Nhận xét chung

Một phần của tài liệu số hóa tài liệu lưu trữ phim điện ảnh tại việt nam và khuynh hướng (Trang 67 - 74)

7. Bố cục của đề tài

2.4.3. Nhận xét chung

Tìm hiểu thực trạng về công tác số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh tại Việt Nam qua khảo sát thực tế tại hai cơ quan có công tác lƣu trữ đƣợc đánh giá là phát triển nhất Việt Nam, cũng nhƣ khu vực Đông Nam Á về lƣu trữ phim điện ảnh, đang triển khai thực hiện và có những dấu hiệu khả quan về công tác số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh hiện nay, chúng tôi nhận thấy, số hóa phim điện ảnh tại Việt Nam đang tồn tại một số ƣu điểm và hạn chế sau:

2.4.3.1 Ưu điểm

- Sự nhận thức và quan tâm của Nhà nước: Điều này thể hiện tầm nhìn xa trông rộng, khả năng “đón đầu” sự phát triển của công nghệ và xu hƣớng tất yếu trong hiện đại hóa công tác lƣu trữ tại nƣớc ta. Nhà nƣớc, lãnh đạo các cơ quan đã nhận thức rõ tầm quan trọng của tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh; việc bảo quản, lƣu trữ khối tài liệu hình ảnh động của đất nƣớc và đặc biệt là phát huy giá trị của khối tài liệu này phục vụ sự nghiệp phát triển đất nƣớc nói chung và đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân nói riêng.

Số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh đƣợc coi là vấn đề mang tính trọng tâm của các lƣu trữ hình ảnh động trong những năm gần đây. Việc quan tâm của Nhà nƣớc thể hiện thông qua việc đầu tƣ hỗ trợ kinh phí phục vụ thực hiện công tác số hóa, cũng nhƣ đƣa ra những chính sách hỗ trợ, phục vụ công tác số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh tại các đơn vị.

- Nguồn nhân lực phục vụ số hóa: Hầu hết các cơ quan lƣu trữ đang tiến hành số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh đều đƣợc bố trí và đầu tƣ kinh phí cử cán bộ đi tập huấn, đào tạo về công tác số hóa (Quy trình số hóa, sử dụng trang thiết bị phục vụ số hóa, các tính năng của thiết bị…). Qua khảo sát, những cán bộ đƣợc cử đi đào tạo chủ yếu là các kỹ sƣ tin học trẻ, tuy nhiên, ngoài chuyên môn về tin học thì họ cũng là những ngƣời tƣơng đối am hiểu về các nghiệp vụ lƣu trữ nói chung và số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh nói riêng. Những cán bộ này chính là nguồn nhân lực chính trong các lƣu trữ tài liệu hình ảnh động phục vụ công tác số hóa; là bộ phân quyết định đến sự thành bại của số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh tại các cơ quan.

Ví dụ: Năm 2009, Viện phim Việt Nam đã cử 3 cán bộ là kỹ sƣ tin học đi tập huấn ở nƣớc ngoài và Điện ảnh Quân đội Nhân dân cũng đã cử 5 cán bộ đi tập huấn tại trong và ngoài nƣớc vào năm 2011.

- Cơ sở hạ tầng và thiết bị: Nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công tác lƣu trữ nói chung và số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh nói riêng, Viện phim Việt Nam và Điện ảnh Quân đội Nhân dân đã không ngừng tiếp thu những thành tựu khoa học và đầu tƣ những khoản kinh phí lớn để trang bị các máy móc thiết bị phục vụ cho công tác số hóa phim điện ảnh tại đơn vị. Hệ thống thiết bị số hóa đƣợc lắp đặt tại Viện phim Việt Nam và Điện ảnh Quân đội Nhân dân đƣợc xếp vào loại hiện đại nhất hiện nay. Đặc biệt, Cơ sở hạ tầng và máy móc đƣợc trang bị tại Viện phim Việt Nam đƣợc đánh giá vào bậc hiện đại nhất Đông Nam Á.

- Tài liệu lưu trữ phim điện ảnh đang được lưu trữ: Nhƣ chúng ta đã biết, bảo quản tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh (bản gốc) với số hóa tài liệu hình ảnh động có mối quan hệ khăng khít, hỗ trợ nhau. Số hóa nhằm nâng cao khả năng truy cập, khai thác sử dụng, phát huy giá trị tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh; hạn chế tần suất sử dụng bản gốc nhằm bảo vệ và nâng cao tuổi thọ của bản gốc. Bên cạnh đó, số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh lại luôn phụ thuộc vào chất lƣợng của bản phim gốc ban đầu. Bản phim gốc chất lƣợng đồng nghĩa chất lƣợng bản số hóa sẽ tốt và ngƣợc lại, nếu bản phim gốc kém chất lƣợng sẽ dẫn đến chất lƣợng bản số hóa sẽ kém hơn.

Qua khảo sát tại Viện phim Việt Nam và Điện ảnh Quân đội Nhân dân, chúng tôi thấy tại hai cơ sở này đƣợc đầu tƣ hệ thống kho tàng, cơ sở hạ tầng, hệ thống điều hòa, máy hút bụi, hút ẩm, hộp đựng các cuộn phim… khá hiện đại để phục vụ tốt công tác bảo quản và đảm bảo các điều kiện tiêu chuẩn cho kho lƣu trữ phim điện ảnh. Với hệ thống kho tàng và trang thiết bị hiện đại, tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh đã đƣợc bảo vệ với một điều kiện tốt nhất, đảm bảo chất lƣợng và kéo dài tuổi thọ của tài liệu. Từ đây, tài liệu phim điện ảnh đƣợc số hóa cũng đảm bảo chất lƣợng tốt hơn, góp phần tích cực trong công tác số hóa tài liệu phim điện ảnh tại các đơn vị.

2.4.3.2. Khó khăn

Bên cạnh những mặt tích cực, những ƣu điểm mà công tác số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh tại 02 cơ quan Điện ảnh Quân đội Nhân dân và Viện phim Việt Nam nói riêng và tại Việt Nam nói chung, công tác này cũng còn gặp phải những khó khăn, cần thảo luận và tìm biện pháp khắc phục:

- Sự thay đổi của các định dạng dữ liệu số: Lƣu trƣ̃ dƣ̃ l iê ̣u số hóa lâu dài sẽ vấp phải những vấ n đề rất khó giải quyết mà n guyên nhân là các đi ̣nh dạng dữ liệu số thay đổi rất nhanh và dễ dàng trở nên lỗi thời và rất khó khăn để tìm đƣợc công cụ hay phần mềm để đọc đƣợc c ác dữ liệu số đó. Theo tính toán, ngƣời ta thấy rằng, 5 năm là vòng đời trung bình của mô ̣t đi ̣nh da ̣ng hay mô ̣t vâ ̣t liê ̣u mang da ̣ng số . Nhƣ vâ ̣y, để phục vụ cho mục đích lƣu trữ lâu dài , cƣ́ sau 5 năm, các cơ quan lƣu trữ sẽ ph ải đầu tƣ một hệ thống phần cứng mới , các thiết bị in chuyển dữ liệu sang vật liệu mới và hàng loạt thiết bị đọc dành cho loại vật liê ̣u này.

- Cơ sở pháp lý: Hiê ̣n nay qua tìm hiểu của tác giả thì chƣa có văn bản pháp quy nào của Nhà nƣớc đƣợc ban hành quy định về số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh và hƣớng dẫn việc thực hiện công tác này . Điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho vi ệc đƣa số hóa tài liê ̣u hình ảnh đô ̣ng phát triển và phổ biến. Công việc này đáng lẽ phải đƣợc thực hiện ngay từ đầu để giúp các lƣu trữ hình ảnh động có cơ sở triển khai công việc . Số hóa tài liê ̣u phim điê ̣n ảnh hiện nay vẫn đƣợc thƣ̣c hiê ̣n theo hình thức “ trăm hoa đua nở” và thực hiện không mang tính chất đồng bô ̣, không theo quy hoạch, dƣới sự quản lý hay hƣớng dẫn của Nhà nƣớc. Yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay là nhà nƣớc (Cụ thể là cơ quan quản lý nhà nƣớc về Công tác lƣu trữ và cơ quan quản lý nhà nƣớc về Điện ảnh), cần ban hành văn bản hƣớng dẫn, cũng nhƣ những quy định về số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh.

- Yếu tố kinh phí: Nhƣ chúng ta đã biết kinh phí để có thể mua sắm trang thiết bi ̣ hiê ̣n đa ̣i phu ̣c vu ̣ cho công tác số hóa và quá trình thực hiện số hóa là rất lớn. Vậy, không phải cơ quan nào cũng có đủ khả năng tài chính để thực hiện điều đó. Đối với các cơ quan nhƣ Viện phim Việt Nam và Điện ảnh Quân đội

Nhân dân, nguồn kinh phí để thực hiện Đề án số hóa sẽ do nhà nƣớc chi trả. Tuy nhiên, để các cơ quan có đủ kinh phí triển khai thực hiện đề án thì phải mất nhiều năm chờ Nhà nƣớc phê duyệt. Ví dụ: Viện phim Việt Nam xây dựng đề án xin mua săm thiết bị và triển khai số hóa phim điện ảnh tại Viện phải chờ tới gần 3 năm mới đƣợc thông qua (2005 – 2007). Trong khi đó, sau 3 năm, công nghệ và giá cả của các thiết bị cần mua cũng đã thay đổi, từ đó gây không ít khó khăn cho đơn vị triển khai.

- Yếu tố con người và hệ thống thiết bị: Máy móc, hệ thống thiết bị phục vụ số hóa hầu hết là không đồng bộ (lắp ráp) và đƣợc đặt từ nhiều nƣớc khác nhau. Khi hệ thống bị hỏng cần sửa chữa, nếu cán bộ của đơn vị không thể sửa thì phải mời chuyên gia của nƣớc ngoài và kinh phí cho mỗi lần nhƣ vậy là rất lớn. Điều này cũng là mối quan ngại lớn của các lƣu trữ hình ảnh động đang triển khai số hóa phim điện ảnh.

Để triển khai Dự án số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh thì yếu tố nhân lực đóng vai trò quyết định . Cán bộ thực hiện số hóa cần có trình đô ̣ chuyên môn nghiê ̣p vu ̣ và tin ho ̣c thành tha ̣o để vâ ̣n hành , quản lý cũng nhƣ sƣ̉ du ̣ng thiết bi ̣ số hóa; biết ngoại ngữ để có thể sử dụng hết các tính năng của máy. Qua phỏng vấn anh Nguyễn Ngọc Sinh (Điện ảnh Quân đội Nhân dân) và anh Lê Tuấn Anh (Viện phim Việt Nam), các anh đều khẳng định: “Tại Viện phim Việt Nam và Điện ảnh Quân đội Nhân dân đều không thể sử dụng hết tính năng và công dụng của máy”. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tính trạng trên là do hạn chế về năng lực của cán bộ (trong đó có năng lực ngoại ngữ).

- Hình thức khai thác, sử dụng tài liệu số: Thiết lập một thƣ viện video nhằm khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên số hóa là một hƣớng mà hầu hết các lƣu trữ hình ảnh động đang hƣớng tới. Phải khẳng định rằng, thƣ viện video của Viện phim Việt Nam ra đời là một bƣớc ngoặt lớn trong công tác khai thác, phổ biến phim điện ảnh. Tuy nhiên, hiện nay thƣ viện video của Viện phim Việt Nam là thƣ viên ngoại tuyến (Offline) nên khi khách hàng muốn khai thác, xem phim phải đến Viện mới có thể sử dụng dịch vụ. Hơn nữa, thƣ viện chỉ phục vụ trong giờ hành chính từ thứ 2 – thứ 6 (8 giờ/ ngày). Điều này đã làm hạn chế số

lƣợng khách có nhu cầu sử dụng tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh. Trong thời gian tới, để công tác khai thác, phổ biến phim điện ảnh tại Viện phim Việt Nam, cũng nhƣ hoạt động của thƣ viện Video đạt hiệu quả hơn thì Viện cần xây dựng và kết nối internet cho hệ thống thƣ viện Video tại Viện. Đây là giải pháp có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu của khán giả và các nhà nghiên cứu quan tâm đến điện ảnh trong thời đại số hóa.

TIỂU KẾT CHƢƠNG II

Kết thúc Chƣơng II, chúng tôi đƣa ra một số tiểu kết sau:

Thứ nhất, chúng ta đang sống trong thời kỳ phát triển bùng nổ về khoa học kỹ thuật và con ngƣời chúng ta đều phải thừa nhận rằng, đây là kỷ nguyên của kỹ thuật số. Kỹ thuật số đang dần thay đổi bộ mặt của nền khoa học kỹ thuật cũng nhƣ đời sống con ngƣời hiện đại. Kỹ thuật số phát triển liên tục, nhanh chóng và ngày càng hiện hữu nhiều hơn ở tất cả các quốc gia. Cũng chính vì thế, kỹ thuật số đang có những ảnh hƣởng, tác động to lớn đến đời sống con ngƣời trong xã hội, từ phong cách làm việc, học tập, nghiên cứu, giải trí; làm thay đổi mọi mặt từ những hoạt động sản xuất, kinh doanh, đến công nghệ về an ninh, quốc phòng…Mọi ngành, mọi lĩnh vực ít nhiều đều có sự xuất hiện của kỹ thuật số và Điện ảnh không phải là một ngoại lệ. Hiện nay trên thế giới, công nghệ điện ảnh kỹ thuật số đang phát triển rất nhanh và sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tƣơng lai. Những tiến bộ đó cũng đã mang lại một làn gió mới trong công tác lƣu trữ và khai thác tƣ liệu hình ảnh động. Công tác số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh không còn là đơn lẽ tại một quốc gia, tại một cơ quan lƣu trữ nào mà đã trở thành một xu thế tất yếu trên phạm vi toàn cầu. Tất cả các lƣu trữ phim điện ảnh tại Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó.

Thứ hai, tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh đang đƣợc bảo quản tại Viện phim Việt Nam và Điện ảnh Quân đội Nhân dân cũng nhƣ ở các kho tƣ liệu phim khác trong cả nƣớc là tài sản vô giá của dân tộc. Giá trị của tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, thực tế khảo sát cho thấy, khối tài

liệu hình ảnh động đang đƣợc bảo quản tại các lƣu trữ đang bị xuống cấp nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣ: điều kiện khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm); tần suất sử dụng (Chiếu nhiều lần trƣớc khi đƣa về kho và không có hình thức bảo dƣỡng định kỳ, đúng hạn…) và thời gian bảo quản dài, không đúng quy cách, thiếu điều kiện cần thiết…. Nếu Nhà nƣớc ta, các lƣu trữ phim điện ảnh không có những biện pháp xử lý, ngăn chặn kịp thời, có thể sẽ làm mất đi vinh viễn khối tài liệu vô giá đó. Trong khi đó, nhu cầu của xã hội trong việc khai thác sử dụng tài liệu phim điện ảnh phục vụ vào những mục đích khác nhau ngày càng cao.

Thứ ba, từ những vấn đề lý luận mà tác giả đã đề cập trong Chƣơng I và thực trạng khảo sát thực tế của tác giả trong Chƣơng II về: Cơ sở vật chất bảo quản tài liệu, hoàn cảnh ra đời của các thƣớc phim tƣ liệu , ý nghĩa tài liê ̣u phim điê ̣n ảnh, tình trạng vật lý tài liệu phim điện ảnh, thƣ̣c tra ̣ng tổ chƣ́c khai thác và phát huy giá trị tài liệu và nhu cầu khai thác, sƣ̉ du ̣ng tài liệu phim điê ̣n ảnh , chúng ta có thể khẳng định rằng , số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh đã và đang là lựa chọn tối ƣu cho các lƣu trữ hình ảnh động hiện nay , nhằm bảo quản an toàn, nâng cao tuổi thọ của tài liệu gốc và phu ̣c vu ̣ k ịp thời, cũng nhƣ mở rộng nhu cầu khai thác của xã hô ̣i . Số hóa tài liê ̣u hình ảnh đô ̣ng nhằm lƣu trƣ̃ và khai thác sử dụng là một xu thế tất yếu không thể khác , bởi nhƣ̃ng ƣu điểm vƣợt trô ̣i không thể phủ nhâ ̣n.

Thứ tư, thực trạng số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh tại Viện phim Việt Nam và Điện ảnh Quân đội Nhân dân cũng nhƣ các cơ sở lƣu trữ phim điện ảnh khác, ngoài những ƣu điểm đạt đƣợc thì công tác số hóa hình ảnh động còn những khó khăn cần giải quyết: Cơ sở pháp lý, yếu tố tài chính, yếu tố nhân lực, hệ thống thiết bị, hình thức khai thác – sử dụng tài liệu.

Cuối cùng, hầu hết Lƣu trữ ở các nƣớc phát triển từ lâu đã bắt tay vào định hƣớng lƣu trữ kỹ thuật số và thực hiện công nghệ này. Để có thể đƣa ra đƣợc những giải pháp cho hiệu quả của công tác số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh tại Việt Nam trong tƣơng lai thì ngoài việc căn cứ vào nhu cầu thƣ̣c tế của đơn vị mình và khả năng thực tế của ngân sách cơ quan thì việc học tập và

rút kinh nghiệm từ công tác số hóa tƣ liê ̣u hình ảnh đô ̣ng của các nƣớc phát triển là cần thiết. Công tác lƣu trữ nƣớc ta mặc dù có những đặc thù riêng, tuy nhiên cũng không nằm ngoài quy luật phát triển chung của thế giới. Chính vì vậy, dự báo đƣợc khuynh hƣớng phát triển của công tác số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh tại Việt Nam trong tƣơng lai sẽ là cơ sở quan trọng để đƣa ra những giải pháp cho hiệu quả của công tác số hóa hình ảnh động, gắn liền với

Một phần của tài liệu số hóa tài liệu lưu trữ phim điện ảnh tại việt nam và khuynh hướng (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)