7. Bố cục của đề tài
3.2.2. Giải pháp về pháp lý
Có thể nói, trong thời gian qua, mặc dù công tác số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh tại Việt Nam đang từng bƣớc đƣợc triển khai tại các cơ quan lƣu trữ hình ảnh động, tuy nhiên, các cơ quan này đã gặp không ít những khó khăn, lúng túng khi triển khai thực hiện; tốc độ số hóa còn quá chậm so với nhu cầu thực tế đặt ra. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên đó là việc thiếu cơ sở pháp lý và hƣớng dẫn triển khai thực hiện. Vì vậy, với những nội dung trên sau khi nghiên cứu có kết quả cần đƣợc ban hành bằng các văn bản của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền. Đây là vấn đề hết sức cấp bách đặt ra hiện nay tại Việt Nam đối với công tác số hóa nói chung và số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh nói riêng. Các văn bản cần đƣợc Nhà nƣớc ban hành bao gồm:
- Hƣớng dẫn xác định, lựa chọn và thống kê tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh cần số hóa;
- Quyết định ban hành “Danh mục tài liệu lưu trữ phim điện ảnh cần số hóa” đƣợc sắp xếp theo thứ tự ƣu tiên do các lƣu trữ hình ảnh động đề xuất;
- Quyết định ban hành “Quy trình công nghệ số hóa tài liệu lưu trữ phim điện ảnh” và hƣớng dẫn thực hiện quy trình;
- Quy định danh mục máy móc, thiết bị và các chuẩn thống nhất, phục vụ công tác số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh tại các lƣu trữ;
- Quyết định ban hành “Tiêu chuẩn kỹ thuật bản số hóa tài liệu lưu trữ phim điện ảnh”;
- Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật kho lƣu trữ tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh số;
- Hƣớng dẫn về kỹ thuật bảo quản bản số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh;
- Quy định về hình thức, thủ tục và đơn giá trong việc khai thác, sử dụng bản số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh.
Nếu nhƣ các văn bản nêu trên đƣợc ban hành sẽ là cơ sở, nền tảng quan trọng để công tác số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh nói riêng, công tác lƣu trữ nói chung phát triển.
Riêng đối với các lƣu trữ hình ảnh động cần ban hành quy định về hình thức và thủ tục khai thác để khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận, sử dụng tài liệu phim điện ảnh: Bản số hóa của tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh đƣợc đƣa vào sử dụng và khai thác nhƣ thế nào là vấn đề cần phải đƣợc nghiên cứu thấu đáo. Nhƣ chúng ta đã biết, khác với tài liệu phim nhựa truyền thống, việc giữ gìn bản quyền cho những bản số hóa là vấn đề hết sức khó khăn do khả năng sao chép dễ dàng của loại hình tài liệu này. Việc lựa chọn hình thức và quy định về thủ tục khai thác tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh số phải chú ý đến vấn đề bảo vệ bản quyền cho các tác phẩm điện ảnh.
3.2.3. Giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
Con ngƣời luôn là yếu tố quyết định đến sự thành bại của bất kỳ công việc nào. Phim điện ảnh là loại hình tài liệu đặc thù, chính vì vậy, công nghệ số hóa nguồn tài liệu này cũng có nhiều điểm khác biệt so với các loại hình tài liệu khác đòi hỏi nguồn nhân lực phải đƣợc đào tạo một cách bài bản, không chỉ hiểu biết về lƣu trữ phim điện ảnh đơn thuần mà còn cần thông thạo công nghệ thông tin. Để hoàn thiện chất lƣợng nguồn nhân lực đảm bảo yêu cầu số hóa tài
liệu lƣu trữ phim điện ảnh, chúng tôi xin đƣa ra giải pháp về đào tạo và bồi dƣỡng nhƣ sau:
3.2.3.1. Mục tiêu và yêu cầu của đào tạo
Mục tiêu và yêu cầu của đào tạo là nhằm tăng cƣờng năng lực đội ngũ cán bộ, đặc biệt là trang bị cho họ những kiến thức cơ bản nhất về số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh.
3.2.3.2. Đối tượng đào tạo
Đối tƣợng cần đƣợc đào tạo là cán bộ trực tiếp tham gia vào quá trình chỉ đạo và thực hiện việc số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh. Qua khảo sát của chúng tôi, các cán bộ đã đƣợc cử đi đào tạo về số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh tại Viện phim Việt Nam và Điện ảnh Quân đội Nhân dân chủ yếu là các kỹ sƣ tin học và một số cán bộ lƣu trữ.
3.2.3.3. Nội dung chương trình đào tạo
Số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh vừa liên quan đến nghiệp vụ lƣu trữ, vừa là vấn đề kỹ thuật – công nghệ. Chính vì vậy, nội dung đào tạo cần không chỉ tập trung vào lý thuyết và còn phải có thực hành. Chúng tôi cho rằng, nội dung chƣơng trình đào tạo phải đảm bảo những nội dung sau:
Thứ nhất, đào tạo kiến thức trung về lƣu trữ tài liệu phim điện ảnh và số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh. Trong phần này, ngƣời học cần đƣợc trang bị những kiến thức cơ bản sau:
- Tổng quan về lƣu trữ tài liệu phim điện ảnh; - Khái niệm số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh;
- Sự cần thiết phải tiến hành số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh;
- Tình hình số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh trên thế giới và tại Việt Nam;
- Điều kiện cần thiết để tiến hành số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh: Cơ sở pháp lý; cơ sở vật chất, kho tàng, trang thiết bị; tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh, nguồn nhân lực, kinh phí…);
- Một số trƣờng hợp hỏng hóc thƣờng gặp và cách sửa chữa, khắc phục đối với các thiết bị, máy móc, hệ thống số hóa.
Thứ hai, đào tạo kỹ năng thực hành:
Đào tạo kỹ năng thực hành là vấn đề rất cơ bản bởi vì số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh chủ yếu là hoạt động mang tính chất kỹ thuật. Phần việc này chủ yếu do những cán bộ kỹ thuật đảm nhiệm. Do vậy, nếu họ không đƣợc đào tạo tốt về kỹ năng thực hành thì bản số hóa đƣợc làm ra sẽ khó có thể đảm bảo đƣợc chất lƣợng và công tác số hóa sẽ trở nên vô nghĩa.
Số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh muốn thực hiện tốt thì cán bộ không những cần đƣợc trang bị những kiến thức lý thuyết cơ bản mà còn đƣợc cần đƣợc thực hành, đƣợc hƣớng dẫn một cách tỉ mỉ theo hình thức “cầm tay, chỉ việc”.
3.2.3.4. Hình thức đào tạo
Tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh là loại hình tài liệu đặc biệt cả về nội dung, hình thức thể hiện và kỹ thuật chế tác. Số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh là công việc mang tính đặc thù riêng, khác với việc số hóa những loại hình tài liệu khác và còn rất mới mẻ tại Việt Nam. Chúng ta cần lƣu ý rằng, hệ thống thiết bị phục vụ số hóa chủ yếu đƣợc lắp ráp và nhập từ nƣớc ngoài về, nên chỉ có nhà cung cấp nƣớc ngoài mới hiểu hết các tính năng, quy trình sử dụng, việc sửa chữa hỏng hóc xảy ra của hệ thống. Viện phim Việt Nam và Điện ảnh Quân đội Nhân dân khi tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ phía đối tác cũng đã yêu cầu nhà cung cấp phần mềm và thiết bị số hóa đảm bảo chuyển giao công nghệ số hóa tài liệu phim điện ảnh và quản trị dữ liệu số; đào tạo, hƣớng dẫn cán bộ bằng thực tiễn công việc số hóa để họ làm chủ và nắm bắt kỹ năng tạo ra và quản trị dữ liệu số. Tuy nhiên, do thời gian quá ngắn và trình độ năng lực của cán bộ (đặc biệt là năng lực về ngoại ngữ) đã khiến cho việc đào tạo không thể đạt đƣợc kết quả cao nhất. Hiện tại các lƣu trữ hình ảnh động vẫn đang phải tự tìm hiểu, nghiên cứu trong quá trình thực hiện số hóa nên tiến độ triển khai còn chậm.
Chính vì vậy, với những nội dung cần đƣợc đƣợc đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ thực hiện công tác số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh nhƣ trên, chúng tôi đƣa ra các hình thức đào tạo sau:
- Mời các chuyên gia đến đào tạo cho cán bộ tại đơn vị hoặc gửi cán bộ đi học tập và đào tạo ở nƣớc ngoài: Đây là những hình thức tối ƣu nhất, tuy nhiên cũng đối mặt với một số khó khăn nhất định nhƣ: Kinh phí, năng lực ngoại ngữ của cán bộ…
- Các cơ quan, đơn vị đã và đang tiến hành số hóa trong nƣớc tự học hỏi và trao đổi cán bộ với nhau: Hình thức này sẽ tiết kiệm đƣợc kinh phí cho các đơn vị, tuy nhiên, mức độ học hỏi cũng có giới hạn. Ví dụ: Trong quá trình thực hiện số hóa tài liệu lƣu trữ tại đơn vị mình, Điện ảnh Quân đội Nhân dân đã mời chuyên gia bên Viện phim Việt Nam làm cố vấn và cử cán bộ của Điện ảnh Quân đội Nhân dân sang tham quan và học hỏi kinh nghiệm tại Viện.
Nhƣ vậy, viê ̣c đào ta ̣o hình thành đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên lành nghề về số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh là rất cần thiết. Khi đã có văn bản quy đi ̣nh về số hóa tài liê ̣u phim điê ̣n ảnh, bên ca ̣nh viê ̣c tâ ̣p huấn lý thuyết, cần bồi dƣỡng thƣ̣c hành chuyên sâu và chi tiết quy trình số hóa để sau khi tâ ̣p huấn, các cán bộ, viên chƣ́c có thể ƣ́ng du ̣ng ngay nhƣ̃ng kiến thƣ́c đƣợc bồi dƣỡng vào thƣ̣c tiễn.
3.2.4. Giải pháp về tài chính
Số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh sử dụng công nghệ hiện đại, đòi hỏi cần đƣợc đầu tƣ lớn cả về kinh phí, thời gian và công sức. Một trong những khó khăn có ảnh hƣởng lớn đến việc số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh đó là kinh phí đầu tƣ. Số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh tốn kém không chỉ ở việc lắp đặt hệ thống thiết bị ban đầu, mà còn cho duy trì hệ thống trong quá trình triển khai thực hiện. Hiện nay, các lƣu trữ nói chung và lƣu trữ hình ảnh động nói riêng đã và đang tích cực đầu tƣ triển khai dự án số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh nhằm vào hai mục đích chủ yếu: Tăng cƣờng việc bảo quản tài liệu gốc (hạn chế tối đa việc sử dụng bản gốc) và mở rộng khả năng truy cập, sử dụng tài liệu phục vụ nhu cầu của xã hội. Kinh phí để triển khai và duy trì hệ thống số hóa rất lớn mà không phải cơ quan nào cũng có khả năng thực hiện.
Tại Việt Nam cũng nhƣ nhiều nƣớc trên thế giới khác, nhiều lƣu trữ hình ảnh động đã phải đối mặt với vấn đề không đủ kinh phí để triển khai các khâu còn lại trong quy trình số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh hoặc phải thay đổi sang một hƣớng khác.
Thực tế tại Việt Nam hiện nay, kinh phí Nhà nƣớc cấp cho các Lƣu trữ hình ảnh động là rất hạn hẹp. Chính vì vậy, để có thể tổ chức thực hiện và duy trì công tác số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh thì Nhà nƣớc cần có cơ chế hỗ trợ kinh phí lớn hơn đối với các lƣu trữ hình ảnh động, có thể đảm bảo cho các lƣu trữ tiếp tục triển khai công tác này trong thời gian tới.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Trong Chƣơng 3, tác giả đã chỉ ra khuynh hƣớng số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh tại Việt Nam trong thời gian tới, dựa trên 3 cơ sở: Cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn. Tác giả đã khẳng định, số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh là yêu cầu mang tính tất yếu đặt ra tại Việt Nam; Mô hình lƣu trữ và khai thác tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh trong tƣơng lai sẽ tồn tại theo mô hình 3 tầng: Lƣu trữ và khai thác trên phim nhƣa, trên hình thức băng, đĩa và cơ sở dữ liệu số. Trong đó, hình thức khai thác trên phim nhựa sẽ giảm đi nhƣng lƣu trữ trên phim nhựa vẫn là lựa chọn mang tính tối ƣu hiện nay; hình thức khai thác cơ sở dữ liệu số trong tƣơng lai sẽ là thƣ viên trực tuyến (Online); Sự mở rộng liên kết, trao đổi giữa các lƣu trữ hình ảnh động trong tƣơng lai sẽ giúp tăng số lƣợng, thành phần tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh và đáp ứng tốt hơn nhu cầu khai thác sử dụng của xã hội và cuối cùng là yêu cầu đƣa ra tiêu chí, xem xét, lựa chọn tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh để số hóa.
Từ thực trạng và khuynh hƣớng, tác giả kiến nghị một số giải pháp cho hiệu quả của công tác số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh tại Việt Nam trong thời gian tới. Trong đó, tác giả tập trung đi sâu vào giải pháp nghiên cứu về tiêu chuẩn kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ. Đây là yếu tố rất quan trọng cho việc triển khai công tác số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh tại các Lƣu trữ hình ảnh động: Xác định, lựa chọn và lập danh mục tài liệu phim điện ảnh để số hóa; Nghiên cứu xác định công nghệ số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh; Nghiên
cứu xây dựng quy trình công nghệ số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh; Nghiên cứu tiêu chuẩn kỹ thuật bản số hóa của tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh; Nghiên cứu tiêu chuẩn kỹ thuật kho lƣu trữ tài liệu phim điện ảnh số.
Từ những nghiên cứu đó, Nhà nƣớc sẽ có cơ sở để ban hành các văn bản làm tiền đề, cơ sở nền tảng để công tác số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh phát triển trong tƣơng lai bao gồm: Hƣớng dẫn xác định, lựa chọn và thống kê tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh cần số hóa; Quyết định ban hành “Danh mục tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh cần số hóa” đƣợc sắp xếp theo thứ tự ƣu tiên do các lƣu trữ hình ảnh động đề xuất; Quyết định ban hành “Quy trình công nghệ số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh” và hƣớng dẫn thực hiện quy trình; Quy định danh mục máy móc, thiết bị và các chuẩn thống nhất, phục vụ công tác số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh tại các lƣu trữ; Quyết định ban hành “Tiêu chuẩn kỹ thuật bản số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh”; Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật kho lƣu trữ tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh số; Hƣớng dẫn về kỹ thuật bảo quản bản số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh; Quy định về hình thức, thủ tục và đơn giá trong việc khai thác, sử dụng bản số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh.
Ngoài ra, tác giả cũng chú trọng đến giải pháp đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ và yếu tố tài chính. Đây cũng là hai vấn đề mà bất kỳ một lƣu trữ hình ảnh động nào khi tiến hành số hóa tài liệu tại đơn vị mình đều phải quan tâm đến.
KẾT LUẬN
Song song với sự phát triển của nghệ thuật, kỹ thuật điện ảnh và vấn đề lƣu trữ tài liệu phim điện ảnh cũng đã và đang đƣợc nhà nƣớc quan tâm đầu tƣ và phát triển. Lƣu trữ tài liệu phim điện ảnh không chỉ để giữ gìn tính chất nghệ thuật của nó qua từng thời đại, mà chính là còn ghi chép giữ lại mọi sự kiện lịch sử, mọi nhân vật lịch sử, mọi hiện tƣợng xã hội của các thời đại bằng hình ảnh động mà văn tự không thể thay thế đƣợc. Những thƣớc phim lƣu trữ không chỉ dùng để minh họa hoặc bổ sung cho nguồn sử liệu bằng chữ viết, và có trƣờng hợp nó lại là căn cứ độc nhất để làm cơ sở nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lịch sử. Tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh có giá trị to lớn ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội nhƣ: Thông tin, tuyên truyền giáo dục, trong chính trị và