1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đảng với việc phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong thời kỳ 1986 2002

82 417 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 406,6 KB

Nội dung

Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay, lực lượng trí thức đã và đang phát triển ngày một nhanh chóng, trở thành một tầng lớp xã hội đông đảo và có vai trò rất quan trọng trong cuộc cách mạn

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

- -

ĐẢNG VỚI VIỆC PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC TRONG

THỜI KỲ ĐỔI MỚI_1986 – 2002

LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam

Mã số: 5.03.16

Người hướng dẫn khoa học: T.S Nguyễn Quốc Bảo

Học viên thực hiện: Lưu Mai Hoa

-Hà Nội 2004 -

Trang 2

MỤC LỤC

Trang Mở đầu 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Tình hình nghiên cứu 4

3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 5

6 Đóng góp của Luận văn 5 7 Kết cấu của Luận văn 5

Chương 1 Đảng cộng sản Việt Nam với việc xây dựng đội ngũ trí thức trước thời kỳ đổi mới 7

1.1 Nhận thức của Đảng ta về vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức trong sự

1.2.Tình hình đội ngũ trí thức nước ta trước thời kỳ đổi mới 12

Chương 2 Đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam và việc

phát huy vai trò của đội ngũ trí thức (1986 – 2002) 33 2.1.Công cuộc đổi mới và những vấn đề đặt ra đối với đội ngũ trí thức 33

2.2.Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức theo đường lối đổi mới của

Chương 3 Một số vấn đề đặt ra nhằm phát huy tiềm năng và sức

sáng tạo của đội ngũ trí thức trong công cuộc đổi mới hiện

3.1.Phương hướng phát huy tiềm năng của đội ngũ trí thức nước ta hiện

3.2.Một số khuyến nghị nhằm phát huy hơn nữa vai trò của đội ngũ trí

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Nhân loại hiện đang chứng kiến những biến đổi lớn lao trong sản xuất, khoa học–công nghệ, giáo dục… Những biến đổi kỳ diệu ấy bắt nguồn từ trí tuệ con người Trí tuệ trở thành tài nguyên quý giá nhất trong mọi tài nguyên mà sự vươn tới để có được, làm chủ được tài nguyên đó phụ thuộc vào chiến lược con người, vào hệ thống chính sách đối với trí thức

Trí thức, với tư cách là một tầng lớp xã hội đặc biệt, có một vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống, tiến bộ xã hội cũng như trong lịch sử phát triển của xã hội loài người Trong mọi thời đại, trí thức luôn là nguồn lực trí tuệ tối cần thiết của sự phát triển kinh tế - xã hội ở từng quốc gia cũng như trên phạm vi quốc tế Họ có vai trò to lớn trong việc sáng tạo ra những giá trị văn hoá, tinh thần, đem lại những thành tựu đáng ghi nhận trong khoa học – kỹ thuật, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ xã hội Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay, lực lượng trí thức đã và đang phát triển ngày một nhanh chóng, trở thành một tầng lớp xã hội đông đảo và có vai trò rất quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại, khi khoa học ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì vai trò của đội ngũ trí thức trong sự phát triển của toàn xã hội ngày càng được khẳng định

Thấm nhuần quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, ngay từ khi mới

ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã sớm nhận thức được vai trò của tầng lớp trí thức trong sự nghiệp cách mạng Đảng coi trí thức là một trong những động lực của cách mạng và là một thành viên không thể thiếu trong khối

Trang 4

liên minh với công nhân và nông dân Qua mỗi giai đoạn phát triển của cách mạng, Đảng luôn giải quyết đúng đắn vấn đề trí thức, quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ trí thức trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, đóng góp công sức cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Hiện nay, trên bước đường đi lên của cách mạng, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa đặt ra với những người trí thức nói riêng và cả dân tộc Việt Nam nói chung sứ mệnh hết sức nặng nề Đặc biệt, trong khi toàn Đảng, toàn dân ta đang quyết tâm tiến hành sự nghiệp đổi mới, đòi hỏi phải quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng đội ngũ trí thức cả về số lượng và chất lượng Đảng cần phải đề ra những chủ trương đúng đắn và những chính sách phù hợp với trí thức, tạo điều kiện và động viên họ phát huy cao độ sức sáng tạo và tiềm năng to lớn vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Trong quá trình lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng đã có nhiều quan điểm mới trong việc nhìn nhận và đánh giá về vai trò của trí thức, đã đề ra những chủ trương, chính sách phù hợp, toàn diện trong việc giáo dục, đào tạo, sử dụng trí thức để hướng họ vào việc thực hiện những mục tiêu chiến lược do Đảng đề ra Những chính sách đúng đắn đó đã có tác dụng tích cực trong việc tạo ra một đội ngũ trí thức mới có khả năng đáp ứng được những đòi hỏi to lớn của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước Mặc dù vậy, vẫn còn có những chủ trương chưa thật sát đáng, có những chính sách chưa được vận dụng một cách triệt để trong thực tiễn làm hạn chế sức sáng tạo và tiềm năng của trí thức

Trang 5

Việc làm rõ những quan điểm, chủ trương và chính sách đổi mới của Đảng đối với trí thức, đặc biệt là kết quả triển khai thực hiện những quan điểm, chủ trương, chính sách đó trong thực tiễn, là một việc làm rất có ý nghĩa và cần thiết, giúp Đảng và Nhà nước hoàn thiện hơn một bước các

chính sách xã hội đối với trí thức Đó là lý do để tôi lựa chọn đề tài: “Đảng cộng sản Việt Nam với việc phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong thời kỳ đổi mới _ 1986 – 2002” làm luận văn tốt nghiệp Cao học, chuyên ngành

Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam

2 Tình hình nghiên cứu đề tài:

Việc nghiên cứu những chính sách của Đảng nhằm phát huy vai trò của đội ngũ trí thức là một trong những mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Đặc biệt, từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đã có nhiều công trình, nhiều ấn phẩm nghiên cứu về trí thức đã được xã hội hoá như:

- Phạm Tất Dong, “Trí thức Việt Nam - thực trạng và triển vọng”, NXB CTQG, H, 1995

- Đỗ Mười, “Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước”, NXB CTQG,H, 1995

- Vũ Khiêu, “Người trí thức Việt Nam qua các chặng đường lịch sử”, NXB TPHCM, 1987

- Nguyễn Quốc Bảo, Nguyễn Văn Khánh, “Một số vấn đề về trí thức Việt Nam”, NXB Lao động, H, 2001

Trang 6

- Nguyễn Thanh Tuấn, “Một số vấn đề về trí thức Việt Nam”, NXB CTQG, H, 1998

Trong các công trình nghiên cứu trên, các tác giả nêu lên nhiều định nghĩa khác nhau về trí thức , đưa ra tiêu chuẩn để đánh giá người trí thức Ngoài ra, các tác giả còn trình bày quá trình phát triển của trí thức, thực trạng, nhiệm vụ của đội ngũ trí thức nước ta Từ đó đề xuất các chính sách, giải pháp nhằm đào tạo, bồi dưỡng, phát huy năng lực sáng tạo của đội ngũ này vào quá trình đổi mới đất nước

Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu khoa học đã công bố nêu trên, Luận văn tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề trí thức và những chính sách của Đảng đối với đội ngũ trí thức từ năm 1986 đến nay

3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn:

- Mục đích:

Trình bày một cách khái quát, có hệ thống các quan điểm, chính sách của Đảng đối với trí thức và kết quả triển khai thực hiện những quan điểm, chính sách đó trong việc hình thành và phát triển đội ngũ trí thức xã hội chủ nghĩa ở nước ta

- Nhiệm vụ:

Trang 7

Nêu rõ những nhận thức của Đảng về vai trò của đội ngũ trí thức trong thời kỳ đổi mới Những tác động của các chính sách mới của Đảng đối với sự phát triển chung của xã hội và đối với đội ngũ trí thức

Bước đầu đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp nhằm phát huy hơn nữa tiềm năng của đội ngũ trí thức trong công cuộc đổi mới, thực hiện tốt các mục tiêu chiến lược do Đảng đề ra

4 Đối tượng nghiên cứu của luận văn:

Luận văn đi sâu nghiên cứu các quan điểm, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong thời kỳ đổi mới (1986-2002)

5 Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu phương pháp nghiên cứu của luận văn:

- Cơ sở lý luận:

Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

- Nguồn tài liệu:

Luận văn có tham khảo một số nguồn tài liệu khác nhau, được liệt kê cụ thể trong phần Danh mục tài liệu tham khảo

Phương pháp nghiên cứu:

Trang 8

Luận văn nghiên cứu theo phương pháp lịch sử và lôgíc, đồng thời kết hợp với các phương pháp khác như phương pháp thống kê, phân tích, đối chiếu, so sánh…

6 Những đóng góp mới của Luận văn:

- Trình bày và phân tích một cách hệ thống những quan điểm và chính sách của Đảng đối với việc phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong công cuộc đổi mới

- Góp phần làm rõ những cơ sở khoa học cho việc định ra các chủ trương, chính sách mới của Đảng nhằm phát huy tiềm năng lao động sáng tạo của đội ngũ trí thức nước ta

7 Kết cấu của luận văn :

Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm có 3 chương, 6 tiết

Trang 9

CHƯƠNG 1

VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TRÍ THỨC VÀ TÌNH HÌNH ĐỘI NGŨ TRÍ

THỨC NƯỚC TA TRƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI 1.1 Nhận thức của Đảng ta về vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp cách mạng

Loài người đã trải qua một thời gian khá dài để xuất hiện và định hình nên một tầng lớp xã hội là: trí thức

Thuật ngữ “trí thức” được Từ điển Chính trị giải thích như sau: Trí thức là tầng lớp xã hội gồm những người chuyên lao động trí óc… Trí thức không phải là một giai cấp riêng biệt vì không giữ một địa vị độc lập trong hệ thống sản xuất xã hội

Từ điển Chủ nghĩa cộng sản khoa học xác định: Trí thức là một nhóm xã hội bao gồm những người chuyên làm nghề lao động trí óc phức tạp và có học vấn chuyên môn cần thiết cho ngành lao động đó

Từ điển Triết học cũng giải thích tương tự rằng: Trí thức là một tập đoàn xã hội gồm những người làm nghề lao động trí óc Giới trí thức bao gồm: kỹ sư, kỹ thuật viên, thầy thuốc, luật sư, nghệ sĩ, thầy giáo và người làm công tác khoa học và một bộ phận lớn viên chức…

Như vậy, có thể thấy: tầng lớp trí thức khác với tầng lớp lao động chân tay ở tính chất, nội dung lao động, trình độ học vấn của họ Ngày nay, nhìn chung thuật ngữ “trí thức” được dùng để chỉ những người đã qua đào

Trang 10

tạo cử nhân Song để phân biệt trí thức với những người lao động trí óc bình thường, cần phải xem xét vấn đề nhân cách của họ Nhân cách của người trí thức là sự kết hợp giữa sự hiểu biết với lương tri, lương tâm và đức độ Thiếu đức độ, thiếu lương tâm thì dù có đỗ đạt cao trong khoa cử, được học hành nhiều, người đó vẫn không thể xếp vào hàng ngũ trí thức chân chính

Trong sự nghiệp cách mạng, những người mác xít cho rằng tầng lớp trí thức cũng là một lực lượng cách mạng, cần được thu hút vào phong trào cách mạng, vào công cuộc xây dựng xã hội mới Công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội sẽ tạo điều kiện cho tầng lớp trí thức phát huy khả năng của mình

Nhận thức rõ vai trò của đội ngũ trí thức trong cuộc sống xã hội cũng như trong sự nghiệp cách mạng, Lênin khẳng định: tác động có ý nghĩa quyết định nhất đối với tầng lớp trí thức là thái độ của giai cấp công nhân đối với văn hóa và đối với những người đại biểu cho văn hóa Khi họ - trí thức – trông thấy giai cấp công nhân trọng dụng những người tiên tiến có tổ chức, những người không những biết coi trọng văn hóa mà còn giúp đỡ truyền bá văn hóa trong quần chúng nữa thì họ thay đổi thái độ với chúng ta… Khi họ trông thấy trong thực tế giai cấp vô sản ngày càng lôi cuốn được đông đảo quần chúng tham gia vào sự nghiệp ấy thì họ sẽ hoàn toàn quy phục chúng ta về mặt tinh thần Lênin căn dặn những người cộng sản cần phải giữ thái độ khiêm tốn, gần gũi với chuyên gia, học tập họ và hết sức bớt ra mệnh lệnh…, đối xử với các chuyên gia khoa học kỹ thuật một cách thận trọng và khéo léo để tạo ra xung quanh các chuyên gia bầu không khí hợp tác thân ái

Trang 11

Thấm nhuần quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò, vị trí của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm đến việc chăm lo xây dựng đội ngũ trí thức, coi trí thức là vốn quí của dân tộc, là lực lượng quan trọng trong mọi giai đoạn cách mạng do Đảng lãnh đạo Trong quá trình bảo vệ và xây dựng đất nước, nếu không có trí thức hợp tác với công nông thì cách mạng không thể thành công và sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa không thể hoàn thành được Đảng ta hiểu rõ, công cuộc kháng chiến và kiến quốc cần phải có những người trí thức trong mọi ngành: kinh tế, tài chính, quân sự, văn hóa… Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: cách mạng rất cần trí thức và thực ra chỉ có cách mạng mới biết trọng trí thức Do đó, cần thiết phải nhanh chóng đào tạo cho phong trào cách mạng của dân tộc một đội ngũ trí thức yêu nước “một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phụng sự kháng chiến… đoàn kết thành một khối với nhân dân, là những trí thức của nhân dân” [3, tr.281] Với vốn tri thức lý luận và thực tiễn vô cùng phong phú, Chủ tịch Hồ Chí Minh (Nguyễn Aùi Quốc) đã từng bước tiếp cận ánh sáng chân lý cách mạng của thời đại, tìm

ra con đường đúng đắn để giải phóng dân tộc, giải phóng đồng bào Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Nguyễn Aùi Quốc đã sớm ý thức được vai trò của đội ngũ trí thức đối với sự thành bại của cách mạng Việt Nam

Do đó, đầu những năm 20, sau khi đến Quảng Châu, Người đã đến Tâm Tâm Xã, một tổ chức cách mạng của những thanh niên tiểu tư sản trí thức yêu nước, truyền bá cho họ về Chủ nghĩa Mác – Lênin, về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản Thông qua những trí thức giác ngộ cách mạng, Chủ nghĩa Mác - Lênin đã được đưa vào giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam, chuẩn bị cho việc thành lập Đảng

Trang 12

Trong thời kỳ Mặt trận dân chủ Đông Dương, lực lượng trí thức tham gia cách mạng, tham gia các tổ chức, đoàn thể do Đảng tổ chức khá đông, có nhiều người ưu tú lỗi lạc, có uy tín, có ảnh hưởng trong nhân dân như Nguyễn Văn Cừ, Trường Chinh, Trần Huy Liệu… Cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng – văn hóa được mở ra công khai, vai trò của trí thức cách mạng đã nổi bật trong xã hội Các cuộc đấu tranh đó đã tựa như những mũi dùi sắc bén đánh vào những chỗ hiểm độc nhất của các lý thuyết ngu dân phản động đã từng ngự trị một thời, do đó có tác dụng mở đường cho đấu tranh chính trị

Trong thời kỳ Mặt trận Việt Minh, với chính sách tập hợp lực lượng rộng rãi, Đảng càng thu hút được đông đảo đội ngũ trí thức, góp phần tăng cường sức mạnh đoàn kết dân tộc Hoạt động của giới văn hóa, khoa học sôi động hẳn lên trong nhịp độ khẩn trương của toàn dân chuẩn bị cho Cách mạng Tháng Tám

Cách mạng Tháng Tám thành công không những giải phóng cho dân tộc khỏi xiềng xích nô lệ mà còn giải phóng cho giới trí thức, cho tư tưởng học thuật và nghệ thuật của nước nhà Tham gia xây dựng chính quyền mới có sự đóng góp rất lớn của đội ngũ trí thức Nhiều nhà trí thức được bổ nhiệm những chức vụ quan trọng trong Chính phủ, trong bộ máy hành chính, quân sự, ngoại giao, kinh tế, giáo dục,văn hóa…

Một thành tựu nổi bật của giới trí thức trong giai đoạn này là đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển ngôn ngữ dân tộc Được sự ủy nhiệm của Đảng và nhà nước, đội ngũ trí thức trong các ngành từ giáo

Trang 13

dục, văn hóa đến khoa học, kỹ thuật đã dày công nghiên cứu, sáng tạo ra những từ ngữ mới, xây dựng hệ thống thuật ngữ khoa học mới, tìm tòi các cách diễn đạt mới, làm cho tiếng nói của dân tộc thêm phong phú, đủ sức diễn đạt không chỉ tình cảm, mà cả những khái niệm, những vấn đề khoa học kỹ thuật cao, phức tạp Công việc này có ý nghĩa lớn lao đối với sự phát triển giáo dục và khoa học Đến năm 1950, các môn học ở các trường, các ngành đều được giảng dạy bằng tiếng Việt thay cho tiếng Pháp Từ đây dân tộc Việt Nam đã được độc lập về ngôn ngữ Điều đó khẳng định vai trò cực kỳ to lớn của giới trí thức trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước

Tháng 7 năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc Miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và trở thành hậu phương chi viện cho tiền tuyến miền Nam Đây là lúc cần phải nhận thức và phát huy tối đa vai trò của đội ngũ trí thức Đảng đã nhận định: “Trí thức công nông hóa, trí thức phục vụ nhân dân bây giờ cũng cần, kháng chiến kiến quốc cũng cần, tiến lên chủ nghĩa xã hội lại càng cần” [37, tr.534] Vì vậy, chính sách của Đảng Lao động Việt Nam đối với trí thức là đoàn kết, bồi dưỡng và cải tạo trí thức, đào tạo trí thức mới, lãnh đạo trí thức hoàn thành nhiệm vụ đối với Tổ quốc, đối với nhân dân, động viên và phát huy đầy đủ lực lượng trí thức hiện có, mở rộng hàng ngũ trí thức và không ngừng nâng cao trình độ chính trị và chuyên môn của trí thức để kịp thời đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, phù hợp với bước tiến của nước nhà

Với tầm nhìn chiến lược, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra kế hoạch đào tạo đội ngũ trí thức quê ở miền Nam để phục vụ cho công cuộc

Trang 14

kháng chiến chống Mỹ và xây dựng miền Nam sau ngày đất nước thống nhất Sau khi tốt nghiệp đại học, hầu hết những người được cử đi học đã quay trở lại miền Nam tham gia chiến đấu, số còn lại được tiếp tục đào tạo sau đại học Sau ngày thống nhất đất nước, số trí thức này trở thành cán bộ khoa học nòng cốt, cán bộ quản lý ở các lĩnh vực thuộc các tỉnh, thành miền Nam, có người được giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy Đảng và Nhà nước

Trên đây là những quan điểm cơ bản xuất phát từ nhận thức đúng đắn của Đảng ta về vị trí và vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội, về việc đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ trí thức để đáp ứng kịp thời những yêu cầu của cách mạng Nhờ đó, đội ngũ trí thức ở nước ta ngày càng phát triển và có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng của đất nước

1.2 Tình hình đội ngũ trí thức nước ta trước thời kỳ đổi mới

1.2.1 Vài nét về đội ngũ trí thức:

Nhìn lại lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam, điều dễ nhận thấy là dân tộc Việt Nam có truyền thống hiếu học và quý trọng nhân tài, coi giáo dục, học vấn là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự hưng thịnh của đất nước Chính vì vậy, từ thời Lê sơ trở đi, việc đào tạo, tuyển dụng nhân tài của nhà nước phong kiến đã phát triển mạnh mẽ, thông qua các kỳ khoa cử Ngày nay, mỗi khi có dịp đến Hà Nội, ắt hẳn ai trong chúng ta cũng phải một lần ghé thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám, trường quốc lập đầu tiên

Trang 15

của đất nước, được xây dựng năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông Đây là sự kiện văn hóa lớn của dân tộc, mở rộng đường cho sự phát triển giáo dục và trọng dụng nhân tài

Lời chiếu năm Thiệu Bình (1431) nêu rõ: Muốn có nhân tài trước hết phải chọn người có học, phép chọn người có học thì khoa cử là đầu [9] Chủ trương này được khẳng định qua nội dung bài ký đề danh Tiến sỹ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ III (1442): Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí mạnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không thấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng [9]

Những người thi đỗ đại khoa nhận được rất nhiều ân điển của nhà nước phong kiến Phần lớn những người đậu cử nhân trở lên đều được bổ dụng làm quan giữ những chức vụ khác nhau trong triều đình, trong các địa phương, tham gia vào các hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước

Lối học ngày xưa là lối học thiên về hư văn, không chú ý đến thực tế Tuy nhiên bên cạnh nhiều nho sĩ sống rập khuôn, giáo điều theo sách vở, cũng có những người lỗi lạc, sống gắn với nhân dân,với thực tiễn, độc lập suy nghĩ và sáng tạo, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc Dưới thời phong kiến, ở nước ta đã có những nhà khoa học nổi tiếng như nhà toán học Trần Nguyên Đán, Lương Thế Vinh, Vũ Hữu; những nhà kiến trúc tài ba như An Nguyên, Đào Duy Từ, Vũ Như Tô;

Trang 16

những bậc danh y lỗi lạc như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác; nhà bác học xuất chúng tài ba Lê Quý Đôn … Nhiều trí thức thời phong kiến đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế, văn hóa của đất nước phát triển, đóng góp tích cực vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ nền độc lập, tự

do của đất nước như Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt … Các trí thức, các kẻ sĩ đó, tuy thuộc nhiều thời đại khác nhau, nhiều địa phương khác nhau, mỗi người có mặt mạnh, mặt yếu riêng nhưng đều là những điểm sáng văn hóa mà tổng hợp lại đã tạo nên nền văn hiến của dân tộc

Sau gần 1000 năm độc lập, dân tộc Việt Nam lại phải sống dưới ách đô hộ của thực dân Pháp Đây là thời kỳ cả dân tộc ta bị đè nén bởi hai tầng áp bức Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã biến nước ta từ một nước phong kiến thuần túy thành nước thuộc địa nửa phong kiến Cùng với chế độ bóc lột về kinh tế, thôn tính về chính trị, thực dân Pháp tiến hành chính sách ngu dân nhằm kìm hãm sự phát triển tinh thần, trí tuệ của người Việt Nam Chúng lập đại lý rượu, thuốc phiện nhiều hơn trường học Hậu quả của chính sách này là đại bộ phận nhân dân nước ta bị mù chữ

Hệ thống giáo dục của Pháp ở Việt Nam thời ấy đã thể hiện rõ chính sách ngu dân của nó Nhân dân Việt Nam phải chịu đựng chính sách “giới hạn việc học ở mức thấp nhất” Phát triển giáo dục – theo lời tuyên bố của Merlin, Toàn quyền Đông Dương năm 1924 – theo chiều nằm chứ không theo chiều đứng Trường học lập ra không phải để giáo dục thanh niên Việt Nam một nền học vấn tốt đẹp và chân thực, mở mang trí tuệ cho họ, mà trái lại càng làm cho họ đần độn thêm “Ngoài mục đích đào tạo ra những tùy phái, thông ngôn và viên chức nhỏ đủ số cần thiết phục vụ cho sự xâm lược,

Trang 17

thực dân Pháp đã gieo rắc một nền giáo dục đồi bại, xảo trá và nguy hiểm hơn cả sự dốt nát nữa Một nền giáo dục như vậy chỉ làm hư hỏng mất tính nết của người đi học, chỉ dạy cho họ một lòng “trung thực” giả dối, chỉ dạy cho họ biết sùng bái những kẻ mạnh hơn mình, dạy cho thanh niên yêu một Tổ quốc đã từng áp bức dân tộc mình” [42, tr.41] Đó là một nền giáo dục vong bản mà mục đích nham hiểm là làm mờ nhạt lòng yêu nước, yêu dân tộc vốn rất sâu sắc trong con người Việt Nam Nền giáo dục đó vừa lạc hậu, vừa phản động Nội dung và tinh thần của nó nhằm đầu độc thế hệ trẻ bằng những tư tưởng tự ti dân tộc, tôn sùng và biết ơn “mẫu quốc”, xa rời vận mệnh của Tổ quốc và cuối cùng trở thành kẻ thừa hành trong bộ máy cai quản bóc lột của thực dân, làm tay sai cho đế quốc, chống lại Tổ quốc và nhân dân mình Với chính sách thâm độc như vậy, nên đến năm 1940, tổng số học sinh tiểu học chỉ là 40 vạn, tổng số học sinh trung học là hơn 5000, số lượng sinh viên là 582 trên tổng số dân là 23 triệu người Nền giáo dục ấy để lại hơn 98 % dân số mù chữ, đặc biệt là phụ nữ và dân tộc ít người

Thực tiễn giới trí thức Việt Nam thời kỳ này đã ảnh hưởng rất nhiều đến sự tồn vong của quốc gia Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu Đất nước không thể phát triển nếu không xây dựng cho mình một đội ngũ trí thức hùng hậu cả về số lượng và chất lượng Nhà bác học đại tài Lê Quý Đôn đã khẳng định: “phi trí bất hưng” Đồng nghĩa với không phát triển là trì trệ, thụt lùi, dẫn đến suy vong, trở thành miếng mồi ngon cho những kẻ có dã tâm xâm lược Vì vậy, đầu tư cho giáo dục đã trở thành một trong những quốc sách hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta trong mọi thời kỳ, đặc biệt là khi Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công Để tránh những ảnh hưởng

Trang 18

không tốt từ nền giáo dục nô dịch của thực dân Pháp, Đảng và Chính phủ đã ban hành Sắc lệnh 147/SL ngày 10 – 3 – 1946 quy định việc giảng dạy bằng tiếng Việt ở tất cả bậc học, tất cả môn học Các bộ môn văn học, lịch sử, địa lý Việt Nam được đặc biệt coi trọng, khơi gợi và giáo dục tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc trong giới học sinh, sinh viên

Từ năm 1945 đến 1954, với chủ truơng “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc”, Đảng ta đã xác định phải đấu tranh cùng lúc ba loại “giặc”, trong đó có “giặc dốt” Do đó, mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài được đặt lên hàng đầu Từ năm 1947, nhiều trường phổ thông trung học lớn nối tiếp nhau ra đời: trường Lê Khiết (khu V), các trường Phan Đình Phùng, Huỳnh Thúc Kháng, Lam Sơn (khu IV), các trường Nguyễn Khuyến, Nguyễn Thượng Hiền (khu III), trường Chu Văn

An (khu Việt Bắc)… Năm 1950, cuộc cải cách giáo dục được tiến hành nhằm xóa bỏ những tàn tích của nền giáo dục thực dân, đặt nền móng cho một nền giáo dục mới tiến bộ, thực sự dân tộc và dân chủ, dựa trên ba nguyên tắc dân tộc, khoa học và đại chúng Nhờ đó, mỗi người dân Việt Nam ai cũng có điều kiện đi học, ai cũng có thể tiếp xúc với nền văn hóa dân tộc và nhân loại, mở rộng tầm nhìn và từ đó góp phần mình vào sự nghiệp chấn hưng đất nước Trong vòng 5 năm, từ năm 1950 đến năm 1954, một số trường đại học và trung học được thành lập như trường đại học Y Dược ở chiến khu Việt Bắc, trường đại học dự bị Văn Khoa ở Thanh Hóa, một số trường trung học chuyên nghiệp ở Phú Thọ…, thu hút đông đảo học sinh theo học Chương trình học gắn liền giữa lý thuyết với thực hành, phục vụ cho yêu cầu cấp bách của cuộc kháng chiến Đội ngũ trí thức thời kỳ này

Trang 19

đã tăng đáng kể về mặt số lượng Nếu năm 1940, số sinh viên cả nước là

582 người thì đến năm 1954, riêng ở miền Bắc đã có 500 sinh viên đại học và hơn 3000 sinh viên, học viên các hệ cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, tăng gấp 6 lần trong vòng 15 năm Tuy còn nhỏ bé về số lượng so với cả nước, song đội ngũ trí thức Việt Nam đã đóng góp một phần đáng kể trong việc hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng, đặc biệt trong việc phát triển nền giáo dục mới, văn hóa mới, đồng thời có những sáng chế mới phục vụ cho lĩnh vực công nghiệp quốc phòng

Tháng 7 năm 1954, với chiến thắng Điện Biên Phủ, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc, Đảng và Nhà nước ta đứng trước hai nhiệm vụ: củng cố, khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời huy động nhân lực, vật lực chi viện cho chiến trường miền Nam Nhiệm vụ cách mạng mới đòi hỏi tăng nhanh lực lượng trí thức phục vụ cách mạng Công tác đào tạo đại học và trung học chuyên nghiệp bắt đầu phát triển với nhịp độ cao Năm 1956, cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai được tiến hành với sự thiết lập hệ thống giáo dục 10 năm Kết quả là đến năm 1965, với số học sinh phổ thông tăng từ 1.000.000 lên gần 3.000.000 học sinh, đến năm 1975, con số học sinh là 5.000.000 người

Năm 1960, khi miền Bắc tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng, trong đó lấy cách mạng khoa học – kỹ thuật làm then chốt và bắt đầu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965) thì vị trí và vai trò của đội ngũ trí thức càng có tầm quan trọng đặc biệt Thời kỳ này, hệ thống các trường, các viện nghiên cứu được mở rộng với quy mô lớn và số lượng học sinh, sinh viên tăng nhanh Với số lượng hơn 3.500 sinh viên, học sinh đại

Trang 20

học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp năm 1954, đến năm 1964, số lượng đó đã tăng lên 30.704 người, gấp gần 10 lần Năm 1975, miền Bắc có tổng cộng 57 trường đại học với 420.077 sinh viên, 186 trường trung học chuyên nghiệp với 79.061 học sinh Như vậy, thời kỳ này, tuy phải cùng một lúc thực hiện nhiều nhiệm vụ cực kỳ khó khăn, vừa phải lo khôi phục nền kinh tế bị tàn phá do hậu quả chính sách xâm lược của thực dân Pháp, vừa phải chung sức cùng đồng bào miền Nam đấu tranh chống lại sự áp đặt chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ, nhưng Đảng và Nhà nước vẫn luôn chú trọng quan tâm xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức, vì đây chính là một trong những nguồn lực quan trọng của nước nhà

Cũng trong thời kỳ này, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra và thực hiện tốt kế hoạch đào tạo cán bộ quê ở miền Nam để phục vụ cuộc kháng chiến và góp phần kiến thiết nước nhà sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng Trong vòng 20 năm, từ 1955 đến 1975, từ Bến Hải đến đồng bằng sông Cửu Long, 23.276 cán bộ trẻ, chiến sĩ, con em đồng bào miền Nam đã lần lược

ra Bắc học tập, trong đó có 1.793 học sinh thuộc thành phần dân tộc thiểu số Từ năm 1965 đến năm 1975, số sinh viên miền Nam tốt nghiệp đại học là 9.061 người, trên 1000 người bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ và tiến sĩ Đây chính là đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật nòng cốt, cán bộ quản lý trên các lĩnh vực ở miền Nam sau ngày giải phóng

Ngoài hình thức dạy học tập trung, việc nâng cao trình độ cho nhân dân còn được tổ chức phổ biến dưới dạng bổ túc văn hóa, tại chức ở khắp các cơ quan, xí nghiệp từ trung ương đến địa phương Các trường bổ túc văn hóa là một trong những nguồn cung cấp lực lượng có văn hóa xuất thân từ

Trang 21

công – nông cho các trường đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý,… Trường bổ túc văn hóa công nông Trung ương từ năm 1956 đến 1964 đã đào tạo được gần 7.000 học sinh có trình độ trung học phổ thông Đội ngũ trí thức xuất thân từ công nông nhờ đó ngày càng tăng về số lượng và có khả năng phát triển toàn diện

Bên cạnh sự phát triển của các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, các viện nghiên cứu cũng phát triển mạnh trong thời kỳ này Năm 1965, nước ta có 16 viện, năm 1970 tăng lên 30 viện và năm

1975 là 53 viện (không kể các viện trong quân đội) Việc phát triển các viện nghiên cứu đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho đội ngũ trí thức phát huy được tiềm năng sáng tạo của mình, đáp ứng được nhu cầu thực tế trong chiến đấu và trong sản xuất, góp phần to lớn cho thành công của cuộc cách mạng trường chinh của dân tộc ta

Ngoài những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, đội ngũ trí thức thời kỳ này còn góp phần không nhỏ trong việc nghiên cứu về lịch sử dân tộc, khảo cổ học, ngôn ngữ học … Cùng với sự lớn mạnh của các ngành, các lĩnh vực khoa học, văn học nghệ thuật cũng có nhiều tiến bộ tích cực Dòng văn học mới ra đời thay cho dòng văn học lãng mạn đã tác động không ít đến tình cảm của người đọc, trở thành niềm tự hào của dân tộc, của thời đại Giới trí thức văn nghệ sĩ đã cống hiến hết sức mình để làm tăng thêm bầu nhiệt huyết trong nhân dân Có những bài hát đi cùng năm tháng, đã động viên, khuyến khích tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ, kêu gọi nhân dân đứng lên làm cuộc khởi nghĩa thần kỳ, bứt tan mọi gông xiềng nô lệ để giành lấy tự do Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất

Trang 22

nước thống nhất, bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã chủ trương: “đẩy nhanh việc đào tạo trí thức có tài năng trên tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, có quyết tâm và nghị lực lớn, dám chinh phục những đỉnh cao của văn hóa, khoa học, kỹ thuật, … để giải quyết những vấn đề cụ thể của đất nước” [21, tr.155-156]

Điều thuận lợi cho công tác đào tạo trí thức thời kỳ này là đất nước đã được hoàn toàn giải phóng, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta là tập trung khôi phục nền kinh tế để từng bước xây dựng chủ nghĩa xã hội Trong hơn 10 năm sau ngày giải phóng, đội ngũ trí thức nước ta đã phát triển nhanh chóng Tính riêng miền Bắc, trước 1975, tỷ lệ trí thức có trình độ đại học chỉ chiếm 20% tổng số trí thức, thì đến năm 1986, tỷ lệ đó đã lên đến 36,4% [2] Số trí thức có trình độ phó tiến sĩ, tiến sĩ cũng gia tăng đáng kể Số giáo sư, phó giáo sư đang công tác ở các viện, học viện, cơ quan nghiên cứu khoa học, các trường đại học … đang phát huy vai trò chuyên gia đầu đàn, góp phần nâng cao chất lượng, trình độ của tầng lớp trí thức Nhiều trí thức nước ta đã tham gia vào các Viện Hàn lâm, cơ quan nghiên cứu khoa học ở một số nước và có quan hệ hợp tác khoa học với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước trong khối xã hội chủ nghĩa Tỷ lệ Đảng viên, Đoàn viên thanh niên cộng sản trong giới trí thức ngày càng tăng Năm

1985, tỷ lệ Đảng viên trong số trí thức có trình độ cao đẳng là 44%, đại học là 28,7%, trên đại học là 36% Trong tầng lớp trí thức ngày càng được bổ sung những người đã trải qua chiến đấu, công tác, sản xuất và một số cán

Trang 23

bộ quản lý nhà nước, quản lý xã hội, một số cán bộ công tác Đảng và đoàn thể quần chúng

Với chính sách mở rộng đào tạo đội ngũ trí thức xuất thân từ công nông và con em công nông, cơ cấu xã hội của giới trí thức dần dần biến đổi Tỷ lệ học sinh đại học và trung học chuyên nghiệp là con em công nông ngày càng tăng Tính đến năm 1981, số trí thức xuất thân từ công nhân và nông dân tập thể đã chiếm trên 60% tổng số trí thức Việt Nam Gần 20% là xuất thân từ tầng lớp tiểu tư sản thành thị và thợ thủ công Số ít còn lại là xuất thân từ các tầng lớp khác [47] Số cán bộ, nông dân, công nhân đã trải qua chiến đấu, công tác được đào tạo trong các trường chính quy, dài hạn, hệ chuyên tu và tại chức ngày càng nhiều Đến năm 1984, tỷ lệ trí thức có trình độ đại học được đào tạo trong hệ chuyên tu là 5,3%, trong hệ tại chức là 21,7% [41,tr.209] Điều đó làm cho giới trí thức có thành phần xuất thân từ công nông ngày càng thêm đông đảo Trong chế độ cũ, trí thức thuộc các dân tộc ít người, trí thức nữ là rất hiếm, nhưng sau ngày giải phóng, với sự quan tâm của Đảng, tỷ lệ đó đã khá cao Nếu năm 1965, trí thức nữ chiếm 14,3% trong tổng số trí thức thì năm 1982 chiếm 50,3%, trong đó số người có trình độ trung học chuyên nghiệp là 58,7%, đại học là 35,7%, trên đại học là 14,1%, trí thức thuộc dân tộc ít người chiếm 3%

Thời kỳ này, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác đào tạo trong nước, chúng ta đã mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế trong việc đào tạo đội ngũ trí thức Do vậy, trong sự phát triển của đội ngũ trí thức nước ta phải kể đến sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, đặc biệt là Liên Xô Các nước này đã giúp đỡ chúng ta đào tạo một lực lượng cán bộ khoa học kỹ

Trang 24

thuật tương đối lớn Theo số liệu của Bộ đại học và trung học chuyên nghiệp, từ năm 1951 đến 1986 có 207.020 lưu học sinh Việt Nam học tại Liên Xô, trong đó có 3.245 nghiên cứu sinh, 2.986 thực tập sinh, 20.787 sinh viên đại học và học sinh trung học chuyên nghiệp Tính đến tháng 6.1987, có 25.300 người đã tốt nghiệp, trong đó có 120 tiến sĩ, 2.560 phó tiến sĩ, 17.950 cử nhân, 2.900 thực tập sinh

Như vậy, tính đến năm 1985, trải qua hành trình hơn 5 thập kỷ kể từ khi Đảng ra đời, đội ngũ trí thức nước ta đã trở thành một lực lượng có tiềm năng to lớn Với thành phần hết sức đa dạng, họ đã có mặt ở hầu hết các lĩnh vực trong đời sống xã hội Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cộng với sự nỗ lực vượt bậc của bản thân, trí thức nước ta đã và đang phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước, là một bộ phận quan trọng và là niềm tự hào của dân tộc

1.2.2 Một số đặc điểm của đội ngũ trí thức nước ta:

Một trong những đặc điểm mang tính truyền thống của đội ngũ trí

thức nước ta là tinh thần yêu nước, gắn bó với sự nghiệp cách mạng và với dân tộc Thời phong kiến, giới trí thức bị kìm kẹp bởi tư tưởng “trung quân”, nhưng không vì thế mà lòng yêu nước của họ bị bóp méo Đứng trước cảnh nước mất nhà tan, nhân dân phải sống trong cảnh bần cùng nô lệ, không ít trí thức đã “nửa đêm vỗ gối, lòng đau như cắt, nước mắt đầm đìa

…” Rất nhiều người trong số họ đã đứng ra lãnh đạo nhân dân đánh tan mọi ách xâm lăng, để lại tiếng thơm cho muôn đời sau như Lý Thường Kiệt,

Trang 25

Trần Hưng Đạo … Bên cạnh tài dụng binh, họ đã dùng những bài thơ, bài hịch, bài cáo để khích lệ tinh thần tướng sĩ, làm nhụt chí quân thù Nếu không thể tự tay vung gươm giết giặc, nhiều trí thức đã cống hiến cho triều đình những kế sách bảo vệ và xây dựng đất nước, tiêu biểu như Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn … Lòng tự tôn dân tộc đã giúp họ vuợt qua muôn vàn thử thách, có lúc phải “nếm mật nằm gai” để “thà đui mà giữ đạo nhà” … như cụ Nguyễn Đình Chiểu Không riêng những nam nhân, tinh thần yêu nước, yêu dân tộc cũng hừng hực không kém trong lòng những trí thức nữ như Bà Huyện Thanh Quan, hay Hồ Xuân Hương với câu thơ nổi tiếng:

“Ví đây đổi phận làm trai được Thì sự anh hùng há bấy nhiêu!”

Khi đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, “rất đông trí thức nước ta bị đế quốc và phong kiến áp bức, khinh miệt và kìm hãm, không được tự do yêu nước, không được học hành đến nơi đến chốn, không được phát triển tài năng của mình Hơn ai hết, người trí thức là người cảm thấy thấm thía nhất cái nhục mất nước và cái khổ thiếu tự do” [44, tr.53] Do đó họ rất sớm được thức tỉnh về ý thức dân tộc, về tình yêu đất nước, đó là động lực tinh thần để thúc đẩy họ tìm đến cách mạng, tham gia phong trào cách mạng của nhân dân Một tấm gương điển hình về người trí thức cách mạng đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã đi từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến Chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm ánh sáng cho con đường cứu nước, giải phóng dân tộc Người đã nhận xét: “Trí thức nước ta trước đây do có đầu óc dân tộc, có đầu óc cách mạng, lại có học thức nên dễ tiếp thu tinh thần cách

Trang 26

mạng” [37, tr.534] Hơn hẳn các tầng lớp khác trong xã hội, bằng những kiến thức của mình, người trí thức có điều kiện đi sâu tìm hiểu cội nguồn của dân tộc, của đất nước Chính họ đã có những công lao to lớn trong việc thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, cụ thể là trong lĩnh vực sáng tạo ra của cải vật chất và của cải tinh thần, mang lại những vinh quang và niềm tự hào cho dân tộc Đối với người trí thức, tình cảm dân tộc là tình cảm thiêng liêng vốn đã sẵn có, đặc biệt dưới chủ nghĩa xã hội, tình cảm ấy càng được nâng lên về chất Chất mới ấy được biểu hiện ở sự kết hợp giữa lòng yêu nước và lòng yêu CNXH, giữa tinh thần dân tộc và lập trường giai cấp, ở sự tự nguyện gắn chặt vận mệnh, lý tưởng của mình với Đảng Cộng sản và giai cấp công nhân Đánh giá về đội ngũ trí thức, cố Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Nguyễn Văn Linh đã viết: “Đảng ta và nhân dân ta tự hào có một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đông đảo hàng chục vạn người, lòng đầy nhiệt huyết, muốn cống hiến nhiều cho xã hội, đưa đất nước mau chóng thoát khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu, tiến lên con đường văn minh hạnh phúc Trong đội ngũ đông đảo đó, có nhiều nhà khoa học kỹ thuật tài năng, có những đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh cũng như cho sản phẩm khoa học kỹ thuật của nước nhà” [1]

Sự đánh giá của Đảng thực sự là nguồn cổ vũ to lớn đối với đội ngũ trí thức Với tinh thần yêu nước, cách mạng, với năng lực sáng tạo và nhiệt tình cống hiến, trí thức nước ta nhất định sẽ đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam phồn vinh, giàu mạnh, đáp ứng niềm mong mỏi và tin cậy của Đảng, của nhân dân

Trang 27

Một đặc điểm nổi bật nữa của đội ngũ trí thức nước ta là ở họ có tiềm năng trí tuệ to lớn, ham hiểu biết, nhạy bén với cái mới, có khả năng tiếp thu nhanh những thành tựu khoa học tiên tiến Khi bị thực dân Pháp xâm lược, trước nguy cơ mất nước, nhiều đề nghị cải cách được đưa ra từ giới trí thức, đặc biệt là những bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ Ông đã liên tiếp gửi 14 bản điều trần lên vua Tự Đức, đề nghị canh tân đất nước để tránh họa diệt vong, song rất tiếc những lời đề nghị của ông không được chấp nhận

Đầu thế kỷ XX, khi trong nước tầng lớp công thương mới ra đời, thì từ nước ngoài, trào lưu dân chủ tư sản cũng được truyền bá vào Việt Nam Những tư tưởng dân chủ của Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi từ Trung Quốc dội vào Các thuyết về nhân đạo, dân quyền của giai cấp tư sản Pháp, lúc chủ nghĩa tư bản Pháp đang lên, như Rousseau, Montesquieu, Voltaire … cũng được truyền sang Việt Nam Công cuộc duy tân của Nhật Bản có sức hấp dẫn đặc biệt đối với các sĩ phu tiến bộ Những dòng tư tưởng trên như những luồng gió mới tác động mạnh mẽ vào giới trí thức Việt Nam lúc bấy giờ Vốn nhạy bén trước thời cuộc, họ nhanh chóng nhận ra rằng muốn giải phóng nhân dân khỏi cảnh ngựa trâu thì nhất thiết phải làm cách mạng Tuy có nhiều phương pháp cách mạng khác nhau, nhưng tiêu biểu cho những phong trào theo đường lối dân chủ tư sản thời kỳ này là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Lương Văn Can, Huỳnh Thúc Kháng,… Các phong trào này đã đóng vai trò quan trọng trong việc động viên, giáo dục lòng yêu nước cho nhân dân

Trang 28

Không giống các bậc sĩ phu tiền bối, Nguyễn Ái Quốc đã vượt qua giới hạn của tư tưởng dân tộc để ra đi tìm đường cứu nước Người vừa tham gia hoạt động cách mạng, vừa luôn tranh thủ thời gian để học tập nâng cao vốn tri thức của mình và trở thành một nhà cách mạng có tri thức uyên bác, kết hợp cả hai nền văn minh phương Đông và phương Tây, truyền thống và hiện đại Người đã vươn tới ánh sáng chân lý cách mạng của thời đại mới, tìm ra con đường đúng đắn để giải phóng dân tộc, giải phóng đồng bào, đó là con đường cách mạng của Chủ nghĩa Mác – Lênin Do có tầm nhìn và sự nhạy bén trước cái mới, Nguyễn Aùi Quốc đã chủ trương giải phóng dân tộc để xây dựng một xã hội không có chế độ người bóc lột người; không khước từ sự viện trợ, giúp đỡ từ nước ngoài nhưng cái chính của cuộc cách mạng vẫn là “đem sức ta giải phóng cho ta” với lực lượng nòng cốt là quần chúng nhân dân

Cuộc cách mạng thần kỳ của dân tộc đã huy động mọi lực lượng quần chúng tích cực tham gia Với ưu điểm về khả năng trí tuệ, khả năng tiếp thu nhanh những thành tựu về khoa học kỹ thuật, đội ngũ trí thức nước ta đã đóng góp rất nhiều vào những thành công trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng cũng như trong thực tế sản xuất của nhân dân Họ đã nghiên cứu và chế tạo các vũ khí theo yêu cầu của cuộc kháng chiến và phù hợp với khả năng công nghệ của ta, đồng thời nghiên cứu đối phó với các thủ đoạn chiến tranh điện tử của đối phương, góp phần đánh bại các cuộc chiến tranh phá hoại lần 1, lần 2 của Mỹ ra miền Bắc, và đỉnh cao là cuộc tập kích chiến lược B52 vào Hà Nội, Hải Phòng cuối năm 1972 Trong sản xuất, đội ngũ trí thức đã nghiên cứu thành công về các loại giống mới có năng suất cao, về

Trang 29

thay vụ lúa chiêm dài ngày bằng vụ lúa xuân ngắn ngày … giúp đạt hiệu quả cao trong sản xuất lương thực

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, đội ngũ trí thức nước ta còn có một số điểm hạn chế nhất định Trong công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội, ngoài những thành công mà giới trí thức đã đóng góp cho cách mạng, tiềm năng trí tuệ của họ vẫn chưa được phát huy đến mức tốt nhất Nguyên nhân của thực trạng này một phần do nước ta xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, không có điểm tựa vững chắc về khoa học kỹ thuật hiện đại, nên giới trí thức nước ta phải xuất phát từ một điểm rất thấp, không có đủ điều kiện để tiếp cận với nền khoa học tiên tiến, do đó tiềm năng trí tuệ bị hạn chế, khó có thể bộc lộ khả năng sáng tạo của mình

Ngoài nguyên nhân mang tính khách quan vừa nêu thì nhìn chung chính sách của Đảng đối với đội ngũ trí thức tuy ngày càng được hoàn thiện dần nhưng vẫn chưa thật sát với yêu cầu phát triển của giới trí thức Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi chúng ta phải biết “đi tắt, đón đầu”, song trên thực tế, chương trình và kế hoạch đào tạo ở nước ta vẫn là chạy theo nhu cầu trước mắt, do đó sau khi tốt nghiệp ra trường, phần lớn thanh niên không thể tìm được việc làm đúng với chuyên môn, sở nguyện của mình Đôi khi, có những ngành nghề thiếu nhân lực chuyên môn, lập tức chúng ta mở mã ngạch đào tạo, nhưng nguồn cung ứng của chúng ta sau vài năm lại trở nên không thật cần thiết nữa, gây ra tình trạng lãng phí chất xám của đất nước Hiện tượng sinh viên tốt nghiệp hạng ưu nhưng vẫn bị thất nghiệp đã trở nên phổ biến hiện nay Bên cạnh đó, chính sách đãi ngộ

Trang 30

nhân tài của chúng ta dường như chưa thật tương xứng với sự cống hiến của trí thức Chỉ riêng trong môi trường giáo dục, rất hiếm thấy người giáo viên, giảng viên chỉ chuyên tâm giảng dạy ở một trường cố định Với nỗi lo cơm, áo, gạo, tiền, họ phải lập kế hoạch “chạy sô” để nâng cao thu nhập Việc vất vả kiếm tiền đã chiếm hết quỹ thời gian quý báu lẽ ra được dùng cho việc nghiên cứu khoa học Sau một ngày làm việc mệt nhọc, họ không còn thời gian, sức lực và tâm huyết để đầu tư nâng cao tri thức cho mình Do đó, vô hình dung, dần dần tính sáng tạo trong người trí thức bị lãng quên và thui chột Do đó, đất nước mất đi một phần cống hiến của tài năng

Do tiềm năng trí tuệ chưa được phát huy đầy đủ nên đội ngũ trí thức chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Cơ chế thị trường hiện nay đòi hỏi mọi người dân nói chung và giới trí thức nói riêng phải nỗ lực không ngừng để nắm bắt kịp thời những cái mới và phải nhạy bén trong việc tìm tòi nhu cầu thị trường, phải năng động, sáng tạo … Điều đó đòi hỏi đội ngũ trí thức phải có kiến thức sâu rộng, kiến thức chuyên ngành, liên ngành, sự nhạy cảm và hiểu biết sâu sắc thực tế Muốn vậy, họ phải đi nhiều, học nhiều Song không phải ai cũng có cơ hội và điều kiện để làm điều đó Chính sách đầu tư cho giáo dục đào tạo ở nước ta hiện nay còn rất hạn chế, bên cạnh đó chất lượng giáo dục – đào tạo chưa được nâng cao; mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục chưa phù hợp với yêu cầu của phát triển, còn nặng về lý thuyết mà ít coi trọng công tác thực hành thí nghiệm Để có thể lập nghiệp, tiến thân trong môi trường thị trường nhân lực đòi hỏi mỗi người phải tự tìm tòi, học hỏi thêm để nâng cao trình độ, nhưng lại vướng phải trở ngại rất lớn là chi phí cho sự tự học là rất cao

Trang 31

Cái vòng lẩn quẩn đó đã kìm hãm người trí thức tiếp cận với những tiến bộ trong khoa học, kỹ thuật cũng như trong cuộc sống, do vậy họ khó có thể phát huy được tiềm năng trí tuệ của mình để đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội

Một thực tế dễ nhận thấy ở đây là đội ngũ trí thức khoa học nước ta bộc lộ sự thiếu cân đối và không đồng bộ giữa các ngành nghề trong cơ cấu kinh tế Phần lớn trí thức tập trung ở các lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật Theo thống kê năm 1990, số cán bộ có trình độ đại học trong lĩnh vực khoa học tự nhiên là 25.548 người, sau đại học là 2.239 người Trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, số cán bộ có trình dộ đại học là 95.468 người, chiếm 25,5% số người tốt nghiệp đại học, số cán bộ có trình độ sau đại học là 2.047 người, chiếm 11,8% tổng số người có học vị phó tiến sĩ và tiến sĩ Trong khi đó, ở một số lĩnh vực khác như y tế, nông – lâm – ngư nghiệp, số cán bộ có trình độ đại học và sau đại học không nhiều lắm, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học xã hội, một lĩnh vực quan trọng trong đời sống chính trị – xã hội Về mặt lực lượng, trí thức khoa học xã hội tuy đông nhưng chưa mạnh, thiếu những nhà khoa học vừa vững vàng về chính trị vừa có trình độ chuyên môn cao

Sự thiếu cân đối và không đồng bộ còn thể hiện ở chỗ sinh viên tốt nghiệp ra trường phải tự tìm việc làm, Nhà nước không còn nắm quyền chủ động chi phối việc sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả đội ngũ trí thức

do mình đào tạo ra Lực lượng sinh viên sau khi tốt nghiệp gần như được thả nổi hoàn toàn, “mạnh ai nấy lo” theo sự điều tiết của nền kinh tế thị trường Nhiều người trong số đó đã tự đi học thêm các kiến thức cần thiết để được

Trang 32

làm trong các công ty tư nhân hoặc các doanh nghiệp nước ngoài Một bộ phận khác, do không muốn nhận công tác nơi xa vì không chịu được gian khổ, đã bỏ nghề Hậu quả là nơi cần trí thức, không ai muốn đến, nơi đã có nhiều thì lại càng tập trung nhiều hơn Hiện nay, tại các thành phố lớn, đặc biệt ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, số sinh viên tốt nghiệp ra trường nhưng chưa có việc làm chiếm tỷ lệ khá lớn, mặc dù vậy họ vẫn không muốn trở về quê hương của mình để cống hiến tài năng, nhất là ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, tình trạng thiếu nhân lực có trình độ đã trở nên nghiêm trọng Thực trạng này không những gây nên sự lãng phí chất xám mà còn làm nảy sinh những tiêu cực trong xã hội, trở thành gánh nặng không dễ giải quyết cho Đảng và Nhà nước ta Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại

hóa đất nước cũng vì thế mà gặp không ít những khó khăn, trở ngại

Tóm lại, có thể nói, “trí thức” là một phạm trù rất phong phú, đa

dạng Để xác định một người là trí thức có thể thông qua các dấu hiệu nhận biết, đó là có trình độ học vấn cao và lao động trí óc phức tạp với trình độ chuyên môn cao Về mặt giai cấp, trí thức là một tầng lớp đặc thù, độc lập tương đối Trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, đội ngũ trí thức đã có những đóng góp rất đáng ghi nhận Thấy được vị trí và vai trò quan trọng của đội ngũ trí thức đối với sự nghiệp cách mạng, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách đúng đắn nhằm thu hút giới trí thức vào khối liên minh với giai cấp công nhân và nông dân, phát huy tối đa năng lực của họ để tạo thành sức mạnh tổng thể của cách mạng Qua từng thời kỳ lịch sử, từng giai đoạn cách mạng, họ đã cống hiến cho dân tộc mọi khả năng trí tuệ của mình Với lòng yêu nước nhiệt thành, đội ngũ trí thức nước ta tuyệt

Trang 33

đối trung thành dưới sự lãnh đạo của Đảng, chấp nhận hy sinh vì lợi ích của quốc gia Song ngoài những ưu điểm nổi bật của mình, họ cũng có một số hạn chế nhất định Để có thể phát huy đến mức tối đa tiềm năng trí tuệ của đội ngũ trí thức, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát huy tiềm năng sáng tạo của họ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

CHƯƠNG 2

ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ

VIỆC PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC (1986-2002)

2.1 Công cuộc đổi mới và những vấn đề đặt ra đối với đội ngũ trí thức:

Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: một dân tộc dốt là một dân tộc yếu Theo Người, không có thầy giáo thì không có giáo dục, …, không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến phát triển kinh tế, văn hóa Ngày nay, hơn lúc nào hết, yếu tố trí tuệ có tầm quan trọng đặc biệt, là nền tảng sức mạnh của sự phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia Một dân tộc mạnh chỉ khi nó có nguồn tài nguyên trí tuệ đủ sức giải các bài toán của thời đại Do vậy, đối tượng khai thác giờ đây đang được tập trung vào chính bản thân con người, và, thang giá trị của sự phát triển xã hội được đo bằng trình độ trí tuệ

Từ nhận thức đó, cùng với những biến đổi to lớn của tình hình thế giới, Đại hội VI của Đảng (1986) đã chính thức thông qua đường lối đổi

Trang 34

mới Đây được xem là cột mốc lịch sử quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta Dựa trên nguyên tắc chung là kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, kiên quyết bảo vệ và phát triển học thuyết Mác – Lênin,

Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã xác định: để thực hiện được mục tiêu của quá trình đổi mới, không chỉ bằng nhiệt tình và lòng dũng cảm như trước đây, mà cần phải huy động trí tuệ và mọi tài năng sáng tạo của Đảng, của nhân dân để tìm ra các giải pháp tích cực và phù hợp với hoàn cảnh nước ta

Thực tiễn đã chứng minh rằng, đổi mới là một quyết định đúng đắn và sáng suốt về chiến lược của Đảng Chiến lược đó bắt nguồn từ những cơ sở lý luận khoa học, từ yêu cầu phát triển khách quan của xã hội ta phù hợp với xu thế tất yếu của thời đại Mục tiêu của đường lối đổi mới là xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,văn minh

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó, Việt Nam phải nỗ lực gấp nhiều lần so với các nước khác Hậu quả chiến tranh vẫn còn hằn sâu trên từng tấc đất, cơ thể thiên nhiên Việt Nam như người thương binh mang trên mình vô vàn vết thương trầm trọng, không thể “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc” lên chủ nghĩa xã hội được Mặt khác, nước ta xây dựng chủ nghĩa xã hội từ điểm xuất phát rất thấp; nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nhỏ, tự cấp, tự túc, chưa qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa; mặt bằng dân trí chưa cao, trình độ quản lý nhà nước còn thấp Vì vậy, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đối với Đảng và nhân dân ta là một sự nghiệp hoàn toàn mới mẻ và vô cùng khó khăn, đòi hỏi phải có nhận thức đúng đắn về quy luật

Trang 35

phát triển của xã hội Muốn vậy, cần phải có một đội ngũ thực sự có khả năng, có trí tuệ để giúp Đảng và nhà nước giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong quá trình xây dựng đất nước

Từ những bài học kinh nghiệm mười năm sau giải phóng, Đảng ta đã xác định đổi mới là yêu cầu bức thiết của thực tiễn cuộc sống, là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với đất nước Chỉ có thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, đúng hướng mới khắc phục được những khủng hoảng kinh tế – xã hội, từng bước đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu

Thời kỳ này, thế giới cũng có những đổi thay to lớn Các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, các nước Đông Âu … lần lượt tiến hành cải tổ, cải cách nhằm khắc phục những sai lầm, khuyết tật, trì trệ dẫn đến khủng hoảng nghiêm trọng đời sống kinh tế – xã hội, tìm kiếm lối đi thích hợp hơn lên chủ nghĩa xã hội Nhưng do chủ quan, sai lầm về nhiều mặt nên các nước này không những không tìm được hướng phát triển đất nước mà còn làm cho cuộc khủng hoảng ngày càng trầm trọng hơn Hậu quả là mô hình chủ nghĩa xã hội bị sụp đổ ở hàng loạt nước

Sau sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội, Liên Xô tan rã, sức mạnh quân sự và chính trị vì thế cũng mất theo, thế giới không còn tồn tại hai cực đối đầu nhau Một số quốc gia muốn tách khỏi ảnh hưởng của Mỹ để tự khẳng định mình, chủ động hòa nhập vào những công việc của thế giới mà không cần sự cho phép của Mỹ Thế giới bắt đầu xuất hiện những nhu cầu cần thiết phải thiết lập mối quan hệ liên kết và hợp tác lẫn nhau giữa

Trang 36

các quốc gia không cùng chế độ chính trị, dựa trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi

Bên cạnh đó, có nhiều vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi phải có sự quan tâm của mọi quốc gia như cuộc đấu tranh vì hòa bình, an ninh và tiến bộ nhân loại, vấn đề môi trường, chống vũ khí hạt nhân, chống các tệ nạn xã hội và các bệnh hiểm nghèo … Vì vậy, các quốc gia không thể đứng ngoài thời cuộc, tự mình phát triển trong sự khép kín, mà phải chủ động tham gia vào quá trình phân công hợp tác quốc tế, chủ động mở cửa và hòa nhập

Sự biến đổi của tình hình thế giới đặt chúng ta vào xu thế phải đổi mới các quan hệ đối ngoại, mở rộng giao lưu quốc tế để tiếp nhận những tiến bộ của khoa học công nghệ thế giới, đưa nước ta hòa nhập vào xu thế phát triển chung của thời đại Đổi mới đất nước là tạo một vận hội để thành đạt, một thời cơ lịch sử đòi hỏi chúng ta phải biết nắm bắt

Để trở thành nước tiên tiến hòa nhập vào bước phát triển chung của nhân loại, chúng ta cần phải đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển khoa học và công nghệ – chiếc chìa khóa để mở cánh cửa

đi vào khai thác tài nguyên thiên nhiên và những tiềm năng trí tuệ còn tiềm ẩn, trong đó nguồn tài nguyên trí tuệ đã trở thành tài sản quý báu nhất

Đại hội VII (1991) của Đảng đã khẳng định: khoa học – công nghệ là

“quốc sách hàng đầu”, là động lực đưa đất nước ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới Khoa học công nghệ giữ vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Trang 37

Chúng ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tuy đã từng bước thoát khỏi tình trạng khó khăn, khủng hoảng nhưng nước ta vẫn là một nước nghèo So với tốc độ phát triển chung trên thế giới, nền kinh tế nước ta vẫn đang trong tình trạng lạc hậu, chậm phát triển Những chuyển biến về mặt xã hội không rõ ràng, vẫn còn tồn tại nhiều hiện tượng tiêu cực, tha hóa, biến chất, dẫn đến tệ tham nhũng, quan liêu ở một số cán bộ, đảng viên, gây tổn thất niềm tin trong nhân dân Bên cạnh đó, những phần tử phản động trong và ngoài nước đã và đang lợi dụng sự cả tin của quần chúng đểtuyên truyền, kích động, gây ra sự bất ổn trong nội bộ quốc gia

Là một bộ phận trí tuệ quan trọng của Đảng và nhà nước, đội ngũ trí thức có nhiệm vụ đánh giá tình hình, tổng kết thực tiễn, từ đó đưa ra những kế sách giúp Đảng và nhà nước có cơ sở để hoạch định đường lối, chính sách một cách kịp thời, đúng đắn Đây là nhiệm vụ cực kỳ khó khăn, vì không thể chỉ một thời gian ngắn chúng ta có thể đưa nền kinh tế của đất nước sánh ngang tầm các quốc gia trong khu vực và trên thế giới Bởi vậy người trí thức phải tập trung trí lực, tâm lực để xây dựng những cơ sở khoa học và thực tiễn cho các dự án phát triển kinh tế một cách đồng bộ, vững chắc, đúng hướng

Nước ta đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Muốn làm được điều đó, cần phải có một hệ thống lý luận chặt chẽ, rõ ràng Điều đó đòi hỏi đội ngũ các nhà nghiên cứu lý luận và khoa học xã hội phải làm rõ và sâu sắc thêm các quan điểm công nghiệp hóa trong thời đại ngày nay, chứng minh được công nghiệp hóa là một quá trình chuyển biến các hoạt động kinh tế – xã hội nhằm đưa nước ta từ một nước nông

Trang 38

nghiệp lạc hậu lên thành một nước công nghiệp, hình thành quan hệ sản xuất tiến bộ, tạo ra năng suất lao động cao, hòa vào sự phát triển chung trên thế giới

Phát huy tiềm năng của trí thức khoa học xã hội nước ta là để góp phần tích cực cho tốc độ và kết quả của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Khai thác tiềm năng của trí thức khoa học xã hội là để tìm lời giải cho những câu hỏi lớn của dân tộc trước một giai đoạn phát triển mới: chúng ta bắt đầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa chậm về thời gian so với thế giới là hàng trăm năm, so với khu vực là hàng chục năm, làm thế nào để rút ngắn quá trình phát triển này? Điều hiển nhiên là phải tăng tốc độ phát triển Từ kinh nghiệm của nhiều nước, phát huy nguồn lực con người đã được coi là giải pháp tốt nhất để tăng tốc và rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Khoa học xã hội góp phần quan trọng cho việc tìm ra những giải pháp đó Cũng từ lịch sử công nghiệp hóa của các nước, một vấn đề nổi cộm là hậu quả xã hội và môi trường đang là những cảnh báo cho các nước đi sau Khoa học xã hội Việt Nam phải là lực lượng tiên phong trong việc chỉ ra những vấn đề xã hội và môi trường mà tất yếu quá trình công nghiệp hóa sẽ gặp phải Tìm ra những giải pháp nhân văn, đảm bảo cho quá trình này thực sự là quá trình phát triển nhanh và bền vững của đất nước, là mục tiêu quan trọng của việc phát huy tiềm năng của trí thức khoa học xã hội nước ta Việc nâng cao nhận thức, thống nhất ý chí, chuẩn bị tâm lý của toàn dân tộc để tập trung mọi nỗ lực phấn đấu cho thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng là trách nhiệm vinh quang và nặng nề của trí thức khoa học xã hội Việt Nam

Trang 39

Để thực hiện được mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, các ngành kinh tế quốc dân cần phải được trang bị những kỹ thuật tiên tiến, từng bước đi vào tự động hóa, tạo ra những giá trị vật chất có trình độ cao để hòa nhập vào nền khoa học công nghệ thế giới Vì thế, đóng vai trò là người trực tiếp tiếp nhận và chuyển giao công nghệ ở nhiều lĩnh vực khác nhau, đội ngũ trí thức có nhiệm vụ phải đi đầu trong việc nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ Người trí thức phải không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn của mình để tiếp cận những thành tựu khoa học kỹ thuật trên thế giới, triển khai công nghệ, đổi mới cơ chế quản lý, đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế

Nhân tố hàng đầu quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là phát triển mạnh giáo dục, đào tạo Trên thế giới hiện nay, chiều sâu của cuộc chạy đua kinh tế, phát triển sản xuất, đẩy mạnh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa giữa các quốc gia thể hiện ở cuộc chạy đua về giáo dục và đào tạo Đầu tư vào giáo dục là quốc sách hàng đầu của hầu hết các nước phát triển trên thế giới Việt Nam chúng ta muốn phát triển nền kinh tế – xã hội bắt buộc phải xem trọng việc đầu tư vào giáo dục Vì vậy, đội ngũ trí thức có nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo đội ngũ cán bộ cho đất nước Trong giai đoạn hiện nay, trí thức có nhiệm vụ thực hiện quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, vừa đảm bảo được yêu cầu trước mắt, vừa phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội trong tương lai

Trang 40

Việt Nam vốn có nền văn hóa lâu đời, được hun đúc từ thế hệ này sang thế hệ khác Ngày nay, muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, chúng ta cần phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, đồng thời tiếp nhận những văn hóa mới phù hợp với đất nước và con người Việt Nam Là những người đại diện cho trí tuệ của dân tộc, trí thức phải góp phần duy trì và phát triển những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, đồng thời mở đường để người dân tiếp xúc được với nhiều nền văn hóa trên thế giới Để xây dựng thành công nền văn hóa mới đậm đà bản sắc dân tộc, trí thức phải tích cực trong việc phát động toàn dân xây dựng nếp sống mới, gia đình văn hóa mới, từng bước xóa bỏ những tàn dư văn hóa không còn phù hợp, ngăn chặn mọi âm mưu dùng văn hóa, văn nghệ làm phương tiện để truyền bá lối sống sa đọa, ủy mị, bài trừ tệ mê tín, dị đoan

Một phần quan trọng của quá trình xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là việc gìn giữ và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa của dân tộc Trí thức có nhiệm vụ khơi dậy lòng yêu nước và tự hào dân tộc trong nhân dân, giáo dục họ về truyền thống lịch sử và văn hóa, làm cho văn hóa trở thành yếu tố nội sinh mạnh mẽ, làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế – xã hội

Trong giai đoạn này, trí thức phải phát huy vai trò của những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa – văn nghệ, góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cao đẹp của nhân dân, xây dựng con người Việt Nam có nhân cách, có bản lĩnh vững vàng, bảo đảm kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc, kết hợp với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

Ngày đăng: 29/12/2015, 17:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w