá trị

phục vụ hoạt động thực tiễn, nghiên cứu khoa học, lịch sử được lựa chọn để lưu trữ” [32, tr.01]

Với sự phát triển của khoa ho ̣c công nghê ̣ , nhiều loa ̣i hình tài liê ̣u đã được ra đời , trong đó có tài liê ̣u ảnh , phim điê ̣n ảnh , băng hình, đĩa hình, băng

âm thanh, đĩa âm thanh (sau đây gọi chung là tài liê ̣u nghe nhìn ) Tài liệu nghe

nhìn đã trở thành một loại hình tài liệu lưu trữ đặc biệt , là thành phần không thể thiếu trong Phông Lưu trữ Quốc gia Viê ̣t Nam Theo Quyết định số 168/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ban hành ngày 26 tháng 12 năm 1981 về việc thành lập Phông Lưu trữ Quốc gia của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thì:

“Thành phần của Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam bao gồm bản chính (hoặc

Bản sao có giá trị như bản chính) của các văn kiện; tài liệu khoa học kỹ thuật…, âm bản và dương bản các bộ phim, các bức ảnh, microfilm, tài liệu ghi âm…”[38, tr.01]

Tài liệu lưu trữ phim điện ảnh (hình ảnh động ) là một dạng của tài liệu lưu trữ nghe nhìn , với nhiê ̣m vu ̣ phản ánh hiê ̣n thực xã hô ̣i thông qua viê ̣c ghi lại bằng hình ảnh các sự kiện , nhân vâ ̣t trong đời sống xã hô ̣i Các tác phẩm điê ̣n ảnh được xác đi ̣nh là mô ̣t loa ̣i hình di sản đă ̣c biê ̣t quý giá không chỉ của mỗi dân tô ̣c mà của toàn nhân loa ̣i Chính vì vậy, tại Đại hội lần thứ XXI, tổ chức Giáo dục, Văn hóa, Khoa học của Liên Hiệp quốc (UNESCO) họp tại

Belgrade (Nam Tư cũ) ngày 15 tháng 7 năm 1980 đã khẳng định: “Hình ảnh

động là một sự biểu hiện tính riêng biệt của nền văn hóa của các dân tộc và có giá trị về mặt văn hóa, giáo dục và khoa học lịch sử của chúng, hình ảnh động

Trang 6

là một phần không thể thiếu được của tài sản văn hóa của một quốc gia…”[52,

tr.02]

Bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ nói chung và tài liệu lưu trữ phim điê ̣n ảnh nói riêng có mối quan hê ̣ gắn bó chă ̣t chẽ với nhau và là hai nhiê ̣m vu ̣ quan trọng của công tác lưu trữ Nếu chỉ chăm lo bảo quản đơn thuần

mà không đẩy mạnh tổ chức sử dụng thì hoạt động lưu trữ trở thành vô mục đích Ngược la ̣i nếu chỉ chú tro ̣ng viê ̣c tổ chức sử du ̣ng tức là chú tro ̣ng khai thác nguồn thông tin có trong tài liê ̣u lưu trữ phim điê ̣n ảnh mà sao nhãng

nhiê ̣m vu ̣ bảo quản an toàn và kéo dài tuổi tho ̣ của tài liê ̣u thì tài liệu sẽ không tránh khỏi những hư hỏng và mất mát Để thực hiê ̣n tốt hai nhiê ̣m vu ̣ trên, trong những năm qua Đảng và Nhà nước , các cơ quan lưu trữ , nhà nghiên cứu luôn không ngừng đầu tư khám phá nhằm tìm ra những giải pháp tối ưu , tăng cường hiê ̣u quả công tác tổ chức sử du ̣ng và đảm bảo an toàn, nâng cao tuổi tho ̣ cho tài liê ̣u lưu trữ nói chung và tài liê ̣u lưu trữ hình ảnh đô ̣ng nói riêng

Sự phát triển của khoa ho ̣c và công nghê ̣ thông tin đã tác đô ̣ng ma ̣nh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội , trong đó có lĩnh vực lưu trữ Trong sự t ác

đô ̣ng đó, phương pháp số hóa tài liê ̣u – chuyển tài liê ̣u từ da ̣ng truyền thống (analog) sang tài liê ̣u da ̣ng số (digital) nhằm nâng cao tuổi tho ̣ tài liê ̣u gốc và phục vụ kịp thời nhu cầu khai thác của xã hội đã được ra đời Có thể nói, số hóa tài liệu lưu trữ phim điện ảnh đ ã phổ biến ta ̣i các nước phát triển , là xu thế tất yếu không thể khác bởi những ưu điểm vượt trô ̣i không thể phủ nhâ ̣n mà

phương pháp này mang la ̣i Tuy nhiên, tại Việt Nam, số hóa tài liê ̣u lưu trữ hình ảnh động còn khá mới mẻ, đang trong quá trình sơ khai và từng bước phát triển Qua khảo sát chúng tôi thấy điển hình ta ̣i Viê ̣n phim Viê ̣t Nam và Điê ̣n ảnh Quân đô ̣i Nhân dân là hai đơn vi ̣ có số lượng phim lưu trữ lớn , được đầu tư nhiều và có những kết quả bước đầu trong công tác số hóa tài liệu lưu trữ hình ảnh động

Là học viên cao học chuyên ngành Lưu trữ , chúng tôi cho rằng , viê ̣c nghiên cứu về thực tra ̣ng và khuynh hướng số hóa tài liệu lưu trữ phim điện ảnh tại Việt Nam là rất cần thiết Việc xác định được khuynh hướng số hóa trong

Trang 7

tương lai sẽ giúp Nhà nước, cũng như các lưu trữ phim điện ảnh đưa ra nhưng giải pháp, định hướng phát triển cho ngành Lưu trữ nói chung và công tác lưu trữ tài liệu hình ảnh động nói riêng

Từ thực tế khảo sát và nghiên cứu , chúng tôi mong muốn đề xuất một số giải pháp để công tác số hóa tài liệu hình ảnh động có thể đạt được hiệu quả cao, phù hợp với hiệ n tra ̣ng, thực tế phát triển của nước ta hiê ̣n nay , phục vụ nhu cầu bảo quản , khai thác và phát huy giá tri ̣ của loa ̣i hình tài liê ̣u đă ̣c biê ̣t này, mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội

Từ những lý do trên , chúng tôi lựa chọn vấn đề: “Số hóa tài liê ̣u lưu trữ

phim điê ̣n ảnh tại Viê ̣t Nam – Thực trạng và khuynh hướng (Qua khảo sát thực tế ở Viê ̣n phim Viê ̣t Nam và Điê ̣n ảnh Quân đội Nhân dân )” làm đề tài

luâ ̣n văn tha ̣c sĩ chuyên ngành Lưu trữ của mình

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài được thực hiện nhằm các mục tiêu sau:

Thứ nhất, chứng minh sự cần thiết của công tác số hóa tài liê ̣u lưu trữ

phim điê ̣n ảnh phu ̣c vu ̣ cho nhu cầu bảo quản , khai thác và phát huy giá tri ̣ của loại tài liệu này;

Thứ hai, chỉ ra thực trạng và khuynh hướng phát triển của việc số hóa tài

liệu lưu trữ phim điện ảnh;

Thứ ba, nghiên cứu đề xuất các giải pháp làm nền tảng, cũng như triển

khai thực hiện số hóa tài liệu lưu trữ phim điện ảnh phù hợp với thực tiễn đặt ra

Để đa ̣t được những mục tiêu nghiên cứu trên , chúng tôi tập trung giải quyết những nhiê ̣m vu ̣ cơ bản sau:

- Thứ nhất, khái quát về lưu trữ tài liệu phim điện ảnh bao gồm : Khái niê ̣m tài liê ̣u phim điê ̣n ảnh ; tài liệu lưu trữ phim điê ̣n ảnh ; đă ̣c điểm, phân loa ̣i tài liệu lưu trữ phim điện ảnh; giá trị của tài liệu lưu trữ phim điện ảnh

- Thứ hai, khái quát về số hóa tài liệu lưu trữ phim điện ảnh : Khái niệm

số hóa tài liê ̣u lưu trữ p him điê ̣n ảnh ; vai trò của số hóa tài liê ̣u lưu trữ phim điê ̣n ảnh và các quy đi ̣nh của nhà nước về lưu trữ tài liê ̣u phim điê ̣n ảnh nói chung và số hóa tài liê ̣u lưu trữ phim điê ̣n ảnh nói riêng

Trang 8

- Thứ ba, nghiên cứu, khảo sát thực tra ̣ng và đưa ra nhận xét về công tác

số hóa tài liê ̣u lưu trữ phim điê ̣n ảnh ta ̣i Viê ̣t Nam hiê ̣n nay , thông qua khảo sát thực tế ở Viê ̣n Phim Viê ̣t Nam và Điê ̣n ảnh Quân đô ̣i Nhân dân

- Thứ tư, xác định khuynh hướng số hóa tài liệu lưu trữ phim điện ảnh

dựa trên 3 cơ sở: Pháp lý, thực tiễn và khoa học; đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi nhằm giúp cho công tác số hóa tài liệu lưu trữ phim điện ảnh tại Viê ̣t Nam trong thời gian tới

3 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được những mục tiêu và nhiê ̣m vu ̣ mà đề tài đặt ra , chúng tôi luôn đứng trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin để giải quyết các vấn đề một cách khoa học Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng bao gồm:

- Phương pháp phân tích và tổng hợp : Chúng tôi đã tham khảo nhiều tài

liệu lý luận khác nhau (tài liệu tiếng việt và tiếng nước ngoài) nhằm làm rõ hơn các vấn đề về lưu trữ tài liệu phim điện ảnh , cũng như công tác số hóa tài l iê ̣u lưu trữ phim điê ̣n ảnh Chính vì vậy, phân tích và tổng hợp là phương pháp không thể thiếu khi thực hiện luận văn này

Ví dụ: Sau khi phân tích và tổng hợp lý thuyết có trong nhiều tài liệu khác nhau, chúng tôi đã đưa ra quan điểm của mình về khái niệm “phim điện ảnh”

- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử du ̣ng khi chúng tôi so

sánh hiệu quả sử dụng của tài liệu lưu trữ phim điện ảnh định dạng số với phim nhựa truyền thống để thấy rõ được những ưu điểm mà số hóa tài liệu lưu trữ phim điê ̣n ảnh mang la ̣i

- Khảo sát thực tế bằng phương pháp quan sát và phỏng vấn : Đề tài nghiên cứu, đánh giá về thực tra ̣ng số hóa tài liê ̣u lưu trữ phim điê ̣n ảnh nên khảo sát thực tế là phương pháp không thể thiếu Được sự đồng ý của Viện trưởng Viện phim Việt Nam và Giám đốc Điện ảnh Quân đội Nhân dân, chúng tôi đã được đến khảo sát và thực tập thực tế trong thời gian 05 tháng (02 ngày/tuần, từ 01/2013-05/2013) Trong 03 tháng đầu (01/2013-03/2013), chúng

Trang 9

tôi tập trung khảo sát tại Viện phim Việt Nam với những nội dung chủ yếu sau: Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Viện; Thành phần tài liệu phim hiện đang được lưu giữ tại Viện; Tổ chức tài liệu lưu trữ phim tại Viện; Tình hình số hóa tài liệu lưu trữ phim; Tình hình hoạt động của Thư viện Video VFINA Với sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo, cũng như các cán bộ, viên chức tại Viện, chúng tôi đã được tiếp cận và cung cấp thông tin, các số liệu cần thiết để hoàn thành luận văn của mình

Trong 02 tháng tiếp theo (04/2013-05/2013), chúng tôi khảo sát tại Điện ảnh Quân đội Nhân dân với những nội dung: Chức năng, nhiệm vụ và hoạt động chủ yếu của Điện ảnh Quân đội Nhân dân; Sơ lược về tài liệu đang được bảo quản tại Điện ảnh Quân đội Nhân dân: Thành phần (Tài liệu quản lý hành chính; Phim tài liệu, tư liệu; Khoa giáo…); Xuất xứ của tài liệu; Hoàn cảnh lịch

sử của các Phim tư liệu; Giá trị và ý nghĩa của phim; Khối lượng tài liệu; Tình trạng vật lý của tài liệu; Cơ sở vật chất bảo quản và Công tác số hóa tài liệu phim (yêu cầu số hóa; tình hình số hóa thực tế và khả năng, khuynh hướng đặt ra…) Việc tiếp cận, khảo sát tại Điện ảnh Quân đội Nhân dân là tương đối khó khăn do nhu cầu bảo mật của một đơn vị quân đội, vì vậy, những thông tin và

số liệu chi tiết không được tác giả trình bày trong luận văn này

Tuy nhiên, phải khẳng định rằng, việc thâm nhập thực tế đã giúp chúng tôi có cơ hội tìm hiểu về công tác bảo quản, cũng như việc số hóa tài liệu phim điện ảnh tại hai đơn vị Phương pháp quan sát , khảo sát thực tế giúp chúng tôi đưa ra những nhâ ̣n xét và đánh giá tình hình số hóa tài liê ̣u lưu trữ phim điê ̣n ảnh hiện nay cũng như chỉ ra khuynh hướng phát triển của công tác này trong tương lai Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành phương pháp phỏng vấn sâu trực tiếp kỹ sư Lê Tuấn Anh (Viện phim Việt Nam) và trợ lý kỹ thuật Nguyễn Ngọc Sinh (Điện ảnh Quân đội Nhân dân) - là những cán bộ tham gia trực tiếp vào công tác số hóa tài liệu lưu trữ phim điện ảnh tại 2 đơn vị mà chúng tôi đến khảo sát

Trang 10

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: là công tác số hóa tài liệu lưu trữ phim điện ảnh

và giới hạn cụ thể trong nhóm đối tượng phim nhựa truyền thống1 Chúng tôi nghiên cứu cơ sở lý luâ ̣n , thực tra ̣ng và chỉ ra khuynh hướng phát triển số hóa tài liệu lưu trữ phim điện ảnh tại Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu : Số hóa tài liệu lưu trữ phim điện ảnh là một lĩnh

vực mới, mang tính kỹ thuật cao, cần nhiều thời gian, công sức nghiên cứu và phải được tiến hành khảo sát ở nhiều đơn vi ̣ có lưu trữ khối tài liê ̣u phim điê ̣n ảnh, đã và đang thực hiê ̣n số hóa đối với loa ̣i hình tài liê ̣u này Nhưng do ha ̣n chế về năng lực , thời gian nghiên cứu và một số điều kiện khách quan khác , vì vậy, chúng tôi mới chỉ dừng lại trong phạm vi khảo sát tại 02 đơn vi ̣: Viê ̣n Phim Viê ̣t Nam và Điê ̣n ảnh Quân đô ̣i Nhân dân

5 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trên thế giới, công nghệ kỹ thuật số hóa đã được nghiên cứu và ứng dụng một cách mạnh mẽ với quy mô lớn trong các lĩnh vực như thư viện, bảo tàng, lưu trữ và đã có nhiều công trình nghiên cứu về công nghệ này Những nghiên cứu đó không chỉ đi vào các vấn đề lý thuyết về số hóa tài liệu, mà còn hướng dẫn cho việc thực hiện các dự án số hóa Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tham khảo một số tài liệu của nước ngoài (bằng tiếng anh), cụ thể như sau:

- Cuốn “Số hóa có phải là một phương pháp bảo quản” của tác giả Hartmut Weber, xuất bản năm 1997 đã đưa ra những vấn đề lý thuyết cơ bản về

số hóa tài liệu (Hartmut Weber (1997), Digitisation as a method of preservation?, Amsterdam, Netherland);

- Cuốn “Cẩm nang cho các dự án số hóa: Công cụ quản lý cho việc bảo quản và truy cập”, của Trung tâm bảo tồn tài liệu Đông Bắc Andover – Mỹ, xuất bản năm 2000 là cuốn cẩm nang hướng dẫn đầy đủ cho việc triển khai thực hiện một dự án số hóa (Northeast document conservation center Andover

1 Số hóa tài liệu lưu trữ phim điện ảnh được giới hạn trong phạm vi đối tượng là phim nhựa truyền thống sẽ được tác giả giải thích rõ hơn trong Chương I của Luận văn

Trang 11

(2000), Handbook for Digital Projects: A management tool for preservation and access, Massachusetts, USA);

- Cuốn “Công bố những nguyên tắc liên quan đến mối quan hệ trong số hóa tài liệu lưu trữ để bảo quản, Số hóa và lưu trữ” của Hội đồng Lưu trữ Canada, xuất bản năm 2002 cũng đưa ra những vấn đề lý thuyết về số hóa tài liệu, những nguyên tắc và lưu ý khi thực hiện một dự án số hóa (Canadian Council of Archive (2002), Declaration of Principles Concerning the Relationship of Digitization to preservation of Archival Record, Digitization and Archives, Canada)

Tại Việt Nam, số hóa tài liệu còn tương đối mới mẻ Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy đã có mô ̣t số nghiên cứu và bài viết đề câ ̣p đến công tác số hóa tài liê ̣u lưu trữ Tuy nhiên, những nghiên cứu đó cũng mới chỉ mang tính khái quát và chủ yếu tập trung ở loại hình tài liệu lưu trữ trên vật mang tin là giấy Có thể đưa ra mô ̣t số nghiên cứu tiêu biểu như sau:

- Đầu tiên, đáng kể nhất là năm 2009, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước phối hợp với Hiệp hội Lưu trữ khu vực Đông Nam Á thuộc Hội đồng Lưu trữ

Quốc tế (SARBICA) đã tổ chức Hô ̣i thảo Khoa ho ̣c quốc tế với chủ đề: “Số hóa

tài liệu lưu trữ – chia sẻ kinh nghiê ̣m” Hội thảo đã tâ ̣p hợp được những bài viết

của các nhà nghiên cứu, cán bộ văn thư, lưu trữ và các bộ ngành liên quan trong

và ngoài nước, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực số hóa tài liệu lưu trữ, với 4 mảng chuyên đề chính: Số hóa tài liệu giấy; Số hóa các loại hình tài liệu khác; Quản lý và khai thác tài liệu số hóa; Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục

vụ công tác số hóa

- Tiếp theo, có thể liê ̣t kê mô ̣t số bài viết được đăng ta ̣i Kỷ yếu hô ̣i thảo

khoa ho ̣c “ Thống nhất các tiêu chuẩn nghiê ̣p vụ trong các Trung tâm Lưu trữ

Quốc gia”, do Cu ̣c Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức năm 2011 có đề cập

đến phương pháp số hóa tài liệu lưu trữ như:

1 Bài viết “Số hóa tài liê ̣u và những vấn đề đặt ra ” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hoài (2011), được đăng ta ̣i kỷ yếu hô ̣i thảo khoa ho ̣c “ Thống nhất các

tiêu chuẩn nghiê ̣p vụ trong các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia”

Trang 12

2 Bài viết “Công nghê ̣ lập bản sao bảo hiểm trên microfilm kết hợp với

lập bản sao sử dụng kỹ thuật số ”, của tác giả Nguyễn Thị Phương Mai (2011),

đăng ta ̣i Kỷ yếu hô ̣i thảo khoa ho ̣c “ Thống nhất các tiêu chuẩn nghiê ̣p vụ trong

các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia”

3 Bài viết “ Vài ý kiến bước đầu về số hóa tài liệu tại trung tâm lưu trữ

quốc gia III, của tác giả Vũ Văn Tâm (2011), đăng ta ̣i Kỷ yếu hô ̣i thảo khoa ho ̣c

“Thống nhất các tiêu chuẩn nghiê ̣p vụ trong các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia”

Ngoài ra là một số bài viết khác được đăng trên tạp chí chuyên ngành : Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, Tạp chí Dấu ấn thời gian như:

1 Bài viết “Công tác số hóa tài liê ̣u lư u trữ – những nỗ lực tự thân của

Lưu trữ Quảng Ngãi ”, của Hạnh Dung và Ngọc Linh (2001), Tạp chí Văn thư

Lưu trữ Viê ̣t Nam, số 7

2 Bài viết “Số hóa tài liê ̣u – con đường hội nhập của lưu trữ trong nền

kinh tế tri thức”, của các cán bộ Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam (2009), Tạp

chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 9

3 Bài viết “Những vấn đề cơ bản trong số hóa tài liê ̣u lưu trữ ”, của tác

giả Lưu Văn Phòng (2009), Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 10

4 Bài viết “Thiết lập siêu dữ liệu – công việc quan trọng nhất của một

dự án số hóa tài liệu lưu trữ”, của tác giả Dương Văn Khảm (2013), Tạp chí

Dấu ấn thời gian, số 1

5 Bài viết “Số hóa tài liệu lưu trữ - yêu cầu thực tiễn đặt ra cho ngành

lưu trữ”, của tác giả Dương Văn Khảm (2013), Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt

Nam, số 3

Tuy nhiên , đối với loa ̣i hình tài liê ̣u lưu trữ phim điê ̣n ảnh (hình ảnh

đô ̣ng) vẫn chưa được tâ ̣p trung nghiên cứu Nhưng do những đă ̣c điểm mang tính đặc thù của loại hình tài liệu này và nhu cầu số hóa tài liệu hình ảnh động phục vụ cho bảo quản lâu dài và khai thác sử dụng , năm 2011, Viê ̣n phim Viê ̣t

Nam cũng đã tổ chức buổi to ̣a đàm với chủ đề : “Sản xuất, khai thác và lưu trữ

bảo quản tư liệu hình ảnh động với công nghệ số ” Tọa đàm đã tập hợp được

mô ̣t số bài viết liên quan đến công nghê ̣ số hóa tài liê ̣u lưu trữ phim điê ̣n ảnh ,

Trang 13

tuy nhiên cũng chỉ là những nghiên cứu bước đầu Hơn nữa, những bài viết trên chủ yếu là của các cán bộ đang làm việc tại Viện Lưu trữ phim , Hãng phim, Trung tâm chiếu phim , Bảo tàng….nên chỉ tập trung vào thực tiễn thực hiện số hóa hiện nay tại đơn vị mình

Luận văn này không chỉ đưa ra những vấn đề lý luận về số hóa nói chung

và số hóa tài liệu lưu trữ phim điện ảnh nói riêng, mà còn đi sâu vào tìm hiểu thực tế tài liệu và công tác lưu trữ tài liệu phim điện ảnh, thực trạng số hóa tài liệu hình ảnh động tại Việt Nam Từ đó, tác giả kiến nghị những giải pháp cho hiệu quả của công tác số hóa tài liệu lưu trữ phim điện ảnh trong tương lai Như vậy, có thể khẳng định , đề tài của chúng tôi có kế thừa nhưng không trùng lặp với các nghiên cứu trước và là đề tài đầu tiên đi vào nghiên cứu công nghê ̣ số hóa tài liệu lưu trữ phim điện ảnh một cách toàn diện cả về lý luận và thực tiễn

6 Nguồn tài liê ̣u tham khảo

Trong quá trình thực hiê ̣n đề tài, chúng tôi đã sử dụng một số nguồn tài liệu sau:

- Giáo trình, bài giảng về lưu trữ học:

+ Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Vương Đình Quyền, Nguyễn Văn

Thâm (1990), “Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ”, Nhà xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp Hà Nội, Hà Nội;

+ Đào Xuân Chúc (2006), “Lưu trữ tài liệu nghe nhìn”, Tập bài giảng, Tư

liệu khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng (Lưu hành nội bộ);

+ Vũ Dương Hoan (Chủ biên) (1987), Giáo trình “Công tác lưu trữ Việt

Nam”, Cục Lưu trữ Nhà nước, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội Hà Nội, Hà Nội;

- Các bài viết trao đổi nghiên cứu v ề lưu trữ tài liệu nghe nhìn nói chung

và tài liệu lưu trữ phim điện ảnh nói riêng trên các tạp chí như: Tạp chí Văn thư Lưu trữ Viê ̣t Nam , Tạp chí Nhiếp ảnh , Tạp chí Dấu ấn Thời gian , Tạp chí Báo ảnh Việt Nam, Tạp chí Thế giới Điện ảnh…;

- Bài viết trong các kỷ yếu hội thảo, tọa đàm: Kỷ yếu tọa đàm: “Sản xuất,

khai thác và lưu trữ bảo quản tư liê ̣u hình ảnh động với công nghê ̣ số ” do Viện

phim Việt Nam tổ chức năm 2011; Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế : “Số hóa

Trang 14

tài liệu lưu trữ và chia sẻ kinh nghiệm ” do Cu ̣c Văn thư và Lưu trữ Nhà nước

phối hợp với Hiệp hội Lưu trữ khu vực Đông Nam Á thuộc Hội đồng Lưu trữ

quốc tế (SARBICA) tổ chức năm 2009; Kỷ yếu hội thảo khoa học: “Thống nhất

các tiêu chuẩn nghiê ̣p vụ trong các trung tâm lưu trữ quốc gia” do Cu ̣c Văn thư

và Lưu trữ Nhà nước tổ chức năm 2011; Kỷ yếu tọa đàm khoa học: “Công tác

lưu trữ, khai thác tư liệu điện ảnh – Nhìn lại và hướng tới” do Viện phim Việt

Nam tổ chức năm 2013; Kỷ yếu tọa đàm: “Bản quyền tác phẩm hình ảnh động

trong khai thác và sử dụng tư liệu lưu trữ” do Viện phim Việt Nam tổ chức

năm 2009

- Luâ ̣n văn tha ̣c sĩ, khóa luận tốt nghiệp của học viên cao học , sinh viên ngành Lưu trữ học và Quản trị văn phòng có liên quan đến đề tài đang được bảo quản tại Phòng Tư liệu Khoa

7 Bố cục của đề tài

Ngoài phần Mở đầu , Kết luâ ̣n và Phu ̣ lu ̣c, nô ̣i dung chính của đề tài gồm

3 chương chính như sau:

- Chương 1: Khái quát về số hóa tài liệu lưu trữ phim điện ảnh

Trong chương này , chúng tôi trình bày những khái niệm về tài liệu lưu trữ phim điê ̣n ảnh, đă ̣c điểm, loại hình cũng như giá tri ̣ của tài liê ̣u lưu trữ phim điê ̣n ảnh; khái niệm về số hóa tài liệu lưu trữ phim điê ̣n ảnh, mục tiêu và lợi ích của việc số hóa tài liệu lưu trữ phim điện ảnh , các quy định của Nhà nước về số hóa tài liệu lưu trữ phim điện ảnh , quy trình số hóa tài liệu lưu trữ hình ảnh động

- Chương 2: Thực tra ̣ng số hóa tài liê ̣u lưu trữ phim điê ̣n ảnh tại Việt Nam

Qua khảo sát thực tế ta ̣i 02 đơn vi ̣ là Viê ̣n Phim Viê ̣t Nam và Điê ̣n ảnh Quân đô ̣i Nhân dân chúng tôi rút ra những nhận xét về thực tra ̣ng số hóa tài liê ̣u lưu trữ phim điê ̣n ảnh tại Việt Nam hiê ̣n nay

- Chương 3: Khuynh hướng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả số hóa tài liê ̣u lưu trữ phim điê ̣n ảnh ta ̣i Viê ̣t Nam

Trang 15

Từ thực tra ̣ng số hóa tài liê ̣u lưu trữ phim điê ̣n ảnh ta ̣i Viê ̣t Nam qua khảo sát thực tế tại chương 2, chúng tôi chỉ ra khuynh hướng phát triển của công tác

số hóa tài liệu lưu trữ phim điện ảnh tại Việt Nam trong thời gian tới và kiến

nghị những giải pháp để công tác số hóa tài liệu lưu trữ hình ảnh động có thể

đa ̣t được những hiê ̣u quả cao , phù hợp với hiện trạng , thực tế phát triển của nước ta, phục vụ nhu cầu bảo quản, khai thác lâu dài khối tài liệu hình ảnh động

vô giá của quốc gia

Để hoàn thành được đề tài, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình của Viện Phim Việt Nam , Điê ̣n ảnh Quân đô ̣i Nhân dân , các thầy cô Khoa Lưu

trữ ho ̣c và Quản tri ̣ Văn phòng và đă ̣c biê ̣t là sự hướng dẫn của PGS.TS Đào Xuân Chúc – Giảng viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng Qua đây,

chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất về sự quan tâm giúp đỡ quý báu đó

Do ha ̣n chế về mă ̣t thời gian và năng lực của bản thân , chắc hẳn luâ ̣n văn này sẽ còn nhiều vấn đề cần bổ sung và hoàn thiện Vì vây, chúng tôi rất mong nhâ ̣n được sự góp ý từ phía các thầy cô và ba ̣n đo ̣c để nghiên cứu được hoàn thiê ̣n hơn

Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2013

Học viên

Trang 16

CHƯƠNG 1:

KHÁI QUÁT VỀ SỐ HÓA TÀI LIỆU LƯU TRỮ PHIM ĐIỆN ẢNH 1.1 Khái quát về tài liê ̣u lưu trữ phim điê ̣n ảnh

1.1.1 Khái niệm tài liệu lưu trữ phim điện ảnh

Trước khi đến với khái niệm phim điện ảnh và tài liệu lưu trữ phim điện ảnh, chúng ta cần hiểu về điện ảnh Hiện nay đang tồn tại một số quan điểm khác nhau về khái niệm điện ảnh và sau quá trình tổng kết, chúng tôi đưa ra 03 cách hiểu phổ biến nhất về điện ảnh như sau:

Thứ nhất, điện ảnh được hiểu là các bộ phim được tạo bởi những khung hình chuyển động (tác phẩm nghệ thuật);

Thứ hai, điện ảnh là kỹ thuật ghi lại hình ảnh, âm thanh và ánh sáng để tạo thành một bộ phim (kỹ thuật điện ảnh);

Thứ ba, điện ảnh cũng được hiểu là một ngành công nghiệp liên quan đến các công đoạn làm, quảng bá và phân phối phim ảnh (công nghiệp điện ảnh)

Các cách hiểu trên là đúng nhưng chưa đầy đủ và mới chỉ ra được những khía cạnh trong nội dung của khái niệm điện ảnh Theo Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông

qua ngày 29/6/2006 thì “Điện ảnh là loại hình nghệ thuật tổng hợp thể hiện

bằng hình ảnh động, kết hợp với âm thanh, được ghi trên vật liệu phim nhựa, băng từ, đĩa từ và các vật liệu ghi hình khác để phổ biến đến công chúng thông qua các phương tiện kỹ thuật” [33, tr.01]

Hiện nay cũng tồn tại các quan điểm khác nhau về nội dung của khái

niệm phim điện ảnh Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì “phim điện

ảnh là phim nhựa trong ngành điện ảnh được làm để chiếu tại các rạp chiếu phim” [57, ]; hay theo quan điểm của PGS.TS Đào Xuân Chúc: “Tài liệu phim điện ảnh là loại tài liệu hình ảnh động hoặc tài liệu “nghe – nhìn”, dùng để ghi và làm tái hiện lại các sự kiện, hiện tượng bằng các phương tiện kỹ thuật điện ảnh trên phim nhựa” [03, tr.01]

Như vậy, theo hai khái niệm trên, các tác giả đã khẳng định phim điện

ảnh là tác phẩm điện ảnh được ghi trên vật mang tin là phim nhựa Hiện nay,

Trang 17

khái niệm này cũng được dùng khá phổ biến, nhằm có sự phân biện rõ ràng giữa phim nhựa (phim điện ảnh) với phim video hay phim truyền hình Nhiều nhà làm phim cho rằng, chỉ có điện ảnh làm phim nhựa mới được coi là nghệ thuật chân chính và thỏa mãn nhu cầu nghệ thuật của họ

Những khác biệt của 2 loại hình phim nhựa (phim điện ảnh) và phim video được thể hiện thông qua các tiêu chí cơ bản sau:

- Thời gian ra đời [45, tr 07]: Nếu như ngày 28 tháng 12 năm 1895 được

coi là ngày khai sinh của điện ảnh thế giới thì năm 1895 cũng là năm đánh dấu cho sự ra đời đầu tiên của những bộ phim đen trắng trên đế nitơrát được chiếu Với hơn 100 năm tuổi, phim nhưa là loại vật liệu chủ yếu được bảo quản ở hầu hết các kho tư liệu của mọi quốc gia Còn đối với phim video, loại hình tài liệu này ra đời do kết quả của sự phát triển khoa học kỹ thuật, được chế tạo và đưa vào sử dụng từ sau thập niên 1940

- Vật mang tin: Phim nhựa là phim được ghi trên vật liệu phim nhựa với

thành phần chủ yếu bao gồm: gelatin và bạc halogienua (phim sống) hoặc bạc kim loại hay chất màu (phim đã được gia công in tráng) trải trên hai loại đế chủ yếu là nitơrát xeluloz và đế triaxetat xeluloz, còn phim video được ghi trên vật liệu băng từ, đĩa từ và các vật liệu mang tin khác

- Chất lượng hình ảnh: Nghệ thuật điện ảnh phim nhựa luôn được các

nhà làm phim đề cao hơn so với phim video, chính bởi hiệu năng tạo hình và thẩm mỹ cao khi phim được chiếu trên màn ảnh lớn ở rạp Còn đối với phim video, chất lượng tạo hình còn hạn chế và thấp hơn so với phim nhựa

- Khả năng chuyển đổi: Phim nhựa với khả năng tạo hình cao, thông qua

hệ thống máy kỹ thuật chuyên dụng có thể in chuyển sang phim video, phục vụ cho các mục đích khác nhau Còn phim video không có khả năng in chuyển sang phim nhựa để chiếu rạp

- Hình thức khai thác: Phim nhựa được khai thác thông qua hệ thống các

rạp chiếu phim, hoặc có thể in chuyển sang phim video để phổ biến và chiếu trên truyền hình Phim video được dùng để phát sóng trên truyền hình và phát hành băng, đĩa qua các đại lý, siêu thị để lưu hành rộng rãi

Trang 18

- Tuổi thọ của tài liệu: Qua nghiên cứu, phim nhựa có khả năng lưu trữ

hàng trăm năm nếu được bảo quản đúng tiêu chuẩn Còn phim video, bị giảm chất lượng nhanh trong quá trình bảo quản Hơn nữa, phim video luôn đi liền với thiết bị phát của nó Với sự phát triển của công nghệ thông tin, sự thay thế của các thiết bị truyền phát diễn ra nhanh đến chóng mặt Thực tế hiện nay, dù bảo quản trong điều kiện tiêu chuẩn thì cũng chỉ sau khoảng 15 năm, phim video phải in chuyển một lần

- Yếu tố bản quyền: Yếu tố bản quyền là yếu tố hết sức quan trọng trong

sáng tác nghệ thuật Nếu như phim nhựa được đánh giá là rất an toàn trong việc bảo vệ bản quyền thì phim video lại rất khó bảo vệ bản quyền do việc in sao bản rất dễ dàng

Chúng ta đều biết, điện ảnh ra đời là do sự phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuât, đặc biệt là các ngành cơ khí, quang học, hóa học và vật lý

Có thể nói, sự phát triển đó đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội trong

đó có lĩnh vực điện ảnh Phim điện ảnh cũng có thay đổi lớn lao cả về nội dung

và hình thức thể hiện Theo chúng tôi, khái niệm phim điện ảnh là tác phẩm

nghệ thuật được ghi trên phim nhựa là cách hiểu được hình thành từ những

ngày đầu khi điện ảnh và phim điện ảnh mới được ra đời Tuy nhiên, cùng với

sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều vật mang tin mới khác được phát minh, đã mở rộng hơn nội dung của khái niệm phim điện ảnh Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ đã thay đổi hình thức, kỹ thuật và chất lượng dựng phim Nếu như những ngày đầu trong lịch sử hình thành và phát triển của điện ảnh, chúng ta chỉ thấy xuất hiện những bộ phim câm, bộ phim đen trắng thì giờ đây phim có âm thanh, cốt truyện và phim màu đã quá gần gũi với chúng ta

Trong Luật Điện ảnh, “Phim là tác phẩm điện ảnh bao gồm phim

truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình”, bao gồm: Phim nhựa là

phim được sản xuất bằng phương tiện kỹ thuật điện ảnh, được ghi trên vật liệu

phim nhựa để chiếu trên màn ảnh thông qua máy chiếu phim; Phim vi-đi-ô là

phim sản xuất bằng phương tiện kỹ thuật vi-đi-ô, được ghi trên băng từ, đĩa từ

và các vật liệu ghi hình khác để phát thông qua thiết bị vi-đi-ô; Phim truyền

Trang 19

hình là phim vi-đi-ô để phát trên sóng truyền hình Như vậy, phim chỉ được

giải thích theo nghĩa là tác phẩm điện ảnh, tuy nhiên, chúng ta cũng có thể hiểu

“phim” còn là vật liệu để ghi hình (Phim nhựa) [45, tr.11]

Trong Luật giải thích “Tác phẩm điện ảnh là sản phẩm nghệ thuật được

biểu hiện bằng hình ảnh động kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh” Được giải thích tại Thông tư số:

06/1998/TT-BNV của Bộ Nội vụ ban hành ngày 11/11/1998 hướng dẫn thực hiện nghị định 48/CP ngày 17/7/1995 của Chính phủ về việc lưu chiểu và lưu

trữ phim điện ảnh có giải thích thuật ngữ “Phim điện ảnh là kết quả sự ghi lại

hình ảnh động có hoặc không có âm thanh kèm theo, đã thành tác phẩm hoặc chưa thành tác phẩm, trên bất kỳ một loại vật liệu nào, không phụ thuộc vào thời gian, địa điểm, kỹ thuật chế tạo và phương tiện sản xuất ra chúng”

Với hai định nghĩa ở trên, chúng ta có thể rút ra: Phim điện ảnh là tác

phẩm điện ảnh (sản phẩm nghệ thuật) được biểu hiện bằng hình ảnh động kết

hợp với âm thanh, được ghi trên vật liệu phim nhựa, băng từ, đĩa từ và vật liệu

ghi hình khác để phổ biến đến công chúng thông qua các phương tiện kỹ thuật

Khái niệm phim điện ảnh không bị bó hẹp trong phạm vi tác phẩm điện ảnh được ghi trên vật liệu mang tin là phim nhựa mà còn trên các vật liệu ghi hình khác

Như vậy có thể khẳng định rằng, hiện nay đang tồn tại song song hai cách hiểu về khái niệm tài liệu phim điện ảnh Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã tác động đến lĩnh vực lưu trữ nói chung và lưu trữ tài liệu phim điện ảnh nói riêng, đã làm xuất hiện nhiều vật liệu mang tin mới Giờ đây, chúng ta không chỉ còn thấy những bộ phim được làm trên vật liệu mang tin là phim nhựa truyền thống, mà thay vào đó là sự xuất hiện của nhiều vật liệu mang tin khác Khái niệm tài liệu phim điện ảnh đã được mở rộng hơn về phạm

vi vật mang tin Tuy nhiên, nằm trong giới hạn phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉ

tập trung đi sâu vào đối tượng tài liệu phim điện ảnh trên vật liệu mang tin là

phim nhựa truyền thống

Trang 20

Từ nhận thức trên, chúng ta có thể đưa ra khái niệm về tài liệu lưu trữ

phim điện ảnh như sau: Tài liệu lưu trữ phim điện ảnh (hình ảnh động) là

những tác phẩm điện ảnh có giá trị về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, nghiên cứu, ngoại giao…, được biểu hiện bằng hình ảnh động có hoặc không có âm thanh, được ghi trên vật liệu phim nhựa, băng từ, đĩa từ và vật liệu ghi hình khác được sử dụng thông qua các phương tiện kỹ thuật

Tài liệu lưu trữ phim điện ảnh bao gồm hai hình thức là tài liệu chứa đựng hình ảnh có hoặc không có âm thanh, tiếng động và tài liệu kèm theo phim Tuy nhiên, nhóm tài liệu kèm theo phim không thuộc đối tượng nghiên cứu của đề tài

1.1.2 Đặc điểm của tài liệu lưu trữ phim điện ảnh

Tài liệu lưu trữ phim điện ảnh có những đặc điểm khác so với những loại hình tài liệu khác về nguồn gốc xuất xứ, đặc điểm bên ngoài, khả năng phản ánh thông tin và tính nghệ thuật được thể hiện như sau:

- Tài liệu lưu trữ phim điện ảnh không được sản sinh ở tất cả các cơ quan như tài liệu chữ viết Giá trị của tài liệu lưu trữ phim điện ảnh không phụ thuộc vào vị trí của cơ quan sản sinh ra nó, vì nó không chỉ phản ánh hoạt động của

cơ quan đó, mà còn phản ánh gần như mọi mặt của đời sống xã hội Vì vậy, giá trị của tài liệu lưu trữ phim điện ảnh phụ thuộc vào ý nghĩa của các sự kiện, hiện tượng mà chúng phản ánh

- Tài liệu lưu trữ phim điện ảnh là loại hình tài liệu có chất liệu chế tác đặc biệt nên cần có điều kiện bảo quản, sử dụng khác so với các loại hình tài liệu khác Tài liệu lưu trữ phim điện ảnh được sản xuất trên các vật liệu: phim nhựa, băng từ, đĩa từ… cũng cần được bảo quản trong kho với những điều kiện tiêu chuẩn khác nhau Đây là một trong những lý do cần có kho lưu trữ chuyên dụng cho loại hình tài liệu này

- Phim điện ảnh có đặc điểm là việc sản xuất và sử dụng chúng theo một khối nhất định: âm bản hình ảnh, âm bản ghi âm, dương bản, bản sao dương

bản trung gian, bản sao băng ghi âm Trong đó, âm bản là những phim mà hình

ảnh trên phim có độ sáng tối và màu sắc ngược lại với đối tượng và cảnh vật

Trang 21

được quay [03, tr 02]; dương bản là những phim mà hình ảnh được quay trên đó phản ánh đúng chỗ sáng tối, màu sắc trên vật hoặc đối tượng được quay

[03, tr 02]

- Để một tác phẩm điện ảnh ra đời, không chỉ có hình ảnh và âm thanh cùng các phương tiện kỹ thuật hiện đại là đủ, mà còn cần có những tài liệu kèm theo Xuất phát từ đặc thù của tài liệu lưu trữ phim điện ảnh, tài liệu kèm theo phim cũng có những đặc điểm riêng về thể loại, chất liệu, kích cỡ, hình thức thể hiện… như kịch bản văn học điện ảnh, kịch bản phân cảnh, các tài liệu quảng cáo, tranh ảnh, áp phích, ảnh các cảnh trong phim, các bài báo, bài viết nói về

bộ phim, ảnh đạo diễn phim, các lời thuyết minh hoặc lời bình phim, các quyết định phổ biến tác phẩm điện ảnh…Đây cũng là nguồn sử liệu bổ sung cho việc nghiên cứu, đánh giá chất lượng, nội dung và nghệ thuật của một tác phẩn điện ảnh cũng như nghiên cứu lịch sử điện ảnh

- Tài liệu lưu trữ phim điện ảnh có phương thức truyền tải thông tin khác nhiều so với các loại hình tài liệu khác Nội dung thông tin của tài liệu lưu trữ phim điện ảnh không phải kể về các sự vât hiện tượng bằng các ký tự ngôn ngữ như tài liệu chữ viết hoặc phản ánh, mô tả các sự kiện hiện tượng ở dạng tĩnh như tài liệu ảnh, mà là thể hiện bản thân các sự vật hiện tượng hoặc một quá trình trong không gian và thời gian nhất định, đúng như chúng đã xảy ra trong thực tế đời sống xã hội và tự nhiên bằng máy quay phim, tạo hình sắp xếp thứ

tự các hình ảnh và thông tin âm thanh (lời nói, tiếng động) ghi lại trên chất liệu phim

Hơn nữa, tài liệu lưu trữ phim điện ảnh còn có thể tái hiện sự kiện, hiện tượng một cách nhanh chậm theo ý muốn của người nghiên cứu, không chỉ cung cấp những thông tin đơn thuần, mà còn là loại hình tài liệu mang tính nghệ thuật cao Bên cạnh tính chất thời sự, tài liệu lưu trữ phim điện ảnh còn là một loại hình nghệ thuật tổng hợp Trong phim điện ảnh, những tinh hoa của các môn nghệ thuật khác như văn học, sân khấu, hội họa, âm nhạc, điêu khắc, kiến trúc được thể hiện một cách sinh động, hòa quyện với nhau, tạo thành một tác phẩn điện ảnh

Trang 22

1.1.3 Phân loại tài liê ̣u lưu trữ phim điê ̣n ảnh

Trong phần này, chúng tôi không trình bày phân loại tài liệu lưu trữ phim điện ảnh như một nghiệp vụ trong công tác lưu trữ, mà chủ yếu với mục tiêu chỉ

ra các loại hình tài liệu lưu trữ phim điện ảnh hiện nay Với những loại hình khác nhau thì chúng có tính chất, đặc điểm, cấu tạo, giá trị cũng như cách thức bảo quản khác nhau Chúng ta có thể phân loại tài liệu lưu trữ phim điện ảnh theo các hình thức như: Phân loại theo màu sắc, phân loại theo loại đế phim, phân loại theo hình thức phim và phân loại theo loại hình phim…Với mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, chúng tôi không phân loại tài liệu phim điện ảnh theo hình thức phim (phim câm và phim có tiếng), cũng như theo khổ và kích thước của bản phim (phim 8mm, phim 16mm, phim 35mm, phim 70mm) hay thể loại phim (phim thời sự - tài liệu, phim truyện hoặc còn gọi là phim diễn xuất, phim hoạt hình, phim khoa học, phim giáo khoa), bởi lẽ những hình thức phân loại này không phù hợp với nội dung và mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Phân loại theo màu sắc, phim điện ảnh được chia làm hai loại bao gồm: phim đen trắng và phim màu Để hiểu được nguyên nhân gây ra những hư hỏng của tài liệu phim điện ảnh, chúng ta cần tìm hiểu về cấu tạo, tính chất lý hóa của hai loại hình này

1.1.3.1 Phim đen trắng (Tham khảo thêm [29, tr.69])

Phim đen trắng là phim mà hình ảnh của nó được tạo nên chỉ bởi hai sắc màu đen và trắng Màu đen tạo ra bởi các nguyên tử bạc trộn trong lớp nhũ tương, còn màu trắng là do ánh sáng từ máy chiếu đi vào những vùng trong suốt của phim rồi chiếu lên màn ảnh màu trắng mà tạo nên Phim sống

đen trắng có cấu tạo gồm 5 lớp như sau: Lớp thứ nhất, một lớp gelatin trong

suốt không có bất cứ tạp chất nào dùng làm lớp bảo vệ phim khỏi các tác động

và hư hại cơ học; Lớp thứ 2, lớp nhạy sáng gồm có vi tinh thể muối bạc

(bromua bạc) phân tán trong gelatin (còn gọi là lớp nhũ tương hay lớp ảnh);

Lớp thứ 3, lớp kết dính để gắn lớp ảnh với lớp đế phim Lớp thứ 4, lớp đế

phim; Lớp cuối cùng, lớp chống cảm quang hoặc chống quăn phim

1.1.3.2 Phim màu (Tham khảo thêm [29, tr.69])

Trang 23

Phim màu sau khi được ghi hình và gia công in tráng, hình ảnh tự nhiên được tạo không chỉ có hình dáng như ở phim đen trắng mà còn có cả sắc màu của các chi tiết Vì vậy, cấu tạo của phim màu ngoài những hạt nguyên tử bạc màu đen như ở phim đen trắng còn có những hạt phân tử màu hữu cơ tạo ra các sắc màu khác nhau và thường là ba màu: vàng, hồng và xanh lơ

Phim màu có cấu tạo còn phức tạp hơn phim đen trắng và có ít nhất là 9 lớp với các chức năng khác nhau bao gồm: Lớp gelatin bảo vệ bề mặt; Lớp nhạy lam gồm có muối halogien bạc, cấu tử tạo màu (thành phần tạo màu) phân tán bên trong gelatin; Lớp kính lọc vàng hấp thụ nốt phần ánh sáng lam chưa được hấp thụ hết tại lớp nhạy lam và cho ánh sáng lục và đỏ đi qua; Lớp nhạy lục; Lớp trung gian có gelatin cản trở sự hình thành chất màu trong quá trình hiện hình và cản chúng không khuyết tán từ lớp chúng tạo thành sáng lớp khác làm hình ảnh bị lỗi; Lớp nhạy đỏ; Lớp kết dính; Đế phim làm từ triaxetat xeluloz hoặc polyester; Lớp chống phản quang kèm chống quăn phim

Như vậy, cả hai loại phim điện ảnh (phim màu và phim đen trắng) đều có cấu tạo nhiều lớp khác nhau Mỗi lớp lại có các chức năng riêng, đảm bảo cho phim điện ảnh có thể sử dụng được Tuy nhiên, đáng chú ý nhất, chúng ta phải quan tâm đến hai lớp, được coi là thành phần chính và quan trọng nhất của phim điện ảnh, đó là lớp nhũ tương mang hình ảnh (hay còn goi là lớp ảnh) và lớp đế phim làm nền bảo vệ và vận hành cho lớp ảnh nói trên Trong cấu tạo của phim điện ảnh, nếu một trong hai lớp này bị hư hỏng thì phim sẽ không thể sử dụng được nữa

* Đặc điểm của các lớp ảnh:

- Lớp ảnh mang thông tin hình ảnh và âm thanh chủ yếu làm từ gelatin Mỗi lớp ảnh chỉ có độ dày tiêu chuẩn là vài micro (1 micro = 1/1000mm), do

đó, khiến chúng khó chịu nổi sức căng tác động lên khi phim chạy qua các thiết

bị quay phim, chiếu phim và ghi âm;

- Gelatin là một sản phẩm hữu cơ hình thành khi nấu sụn, da và các gân của động vật, có khả năng hút ẩm mạnh, trương nở và trở nên dính khi gặp nhiệt độ cao Gelatin là môi trường nuôi dưỡng nấm mốc và vi khuẩn Bào tử

Trang 24

nấm mốc luôn luôn có mặt trong không khí và bám lên phim Khi có những điều kiện thuận lợi về độ ẩm và nhiệt độ, nấm mốc sẽ phát triển, ăn sâu vào lớp ảnh và khiến phim bị mất màu, cuối cùng cả lớp ảnh cũng bị phá hủy hoàn toàn

* Đặc điểm của các lớp đế phim:

1/ Phim đế nitơrát

Đế nitơrát được dùng chế tạo phim điện ảnh trên toàn thế giới trong năm thập niên liền, kể từ khi điện ảnh ra đời Tại các nhà máy chế tạo đế phim nitơrát, xenluloz được este hóa bằng axít nitơric (HNO3) tạo ra nitơrát xenluloz Bên cạnh những ưu điểm và tính chất thấu quang cũng như tính chất cơ học, đế

phim nitơrát có hai nhược điểm chính sau: Thứ nhất, liên kết hóa học giữa

xenluloz và nhóm nitro (NO2) rất không bền vững vì vậy đế nitơrát có thể bị

phân hủy, ngay trong cả những điều kiện bảo quản thuận lợi; Thứ hai, nhóm

nitơrát dễ cháy và dễ bắt lửa, có thể bốc cháy ở nhiệt độ 1200C hoặc thấp hơn.Trong trường hợp số lượng lớn, phim đế nitơrát có khả năng gây nổ

2/ Phim đế triaxetat (đế an toàn)

Trên thế giới, hầu hết tất cả các phim sản xuất từ thập niên 1950 trở lại đây đều là phim đế triaxetat Vật liệu cơ bản sử dụng để chế tạo là xeluloz được este hóa bằng axetil anhidrit để tạo đế triaxetat xeluloz Sau đó, người ta cũng

bổ sung thành phần chất làm dẻo đế vào Phim đế triaxetat đều có tính chất vật

lý và sinh học giống như phim đế nitơrát Khi bảo quản lâu dài, phim đế triaxetat nếu giữ trong điều kiện quá khô, chất làm dẻo có thể bốc hơi và phim

có thể bị co ngót Những hóa chất có hại (hơi axit, nhất là khí thải từ đế phim nitơrát đang bị phân hủy) có thể gây hại với kho phim triaxetát, vì vậy nên bảo quản phim đế nitơrát và triaxetat ở các kho riêng

3/ Phim đế polyester

Polyeste là một loại polyme được cô đặc từ axit có gốc polyme với các loại rượu polyhydric Polyeste có những ưu điểm và là một đế phim lý tưởng dùng trong lưu trữ tài liệu phim điện ảnh

Như vậy, phim điện ảnh là loại sản phẩm nhiều lớp mang đặc tính hóa lý

rất phức tạp, có rất nhiều chất hóa học tương đối thiếu bền vững Phân tích về

Trang 25

cấu tạo của tài liệu lưu trữ phim điện ảnh, chúng ta thấy rõ hơn những tính chất

và đặc điểm của loại hình tài liệu này; những nguyên nhân có thể gây hư hại, mất mát tài liệu: ngoài các nguyên nhân mà chúng ta thường hay nhắc tới như

do con người (chiến tranh, trộm cắp, phá hoại, tần suất sử dụng…); do điều kiện khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, gió…); do sinh vật và vi sinh vật gây nên thì yếu tố tự hủy do cấu tạo, đặc điểm của chính loại hình tài liệu này cũng là một nguyên nhân đáng chú ý Vì vậy, dù tài liệu có được bảo quản ở những điều kiện lý tưởng (tiêu chuẩn) thì chúng ta cũng không thể ngăn cản được quá trình tự hủy của tài liệu, mà chỉ có thể kéo dài hơn quá trình tự hủy đó Vì vậy, tài liệu lưu trữ phim điện ảnh được xếp vào loại vật liệu khó bảo quản nhất hiện nay trong số các loại hình tài liệu lưu trữ

1.1.4 Ý nghĩa của tài liệu lưu trữ phim điện ảnh

Phim điện ảnh bước vào sinh hoạt của loài người với tư cách là một sáng chế kỹ thuật Tuy mới xuất hiện trên thế giới từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nhưng phim điện ảnh được phát triển vô cùng nhanh chóng, có mặt hầu hết các lĩnh vực sinh hoạt của đời sống xã hội Phim điện ảnh được so sánh là thứ văn học hiện hình; là nghệ thuật tạo hình biết chuyển động hay hội họa biết nói và

là thứ nhiếp ảnh cử động hay loại hình nghệ thuật tổng hợp, nghệ thuật thứ bảy Tài liệu lưu trữ phim điện ảnh là một phần không thể thiếu trong Phông Lưu trữ Quốc gia Việt Nam

Tài liệu phim điện ảnh có giá trị đặc biệt trong sự phát triển văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, khoa học và lịch sử… Đây không chỉ một loại hình tài liệu bổ trợ, mà thực sự còn là nguồn sử liệu độc lập, độc đáo về mặt hình thức, chứa đựng tính nghệ thuật cao mà nhiều khi không thể có ở các loại hình tài liệu khác, thể hiện cụ thể trên các phương diện sau:

Tài liệu lưu trữ phim điện ảnh là phương tiện thông tin, tuyên truyền nhanh chóng, hiệu quả và rộng rãi nhất: Tài liệu lưu trữ phim điện ảnh tái

hiện cho chúng ta biết con người, địa điểm, sự kiện mà chúng ta không được tận mắt chứng kiến; có khả năng thông tin, tuyên truyền giáo dục hiệu quả hơn nhiều so với các loại hình tài liệu khác bởi các hình ảnh, âm thanh sống động

Trang 26

đưa đến cho người xem lượng thông tin chân thực, đa dạng nhất Hình ảnh và

âm thanh mang tính khách quan nên dễ đi vào lòng người, dễ thuyết phục và gây lòng tin mạnh mẽ với người xem

Ví dụ, thông qua bộ phim “Hồ Chí Minh – chân dung một con người

(1989)”, Biên kịch: Bành Bảo; Đạo diễn: Bùi Đình Hạc, Lê Mạnh Thích; Lời

bình: Nguyễn Đình Thi, đã khắc họa một cách sinh động, sâu sắc cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh – một tâm hồn và trí tuệ lớn lao, người con yêu nước vĩ đại đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, có tác dụng to lớn trong việc tuyên truyền tới thế hệ trẻ trong cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”…

Tài liệu lưu trữ phim điện ảnh được sử dụng nhiều trên các mặt trận chính trị, ngoại giao: Tài liệu phim điện ảnh là những bằng chứng đanh thép

vạch mặt kẻ thù, là cơ sở để chúng ta đấu tranh trên các mặt trận chính trị, ngoại giao

Ví dụ, thông qua những thước phim tư liệu về chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam, chúng ta thấy được những bằng chứng xác thực về sự tàn ác, man rợ của Đế quốc Mỹ đối với đồng bào ta

Trong lĩnh vực nghệ thuật, tài liệu lưu trữ phim điện ảnh là công cụ xác

thực nhất ghi lại một cách chuẩn xác nhất những phong tục, tập quán xa xưa hay những loại hình dân gian đặc sắc mà ngày nay có thể không tồn tại

Trong nghiên cứu khoa học (nhất là khoa học lịch sử): Lưu trữ tài liệu

phim điện ảnh không chỉ để giữ gìn tính chất nghệ thuật của nó qua từng thời đại, mà chính là còn ghi chép giữ lại mọi sự kiện lịch sử, mọi nhân vật lịch sử, mọi hiện tượng xã hội của các thời đại bằng hình ảnh động mà văn tự không thể thay thế được Những thước phim lưu trữ có thể dùng để minh họa hoặc bổ sung cho nguồn sử liệu bằng chữ viết, và có trường hợp nó lại là căn cứ độc

nhất để làm cơ sở nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lịch sử Tài liệu lưu trữ

phim điện ảnh là một nguồn sử liệu vô cùng quý giá có thể dùng để kiểm tra,

minh họa, làm chính xác thông tin của các nguồn tài liệu khác; trở thành một

Trang 27

trong những nguồn sử liệu có giá trị để nghiên cứu lịch sử dân tộc cũng như lịch

sử nghành điện ảnh

1.2 Khái quát về số hóa tài liê ̣u lưu trữ phim điê ̣n ảnh

1.2.1 Khái niệm số hóa tài liệu lưu trữ phim điện ảnh

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, các loại hình tài liệu mới được ra đời Nếu như trước đây, chúng ta chỉ biết tới loại hình tài liệu truyền thống (mang tính phổ biến nhất) là tài liệu giấy thì giờ đây tài liệu điện tử là chủ đề đang được xã hội, các nhà nghiên cứu, các nhà lưu trữ…hết sức quan tâm Luật Lưu trữ do Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 11/11/2011 cũng đã có quy định

về tài liệu điện tử Trong đó, tài liệu điện tử có thể hiểu tóm tắt là bản ghi được tạo ra, gửi, chuyển giao, nhận, hoặc lưu trữ, sử dụng bằng phương tiện điện tử Các dữ liệu số có thể ở dạng chữ, hình ảnh, hoặc âm thanh…sử dụng trên máy tính hoặc các phương tiện điện tử khác và được các phương tiện đó nhận biết đúng định dạng Nếu xét về nguồn gốc, tài liệu điện tử

được hiểu, một là, bản ghi các thông điệp dữ liệu được khởi tạo từ đầu (bản chất sinh ra đã là tài liệu điện tử); hai là, bản ghi các dữ liệu số từ tài liệu

truyền thống (số hóa từ các vật mang tin khác (giấy, gỗ, phim nhựa…)

Mặc dù tài liệu số hóa cũng đã được Luật Lưu trữ công nhận và quy định, tuy nhiên, trong giới nghiên cứu thì đây vẫn là vấn đề còn nhiều tranh cãi và cần làm rõ hơn Trong cuốn Số hóa và Lưu trữ (Digitalization and Archives) do Hội đồng Lưu trữ Canada biên soạn vào năm 2002 có đưa ra:

“Số hóa là việc chuyển đổi thông tin từ dạng truyền thống (Từ bất kỳ hình

thức nào và bất kỳ mục đích nào) sang định dạng số” [62, tr.01]

(Digitalization is the transformation of analog information (from whatever form and from whatever support) to digital code)

Vậy, số hóa có thể được hiểu theo theo hai nghĩa: danh từ và động từ Nếu xét theo nghĩa danh từ thì số hóa được coi là một kỹ thuật (công nghệ) nhằm chuyển đổi thông tin từ dạng truyền thống sang định dạng số Còn nếu xét theo nghĩa động từ, số hóa tài liệu chính là việc chuyển đổi các tài

Trang 28

liê ̣u tr uyền thống - analoge (như tài liê ̣u giấy , ảnh, phim nhựa… ) thành dạng dữ liệu số - digital , mà máy tính hoă ̣c thiết bi ̣ phù hợp khác có thể đo ̣c được

Trong giới hạn đối tượng nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xin đưa ra khái niệm số hóa tài liệu lưu trữ phim điện ảnh như sau: Số hóa tài liê ̣u lưu trữ phim điê ̣n ảnh là việc chuyển đổi tài liê ̣u phim nhựa truyền thống sang da ̣ng dữ liê ̣u

số mà máy tính hoă ̣c các thiết bi ̣ phù hợp khác có thể đo ̣c được

1.2.2 Vai trò của số hóa tài liệu lưu trữ phim điện ảnh

Thứ nhất, số hóa tài liệu lưu trữ phim điê ̣n ảnh giúp bảo quản an toàn bản phim gốc: Tài liệu phim điện ảnh có giá trị về nhiều mặt , do đó để phu ̣c vu ̣

cho nhu cầu tìm hiểu , khai thác, sử du ̣ng tà i liê ̣u, những bản gốc này sẽ phải trực tiếp đưa ra khai thác , sử du ̣ng Tài liệu đó trong quá trình sử du ̣ng sẽ chi ̣u tác động của con người, môi trường nên dễ bị hư hỏng Số hóa là một biện pháp giúp bảo quản tài liệu lưu trữ phim điện ảnh một cách hữu hiệu hơn bằng cách

hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng bản gốc Bản sao sử dụng từ công nghệ số

hóa (bản số hóa) được đưa vào phu ̣c vu ̣ khai thác thay cho bản gốc của tài liê ̣u Số hóa tài liê ̣u lưu trữ phim điện ảnh là một biện pháp giảm thiểu sự xuống cấp

về mặt vật lý và hoá học của tài liệu gốc trong quá trình khai thác, sử dụng

Thứ hai, số hóa tài liê ̣u lưu trữ phim điê ̣n ảnh nhằm đảm bảo thông tin trong tài liê ̣u: Thông tin chứa trong tài liê ̣u lưu trữ nói chung và tài liê ̣u phim

điê ̣n ảnh nói riêng có tính xác thực cao , đáng tin câ ̣y phu ̣c vu ̣ cho hoa ̣t đô ̣ng thực tiễn cũng như nghiên cứu li ̣ch sử Do vâ ̣y, nếu vì mô ̣t lý do nào đó mà tài liê ̣u lưu trữ bi ̣ hư hỏng hay mất mát thì s ẽ không có nguồn tin nào có thể thay thế được Chính vì vậy , số hóa tài liệu phim điện ảnh sẽ tạo ra bản sao lưu dự phòng tài liệu lưu trữ gốc và được bảo quản tách rời bản gốc, giúp cho việc bảo vệ

an toàn thông tin trong tài liê ̣u

Thứ ba, số hóa tài liê ̣u lưu trữ phim điện ảnh có ưu thế lớn trong viê ̣c mở rộng quy mô lưu trữ : Trong khi lưu trữ truyền thống luôn gă ̣p khó khăn trong

xây dựng kho tàng , luôn trong tình tra ̣ng thiếu không gian và cần phải mở rộng thì kho lưu trữ dữ liệu số ngày càng có dung lượng lớn hơn với không gian

Trang 29

không đổi Đó là nhờ sự phát triển của kỹ thuâ ̣t số , kích thước của một ổ cứng không thay đổi nhưng dung lượng thì không ngừng tăng lên

Thứ tư, ưu thế về in bản sao và phục chế tư liệu : Viê ̣c in sao bản đối với

phim nhựa truyền thống luôn phải trải qua mô ̣t quy trình phức ta ̣p và đi kèm với

nó là sự suy giảm chất lượng hình ảnh không thể tránh khỏi Nếu chúng ta in sao mô ̣t bản phim da ̣ng số thì sự suy giảm chất lượng gần như bằng không Ngoài ra, tương tự như viê ̣c in bản sao , quy trình phu ̣c chế phim theo phương pháp truyền thống đòi hỏi một quy trình gia công phức tạp thì phục chế p him thông qua đi ̣nh da ̣ng số nổi lên như mô ̣t phương pháp tối ưu , vừa đảm bảo an toàn cho bản gốc, vừa dễ dàng chỉnh sửa các lỗi trên hình ảnh

Thứ năm, số hóa tài liệu lưu trữ phim điện ảnh giúp tạo ra bản sao lưu trữ: Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu quan tâm tới vấn đề lập bản sao bảo hiểm

trong lưu trữ, do những sự cố đã xảy ra không thể lường trước được Các Lưu trữ luôn phải đặt ra cho mình các tình huống có thể gây tổn thất, mất mát tới nguồn tài liệu lưu trữ nói chung và tư liệu hình ảnh động nói riêng, bởi chúng

nếu đã mất đi sẽ không thể lấy lại được, tránh trường hợp “mất bò mới lo làm

chuồng” Hiện nay, vấn đề lập bản sao bảo hiểm bằng Microfilm là một trong

những giải pháp tối ưu được các lưu trữ lựa chọn Đối với tài liệu phim điện ảnh, vấn đề lập bản sao bảo hiểm được thực hiện theo hai cách:

Phim nhựa -> Số hóa -> Microfilm Hoặc Phim nhựa -> Microfilm

Lập bản sao bảo hiểm sau số hóa là giải pháp thực dụng hơn bởi nó tiết kiệm kinh phí, thời gian và có thể tu sửa trong công đoạn số hóa để bản Microfilm được hoàn thiện hơn Lập bản sao bảo hiểm giúp tránh được các rủi

ro trong quá trình lưu giữ tài liê ̣u phim điện ảnh như : đô ̣ng đất, cháy nổ, thiên tai và các sự tự hủy ; viê ̣c khai thác thông tin thông qua micr ofilm thuâ ̣n lợi và không ảnh hưởng đến phim gốc ; tiết kiê ̣m được diê ̣n tích bảo quản và có khả năng sử du ̣ng làm ra phiên bản mới cho mu ̣c đích bản quản và khai thác sử dụng Ngoài ra, như chúng ta đã biết, cứ sau một thời gian nhất định thì phim nhựa lưu trữ tới hạn phải được in chuyển sang phim nhựa mới Trong đó, phim nhựa được in chuyển sẽ luôn bị ảnh hưởng và phụ thuộc vào chất liệu bản phim

Trang 30

gốc Nếu trong trường hợp bản phim gốc bị hư hỏng nặng và không thể phục hồi cũng như in chuyển được thì một giải pháp khác đảm bảo tài liệu phim điện ảnh không bị mất mát là sử dụng bản số hóa in ngược trở lại cho phim nhưa

Thứ sáu, số hóa tài liệu lưu trữ phim điện ảnh còn giúp tiết kiệm kinh phí cho nhà nước và các lưu trữ: Hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau (ảnh

hưởng của thời tiết, khí hậu; do vấn đề bảo quản; tần suất khai thác sử dụng…)

đã ảnh hưởng tới các bản phim, băng được lưu trữ

Ví dụ: Tại Điện ảnh Quân đội Nhân dân, ước tính, cứ khoảng 5 - 10 năm lại phải in chuyển bản một lần (Phim nhựa -> phim nhựa) để đảm bảo chất

lượng và tránh mất mát phim

Điều này làm tốn kém không ít kinh phí, thời gian của Nhà nước và các Lưu trữ, đặc biệt là các Lưu trữ bảo quản số lượng phim lớn Chính vì vậy, số hóa tài liệu phim điện ảnh, giúp hạn chế sử dụng bản phim gốc, nâng cao tuổi thọ phim lưu trữ, giúp các Lưu trữ hạn chế in chuyển bản phim, tiết kiệm kinh phí của nhà nước Hơn nữa, việc in chuyển phim từ bản số sang phim nhựa được thực hiện đơn giản hơn, thời gian nhanh, kinh phí ít, mà lại đảm bảo chất lượng bản phim được in chuyển cũng là lựa chọn để tiết kiệm kinh phí cho các Lưu trữ

Thứ bảy, số hóa phục vụ sản xuất phim: Ở Việt Nam hiện nay đang tồn

tại 3 hình thức sản xuất phim: Sản xuất hoàn toàn bằng phim nhựa truyền thống

từ tiền kỳ đến hậu kỳ; Quay bằng phim nhựa truyền thống khâu tiền kỳ và xử lý

kỹ xảo bằng công nghệ số khâu hậu kỳ; Sản xuất hoàn toàn bằng công nghệ số

từ tiền kỳ đến hậu kỳ và sản phẩm cuối cùng được chuyển từ hình ảnh số sang phim nhựa Như vậy, số hóa không chỉ nhằm mục tiêu bảo quản và tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ phim điện ảnh mà còn có ý nghĩa phục vụ cho việc sản xuất phim

Thứ tám, số hóa tài liê ̣u lưu trữ phim điện ảnh có vai trò tích cực đối với viê ̣c khai thác và sử d ụng: Đây là ưu thế tích cực của phương pháp số hóa tài

liê ̣u phim điện ảnh mà tác giả muốn nhấn ma ̣nh vào Hiê ̣n nay, khối thông tin khổng lồ có trong tài liê ̣u phim điê ̣n ảnh còn ha ̣n chế về khả năng tiếp câ ̣n cho

Trang 31

người khai thác sử dụng Đối với tư liệu phim truyền thống (phim nhựa), không phải cá nhân , đơn vi ̣ nào cũng có máy chiếu phim nhựa , chính vì thế việc xem phim trên các đi ̣nh da ̣ng số dân du ̣ng trở nên vô cùng tiê ̣n lợi , dễ dàng Thêm vào đó là sự thuận tiện trong vận chuyển, mô ̣t bô ̣ phim đi ̣nh da ̣ng số lưu trong ổ cứng có thể bỏ túi dễ dàng , trong khi mô ̣t bô ̣ phim nhựa truyền thống la ̣i khá cồng kềnh Viê ̣c số hóa tài liê ̣u lưu trữ phim điện ảnh giúp đông đảo công chúng được tiếp câ ̣n, tăng khả năng khai thác tài liê ̣u của người nghiên cứu Ngoài ra,

số hoá tài liệu lưu trữ phim điện ảnh cũng cho phép tiếp cận thông tin nằm ở một cơ quan lưu trữ hoặc nằm ở nhiều cơ quan lưu trữ khác nhau Viê ̣c phổ biến phim cũng hết sức linh hoạt và đa da ̣ng thông qua hình thức thư viện trực tuyến (online) Chúng ta có thể vận dụng ưu thế của internet để tiếp thị và bán phim qua các thiết bi ̣ thông tin di đô ̣ng như máy tính xách tay , điê ̣n thoa ̣i… Người xem có thể tải phim về ở bất cứ đâu , vào bất cứ thời điểm nào nếu họ muốn Viê ̣c truyền thông cho các bô ̣ phim ngày nay cũng chủ yếu dựa vào ma ̣ng

internet, thông qua các ma ̣ng xã hô ̣i , qua thư điê ̣n tử và báo chí điê ̣n tử Với cách thức này , sự truyền tải thông điê ̣p về các bô ̣ phim nhanh và rẻ hơn cách thức truyền thống nhiều lần Trong mô ̣t thời gian ngắn , chúng ta có thể đưa thông tin đến với hàng triê ̣u người mà các phương tiê ̣n và cách thức truyền thống không thể nào có được

Hơn nữa, số hóa tài liê ̣u tiết kiê ̣m thời gian và công sức cho viê ̣c tra tìm tài liê ̣u phu ̣c vu ̣ hoa ̣t đô ̣ng quản lý và nhu cầu chính đáng của công dân Điển hình cu ̣

thể là ta ̣i Viê ̣n Phim Viê ̣t Nam, đầu năm 2010 đã cho ra đời Thư viê ̣n Video VFINA,

đánh dấu mô ̣t bước phát triển mới trong công tác số hóa khai thác tư liê ̣u hình ảnh động

Như phân tích ở trên , viê ̣c số hóa hình ảnh đô ̣ng mang la ̣i những lợi ích

vô cùng to lớn trong lưu trữ và khai thác tài liê ̣u Ví dụ: Viện phim Việt Nam số hóa phim nhựa sang băng betacam số , vì vậy khi có bất kỳ nhu cầu nào về khai thác, dữ liê ̣u trên băng betacam số sẽ được sử du ̣ng Viê ̣c khai thác dữ liệu số sẽ đơn giản hơn khai thác từ phim nhựa, lại tránh được mọi tác động xấu đến phim

Trang 32

khi phải mang ra khỏi kho lưu trữ Nhờ đó, môi trường lưu trữ ổn đi ̣nh và tuổi thọ phim nhựa sẽ được kéo dài hơn

Cuối cùng, số hóa tài liê ̣u lưu trữ phim điê ̣n ảnh góp phần thúc đẩy viê ̣c hoàn thiện tổ chức khoa học tài liệu và hiện đại hóa công tác lưu trữ : Sở dĩ có

vai trò này bởi vì công nghê ̣ số hóa hiê ̣n nay ngày càng được thực hiê ̣n đáng tin

câ ̣y và tiêu chuẩn hóa hơn Số hóa tài liê ̣u nói chung và phim điện ảnh nói riêng chỉ được tiến hành đối với khối tài liệu đã được phân loại và xác định giá trị –

có nghĩa là trên cơ sở tài liệu đã được tổ chức khoa học , đă ̣c biê ̣t là đã được lựa chọn và phân biệt giá trị Do đó để công tác số hóa tài liê ̣u phim điê ̣n ảnh được thực hiê ̣n tốt thì các nghiê ̣p vu ̣ của công tác lưu trữ cũng phải được thực hiê ̣n có hiê ̣u quả Ngược la ̣i, khi số hóa trở thành mô ̣t ng hiê ̣p vu ̣ phổ biến và thực hiê ̣n tốt, đa ̣t các mu ̣c đích của nó sẽ có tác đô ̣ng trở la ̣i đối với công tác lưu trữ , bởi vì khi thấy được vai trò của số hóa tài liệu phim điện ảnh , các lưu trữ sẽ có những biê ̣n pháp để thúc đẩy viê ̣c thực hiê ̣n đúng và đủ các nghiê ̣p vu ̣ của công tác này

1.2.3 Văn bản quy đi ̣nh liên quan đến số hóa tài liê ̣u phim điê ̣n ảnh

Hiê ̣n nay, chúng ta còn rất thiếu những văn bản quy định , hướng dẫn cu ̣ thể về công tác số hóa tài liê ̣u lưu trữ nói chung và tài liê ̣u phim điê ̣n ảnh nói riêng Mô ̣t số văn bản quy đi ̣nh về vấn đề số hóa tài liê ̣u lưu trữ bao gồm:

- Công văn số 129/VTLTNN-NVTW ngày 31/10/2003 của Cục Văn thư

và Lưu trữ Nhà nước về viê ̣c hướng dẫn xác đi ̣nh, lựa cho ̣n và thống kê tài liê ̣u lưu trữ thuô ̣c diê ̣n bảo hiểm;

- Quyết đi ̣nh số 30/QĐ-VTLTNN ngày 29/02/2008 của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước về viê ̣c ban hành Quy trình lâ ̣p bản sao bảo hiê ̣m trên

microfilm đen trắng tráng ba ̣c 35mm và bản sao sử du ̣ng kỹ thuâ ̣t số đối với tài liê ̣u giấy bằng máy chu ̣p/quét lưỡng hệ;

- Quyết đi ̣nh số 01/QĐ-VTLTNN ngày 08/01/2009 của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước về viê ̣c ban hành Quy trìn h lâ ̣p bản sao bảo hiểm bằng công nghê ̣ số hóa và chuyển ảnh số sang microfilm

Trang 33

- Quyết định số 175/QĐ- VTLTNN ngày 21/10/2011 của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước về ban hành quy trình và hướng dẫn thực hiện quy trình chuyển dữ liệu số hóa sang phim

- Quyết định số 176/QĐ-VTLTNN ngày 21/10/2011 của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước về ban hành Quy trình và Hướng dẫn thực hiện Quy trình số hóa tài liệu lưu trữ để lập bản sao bảo hiểm và bản sao sử dụng

Đối với tài liệu lưu trữ phim điện ảnh , hiê ̣n nay qua tìm hiểu của tác giả thì chưa có văn bản pháp quy nào của Nhà nước được ban hành Điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho viê ̣c đưa phương pháp số hóa tư liê ̣u hình ảnh đô ̣ng được phát triển và phổ biến rô ̣ng khắp Số hóa tài liê ̣u phim điê ̣n ảnh vẫn được

thực hiê ̣n theo hình thức “ mạnh ai , nấy lo”, “trăm hoa đua nở” và thực hiện

không mang tính chất đồng bô ̣, dưới sự quản lý hay hướng dẫn của Nhà nước

1.2.4 Quy trình số hóa tài liê ̣u phim điê ̣n ảnh

Để số hóa tài liệu lưu trữ phim điện ảnh cần trải qua một quy trình nghiêm ngặt với nhiều bước khác nhau Số hóa tài liệu lưu trữ phim điện ảnh phụ thuộc vào mục đích và nhu cầu chuyển đổi của các lưu trữ Xét theo nghĩa hẹp, quy trình số hóa tài liệu lưu trữ phim điện ảnh như sau:

Nhìn vào sơ đồ trên, chúng ta có thể khái quát quy trình số hóa tài liệu lưu trữ phim điện ảnh qua 03 bước sau:

- Bước 1: Phân loại và lựa chọn tài liệu lưu trữ phim điện ảnh để số hóa:

Số hóa tài liệu lưu trữ phim điện ảnh mất khá nhiều thời gian và kinh phí Công

việc này không thể được hoàn thành “một sớm, một chiều” Chính vì vậy, các

cơ quan, viện lưu trữ, đặc biệt là những đơn vị có số lượng phim lưu trữ lớn cần

có biện pháp phân loại và lựa chọn tài liệu để ưu tiên số hóa

Sơ đồ 1.1: Quy trình số hóa tài liệu lưu trữ phim điện ảnh

Phân loại,

Telecine (in chuyển)

Định dạng số khác nhau

Phim nhựa

Trang 34

- Bước 2: Xử lý tài liệu lưu trữ phim điện ảnh được lựa chọn trước số

hóa: Xét cho cùng thì chất lượng của bản số hóa luôn phụ thuộc phần lớn vào chất lượng của bản phim gốc Chính vì vậy, đây là công đoạn nhằm đảm bảo tài liệu phim điện ảnh ở chất lượng tốt nhất có thể trước khi số hóa

Ví dụ : Tại Bảo tàng Hồ Chí Minh , công đoa ̣n kiểm tra kỹ thuật , chất lượng, tình trạng vật lý của phim trước khi số hóa được thực hiê ̣n rất tỉ mỉ gồm

nhiều bước: Thứ nhất: Kiểm tra chất lượng phim trên bàn quay để phát hiê ̣n

chỗ ra ̣n, đứt của từng cuốn phim , nếu có sẽ tu sửa , dán nối các phần bị đứt của

phim; Thứ 2: Làm sạch bằng cách dùng dung môi cồn Acol 70% lau ướt khử bụi bẩn , tiếp đó lau ướt rửa bu ̣i bẩn bằng nhung; Thứ 3: Tiến hành rửa , khử mốc của các cuốn phim trên máy quay; Thứ 4: Rửa siêu âm, lau khô.[25, tr.61]

Bước 3: Thông qua thiết bị chuyên dụng (máy telecine), in chuyển phim

nhựa sang định dạng số khác nhau như: Định dạng file số lưu ở ổ cứng, chuẩn băng số (Betacam, NTO…) hay các định dạng khác Trong bước thứ ba này, tại

Việt Nam đang tồn tại hai xu hướng, thứ nhất, in chuyển phim nhựa sang định

dạng file số không nén (từng hình ảnh riêng biệt với khoảng 12 megabyte/hình)

và lưu vào ổ cứng Đây là định hướng phát triển mang tính bắt buộc mà tất cả các lưu trữ hình ảnh động cần hướng tới, bởi lẽ việc in chuyển từ phim nhựa sang định dạng file số không nén sẽ đảm bảo được độ phân giải và chất lượng của bản phim để phục vụ cho lưu trữ và đặc biệt là yêu cầu in chuyển ngược trở lại phim nhựa sau này Tuy nhiên, hình thức này yêu cầu cần được đầu tư lớn

về mặt thời gian và kinh phí Thứ hai, khi chưa đáp ứng được việc in chuyển

phim nhựa sang định dạng file số không nén thì việc in chuyển từ phim nhựa sang định dạng số được nén và lưu ở các vật mang tin là chuẩn băng, đĩa cũng là lựa chọn của các lưu trữ hình ảnh động hiện nay

Ví dụ: Tại Viện phim Việt Nam đã lựa chọn chuẩn băng Betacam số - Digital Betacam để lưu trữ Còn Điện ảnh Quân đội Nhân dân đang thực hiện theo hướng in chuyển phim nhựa sang định dạng file số không nén

Như vậy, số hóa tài liệu lưu trữ phim điện ảnh phụ thuộc rất lớn vào mục đích sử dụng, tình hình thực tế (nhân lực, tài chính, thiết bị…) của các lưu trữ

Trang 35

hình ảnh động Nếu nhìn vào quy trình như trên, thoạt đầu chúng ta có thể nhận định, số hóa tài liệu lưu trữ phim điện ảnh là công việc giản đơn và mang tính chất kỹ thuật thuần túy Nhưng thực chất, để một dự án số hóa tài liệu lưu trữ phim điện ảnh được thực hiện phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau: Giai đoạn chuẩn bị số hóa (xây dựng kế hoạch, dự án, xác định mục tiêu, lựa chọn, chuẩn bị tài liệu…), giai đoạn tiến hành số hóa (lấy mẫu, lượng tự hóa, mã hóa, chỉnh sửa, lưu tài liệu…) và giai đoạn quản lý, sử dụng tài liệu phim điện ảnh sau khi số hóa (quản lý cơ sở dữ liệu, tổ chức khai thác sử dụng …) Các giai đoạn trong quy trình số hóa tài liệu lưu trữ phim điện ảnh tác động lẫn nhau và ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của việc số hóa Số hóa tài liệu lưu trữ phim điện ảnh là công việc phức tạp và cần được đầu tư lớn

TIỂU KẾT CHƯƠNG I

Trong Chương I, thứ nhất, tác giả đã giải thích và làm rõ các thuật ngữ về

điện ảnh, phim điện ảnh và tài liệu lưu trữ phim điện ảnh (hình ảnh động) Cũng qua đây, một lần nữa, tác giả khẳng định đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác số hoá tài liệu lưu trữ phim điện ảnh mà cụ thể là phim nhựa truyền thống

Thứ hai, tài liệu lưu trữ phim điện ảnh có giá trị to lớn trong hầu hết các

lĩnh vực của đời sống xã hội: Thông tin, tuyên truyền giáo dục, trong chính trị

và ngoại giao, nghiên cứu khoa học kỹ thuật, giải trí… Tài liệu lưu trữ phim điện ảnh đặc biệt là nguồn tư liệu quý giá trong việc nghiên cứu lịch sử dân tộc (từ cuối thế kỷ XIX đến nay) nói chung và lịch sử của từng ngành, từng sự kiện nổi bật nói riêng; giúp cho các nhà sử học phục dựng lại được diện mạo của các nhân vật lịch sử, các sự kiện, hiện tượng xảy ra trong quá khứ Thậm chí, tài liệu lưu trữ phim điện ảnh còn giúp cho việc đính chính các sự kiện, hiện tượng lịch sử trước đây chưa được sáng tỏ hoặc chưa chính xác Giá trị của tài liệu lưu trữ phim điện ảnh là không thể phủ nhận Tài liệu lưu trữ phim điện ảnh là thành phần không thể thiếu trong Phông Lưu trữ Quốc gia Việt Nam

Trang 36

Thứ ba, mặc dù có những giá trị hết sức to lớn nhưng do nhiều nguyên

nhân khác nhau (yếu tố con người, khí hậu, vi sinh vật và đặc biệt là yếu tố tự hủy hoại của tài liệu), tài liệu lưu trữ phim điện ảnh vẫn đang phải đối mặt với những nguy cơ của sự rủi ro, tổn thất và mất mát

Với tất cả những điều đã nói trên, các trung tâm, viện lưu trữ phim điện

ảnh cần, một mặt có những biện pháp bảo quản, đảm bảo các yếu tố môi trường tốt nhất cho phim gốc, nhằm làm chậm quá trình phân hủy của tài liệu; mặt

khác cần ứng dụng sự tiến bộ của khoa học công nghệ, tìm ra những giải pháp

nhằm nâng cao tuổi tho ̣ tài liê ̣u gốc và phu ̣c vu ̣ ki ̣p thời nhu cầu khai thác của

xã hội Trong những năm qua, số hóa trong lưu trữ và khai thác sử dụng tư liệu hình ảnh động, ứng dụng những tiến bộ của khoa học là sự lựa chọn hàng đầu của các lưu trữ

Cuối cùng, tác giả khẳng định những giá trị và lợi ích hết sức to lớn mà

công tác số hóa tài liệu lưu trữ phim điện ảnh mang lại như: Bảo quản an toàn

bản gốc, bản chính, đảm bảo thông tin trong tài li ệu; Mở rô ̣ng quy mô lưu trữ ,

in bản sao và phu ̣c chế tư liê ̣u ; giúp cơ quan, đơn vị nâng cao trình độ, kỹ năng

và tính chuyên nghiệp cho cán bộ, nhân viên, cũng như nâng cấp hạ tầng kỹ thuật; Tạo ra bản sao lưu trữ; Tiết kiệm kinh phí cho nhà nước và các lưu trữ; Đặc biệt, vai trò tích cực đối với viê ̣c khai thác sử du ̣ng và góp phần thúc đẩy viê ̣c hoàn thiê ̣n tổ chức khoa ho ̣c tài liê ̣u của các phông lưu trữ hình ảnh động

và hiện đại hóa công tác lưu trữ Việt Nam Vậy phải chăng, Số hóa tài liệu lưu trữ

phim điện ảnh là một khuynh hướng, yêu cầu tất yếu của các Lưu trữ hình ảnh động tại Việt Nam?

Để trả lời cho câu hỏi trên và có cái nhìn cụ thể hơn về số hóa tài liệu lưu trữ phim điện ảnh (hình ảnh động) tại Việt Nam hiện nay, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực tế tại hai đơn vị: Viện phim Việt Nam và Điện ảnh Quân đội Nhân dân Từ kết quả khảo sát đó, chúng tôi sẽ rút ra nhận xét về những ưu điểm và hạn chế mà công tác số hóa tài liệu lưu trữ phim điện ảnh đang tồn tại

ở Việt Nam (trong Chương 2)

Trang 37

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỐ HÓA TÀI LIỆU LƯU TRỮ

PHIM ĐIỆN ẢNH TẠI VIỆT NAM

Có thể nói, số hóa tài liệu lưu trữ hình ảnh đô ̣ng không còn là đơn lẻ ta ̣i mô ̣t quốc gia, tại một cơ quan lưu trữ mà đã trở thành một xu th ế tất yếu trong phạm vi toàn cầu Ở các quốc gia tiên tiến trên thế giới , trong lĩnh vực lưu trữ , cũng như điện ảnh, khái niệm về số hóa tài liệu lưu trữ hình ản h đô ̣ng đã xuất hiê ̣n từ lâu Các nước phát triển như: Mỹ, Thụy Điển, Nga…đã xây dựng được những kho lưu trữ hình ảnh đô ̣ng da ̣ng số với dung lượ ng và khối lượng khổng lồ , với những chiến lươ ̣c lưu trữ hoàn chỉnh , dài hạn và ngắn hạn Trong đó, khi tiến hành công tác số hóa tài liệu lưu trữ hì nh ảnh đô ̣ng, các nhà nghiên cứu thường phải xác định

rõ các mục đích số hóa cụ thể như để lưu trữ , khai thác, hay làm nô ̣i dung tham khảo…Chính vì vậy, tùy vào từng mục đích khác nhau sẽ tiến hành số hóa tư liệu hình ảnh đô ̣ng ở các đi ̣nh da ̣ng và chất lượng khác nhau , vừa tiết kiê ̣m chi phí đầu

tư, vừa đảm bảo mục đích sử dụng tài liê ̣u

Ví dụ: Khi số hóa tài liệu lưu trữ hình ảnh đô ̣ng với mu ̣c đích lưu trữ lâu dài thì tài liệu lưu trữ phim điện ảnh sẽ được số hóa ở đô ̣ phân giải rất cao với dung lươ ̣ng lớn, trong khi đó nếu mu ̣c đích là để bán và phổ biến rô ̣ng rãi thì phim la ̣i đươ ̣c số hóa ở mô ̣t cấp thấp hơn hay phim được số hóa để nghiên cứu , học tập hay làm nội dung tham khảo thì chất lượng dữ liệu số hóa được nén xuống tối đa

Như trên cũng đã trình bày, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan ,

ở Việt N am, công tác số hóa trong lưu trữ và khai thác hình ảnh đô ̣ng ta ̣i c ác cơ quan lưu trữ nhìn chung là châ ̣m so với các quốc gia phát triển Tuy vậy, dù gặp nhiều khó khăn nhưng hầu hết các cơ sở có lưu trữ tài liệu phim điện ảnh đều đã ít nhiều triển khai công tác số hóa phục vụ lưu trữ và khai thá c sử du ̣ng lâu dài Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy Viê ̣n p him Viê ̣t Nam và Điê ̣n ảnh Quân đô ̣i Nhân dân là hai đơn vi ̣ có số lượng phim lưu trữ lớn, được đầu tư ma ̣nh nhất và đạt được những kết quả bước đầu trong công tác số hóa hình ảnh đô ̣ng

Với điều kiện thực tế và những tín hiệu khả quan về lưu trữ phim điện ảnh nói chung và công tác số hóa nói riêng, chúng tôi đã lựa chọn Viện phim Việt Nam và Điện ảnh Quân đội Nhân dân là hai địa chỉ để thực hiện khảo sát

và thực hiện đề tài

Trang 38

2.1 Tổng quan về Viê ̣n phim Viê ̣t Nam

Viện phim Viêt Nam được thành lập ngày 22/9/1979 theo Quyết định số 343/QĐ-CP của Hội đồng Chính phủ, với tên gọi ban đầu là Viện Tư liệu phim Việt Nam Viện là thành viên Liên đoàn các Viện Lưu trữ phim Quốc tế (FIAF) và Hiệp hội Lưu trữ Nghe nhìn Đông Nam Á - Thái Bình Dương (SEAPAVAA) Hiện kho lưu trữ của Viện (hai cơ sở ở Hà Nội và ở Thành Phố Hồ Chí Minh) lưu trữ gần 80.000 cuốn phim nhựa, 20.000 tên phim, hàng chục ngàn băng video, được đánh giá là một trong những kho lưu trữ phim tốt nhất khu vực Đông Nam Á

Hiện nay, Viện phim Việt Nam đang tiếp tục đầu tư xây dựng trang thiết bị,

sử dụng công nghệ mới tập trung số hóa hình ảnh và tích cực giao lưu mở rộng vị thế của Viện trên trường quốc tế, là một trong những đơn vị đi đầu trong công tác

số hóa, in chuyển phim nhựa dần sang băng Betacam kỹ thuật số, làm phụ đề để bảo quản phim, nâng cao hiệu quả khai thác phổ biến phim

2.1.1 Chức năng, nhiê ̣m vụ và cơ cấu tổ chức của Viê ̣n phim Viê ̣t Nam

Theo Quyết định số 2388/QĐ-BVHTTDL do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ban hành ngày 28/5/2008 thì Viện phim Việt Nam có vị trí chức năng, nhiệm

vụ, cơ cấu tổ chức như sau:

2.1.1.1 Chức năng

Hình 2.1: Viện phim Việt Nam tại địa chỉ số 523, Kim Mã,

Ba Đình, Hà Nội

Trang 39

Viện Phim Việt Nam là đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, có chức năng lưu chiểu, lưu trữ phim và bảo quản các tư liệu điện ảnh, nghiên cứu lý luận, công nghệ lưu trữ điện ảnh, khai thác và phổ biến các tư liệu điện ảnh theo quy định của pháp luật Viện Phim Việt Nam có con dấu riêng và được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước

2.1.1.2 Nhiê ̣m vụ

Để thực hiện những chức năng trên, Viện phim Việt Nam có các nhiệm vụ sau: Trình Bộ trưởng quy hoạch phát triển, kế hoạch hoạt động dài hạn và hàng năm về lĩnh vực lưu chiểu, lưu trữ phim, bảo quản, phổ biến các tư liệu điện ảnh

và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; Theo dõi, tiếp nhận lưu chiểu phim; Sưu tầm, lưu trữ, bảo quản và phục chế các bộ phim, đoạn phim, tài liệu hiện vật;

Tổ chức quay phim, ghi hình các sự kiện, đặc điểm, tình hình của đời sống xã hội, đất nước, con người Việt Nam; Nghiên cứu về nghiệp vụ, kỹ thuật lưu trữ, bảo quản hình ảnh động, nghiên cứu về lý luận, nghệ thuật, lịch sử, xã hội học điện ảnh; Thực hiện các dịch vụ khoa học, chuyển giao công nghệ, ứng dụng khoa học công nghệ; Tổ chức, phối hợp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nhân lực về điện ảnh; Tổ chức dịch, biên soạn các tác phẩm, công trình nghiên cứu có giá trị

về điện ảnh; Khai thác, phổ biến các tác phẩm điện ảnh lưu trữ; Cung cấp tư liệu cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu; Tham gia các tổ chức quốc tế về lưu trữ hình ảnh động và hợp tác với các tổ chức điện ảnh nước ngoài; Thông tin, tuyên truyền, giới thiệu kết quả nghiên cứu và phổ biến tri thức về lĩnh vực điện ảnh; Quản lý nhân sự; thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý của Viện; Quản lý, sử dụng nhà đất, tài chính, tài sản và ngân sách được phân bổ Quản lý và sử dụng nguồn thu theo quy định của pháp luật; Thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ trưởng giao

2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức [Phụ lục 1]

- Lãnh đạo Viện: Viện trưởng và 02 Phó Viện trưởng

- Các phòng nghiệp vụ: Phòng Tổ chức-hành chính; Phòng Kế hoạch-Tài

vụ; Phòng Hồ sơ phim mục; Phòng Lưu chiểu và Sưu tầm; Phòng Bảo quản phim; Phòng Kỹ thuật; Phòng Khai thác và Phổ biến; Phòng nghiên cứu lý luận điện ảnh

Trang 40

- Các tổ chức trực thuộc: Trung tâm Nghiên cứu Nghệ thuật và Lưu trữ

Điện ảnh tại Thành phố Hồ Chí Minh; Trung tâm Dịch vụ Văn hóa Điện ảnh; Nhà Văn hóa Điện ảnh Ngọc khánh; Nhà Văn hóa Điện ảnh tại Thành phố Hồ Chí Minh; Hãng phim Ngọc khánh

2.1.2 Khái quát về tài liệu lưu trữ phim điện ảnh được bảo quản tại Viê ̣n phim Viê ̣t Nam

Viện phim Việt Nam là nơi lưu trữ và bảo quản loại hình tài liệu phim điện ảnh nhiều nhất ở nước ta hiện nay; là trung tâm sưu tập và cung cấp các tư liệu liên quan đến lịch sử Việt Nam nói chung và sự hình thành, phát triển của điện ảnh nước nhà nói riêng Tài liệu của Viện được thu thập từ các nguồn thu là các đơn vị sản xuất phim có tác phẩm điện ảnh được cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa cấp phép Ngoài ra, để làm phong phú hơn nguồn tư liệu phim điện ảnh, Viện còn chú trọng liên hệ với các tổ chức, cá nhân có tài liệu để mua bán, trao đổi hoặc nhận ký gửi

2.1.2.1 Khối lượng, thành phần, nội dung, vật mang tin và kỹ thuật chế tác

Theo thống kê, hiện nay kho phim của Viện phim Việt Nam ở cả hai địa điểm là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đang lưu trữ gần 80.000 cuộn phim nhựa các loại với gần 20.000 tên phim, với nhiều thể loại khác nhau Ngoài ra, trong kho còn bảo quản một khối lượng lớn băng video tư liệu, nộp lưu chiểu và in chyển từ phim nhựa ở nhiều định dạng như chuẩn VHS, Umatic, Hi8, Betacam SP (Betacam thường), Betacam số (Digital Betacam) và đĩa video các loại Hàng năm, khối lượng phim nộp lưu chiểu, phim sưu tầm, phim mua, phim nhân bản tăng lên rất nhanh, càng làm giàu nguồn lưu trữ phông hình ảnh động Quốc gia Khối lượng, thành phần tài liệu lưu trữ phim điện ảnh đang được bảo quản tại Viện phim Việt Nam cụ thể tại 2 kho Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh [10, tr.01] như sau:

TP Hồ Chí Minh

Phim nhựa 35mm và 16mm Trên 38.000 cuộn Trên 34.500 cuộn Băng

VHS, Umatic, Betacam SP, định dạng khác

Trên 8.500 băng Trên 2.800 băng

Ngày đăng: 29/12/2015, 21:18

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w