Sự cần thiết của việc số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh

Một phần của tài liệu số hóa tài liệu lưu trữ phim điện ảnh tại việt nam và khuynh hướng (Trang 55)

7. Bố cục của đề tài

2.3. Sự cần thiết của việc số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh

Cũng nhƣ các loại hình tài liệu khác, tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh có vai trò rất quan trọng đối với ngƣời làm công tác nghiên cứu nói riêng và xã hội nói chung. Tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh nếu đƣợc tổ chức và khai thác hiệu quả sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho sự phát triển của đất nƣớc; là những phƣơng tiện thông tin, tuyên truyền nhanh chóng có giá trị ở rất nhiều các lĩnh vực khác nhau nhƣ: chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, ngoại giao, văn hoá - nghệ thuật, giáo dục, khoa học - công nghệ…. Qua khảo sát và những vấn đề đƣợc trình bày trên, chúng ta có thể khẳng định rằng, số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh là yêu cầu mang tính tất yếu xuất phát từ nhu cầu của việc bảo quản, kéo dài tuổi thọ, cũng nhƣ tổ chức khai thác và phát huy giá trị khối tài liệu này.

Tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh là loại vật liệu mỏng manh, dễ bị tác động của môi trƣờng, cùng với thời gian nên bị nhiều hiện tƣợng nhƣ lão hóa, mất màu, chua mốc, xƣớc phim,…dẫn tới việc phá hủy hoàn toàn. Hiện nay, các bản phim trong kho tƣ liệu của Điện ảnh Quân đội Nhân dân, cũng nhƣ Viện phim Việt Nam đang dần bị hỏng do nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣ: Điều kiện khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm); tần suất sử dụng (Chiếu nhiều lần trƣớc khi đƣa về kho và không có hình thức bảo dƣỡng định kỳ, đúng hạn…) và thời gian bảo quản dài, không đúng quy cách, thiếu điều kiện cần thiết…. Khối tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh vô giá đó đang dần bị hủy hoại và có thể mất đi vĩnh viễn nếu các lƣu trữ không có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Vì vậy, sau một thời gian bảo quản, các bản phim cần đƣợc thay thế bằng bản phim mới. Đó là công việc thƣờng xuyên phải làm của tất cả các cơ quan lƣu trữ tài liệu hình ảnh và âm thanh trên toàn thế giới.

Ví dụ, qua khảo sát tại Điện ảnh Quân đội Nhân dân, do điều kiện bảo quản còn hạn chế nên trung bình 5 - 10 năm, phim điện ảnh đƣợc bảo quản lại phải in chuyển bản 1 lần. Điều này không những gây lãng phí cả về thời gian, công sức và tiền bạc của Nhà nƣớc, mà còn làm giảm chất lƣợng của các bản phim đƣợc in chuyển. Đến một ngày nào đó, những bộ phim đó có thể bị mất đi vĩnh viễn do chất lƣợng của bản phim không đƣợc đảm bảo, không còn khả năng phục hồi và in chuyển tiếp.

2.3.2. Nhu cầu khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phim điê ̣n ảnh

Tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh ra đời do sự phát triển của khoa học công nghệ. Đây là loại tài liệu, nguồn tài nguyên vô cùng đặc biệt; là thành phần không thể thiếu trong Phông Lƣu trữ Quốc gia Việt Nam. Việc bảo quản, khai thác và phát huy giá trị của loại hình tài liệu này phục vụ nhu cầu của xã hội vừa là nhiệm vụ, vừa là niềm tự hào của các lƣu trữ hình ảnh động hiện nay. Mục tiêu của các lƣu trữ hình ảnh động hiện nay là làm sao lƣu trữ đƣợc nhiều phim nhất, bảo vệ phim đƣợc tốt nhất và tổ chức khai thác sử dụng, đáp ứng một cách tối đa những nhu cầu của ngƣời xem.

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng tài liệu phim điện ảnh phục vụ các đối tƣợng khác nhau (Các đoàn làm phim, nhà phê bình điện ảnh, nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên, học sinh…) với những mục đích khác nhau và ngày

càng trở nên đa dạng hơn bao giờ hết. Nhu cầu sử dụng tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh càng cao thì càng khẳng định giá trị, tính thiết thực và sự công nhận của xã hội đối với nguồn tài liệu này.

Chúng tôi xin chỉ ra nhu cầu của xã hội trong việc khai thác tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh thể hiện thông qua một số khía cạnh sau:

- Khai thác tài liệu lưu trữ phim điện ảnh đáp ứng nhu cầu xây dựng những bộ phim mới: Trong điện ảnh có một công đoạn tƣởng chừng nhƣ ít liên quan đến công việc sáng tác của các nghệ sĩ, nhƣng lại có một vị trí vô cùng quan trọng đối với những sáng tác của họ, đó là công việc lƣu trữ và khai thác phim. Chúng ta biết rằng, lĩnh vực điện ảnh luôn bao gồm một quy trình với ba khâu: Sáng tác (sản xuất, làm phim), phổ biến (phát hành và chiếu bóng) và lƣu giữ (lƣu trữ phim). Ba khâu nói trên trong quy trình hoạt động điện ảnh gắn bó với nhau rất chặt chẽ. Sự thành bại của một khâu cũng sẽ tác động tới hai khâu còn lại, trong đó tài liệu phim điện ảnh đƣợc lƣu trữ tốt có thể cung cấp những tƣ liệu cho sáng tạo tham khảo nâng cao tay nghề, cũng nhƣ cung cấp những tƣ liệu để xây dựng những bộ phim mới.

Việc cung cấp các tƣ liệu cho các đạo diễn, các đoàn làm phim để xây dựng các bộ phim mới là nhiệm vụ thƣờng xuyên của các lƣu trữ hình ảnh động hiện nay. Để xây dựng đƣợc một bộ phim (đặc biệt là phim về lịch sử), chúng ta cần có thông tin, hình ảnh có độ chính xác cao. Hơn thế nữa, trong điện ảnh, những nét dân tộc, vùng miền cũng đƣợc biểu hiện qua nhiều yếu tố khác nhau nhƣ: trang phục, kiến trúc, phong tục, tập quán…. Tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh là nguồn tƣ liệu quan trọng phục vụ rất hiệu quả để xây dựng các bộ phim mới. Thông qua các thƣớc phim đƣợc quay lại, các sự kiện, nhân vật hiện lên một cách chân thực và sinh động, là nguồn tƣ liệu chân thực nhất để xây dựng các bộ phim. Chính vì vậy, việc đáp ứng nhu cầu khai thác, in trích tƣ liệu phim của các đoàn làm phim trong và ngoài nƣớc vẫn là công việc thƣờng xuyên của các lƣu trữ hình ảnh động.

- Khai thác tài liệu lưu trữ phim điện ảnh phục vụ nhu cầu nghiên cứu: Tài liệu hình ảnh động đang đƣợc lƣu trữ tại Viện phim Việt Nam, Điện ảnh Quân đội Nhân dân và nhiều đơn vị khác không chỉ có giá trị là nguồn sử liệu phục vụ nghiên cứu lịch sử nói chung mà còn có giá trị to lớn trong việc nghiên cứu lịch sử điện ảnh Việt Nam. Thông

qua những bộ phim thời sự, phim tƣ liệu,…ta có thể nhìn dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử, trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và xây dựng Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa với biết bao thăng trầm, thử thách. Tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh là nguồn sử liệu quan trọng trong việc phục dựng các sự kiện, hiện tƣợng xảy ra trong quá khứ, làm thỏa mãn nhu cầu nghiên cứu lịch sử của các nhà nghiên cứu.

Ngoài ra, thông qua các bộ phim, chúng ta nhìn thấy sự hình thành và phát triển của ngành Điện ảnh nƣớc nhà. Ý nghĩa của công tác lƣu trữ phim điện ảnh còn là lƣu giữ những chứng cứ của một nền điện ảnh, chứng minh cho mọi ngƣời biết rằng có một nền điện ảnh đã và đang tồn tại và phát triển. Theo quan niệm từ lâu nay của thế giới, nền điện ảnh của một quốc gia chỉ có thể đƣợc coi là tồn tại khi những thƣớc phim đƣợc làm ra và lƣu giữ lại bằng bản gốc (negative) trong các Viện Lƣu trữ phim quốc gia. Các lƣu trữ phim điện ảnh cũng là địa chỉ để các nhà nghiên cứu về lƣu trữ học đến khảo sát, thu thập tài liệu và tìm hiểu thực tế. Với những thực tế thu nhận đƣợc, các nhà nghiên cứu có thể so sánh giữa lý thuyết và thực tế; đồng thời trên cơ sở đó đƣa ra những lý thuyết mới về lƣu trữ tài liệu phim điện ảnh.

- Nhu cầu khai thác tài liệu lưu trữ hình ảnh động phục vụ công tác giáo dục và đào tạo với đối tượng chủ yếu là sinh viên các ngànhĐiện ảnh và Lưu trữ học: Tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh có giá trị nhƣ một tƣ liệu lịch sử quý báu bằng hình ảnh của dân tộc. Công tác nghiên cứu, sáng tác, giảng dạy, học tập cần đƣợc sử dụng tài liệu phim điện ảnh, phát huy giá trị bảo tồn, tính văn hóa – nghệ thuật của loại hình tài liệu này.

Ngoài ra, khai thác tài liệu phim điện ảnh còn đáp ứng nhu cầu giải trí: Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu giải trí của con ngƣời càng cao. Điện ảnh cũng là một ngành giải trí đƣợc xã hội ƣa chuộng.

Nhƣ vậy, chúng ta một lần nữa có thể khẳng định rằng, tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh là loại hình tài liệu có giá trị đặc biệt hơn hẳn các loại hình tài liệu khác. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, khối tài liệu hình ảnh động đang đƣợc bảo quản tại các lƣu trữ đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Nếu Nhà nƣớc, các Lƣu trữ phim điện ảnh không có những biện pháp xử lý, ngăn chặn kịp thời, có thể sẽ làm mất đi vinh viễn khối tài liệu vô giá đó. Trong khi đó, nhu cầu khai thác sử dụng tài liệu phim điện ảnh phục vụ vào những mục đích khác nhau của các cá nhân, tập thể ngày càng cao. Chính vì vậy, số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh đã và đang là lựa chọn tối ƣu cho các lƣu trữ hình ảnh động hiện nay,

nhằm bảo quản an toàn, nâng cao tuổi thọ của tài liệu gốc và phu ̣c vu ̣ ki ̣p thời, cũng nhƣ mở rộng nhu cầu khai thác của xã hô ̣i.

2.4. Tình hình số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh tại Viện phim Viê ̣t Nam và Điện ảnh Quân đội Nhân dân

2.4.1 Tại Viện phim Việt Nam

Viện Phim Việt Nam là đơn vị có chức năng quản lý, bảo quản và khai thác, phổ biến phim điện ảnh, phục vụ những nhu cầu khai thác khác nhau (nghiên cứu, sáng tác, đào tạo…) của khách hàng. Từ khi thành lập đến nay, công tác lƣu trữ luôn đƣợc lãnh đạo Viện quan tâm và đầu tƣ phát triển. Số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh đƣợc Viện triển khai thực hiện từ năm 2005 và đạt đƣợc những kết quả khả quan. Hiện nay, công tác này đƣợc giao cho Phòng Kỹ thuật và Phòng Bảo quản trực thuộc Viện phim Việt Nam thực hiện.

Ngày từ khi bắt đầu triển khai, Viện đã cử một số cán bộ kỹ thuật của Viện đi tập huấn ngắn hạn và học tập tại nƣớc ngoài, tìm hiểu về hệ thống thiết bị, cấu tạo, quy trình hoạt động của máy in chuyển và các yêu cầu cơ bản khi sử dụng; thành thạo một số phần mềm ứng dụng và giải quyết đƣợc các sự cố cơ bản có thể xảy ra.

- Về trang thiết bị phục vụ số hóa tài liệu lưu trữ phim điện ảnh: Khoảng cuối năm 2005, Viê ̣n đã nhâ ̣p về mô ̣t số hê ̣ thống thiết bi ̣ in chuyển kỹ thuâ ̣t số hiê ̣n đa ̣i, bao gồm: Máy Telecine Spirit Datacine SDC 2002; Bàn chỉnh màu Da Vinci cho phim nhƣ̣a ; Hệ thống phục chế phim Tezro và hê ̣ thống làm DVD Authoring để nén đĩa DVD có phu ̣ đề.

Hê ̣ thống trên là rất hiê ̣n đa ̣i , cho phép in chuyển phim sang các đi ̣nh dạng số nhƣ: Dạng file .DPX đô ̣ phân giải tối đa là 2K, băng Betacam số (có thể chỉnh màu cho hình ảnh t rong quá trình số hóa ), nén đĩa DVD có menu và phu ̣ đề.

- Quy trình số hóa: Để số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh cần trải qua một quy trình nghiêm ngặt với nhiều bƣớc khác nhau. Giống nhƣ quy trình tổng quát mà tác giả đã trình bày ở phần 1.2.4 của luận văn, quy trình số hóa tài liệu phim điện ảnh tại Viện phim Việt Nam đƣợc thực hiện qua nhiều bƣớc chi tiết nhƣ sau:

Hình 2.8: Máy Telecine Spirit

Datacine SDC 2002 Hình 2.9: Bàn chỉnh màu Da Vinci cho phim

- Phân loại và lựa chọn tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh để số hóa: Nhƣ trên đã trình bày, số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh mất khá nhiều thời gian và kinh phí. Các cơ quan, viện lƣu trữ, đặc biệt những đơn vị có số lƣợng phim lƣu trữ lớn cần có biện pháp phân loại và lựa chọn tài liệu để ƣu tiên số hóa.

Sơ đồ 2.1: Quy trình số hóa tài liệu lƣu trữ phim điện ảnh In chuyển ngƣợc Phân loại, lựa chọn tài liệu Phim nhựa Xử lý trƣớc số hóa Lƣu trữ và phố biến Telecine phim nhựa Chỉnh mầu, độ phân giải Băng Betacam số Vật mang tin khác để phổ biến File MPEG 2 Ổ cứng (Máy chủ) Thƣ viện ngoại tuyến Thƣ viện trực tuyến

- Xử lý tài liệu phim điện ảnh đƣợc lựa chọn trƣớc số hóa: Tại Viện phim Việt Nam, sau khi đƣợc đƣa ra khỏi kho, phim nhựa đƣợc đƣa vào “Phòng cách lý 24h”. Tại đây, cán bộ của Viện sẽ tiến hành tu sửa, siêu âm, lau ẩm…trƣớc khi đƣa phim vào số hóa.

- Máy Telecine là thiết bị mấu chốt, quan trọng nhất trong quá trình in chuyển phim. Trong khi chƣa đáp ứng đƣợc yếu tố về mặt thời gian và kinh phí, việc in chuyển phim nhựa sang định dạng file số không nén tại Viện phim Việt Nam chƣa thể thực hiện đƣợc. Chính vì vậy, Viện đã quyết định in chuyển phim nhựa sang định dạng dạng số lƣu trữ ở chuẩn băng Betacam số - Digital Betacam (hay còn đƣợc gọi là định dạng nén). Băng Betacam số với chất lƣợng hình ảnh cao và độ phân giải lớn không chỉ phục vụ cho lƣu trữ, phổ biến, mà còn để in chuyển ngƣợc lại phim nhựa khi cần thiết (mặc dù chất lƣợng của băng Betacam số không thể so sánh với chất lƣợng của file số không nén khi in trở lại phim nhựa). Có thể nói, trong khi chƣa thể đáp ứng đƣợc nhu cầu in chuyển phim nhựa sang định dạng file số không nén thì việc sử dụng băng Betacam số là lựa chọn sáng suốt của Viện.

- Chuyển dữ liệu từ băng betacam số sang file chuẩn MPEG2, sau đó, thứ nhất có thể in chuyển ra đĩa, băng video và các vật mang tin khác phục vụ cho lƣu trữ và phổ biến. Với tính chất gọn nhẹ, dễ dàng phổ biến thì băng video, đĩa luôn là lựa chọn tối ƣu cho mục đích phổ biến. Thứ hai là lƣu trữ file chuẩn MPEG2 vào ổ cứng (máy chủ) với dung lƣợng đủ lớn để lƣu trữ và phổ biến dƣới 2 hình thức: Thƣ viện ngoại tuyến (Offline) hoặc Thƣ viện trực tuyến (Online).

Kết quả đạt được: Với hê ̣ thống thiết bi ̣ hiê ̣n đa ̣i , công tác số hóa tƣ liê ̣u hình ảnh động của Viê ̣n đã có sự phát triển nhả y vọt. Để thuâ ̣n tiê ̣n cho lƣu trƣ̃ và khai thác, Viê ̣n p him Việt Nam đã chọn chuẩn băng Betacam số (Digital Betacam) là chuẩn lƣu trữ chính . Theo thống kê , sau hơn 5 năm tiến hành số hóa, đến nay Viê ̣n đã số hóa đƣợc tổng cô ̣ng 531 phim sang băng Betacam số . Đến cuối năm 2009, Viê ̣n phim Viê ̣t Nam cho ra đ ời thƣ viện Video VFINA , đánh dấu mô ̣t bƣớc phát triển mới trong công tác số hóa và khai thác tài liệu

hình ảnh động. Thƣ viê ̣n VFINA có hai máy chủ thay nhau hoa ̣t đô ̣ng 6 ngày/tuần. Tổng lƣợng lƣu trƣ̃ của Hê ̣ thống ổ cƣ́ng là 8TB. Khi cần mở rô ̣ng , viê ̣c tăng dung lƣợng hê ̣ thống ở cƣ́ng lƣu trƣ̃ là rất đơn giản . Thƣ viê ̣n có tổng cô ̣ng 3 máy trạm dành riêng để nén dữ liệu và 10 máy khách phục vụ việc truy nhâ ̣p kho dƣ̃ liê ̣u . Viê ̣c na ̣p hay truy nhâ ̣p dƣ̃ liê ̣ u đều thông qua giao diê ̣n web nhanh chóng và an toàn . Phần mềm quản lý , khai thác dữ liệu là Opsis Media , sƣ̉ du ̣ng đƣợc trên 3 ngôn ngƣ̃: Viê ̣t ngƣ̃, Anh ngƣ̃ và Pháp ngƣ̃ . Tốc đô ̣ truy xuất dƣ̃ liê ̣u của t hƣ viê ̣n này lên đến 1Gbps. Sau 2 năm đi vào hoa ̣t đô ̣ng , toàn

Một phần của tài liệu số hóa tài liệu lưu trữ phim điện ảnh tại việt nam và khuynh hướng (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)