7. Bố cục của đề tài
2.2. Tổng quan về Điê ̣n ảnh Quân đô ̣i Nhân dân
Lịch sử hình thành và phát triển của Điện ảnh Quân đội Nhân dân gắn liền với sự trƣởng thành và phát triển của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam. Ngày 15/3/1953, tại khu Đồi Cọ, thuộc xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, Thái Nguyên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 147/SL thành lập “Doanh nghiệp Quốc gia Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam”; Tháng 7/2009, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng cho phép lấy ngày 15/3 là “Ngày Điện ảnh Cách mạng Việt Nam”.
Hình 2.5: Điện ảnh Quân đội Nhân dân, 17 Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Xuất phát từ nhu cầu bức thiết của nhiệm vụ cách mạng cần ghi lại những hình ảnh, hoạt động trong công cuộc chiến đấu giành lại độc lập, tự do, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của quân và dân ta. Đoàn Điện ảnh Quân đội (tiền thân của Điện ảnh Quân đội Nhân dân ngày nay) đã ra đời vào ngày 17/8/1960 là một tất yếu lịch sử.
Tên gọi của Điện ảnh Quân đội Nhân dân qua từng thời kỳ:
- Ngày17/8/1960, Đoàn Điện ảnh Quân đội đƣợc thành lập, thuộc Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị;
- Năm 1964, Xƣởng phim Quân đội Nhân dân đƣợc thành lập, trên cơ sở của Đoàn Điện ảnh Quân đội thuộc Cục Tƣ tƣởng Văn hóa (Cục Tuyên Huấn sau này), Tổng cục Chính trị;
- Năm 1977, Xƣởng Phim Quân đội Nhân dân tách khỏi Cục Tƣ tƣởng Văn hóa, thuộc Tổng Cục Chính trị;
- Năm 1988, Xƣởng phim Quân đội Nhân dân đổi tên thành Xí nghiệp phim Quân đội, thuộc Tổng cục Chính trị;
- Ngày 15/3/1993, Điện ảnh Quân đội Nhân dân ra đời (Theo Quyết định số: 167/QĐ-TM) của Tổng Tham Mƣu trƣởng về việc đổi tên Xí nghiệp phim Quân đội, do Đồng chí Trung tƣớng Đỗ Văn Đức ký.
Điện ảnh Quân đội nhân dân đặt dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Quốc phòng và Tổng cục Chính trị. Chặng đƣờng hơn 53 năm xây dựng, chiến đấu và trƣởng thành của Điện ảnh Quân đội Nhân dân là chặng đƣờng đầy gian lao và thử thách; là chặng đƣờng thắng lợi của ý chí quyết tâm, ý thức tự lực tự cƣờng, đi từ không đến có. Cho đến ngày nay, Điện ảnh Quân đội Nhân dân đã trở thành cơ sở sản xuất phim chuyên nghiệp có danh tiếng về Điện ảnh Cách mạng.
Để có đƣợc những thƣớc phim tƣ liệu vô giá đó, cũng nhƣ bề dày truyền thống vẻ vang của Điện ảnh Quân đội Nhân dân, những chiến công, thành tích trƣởng thành và tiến bộ hôm nay có sự đóng góp to lớn của lớp lớp chiến sĩ từ các nghệ sĩ sáng tác, các nhà quay phim, kỹ thuật hậu kỳ và đội ngũ làm công tác đảm bảo phục vụ trong hơn 53 năm qua.
2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Điện ảnh Quân đội Nhân dân
Căn cứ vào Quyết định số167/QĐ-TM của Tổng Tham mƣu trƣởng ngày 15/3/1993 về việc đổi tên Xí nghiệp phim Quân đội Nhân dân thành Điện ảnh Quân đội Nhân dân, có quy định Chức năng, nhiệm vụ của Điện ảnh Quân đội Nhân dân nhƣ sau:
2.2.1.1. Chức năng
Điện ảnh Quân đội Nhân dân là đơn vị làm công tác nghệ thuật và báo chí trong quân đội, là bộ phận của nền Điện ảnh cách mạng Việt Nam thuộc Tổng cục Chính trị có chức năng: Nghiên cứu đề xuất với Tổng cục Chính trị về chủ trƣơng, phƣơng hƣớng xây dựng, phát triển Điện ảnh Quân đội Nhân dân ở từng thời kỳ, giai đoạn lịch sử; Sáng tác, sản xuất các tác phẩm điện ảnh bao gồm các thể loại phim: Tài liệu, Khoa học – giáo khoa quân sự, phim truyện bằng các phƣơng tiện phim nhựa và băng hình, đĩa hình video có nội dung tuyên truyền phản ánh hai nhiệm vụ chiến lƣợc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, hoạt động xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lƣợng vũ trang nhân dân, thực hiện chính sách hậu phƣơng quân đội…và các hoạt động khác theo quy định của Tổng cục Chính trị.
2.2.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
- Nghiên cứu đề xuất với Tổng Cục Chính trị về kế hoạch đề tài đã đƣợc Tổng cục Chính trị phê duyệt; Quay tƣ liệu quân sự, chính trị và những sự kiện quan trọng theo chỉ thị của Bộ Quốc phòng và Tổng cục Chính trị;
- Điện ảnh Quân đội Nhân dân có nhiệm vụ quán triệt đƣờng lối, nghị quyết của Trung ƣơng Đảng, của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ƣơng trong từng thời kỳ, các chỉ thị, mệnh lệnh của Bộ Quốc phòng và Tổng cục Chính trị, cũng nhƣ yêu cầu cổ vũ quốc tế của quân đội để làm ra tác phẩm điện ảnh có nội dung chính trị, tƣ tƣởng cao, có chất lƣợng kỹ thuật và nghệ thuật tốt.
- Tổ chức quay tƣ liệu, thu thập, quản lý, lƣu giữ bảo quản an toàn và tổ chức khai thác có hiệu quả, đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật và các quy định có liên quan đến các loại tƣ liệu phim (bao gồm các tƣ liệu mật và tuyệt mật) của quân đội, của Đảng và Nhà nƣớc;
- Tham gia liên hoan phim quốc gia và liên hoan phim quốc tế; mở rộng quan hệ hợp tác với điện ảnh trong và ngoài nƣớc khi đƣợc Tổng cục Chính trị phê duyệt và theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Xây dựng, quản lý sử dụng cơ sở vật chất chặt chẽ, từng bƣớc đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ sản xuất phim đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; Quản lý chi tiết tài chính đúng mục đích thanh quyết toán đúng quy định.
- Tăng cƣờng công tác quốc tế với Điện ảnh Quân đội các nƣớc anh em, giúp đỡ về mọi mặt trong đó có giúp đỡ về chuyên gia.
2.2.1.3 Cơ cấu tổ chức [Phụ lục 2]
Điện ảnh Quân đội Nhân dân đƣợc sắp xếp theo biểu tổ chức, biên chế do Bộ Tổng Tham mƣu quy định tại Quyết định số: 1181/QĐ-TM, ngày 31/12/2002.
Cơ cấu tổ chức của Điện ảnh Quân đội Nhân dân gồm có:
- Ban Giám đốc Điện ảnh Quân đội Nhân dân (01 giám đốc, 01 phó giám đốc chuyên môn, 01 phó giám đốc phụ trách công tác kỹ thuật, 01 phó giám đốc về chính trị); 06 đầu mối trực thuộc (gồm 02 phòng và 04 xƣởng): Phòng Biên tập, Phòng Hành chính – kế hoạch, Xƣởng làm phim tài liệu, Xƣởng làm phim khoa học, Xƣởng làm phim truyện, Xƣởng kỹ thuật sản xuất phim. Trong đó, Xƣởng kỹ thuật sản xuất phim bao gồm: Phân xƣởng in tráng, phân xƣởng quản lý bảo đảm kỹ thuật, phân xƣởng âm thanh, Ban Tƣ liệu (Trung tâm Lƣu trữ Tài liệu Nghe nhìn), Phân xƣởng quay phối hợp.
2.2.2. Tài liệu lưu trữ phim điện ảnh đang được bảo quản tại Điện ảnh Quân đội Nhân dân
2.2.2.1. Khối lượng, thành phần, nội dung, vật mang tin và kỹ thuật chế tác
Điê ̣n ảnh Quân đô ̣i N hân dân mă ̣c dù có đă ̣c thù là đơn vi ̣ thuô ̣c Bô ̣ Quốc phòng nhƣng cũng có lƣu trữ một khối lƣợng phim tƣơng đối lớn. Ban Tƣ liệu trực thuộc Xƣởng Kỹ thuật sản xuất phim – Điện ảnh Quân đội Nhân dân hiện đang quản lý một khối lƣợng phim điện ảnh lên tới 25.864 cuốn phim nhựa và một số lƣợng nhỏ băng từ và đĩa từ (150 cuốn băng từ và 50 đĩa từ). Những thƣớc phim đang đƣợc bảo quản tại đây có giá trị to lớn, đã và đang đƣợc khai thác để làm nên những tác phẩm điện ảnh về chiến tranh cách mạng và ngƣời chiến sĩ hết sức sâu sắc, sinh động; góp phần vào công tác giáo dục chính trị - tƣ tƣởng.
Xét về thể loại phim: Điện ảnh Quân đội nhân dân ra đời trƣớc hết là do nhu cầu làm phim giáo khoa quân sự chủ yếu phục vụ công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội. Chính vì vậy, số lƣợng phim Khoa học – Giáo khoa quân sự chiếm một phần tƣơng đối lớn trong kho lƣu trữ phim của Điện ảnh Quân đội Nhân dân. Ngoài ra, Điện ảnh Quân đội Nhân dân cũng đang bảo quản một khối lƣợng không nhỏ phim điện ảnh là phim tài liệu và phim truyện (trong nƣớc và nƣớc ngoài).
Về nội dung: Tài liệu phim điện ảnh đƣợc lƣu trữ tại Điện ảnh Quân đội Nhân dân với nhiều đề tài khác nhau: Tƣ liệu về chiến tranh, tổ chức nền quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân; Tài liệu về các hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc, Quân đội; Tài liệu về khoa học công nghệ và kỹ thuật quân sự và nền Công nghiệp Quốc phòng việt nam. Ngoài ra là tài liệu về các lĩnh vực khác nhƣ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…Tuy nhiên, nội dung chủ yếu vẫn là về đề tài chiến tranh, công tác quân sự, nghệ thuật quân sự, khoa học quân sự, chính trị quân sự, thể hiện tính chất chuyên ngành của một cơ sở sản xuất phim điện ảnh quân đội. Nhiều sự kiện của đất nƣớc, của quân đội mà chỉ có Điện ảnh Quân đội Nhân dân đƣợc phép quay và lƣu giữ lại. Một số sự kiện tiêu biểu nhƣ: Diễn tập bắn tên lửa, diễn tập đánh trận…của Quân đội Nhân dân Việt Nam; Lễ tiếp đón lãnh đạo cấp cao các nƣớc quốc tế; Họp mặt và làm việc của Bộ trƣởng Bộ Quốc phòng với các đơn vị….
Xét về vật mang tin và kỹ thuật chế tác: Tài liệu phim điện ảnh đƣợc bảo quản tại Điện ảnh Quân đội Nhân dân chủ yếu đƣợc ghi lại trên vật liệu phim
Hình 2.6: Sự kiện đƣợc Điện ảnh Quân đội Nhân dân quay (Bộ trƣởng bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh dự buổi “thử tên lửa” tại Trƣờng bắn Quốc gia Khu vực I (TB1), Cẩm Sơn, Lục Ngạn,
nhựa, đƣợc quay và sản xuất bằng phƣơng pháp truyền thống (gần 26 ngàn cuốn phim).
Xét về quy mô và tính chất đặc biệt của khối tài liệu hiện có, kho tƣ liệu của Điện ảnh Quân đội Nhân dân là một trung tâm tƣ liệu vô giá của nƣớc ta hiện nay và mai sau. Trong những năm qua, kho tƣ liệu phim của Điện ảnh Quân đội Nhân dân luôn đƣợc bổ sung thêm, làm cho khối lƣợng tài liệu của Điện ảnh Quân đội Nhân dân ngày càng phong phú và đa dạng hơn.
2.2.2.2. Hoàn cảnh lịch sử của các phim tư liệu
Nhƣ trên đã trình bày, Điện ảnh Quân đội Nhân dân ra đời, trƣớc hết là do nhu cầu làm phim giáo khoa quân sự, với một lực lƣợng “non nớt” về nghiệp vụ, thiếu thốn về phƣơng tiện kỹ thuật…Đến nay, đơn vị đã trở thành một cơ sở sản xuất phim tổng hợp với 4 xƣởng: Xƣởng phim truyện, xƣởng phim tài liệu và xƣởng phim khoa học và xƣởng kỹ thuật sản xuất phim, cùng với một đội ngũ nghệ sĩ sáng tác và chuyên môn kỹ thuật đƣợc đào tạo cơ bản. Đó là nhờ sự nỗ lực phấn đấu của các thể hệ những ngƣời làm “phim bộ đội”, những nghệ sĩ – chiến sĩ của một quân đội anh hùng, một dân tộc văn hiến.
Để có khối lƣợng tài liệu phim điện ảnh đồ sộ đang đƣợc gìn giữ tại Trung tâm Tƣ liệu phim (Ban Tƣ liệu) của Điện ảnh Quân đội Nhân dân hôm nay thấm đẫm bao giọt mồ hôi, tâm huyết và máu xƣơng của lớp lớp cán bộ chiến sĩ, nghệ sĩ Điện ảnh Quân đội Nhân dân. Những nghệ sĩ, chiến sĩ “chiến đấu trên chiến hào bằng chiếc máy quay phim”, có mặt ở mọi chiến trƣờng ác liệt nhất, ở tƣ thế xung kích, ở nơi gian khổ, hy sinh vất vả nhất để ghi lại những hình ảnh chân thực để lại cho thế hệ sau. Những cán bộ, chiến sĩ của Điện ảnh Quân đội Nhân dân đều hiểu rất sâu sắc cái giá phải trả cho những thƣớc phim tƣ liệu vô giá đƣợc đánh đổi bằng cả máu xƣơng, cả đời ngƣời. Những khuôn hình đƣợc ghi bằng máu và đã có 30 chiến sĩ của Điện ảnh Quân đội Nhân dân ngã xuống cả trong chiến tranh cũng nhƣ hòa bình. Nhiều chiến sĩ đã hy sinh trong khi trên tay vẫn đang cầm chiếc máy quay phim, khi phim vẫn quay những ngƣời đã ngã xuống nhƣ: Nguyễn Phúc Thạnh, Phan Văn Cam, Nông Văn Tƣ, Nguyễn Kôn, Nguyễn Xuân Nghiệp,…
Ví dụ nhƣ trƣờng hợp hy sinh của đồng chí, chiến sĩ, liệt sĩ Nông Văn Tƣ: “Vào tám giờ sáng ngày 30 tháng 12 năm 1971,…. Nông Văn Tư ôm hộp phim, vai
đeo bình ác quy dự phòng, toàn thân đỏ máu, lưng dựa vách hầm, cặp mắt vẫn mở to, nhìn thẳng hướng ga Vinh” [13, tr.38-46].
Đây mới chỉ là trƣờng hợp hy sinh của một trong số 30 liệt sĩ, nghệ sĩ Điện ảnh Quân đội Nhân dân đã ngã xuống để đem về những thƣớc phim chân thực, vô giá mà hiện nay đang đƣợc gìn giữ trong kho tƣ liệu phim của Điện ảnh Quân đội Nhân dân.
Trong bài viết: “Những thƣớc phim phải trả bằng máu” của tác giả Nguyễn Văn Tiến Hùng có ghi: “Anh em bộ binh khi chiến đấu có thể ngắm bắn địch ở nhiều tư thế quỳ, bò, nằm…hoặc dưới công sự thò đầu lên ngắm bắn. Còn người phóng viên khi quay phim, chụp ảnh ở chiến trường, chỉ có một tư thế duy nhất là đứng thẳng, bấm máy. Tư thế này rất dễ bị hi sinh…”[21, tr.3-5]. Quả thật nhƣ vậy, để có đƣợc những thƣớc phim tƣ liệu quý giá, các chiến sĩ, nghệ sĩ của Điện ảnh Quân đội Nhân dân đã phải có mặt tại hầu hết chiến trƣờng, trận địa nóng bỏng, ác liệt, gian khổ nhất. Những thƣớc phim tƣ liệu vô giá đƣợc Điện ảnh Quân đội Nhân dân ghi lại và những bộ phim do Điện ảnh Quân đội Nhân dân sản xuất đã kịp thời động viên, cổ vũ quân dân cả nƣớc “xẻ dọc trƣờng sơn đi cứu nƣớc”, giành độc lập tự do cho dân tộc, để nhân loại thấy đƣợc cuộc chiến thần thánh của dân tộc Việt Nam, nhƣ cố Nghệ sĩ nhân dân, Đạo diễn Hải Ninh đã từng nói: “Trong những năm kháng chiến, ngƣời nghệ sĩ làm phim với tinh thần yêu nƣớc. Các nghệ sĩ đƣợc ví nhƣ những chiến sĩ ngoài mặt trận”. Hiểu đƣợc những hy sinh, mất mát và cống hiến thầm lặng đó, chúng ta càng trân trọng, tự hào và trách nhiệm hơn đối với những thƣớc phim vô giá còn đƣợc lƣu giữ lại.
Hình 2.7: Hình ảnh Đoàn làm phim Điện ảnh Quân đội Nhân dân
2.2.2.3. Cơ sở vật chất bảo quản tài liệu lưu trữ phim điện ảnh
Mục đích của công tác lƣu trữ là đảm bảo giữ gìn nguyên vẹn, an toàn, kéo dài tuổi thọ hồ sơ tài liệu lƣu trữ và tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu đó một cách có hiệu quả. Nhƣ trên đã trình bày, bảo quản tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh là công việc có ý nghĩa rất quan trọng và vô cùng khó khăn, phức tạp. Phim điện ảnh là loại hình tài liệu khó bảo quản nhất trong tất cả các loại hình tài liệu lƣu trữ. Tài liệu lƣu trữ hình ảnh động là một trong những di sản văn hóa và lịch sử của đất nƣớc cần đƣợc giữ gìn và bảo quản. Hiện tại, các tài liệu lƣu trữ hình ảnh động bao gồm phim điện ảnh và các tài liệu kèm theo phim đƣợc lƣu trữ ở một số kho lƣu trữ phim điện ảnh khác nhau…Một trong những kho tƣ liệu phim tƣơng đối lớn của quốc gia là tƣ liệu phim của Trung tâm Tƣ liệu phim (Ban Tƣ liệu) - Điện ảnh Quân đội Nhân dân thuộc Tổng cục Chính trị - Bộ Quốc phòng.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng, ý nghĩa của khối tài liệu phim điện ảnh đang đƣợc lƣu trữ tại Điện ảnh Quân đội Nhân dân, Tổng cục Chính trị - Bộ Quốc phòng đã có những biện pháp quan tâm, đầu tƣ cho xây dựng kho tàng, nhà xƣởng. Kho Lƣu trữ tài liệu Nghe nhìn – Điện ảnh Quân đội Nhân dân đƣợc xây dựng với tổng diện tích là 300m2. Trong đó, diện tích đảm bảo cho việc quản quản tốt tài liệu phim điện ảnh là: 240 m2; diện tích kho tạm phục vụ bảo quản chƣa tốt là 60 m2. Kho tƣ liệu đã đƣợc bố trí một số thiết bị phục vụ cho bảo quản nhƣ: 02 máy hút ẩm, 30 máy điều hòa, 93 giá đựng tài liệu, 09 tủ. Tuy nhiên, sự xuống cấp và