1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu bào chế và ứng dụng vào gel của hệ tiểu phân nano lipid diclofenac natri

98 975 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 2,35 MB

Nội dung

Hệ tiểu phân nano lipid rắn là hệ tiểu phân nano chứa lipid ở trạng thái rắn tại nhiệt độ phòng, có kích thước từ 50 đến 1000 nm, là sự kết hợp của các lipid sinh học, được phân tán vào

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THÙY TRANG

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VÀ ỨNG DỤNG

VÀO GEL CỦA HỆ TIỂU PHÂN NANO LIPID DICLOFENAC NATRI

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2015

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THÙY TRANG

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VÀ ỨNG DỤNG

VÀO GEL CỦA HỆ TIỂU PHÂN NANO LIPID DICLOFENAC NATRI

Trang 3

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình và bạn bè đã luôn

ở bên, giành cho tôi sự giúp đỡ, động viên quý báu, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này

Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2015

Nguyễn Thị Thùy Trang

Trang 4

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 2

1.1 Tổng quan về diclofenac natri 2

1.1.1 Công thức 2

1.1.2 Tính chất lý hóa 2

1.1.3 Dạng dùng và liều lượng 2

1.1.4 Dược động học và tác dụng dược lý 2

1.1.5 Chỉ định, chống chỉ định 3

1.2 Tổng quan về hệ tiểu phân nano lipid 3

1.2.1 Phân loại, đặc điểm 3

1.2.2 Thành phần cơ bản của hệ tiểu phân nano lipid 9

1.2.3 Ưu, nhược điểm của hệ tiểu phân nano lipid 10

1.2.4 Phương pháp bào chế 11

1.3 Ứng dụng nano lipid rắn vào đường dùng qua da 17

1.4 Một số nghiên cứu về hệ tiểu phân nano lipid chứa diclofenac natri và ứng dụng vào hệ đưa thuốc qua da 18

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

2.1 Đối tượng nghiên cứu, nguyên vật liệu, thiết bị 23

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 23

2.1.2 Nguyên vật liệu 23

2.1.3 Thiết bị sử dụng 24

2.2 Nội dung nghiên cứu 25

2.2.1 Xây dựng công thức bào chế hệ tiểu phân nano lipid rắn diclofenac natri 25

2.2.2 Xây dựng công thức gel chứa tiểu phân nano lipid rắn diclofenac natri 25

Trang 5

2.3 Phương pháp nghiên cứu 26

2.3.1 Sơ bộ đánh giá khả năng tan của diclofenac natri, lipid và phospholipid trong các dung môi hữu cơ 26

2.3.2 Phương pháp bào chế hệ tiểu phân nano lipid rắn diclofenac natri 26

2.3.3 Phương pháp bào chế gel chứa tiểu phân nano lipid rắn diclofenac natri 29

2.3.4 Phương pháp định lượng diclofenac natri trong hệ tiểu phân nano lipid rắn và trong các phép thử giải phóng 29

2.3.5 Phương pháp đánh giá hệ tiểu phân nano lipid rắn bào chế được 31

2.3.6 Phương pháp đánh giá hệ gel chứa tiểu phân nano lipid rắn diclofenac natri 35

2.3.7 Đánh giá khả năng chống viêm của gel chứa tiểu phân nano lipid rắn diclofenac natri 36

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39

3.1 Thẩm định một số chỉ tiêu phương pháp HPLC định lượng diclofenac natri trong môi trường nước 39

3.1.1 Độ đặc hiệu 39

3.1.2 Độ tuyến tính 40

3.1.3 Độ đúng, độ lặp lại 41

3.2 Sơ bộ đánh giá khả năng tan của các thành phần trong dung môi hữu cơ 42

3.3 Nghiên cứu bào chế hệ tiểu phân nano lipid rắn diclofenac natri 43

3.3.1 Khảo sát phương pháp bào chế hệ tiểu phân nano lipid rắn chứa diclofenac natri 43

3.3.2 Khảo sát ảnh hưởng của loại lipid đến đặc tính của hệ tiểu phân nano lipid rắn 44

3.3.3 Khảo sát ảnh hưởng của loại chất diện hoạt đến đặc tính của hệ tiểu phân nano lipid rắn 46

3.3.4 Khảo sát ảnh hưởng nồng độ chất diện hoạt đến đặc tính của hệ tiểu phân nano lipid rắn 47

Trang 6

3.3.5 Khảo sát ảnh hưởng tỷ lệ dược chất - phospholipid đến đặc tính của hệ

tiểu phân nano lipid rắn 49

3.3.6 Khảo sát ảnh hưởng tỷ lệ dược chất – lipid đến đặc tính của hệ tiểu phân nano lipid rắn 50

3.3.7 Khảo sát ảnh hưởng của pH pha ngoại đến đặc tính của hệ tiểu phân nano lipid rắn 51

3.3.8 Khảo sát ảnh hưởng của thể tích pha ngoại lên tính chất của hệ tiểu phân nano lipid rắn 53

3.3.9 Khảo sát các yếu tố thuộc về quy trình ảnh hưởng đến tính chất của hệ tiểu phân nano lipid rắn 54

3.3.10 Đánh giá một số tính chất của các hệ tiểu phân nano lipid rắn được lựa chọn 55

3.4 Xây dựng công thức gel từ hệ tiểu phân nano chứa diclofenac natri 57

3.4.1 Ảnh hưởng của loại tá dược tạo gel đến khả năng giải phóng dược chất 58

3.4.2 Ảnh hưởng của nồng độ tá dược tạo gel đến khả năng giải phóng dược chất 59

3.4.3 Ảnh hưởng của chất tăng thấm đến khả năng giải phóng dược chất 60

3.4.4 Đánh giá đặc tính của các hệ gel tốt 61

3.5 Đánh giá khả năng chống viêm của các hệ gel tốt nhất 63

Chương 4: BÀN LUẬN 66

4.1 Về dược chất 66

4.2 Về bào chế hệ tiểu phân nano lipid rắn 66

4.2.1 Về lipid 66

4.2.2 Về chất diện hoạt 67

4.2.3 Về phospholipid 68

4.2.4 Về pH pha ngoại 69

4.3 Về bào chế gel 70

4.4 Về khả năng chống viêm của gel chứa tiểu phân nano lipid rắn diclofenac natri so với Voltaren Emulgel 72

Trang 7

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

(High Performance Liquid Chromatography)

LDCs liên hợp dược chất và lipid

(Lipid Drug Conjugate nanoparticles)

Na CMC natri carboxymethyl cellulose

NLCs hệ có cấu trúc nano sử dụng chất mang lipid

(Nanostructured Lipid Carriers)

(PolyDispersity Index)

SLNs hệ tiểu phân nano lipid rắn

(Solid Lipid Nanoparticles)

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.2 Nguyên liệu, tá dược sử dụng trong kiểm nghiệm 24

Bảng 3.1 Mối tương quan giữa diện tích pic và nồng độ diclofenac natri

Bảng 3.3 Đánh giá sơ bộ khả năng tan của các thành phần trong dung môi 42 Bảng 3.4 Thành phần công thức khảo sát phương pháp bào chế 44

Bảng 3.6 Các công thức khảo sát ảnh hưởng của loại lipid lên đặc tính của hệ tiểu

Bảng 3.7 Các công thức khảo sát ảnh hưởng của loại chất diện hoạt lên đặc tính của

Bảng 3.8 Các công thức khảo sát ảnh hưởng của nồng độ chất diện hoạt lên đặc

Bảng 3.9 Các công thức khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ dược chất - phospholipid lên

Bảng 3.10 Các công thức khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ dược chất – lipid lên đặc

Bảng 3.11 Các công thức khảo sát ảnh hưởng của pH pha ngoại lên đặc tính của hệ

Bảng 3.12 Các công thức khảo sát ảnh hưởng thể tích pha ngoại lên đặc tính của hệ

Bảng 3.13 Kết quả khảo sát các thông số quy trình lên đặc tính của hệ tiểu phân

Trang 10

Bảng 3.17 Thành phần công thức khảo sát ảnh hưởng của tá dược tạo gel 58 Bảng 3.18 Thành phần các công thức khảo sát ảnh hưởng nồng độ Cb 934 59 Bảng 3.19 Thành phần các công thức khảo sát ảnh hưởng chất tăng thấm 60 Bảng 3.20 Các thông số thành phần tối ưu nhất cho công thức bào chế gel từ hệ tiểu

Bảng 3.21 Kết quả hình thức, độ nhớt, kích thước tiểu phân, hàm lượng dược chất

Bảng 3.22 Độ phù và phần trăm ức chế phù chân chuột ở các thời điểm so với thời

điểm ban đầu trong thử nghiệm đánh giá khả năng chống viêm (n=6) 64

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1 Ưu điểm của tiểu phân nano lipid rắn so với nhũ tương lipid và liposome

Hình 1.4 Mô hình tương hợp của dược chất và lipid trong tiểu phân nano lipid 7 Hình 2.1 Sơ đồ bào chế hệ tiểu phân nano lipid rắn diclofenac natri bằng

Hình 2.2 Sơ đồ bào chế hệ tiểu phân nano lipid rắn diclofenac natri bằng phương

Hình 3.4 Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa diện tích pic và nồng độ diclofenac

Hình 3.5 Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của loại lipid lên đặc tính của hệ tiểu phân

Hình 3.6 Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của loại chất diện hoạt lên đặc tính của hệ tiểu

Hình 3.7 Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của loại chất diện hoạt lên đặc tính của hệ tiểu

Hình 3.8 Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của tỷ lệ dược chất - phospholipid lên đặc tính

Hình 3.9 Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của tỷ lệ dược chất - lipid lên đặc tính của hệ

Hình 3.10 Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của pH pha ngoại lên đặc tính của hệ tiểu

Hình 3.11 Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của thể tích pha ngoại lên đặc tính của hệ tiểu

Trang 12

Hình 3.12 Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa lượng dược chất thấm qua da theo

Hình 3.13 Đồ thị thể hiện khả năng lưu giữ dược chất trên da sau 24 giờ của các

Hình 3.14 Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của loại tá dược tạo gel đến khả năng giải

Hình 3.15 Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của nồng độ Cb 934 đến khả năng giải phóng

Hình 3.16 Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của chất tăng thấm đến khả năng giải phóng

Hình 3.17 Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa lượng dược chất thấm qua da theo

thời gian của các công thức G1, G2, G3 và Voltaren Emulgel 62 Hình 3.18 Đồ thị thể hiện khả năng lưu giữ dược chất trên da sau 24 giờ của các

Hình 3.19 Đồ thị thể hiện phần trăm ức chế phù tại các thời điểm của các nhóm thử

(G1, G2, G3 và Voltaren Emulgel) so với nhóm chứng trong thử nghiệm

Trang 13

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay, trong sự phát triển chung của khoa học, công nghệ nano đang được quan tâm chú trọng và bước đầu thu được nhiều thành công Trong đó, hệ tiểu phân nano lipid là dạng bào chế được ứng dụng trong nhiều đường đưa thuốc như đường tiêm, qua niêm mạc mũi, qua phổi, qua niêm mạc mắt, qua da, qua trực tràng… Đặc biệt, với những ưu điểm nổi trội như các tiểu phân mịn, tạo màng bám dính lên bề mặt, thêm vào đó là khả năng hút giữ, tăng khả năng giữ ẩm và khả năng giải phóng kiểm soát, hệ tiểu phân nano lipid đang ngày càng được ứng dụng nhiều trong mỹ phẩm hay trong các hệ đưa thuốc qua da

Diclofenac natri là dẫn chất của acid phenylacetic là thuốc chống viêm không steroid Thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau và giảm sốt mạnh Thuốc có nhiều dạng dùng (đường uống, đường tiêm, nhỏ mắt…) trong đó dạng gel dùng qua

da dễ sử dụng, không gây kích ứng dạ dày như đường uống và có tác dụng khu trú tại chỗ tốt đối với các bệnh về khớp

Hệ tiểu phân nano lipid đã được nghiên cứu nhiều trên thế giới, tuy nhiên tại Việt Nam, các nghiên cứu về dạng bào chế này chưa nhiều và chủ yếu chỉ mới quan tâm đến các dược chất sơ nước, dạng bào chế này đối với các dược chất thân nước

là một thách thức Tuy vậy, cùng với sự phát triển không ngừng, các nhà khoa học trên thế giới đã có các nghiên cứu về hệ tiểu phân nano lipid mang dược chất thân nước cũng như các biện pháp để cải thiện hiệu suất mang dược chất Thêm vào đó việc bào chế dưới dạng gel chứa nano lipid diclofenac natri với mong muốn có tác dụng mạnh và kéo dài để điều trị các bệnh về khớp cũng là hướng nghiên cứu mới ở

Việt Nam Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài ―Nghiên cứu bào chế và ứng dụng vào gel của hệ tiểu phân nano lipid diclofenac natri‖ với các mục tiêu sau:

1 Bào chế được hệ tiểu phân nano lipid chứa diclofenac natri

2 Bào chế được gel chứa hệ tiểu phân nano lipid diclofenac natri

3 Đánh giá được tác dụng chống viêm của hệ gel bào chế

Trang 14

Chương 1: TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan về diclofenac natri

1.1.1 Công thức

+ Công thức phân tử: C14H10Cl2NNaO2

+ Khối lượng phân tử: 318,14 g/mol

+ Tên khoa học: 2-[(2,6-dichlorophenyl)amino]benzeneacetic natri [32]

1.1.2 Tính chất lý hóa

+ Lý tính: Bột kết tinh màu trắng hoặc gần vàng nhạt, hơi tan trong nước (>9

mg/ml), tan tốt trong methanol (24 mg/ml), tan trong ethanol, aceton Nhiệt độ nóng chảy 283 – 285o

C Hệ số phân bố dầu nước logP 13,4

+ Hóa tính: pKa = 4 Dung dịch 1% có pH khoảng 7 đến 8,5 [32], [50]

Trang 15

+ Giống như các thuốc chống viêm không steroid khác, diclofenac gây tác dụng bất lợi cho đường tiêu hóa do giảm tổng hợp prostaglandin dẫn đến ức chế tạo mucin (chất có tác dụng bảo vệ đường tiêu hóa) [2] Nửa đời trong huyết tương khoảng 1 – 2 giờ Nửa đời thải trừ khỏi dịch bao hoạt dịch là 3 - 6 giờ [2]

1.1.5 Chỉ định, chống chỉ định

+ Chỉ định: Ðiều trị dài ngày viêm khớp mạn, thoái hóa khớp; thống kinh nguyên phát; đau cấp (viêm sau chấn thương, sưng nề) và đau mạn; viêm đa khớp dạng thấp thiếu niên

+ Chống chỉ định: quá mẫn với diclofenac, aspirin hay thuốc chống viêm không steroid khác (hen, viêm mũi, mày đay sau khi dùng aspirin); loét dạ dày tiến triển; người bị hen hay co thắt phế quản, chảy máu, bệnh tim mạch, suy thận nặng

hoặc suy gan nặng…[2]

1.2 Tổng quan về hệ tiểu phân nano lipid

Hệ đưa thuốc tác dụng tại đích là một trong những thách thức lớn của ngành dược học Bằng việc phát triển các hệ đưa thuốc có cấu trúc keo như liposome, micell và hệ vi tiểu phân đã đem lại một hướng đi mới cho việc cải thiện hệ đưa thuốc Hệ vi tiểu phân có các tính chất như kích thước nhỏ, bề mặt tiếp xúc lớn và khả năng thay đổi tính chất bề mặt đem lại nhiều lợi thế hơn so với các hệ đưa thuốc khác Hệ vi tiểu phân là các phân tử keo, rắn, có kích thước từ 10 đến 1000 nm, trong đó dược chất được hòa tan, được mang hoặc hấp thụ hay gắn kết Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp nano phát triển mạnh mẽ về lĩnh vực nghiên cứu chế tạo các hệ đưa thuốc, từ những phân tử dược chất có khối lượng nhỏ đến các đại phân tử như protein, peptid, các gen hay các tế bào, các mô, bảo vệ chúng khỏi sự phân hủy do enzym Ưu thế của hệ mang thuốc dạng vi tiểu phân là chúng tương thích sinh học, không độc hại, ổn định trong thời gian dài [16]

1.2.1 Phân loại, đặc điểm

Đến các thập niên gần đây, đã có nhiều nghiên cứu tiến hành sử dụng các hệ tiểu phân nano lipid và đem lại nhiều thành công đáng chú ý Hệ đầu tiên được đưa vào ứng dụng trong lĩnh vực hệ tiểu phân nano lipid là hệ tiểu phân nano lipid rắn

Trang 16

(SLNs), sau này phát triển thêm hệ có cấu trúc nano sử dụng chất mang lipid (NLCs) và hệ liên hợp dược chất và lipid (LDCs)

1.2.1.1 Hệ tiểu phân nano lipid rắn

Các thử nghiệm đầu tiên được tiến hành về việc sử dụng các hệ vi tiểu phân chứa các lipid tồn tại ở thể rắn (gọi tắt là hệ tiểu phân nano lipid rắn), đây có thể coi

là hệ đưa thuốc nhân tạo so với các hệ đưa thuốc truyền thống như nhũ tương lipid, liposome, và hệ vi tiểu phân nano Hệ tiểu phân nano lipid rắn kết hợp được các ưu điểm và đồng thời cũng khắc phục các nhược điểm của các hệ chất mang dạng keo khác như độ ổn định, khả năng bảo vệ và hợp nhất dược chất, dung nạp tốt Nó cũng giúp cải thiện sinh khả dụng của thuốc và kiểm soát duy trì giải phóng các dược chất sơ nước [16] Hệ tiểu phân nano lipid rắn là hệ tiểu phân nano chứa lipid ở trạng thái rắn tại nhiệt độ phòng, có kích thước từ 50 đến 1000 nm, là sự kết hợp của các lipid sinh học, được phân tán vào nước hoặc dung dịch chất diện hoạt thân nước Lượng thuốc được mang cao khoảng 25% Hệ tiểu phân nano lipid rắn có độ

ổn định tốt khoảng thời gian hơn 1 năm Bào chế dưới dạng nano lipid rắn có thể sử dụng để mang dược chất thân dầu và thân nước cũng như là các đại phân tử [49] Ngoài ra, các phân tử có tính đồng đều (kích thước nhỏ, bề mặt tiếp xúc lớn, mang dược chất tốt) sẽ mang lại khả năng tiềm tàng để cải thiện các dạng bào chế [15] Ngày nay, bào chế dưới dạng nano lipid rắn được ứng dụng cho nhiều đường dùng khác nhau, chẳng hạn như đường dùng ngoài, đường uống, qua da, qua mắt, qua phổi, qua trực tràng [15], [16]

Trang 17

Hình 1.1 Ưu điểm của tiểu phân nano lipid rắn so với nhũ tương lipid và

liposome [15]

Cấu tạo tiểu phân nano lipid rắn được thể hiện ở hình 1.2 gồm hai phần: phần

lõi rắn là dược chất hòa tan hoặc phân tán trong môi trường lipid rắn, phần vỏ là lớp chất diện hoạt (đầu sơ nước của phân tử chất diện hoạt gắn với phần lõi lipid) [15]

Hình 1.2 Cấu tạo của tiểu phân nano lipid rắn

Hình 1.3 Các mô hình hợp nhất lipid và dược chất

Trang 18

Cấu trúc của hệ tiểu phân nano lipid rắn phụ thuộc vào thành phần bào chế

và phương pháp bào chế Có 3 mô hình cơ bản cho sự hợp nhất của dược chất vào

hệ tiểu phân nano lipid rắn được thể hiện ở hình 1.3

Mô hình cốt đồng nhất: đối với dược chất có thể trộn lẫn được với lipid, dược

chất được phân tán đồng nhất hoặc có mặt trong các cụm vô định hình (chủ yếu thu được khi sử dụng phương pháp đồng nhất lạnh) và khi hợp nhất dược chất kị nước vào hệ (trong phương pháp đồng nhất nóng) Hệ tiểu phân nano lipid rắn chứa prednisolon là một ví dụ cho mô hình này, kéo dài giải phóng từ 1 ngày đến vài tuần [57]

Mô hình vỏ giàu dược chất: hình thành khi lipid kết tủa trước, đồng thời

nồng độ dược chất tăng liên tục ở phần không chứa lipid Mô hình này giúp tạo ra kiểu giải phóng dược chất nhanh với nồng độ cao [9], [57]

Mô hình lõi giàu dược chất: hình thành khi dược chất kết tinh trước, lớp vỏ

lúc này sẽ chứa ít nồng độ dược chất, giúp giữ dược chất trong pha lipid Sau đó lớp lipid ở ngoài sẽ đông đặc tạo thành một lớp màng bao quanh lõi dược chất Cấu trúc này tạo ra một mô hình kiểm soát giải phóng qua màng [9], [39]

1.2.1.2 Hệ có cấu trúc nano sử dụng chất mang lipid

Để khắc phục các nhược điểm của hệ nano lipid rắn (hiện tượng tống thuốc khi lipid kết tinh ở dạng β, tỷ lệ phân tán trong pha nước từ 1% và cao nhất chỉ là 30%), hệ cấu trúc nano sử dụng chất mang lipid ra đời, sử dụng cả lipid lỏng phối hợp cùng với lipid rắn Vì sự khác nhau trong cấu trúc, chúng không thể trộn lẫn hoàn toàn để tạo tinh thể, cốt gồm nhiều chỗ hổng để chứa dược chất trong cấu tạo phân tử và các đám vô định hình Đây được coi như là thế hệ thứ hai của hệ tiểu phân nano lipid Với cấu trúc của hệ, lipid rắn có thể trộn lẫn với lipid lỏng ở tỉ lệ từ 70:30 đến 99,9:0,1 Sự có mặt của lipid lỏng sẽ làm giảm nhiệt độ nóng chảy của hỗn hợp so với lipid rắn nhưng vẫn duy trì ở thể rắn tại nhiệt độ cơ thể Nồng độ của

hệ trong pha phân tán có thể lên đến 95% (cao hơn hẳn so với hệ nano lipid rắn) Hệ này cũng được ứng dụng nhiều trong dược phẩm cũng như mỹ phẩm [30], [39]

Ưu điểm lớn của hệ này là có khả năng mang thuốc lớn và ngăn cản hiện tượng tống thuốc Điều này có được có thể qua 3 con đường (hình 1.4.)

Trang 19

Mô hình I khi sử dụng một lượng nhỏ lipid lỏng Lipid rắn và lỏng được trộn

lẫn, sự khác nhau về cấu trúc dẫn đến độ hỗn loạn cao hơn, cấu trúc cốt lipid không đồng nhất được hình thành tạo các khoảng không gian cho phân tử dược chất và các đám vô định hình của dược chất Độ tan của dược chất trong lipid lỏng cao hơn lipid rắn, do vậy tạo nồng độ dược chất cao Trong quá trình bào chế, tiểu phân lipid lỏng được làm lạnh từ trạng thái nóng chảy đến nhiệt độ phòng để kết tinh và hình thành các tiểu phân rắn [30], [39]

Mô hình II sử dụng lượng lớn lipid lỏng Cấu trúc dầu lỏng/lipid rắn/nước,

dược chất có thể được chứa trong phần lipid rắn nhưng cũng có độ tan cao trong phần dầu của cốt lipid Với nồng độ lipid lỏng cao sẽ dẫn đến các lỗ hổng của 2 loại lipid trong quá trình làm lạnh, dẫn đến việc tách pha, có nghĩa là kết tủa của các phần dầu nhỏ [30], [39]

Mô hình III chứa hỗn hợp lipid rắn và lỏng được trộn lẫn cũng là cách ngăn

cản chúng kết tinh Cốt lipid là rắn, nhưng ở trạng thái vô định hình [30], [39]

Hình 1.4 Mô hình tương hợp của dược chất và lipid trong tiểu phân nano lipid

Hệ tiểu phân có cấu trúc nano sử dụng chất mang lipid chỉ mới được ứng dụng trong hệ đưa thuốc tại chỗ, nhưng dựa trên những ưu điểm đáng kể so với hệ tiểu phân nano lipid rắn cho thấy rằng, việc áp dụng của hệ tiểu phân có cấu trúc nano sử dụng chất mang lipid vào các đường dùng khác vẫn đáng được kỳ vọng [39]

Trang 20

Với mục tiêu đánh giá những ưu điểm của hệ NLCs so với hệ SLNs, Das S

và cộng sự đã tiến hành bào chế hệ nano lipid chứa clotrimazol ở cả 2 dạng SLNs

và NLCs Các hệ thu được đều có kích thước trung bình tiểu phân dưới 100 nm, PDI dưới 0,17, thế zeta nhỏ hơn -22 mV và hiệu suất mang thuốc cao hơn 82% Khi

so sánh 2 hệ về khả năng giải phóng cho thấy tất cả công thức đều có khả năng giải phóng dược chất kéo dải, khi nồng độ dược chất bao gói thấp, hệ NLCs cho giải phóng dược chất nhanh hơn hệ SLNs; tuy nhiên sự khác nhau về giải phóng là không đáng kể khi nồng độ dược chất bao gói cao Nghiên cứu cũng đã chỉ ra hệ NLCs bền hơn so với SLNs và cho khả năng giải phóng dược chất không thay đổi tại thời điểm 3 tháng so với thời điểm ban đầu, trong khi SLNs cho thấy sự thay đổi đáng kể [13]

1.2.1.3 Hệ liên hợp dược chất và lipid

Vấn đề quan trọng của hệ SLNs là khả năng mang thuốc thấp với các dược chất thân nước, vì sự phân tách trong quá trình bào chế Chỉ những dược chất thân nước liều thấp mới có khả năng phù hợp với hệ cốt lipid rắn Để khắc phục nhược điểm trên, hệ tiểu phân liên hợp dược chất và lipid đã ra đời, cho khả năng mang thuốc lên đến 33% Hệ liên hợp dược chất – lipid được hình thành bằng cách tạo muối (với các acid béo) hoặc bằng các liên kết cộng hóa trị (với các ester hoặc ether) Sau đó hệ được nhũ hóa với dung dịch chất diện hoạt thân nước để tạo các tiểu phân nano sử dụng kỹ thuật đồng nhất ở áp suất cao [40]

Olbrich C và cộng sự đã tiến hành bào chế hệ tiểu phân nano lipid liên hợp với dược chất là dimiazen diaceturat (một chất tan tốt trong nước) Quá trình bào chế qua 2 giai đoạn: tạo liên kết dược chất với acid stearic và acid oleic (thông qua việc kết tủa lại dạng base của dược chất và cho tác dụng với acid trong môi trường ethanol 96o), giai đoạn tiếp đến tạo hỗn dịch thô với Tween 80 và dung dịch glycerol sau đó được đồng nhất hóa dưới áp suất cao để tạo sản phẩm cuối cùng Kết quả cho khả năng mang thuốc vào hệ lên đến 33% [37]

Năm 2012, Sharma và cộng sự đã nghiên cứu bào chế ra hệ tiểu phân nano lipid liên hợp với thuốc chứa cytarabin (một chất tan tốt trong nước) sử dụng lipid rắn là acid stearic, sử dụng phương pháp tiêm dung môi Tween 80 được sử dụng

Trang 21

làm chất ổn định nhũ hóa cho hệ Với hệ tiểu phân dạng này có khả năng mang thuốc lớn (lên đến 58,39±4,69%), các tiểu phân thu được cho kích thước khoảng

136,80 nm và tương đối đồng nhất Trong thử nghiệm giải phóng dược chất in vitro

cho 2 giai đoạn: giai đoạn giải phóng nhanh (14,89% trong giờ đầu tiên) và giai đoạn giải phóng kéo dài (đến 72 giờ đạt 76,26%) [44]

1.2.2 Thành phần cơ bản của hệ tiểu phân nano lipid

Nhìn chung, các thành phần cơ bản của hệ tiểu phân nano lipid gồm có dược chất, cốt lipid (rắn hoặc lỏng), chất diện hoạt, chất đồng diện hoạt, nước

 Cốt lipid

Để khắc phục nhược điểm liên quan đến trạng thái tồn tại ở thể lỏng của các giọt dầu, các lipid lỏng được thay bằng các lipid rắn [15] Các lipid được sử dụng là các lipid sinh học như triglycerid, acid béo, các sáp… không gây độc, đồng thời tăng kiểm soát giải phóng dược chất và cải thiện độ ổn định của các tá dược thân dầu nhạy cảm hóa học Điều này có thể được giải thích do cốt rắn kém linh động hơn cốt lỏng do đó giảm tương tác dẫn đến giáng hóa hóa học; với cốt rắn, sự hợp nhất của dược chất và chất mang lipid bên trong từng phân tử lipid có thể được kiểm soát làm giảm sự tích lũy dược chất lên bề mặt phân tử, nơi mà có khả năng xảy ra sự giáng hóa; sinh khả dụng của các dược chất hấp thụ kém sẽ được tăng lên sau khi chúng hợp nhất vào trong hệ tiểu phân nano lipid rắn [57]

Trong phương pháp đồng nhất nóng, kích thước tiểu phân tăng khi sử dụng các lipid có nhiệt độ nóng chảy cao, điều này là do độ nhớt của pha phân tán cao Các lipid là hỗn hợp của nhiều thành phần nên tùy theo nguồn gốc nhà cung cấp mà

có sự khác nhau giữa các lô mẻ, sự sai khác nhỏ đó cũng có khả năng gây ra những ảnh hưởng lớn đến chất lượng hệ tiểu phân nano lipid (thay đổi thế zeta, làm giảm quá trình kết tinh…) Tăng nồng độ lipid lên 5-10% sẽ cho các phân tử kích thước lớn và khoảng phân bố kích thước cũng rộng [57]

Một số lipid hay được sử dụng trong bào chế hệ tiểu phân nano lipid: triglycerid, các acid béo, glyceryl distearat (Precirol), glyceryl behenat (Compritol

888 ATO), glyceryl palmitostearat (Precirol ATO 5), sáp…[57]

 Chất chất diện hoạt, đồng diện hoạt

Trang 22

Vai trò nhũ hóa hình thành nhũ tương, ổn định phân tán của hệ Việc lựa chọn các chất nhũ hóa phụ thuộc vào đường dùng Chúng giúp hình thành lõi rắn kị nước

có chứa dược chất hòa tan hay phân tán [57]

Việc lựa chọn chất diện hoạt ảnh hưởng đến tính chất của hệ tiểu phân nano lipid rắn Tăng nồng độ chất diện hoạt giúp giảm sức căng bề mặt, giảm kết tụ phân

tử trong quá trình đồng nhất Trong quá trình bào chế, quá trình phân tán ban đầu cần chứa lượng chất diện hoạt dư thừa để bao phủ nhanh chóng bề mặt tiểu phân mới hình thành trong quá trình đồng nhất Nếu lượng chất diện hoạt không đủ sẽ dẫn đến kết tụ các bề mặt lipid chưa được bao phủ Thời gian cần để phân phối lại chất diện hoạt giữa các phân tử bề mặt mới và các micell là khác nhau khi sử dụng các chất diện hoạt khác nhau Thông thường các chất diện hoạt có khối lượng thấp

sẽ cần ít thời gian hơn để phân bố lại Thêm chất đồng diện hoạt sẽ làm giảm kích thước tiểu phân [57]

Một số chất diện hoạt hay sử dụng trong bào chế hệ tiểu phân nano lipid: phospholipid (lecithin, phosphatidyl cholin), Poloxamer, Tween, các muối mật, các alcol (ethanol, butanol)… [57]

1.2.3 Ưu, nhược điểm của hệ tiểu phân nano lipid

Sử dụng hệ tiểu phân nano lipid mang lại nhiều ưu điểm sau [15], [30], [40]: + Sử dụng các lipid sinh học làm giảm nguy cơ độc tính và hạn chế sử dụng dung môi hữu cơ trong quá trình bào chế

+ Cải thiện sinh khả dụng các dược chất khó tan trong nước, tác dụng tại đích, tăng khả năng thấm qua da khi sử dụng đường dùng qua da, có khả năng kiểm soát giải phóng

+ Có khả năng nâng cấp quy mô, dễ dàng cho quá trình tiệt khuẩn

+ Bảo vệ các tá dược không bị thoái biến trong ruột và bảo vệ các dược chất nhạy cảm với môi trường

+ Có độ ổn định tốt hơn liposome

Bên cạnh những ưu điểm, hệ tiểu phân nano lipid vẫn có những nhược điểm [15], [16]:

+ Có sự kết tụ tiểu phân

Trang 23

+ Có sự gel hóa khó dự đoán trước

+ Có sự tống ngược thuốc sau khi polyme biến tính trong quá trình bảo quản + Hệ phân tán chứa lượng nước lớn (70-99,9%)

1.2.4 Phương pháp bào chế

Hệ tiểu phân nano lipid nói chung thường được bào chế chủ yếu bằng phương pháp đồng nhất hóa ở áp suất cao [57] Ngoài ra còn có các phương pháp khác như tạo vi nhũ tương, dung môi nhũ hóa và bốc hơi hoặc khuếch tán (tương tự như quá trình sử dụng polyme bào chế tiểu phân nano), nhũ tương kép nước – dầu – nước, hoặc qua quá trình siêu âm [49]

Dưới đây là một số phương pháp sử dụng trong bào chế hệ tiểu phân nano lipid

1.2.4.1 Đồng nhất hóa ở áp suất cao

Phương pháp phổ biến để bào chế là đồng nhất ở áp suất cao và có thể được tiến hành ở cả nhiệt độ cao và nhiệt độ thấp Việc giảm kích thước tiểu phân được thực hiện bằng cách đồng nhất các tinh thể dược chất qua cơ chế tạo bọt và các vòng xoáy [49]

Đây là phương pháp phổ biến và hiệu quả, được sử dụng đầu tiên để bào chế

hệ tiểu phân nano lipid rắn Đồng nhất dưới áp suất cao nén chất lỏng với áp suất khoảng 100 đến 200 bar qua một khe hẹp (khoảng một vài micron) Dịch được gia tốc trên một khoảng cách rất ngắn với vận tốc cao (hơn 1000 km/h) Áp lực phân cắt lớn tạo ra các tiểu phân nhỏ Nồng độ lipid sử dụng khoảng 5 đến 10%, nhưng cũng có khi lên đến 40% Có 2 loại đồng nhất ở áp suất cao đó là đồng nhất nóng và đồng nhất lạnh Nguyên tắc chung vẫn phải cho dược chất hợp nhất với lipid thô bằng cách hòa tan hay phân tán dược chất vào lipid nóng chảy

Đồng nhất nóng tiến hành ở nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ nóng chảy của lipid

Lipid đun chảy được phối hợp với dược chất, sau đó được nhũ hóa với pha nước ở cùng một nhiệt độ Nhũ tương thô được hình thành khi khuấy trộn nhanh, sau đó các tiểu phân tạo thành sẽ được giảm kích thước thông qua quá trình đồng nhất hóa nhờ thiết bị phân cắt lớn ở áp suất cao Nhũ tương thu được sẽ được làm lạnh về nhiệt độ phòng với mục đích kết tinh các phân tử lipid và bào chế ra dạng nano lipid

Trang 24

rắn [49] Chất lượng nhũ tương chịu ảnh hưởng của chất lượng tiền nhũ tương và ảnh hưởng đến kích thước của sản phẩm cuối cùng Thông thường nhiệt độ cao sẽ cho kích thước nhỏ do độ nhớt của pha nội giảm Tuy nhiên, nhiệt độ cao cũng gây kết tụ, gia tăng tỉ lệ giáng hóa của dược chất và chất mang lipid Bước đồng nhất được lặp lại nhiều lần, khi tăng áp suất hoặc tăng chu kỳ dẫn đến kích thước sản phẩm tăng do các phân tử kết tụ khi động năng của chúng lớn Sản phẩm tạo ra trước tiên là nano nhũ tương vì trạng thái lỏng của lipid ở nhiệt độ cao, và sẽ đông lại ở nhiệt độ phòng để tạo phân tử rắn [57]

Để bào chế hệ tiểu phân nano lipid rắn chứa miconazol nitrat ứng dụng vào đường đưa thuốc qua da, Bhalekar M R và cộng sự đã tiến hành bào chế theo phương pháp đồng nhất nóng, sử dụng lipid rắn là Compritol 888 ATO, propylen glycol là chất tăng độ tan của dược chất trong lipid, Tween 80 và glyceryl monostearat là các chất diện hoạt Nhóm tác giả đã tiến hành đun chảy hỗn hợp Compritol 888 ATO và glyceryl monostearat, phân tán dược chất vào hỗn hợp trên, thêm propylen glycol Pha ngoại là dung dịch Tween 80 được đun nóng lên 80oC Tiến hành nhũ hóa pha lipid nóng vào pha ngoại bằng thiết bị khuấy trộn trong 5 phút Hệ phân tán tạo thành được cho qua thiết bị đồng nhất ở áp suất cao (500 bar)

với 5 vòng Sau đó tiến hành làm lạnh về nhiệt độ phòng, hình thành các tiểu phân

nano lipid rắn kết tinh Kết quả thu được các tiểu phân nano lipid rắn có kích thước trung bình khoảng 244 đến 766 nm, quá trình bào chế cho hiệu suất mang thuốc cao

từ 80 đến 100%, hệ thu được có độ ổn định tốt trong vòng 1 tháng Hệ tiểu phân nano lipid rắn chứa miconazol được phối hợp vào dạng gel để đánh giá tác dụng tại đích trên da và cho kết quả tốt [10]

Trường hợp dược chất bị phân hủy bởi nhiệt sẽ được bào chế bằng phương

pháp đồng nhất lạnh Đồng nhất lạnh sử dụng lipid ở dạng rắn để tạo thành hỗn

dịch Kiểm soát nhiệt độ là cần thiết để đảm bảo trạng thái không nóng chảy của lipid do sự gia nhiệt trong quá trình làm đồng nhất Bước đầu tiến hành giống với phương pháp đồng nhất nóng (hòa tan hoặc phân tán dược chất vào lipid nóng chảy) Dược chất trong pha nóng chảy sẽ được làm lạnh nhanh để tăng phân phối dược chất đồng nhất vào cốt rắn Nhiệt độ thấp làm tăng tính giòn của lipid và do đó

Trang 25

có thể phân tán, chia nhỏ phân tử Hệ sau khi được chia nhỏ được phân tán vào dung dịch nhũ hóa đã được làm lạnh, tiền hỗn dịch được tạo thành và tiếp tục được đồng nhất ở áp suất cao (1500 bar và 5-10 chu kỳ) tại nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ phòng để thu được nano lipid rắn Thông thường, sử dụng phương pháp đồng nhất lạnh sẽ cho tiểu phân lớn hơn và khoảng phân bố cũng rộng hơn so với phương pháp đồng nhất nóng [49], [57]

1.2.4.2 Đồng nhất hóa bằng siêu âm và tốc độ cao

Phương pháp sử dụng sóng siêu âm hoặc thiết bị đồng nhất tốc độ cao Cả 2 phương pháp này đều cho tiểu phân có kích thước nhỏ, giảm cường độ chia cắt, nhưng có nhược điểm dễ bị nhiễm kim loại và sản phẩm tạo thành không ổn định về mặt vật lý Có 2 loại thiết bị siêu âm là siêu âm đầu dò và bể siêu âm [57]

Kotikalapudi L S và cộng sự đã tiến hành bào chế hệ tiểu phân nano lipid rắn chứa domperidon sử dụng phương pháp đồng nhất nóng và kĩ thuật siêu âm Dược chất, glyceryl monostearat và lecithin được hòa tan trong hỗn hợp cloroform và methanol, dung môi hữu cơ được khuấy đến bay hơi hoàn toàn, tạo hệ gồm dược chất được gắn vào màng lipid, hệ này tiếp tục được đun chảy ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ nóng chảy của lipid Pha nước là dung dịch Poloxamer 188 được đun nóng

và nhũ hóa pha dầu ở cùng nhiệt độ, được đồng nhất bằng thiết bị đồng nhất tốc độ cao (11000 vòng/phút trong 3 phút) tạo nhũ tương thô dầu trong nước Nhũ tương này được tiếp tục siêu âm bằng thiết bị siêu âm đầu dò trong 20 phút Cuối cùng hệ được làm lạnh về nhiệt độ phòng thu được sản phẩm nano lipid rắn Khảo sát và chọn được hệ tiểu phân nano lipid rắn tốt nhất với kết quả về kích thước trung bình tiểu phân, giá trị PDI, thế zeta và hiệu suất mang lần lượt là 56 nm, 0,154, 34mV và 98,5% Hệ kiểm soát giải phóng dược chất đến 48 giờ, và ổn định trong vòng 30 ngày [24] Cũng với phương pháp bào chế này, Venkateswarlu V và cộng sự đã bào chế thành công hệ tiểu phân nano lipid rắn chứa clozapin (sử dụng lipid là triglycerid và dầu đậu nành lecithin 95%, dung dịch diện hoạt poloxamer) có kích thước tiểu phân từ 60 đến 380 nm, hiệu suất mang thuốc trên 90% [55]

1.2.4.3 Nhũ hóa bốc hơi dung môi

Trang 26

Trong phương pháp này, lipid rắn được hòa tan trong một dung môi không đồng tan với nước (chẳng hạn như cyclohexan, cloroform…) tạo thành pha hữu cơ

và được nhũ hóa bằng pha nước [22] Khi dung môi bay hơi, các tiểu phân nano lipid rắn sẽ được hình thành bằng cách kết tinh lipid trong dung môi nước, trong trường hợp này có thể thu được các tiểu phân có kích thước nhỏ dưới 25 nm Pha hữu cơ được nhũ hóa bằng pha nước dưới tác động của thiết bị đồng nhất ở áp suất cao Khi áp suất giảm (40 – 60 bar), dung môi hữu cơ sẽ bay hơi [57]

Verma S và cộng sự đã sử dụng phương pháp nhũ hóa bốc hơi dung môi để bào chế hệ tiểu phân nano lipid rắn chứa cefixim nhằm cải thiện sinh khả dụng đường uống Quá trình bào chế tiến hành qua các bước: dược chất, Compritol ATO

888 và Span 80 được hòa tan trong dicloromethan tạo pha dầu; pha nước là dung dịch Tween 20, pha dầu được thêm từ từ vào pha nước và khuấy trộn trong 3 giờ ở tốc độ 8000 vòng/phút Hệ tiểu phân nano lipid rắn của công thức tốt nhất có kích thước trung bình khoảng 586,3 nm, hiệu suất mang là 72,43%, và khả năng giải phóng dược chất đạt 95,37% trong 10 giờ Nghiên cứu cũng chứng minh lượng Compritol ATO 888 ảnh hưởng đáng kể đến khả năng hấp thu dược chất, và đồng thời chứng minh rằng hệ tiểu phân nano lipid rắn có thể tăng sinh khả dụng của dược chất khó tan như cefixim [56]

1.2.4.4 Nhũ hóa khuếch tán dung môi

Trong phương pháp này, kích thước sản phẩm phụ thuộc lớn vào nồng độ lipid trong pha hữu cơ và chất nhũ hóa sử dụng [16] Phương pháp này cho tiểu phân có kích thước khoảng 30 – 100 nm Sự ngăn cản ảnh hưởng của nhiệt trong suốt quá trình bào chế là một ưu điểm quan trọng Phương pháp được tiến hành bằng cách hòa tan chất béo vào dung môi hữu cơ được duy trì ở nhiệt độ 50oC và sử dụng pha nước có tính acid để điều chỉnh đến thế zeta phù hợp để hình thành các hạt đông tụ nano lipid rắn, cuối cùng ly tâm để tách lấy sản phẩm một cách dễ dàng Hệ tiểu phân nano lipid rắn được bào chế nhanh chóng, hệ phân tán có thể thu được dễ dàng bằng ly tâm và cũng có thể dễ dàng phân tán trở lại bằng cách phân tán trong nước [57]

Trang 27

Hoặc phương pháp này cũng có thể được tiến hành dựa trên tính chất trộn lẫn một phần của dung môi trong nước (ví dụ như benzyl alcol hay butyl lactat) Tùy thuộc vào độ hòa tan trong nước của dung môi mà dung môi sẽ khuếch tán từ nhũ tương dầu trong nước ra pha nước Dược chất hòa tan trong pha hữu cơ sẽ lập tức hóa rắn do sự khuếch tán của dung môi hữu cơ từ các giọt nhũ tương vào pha ngoại [51]

Trott M cùng cộng sự đã tiến hành khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bào chế hệ tiểu phân nano lipid rắn bằng phương pháp nhũ hóa, khuếch tán dung môi Dung môi hữu cơ lựa chọn để khảo sát là benzyl alcol và butyl lactac Kết quả khảo sát cho thấy khi sử dụng chất nhũ hóa là lecithin và muối mật, khi tăng nồng độ glyceryl monostearat từ 2,5 lên 10% thì kích thước tiểu phân thu được tương ứng lần lượt là từ 205 đến 695 nm và từ 320 đến 368 nm Nghiên cứu cũng chỉ ra tính khả thi khi sử dụng phương pháp này để tạo hệ tiểu phân nano lipid rắn [51]

1.2.4.5 Pha loãng vi nhũ tương

Quá trình được tiến hành bằng cách đun chảy lipid có nhiệt độ nóng chảy thấp, phối hợp thêm vào chất nhũ hóa, đồng nhũ hóa và phối hợp vào pha nước để tạo vi nhũ tương nóng Sau đó vi nhũ tương này sẽ được phân tán vào nước lạnh ở 2-3o

C tiếp tục duy trì khuấy trộn Tỉ lệ pha loãng thay đổi trong khoảng từ 1:25 đến 1:50 Quá trình pha loãng phụ thuộc vào các thành phần tạo nên vi nhũ tương [57]

Theo các nghiên cứu đã công bố, hệ vi nhũ tương đã bao gồm cấu trúc giọt, do

đó không có năng lượng để làm giảm kích thước tiểu phân Sự thay đổi nhiệt độ và giá trị pH ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cùng với thành phần của hệ vi nhũ tương Chênh lệch nhiệt độ lớn sẽ dẫn đến việc lipid kết tinh nhanh chóng và giảm khả năng kết tụ với nhau Qua quá trình pha loãng, nồng độ lipid thấp hơn so với phương pháp đồng nhất ở áp suất cao [22]

Để khảo sát ảnh hưởng của các loại lipid lên tính chất của hệ tiểu phân nano

lipid rắn bào chế bằng kĩ thuật pha loãng vi nhũ tương, Boonme P và cộng sự đã

tiến hành bào chế các công thức chứa các loại lipid khác nhau (glyceryl trimyristat, glyceryl tripalmitat, glyceryl tristearat, acid stearic và glyceryl monostearat) Vi nhũ

Trang 28

tương dầu trong nước chứa 7% lipid, 30% nước và 63% chất diện hoạt được tạo ra bằng cách phối trộn đơn giản ở nhiệt độ 60oC, sau đó được pha loãng vào nước lạnh

ở các tỷ lệ khác nhau kèm theo khuấy trộn liên tục để tạo hệ tiểu phân nano lipid rắn Sản phẩm được đánh giá về các mặt hình thức, kích thước, thế zeta và tỉ lệ sa lắng Kết quả nghiên cứu đã lựa chọn được loại lipid thích hợp là glyceryl trimyristat và tỷ lệ pha loãng tối ưu là 1:50 Hệ tiểu phân nano lipid rắn thu được từ công thức tốt nhất cho giá trị kích thước trung bình, chỉ số PDI và thế zeta lần lượt

là 154,9±0,7 nm 0,274, -7,46±0,68 mV [12]

1.2.4.6 Nhũ hóa kép

Phương pháp này thường được áp dụng chủ yếu cho các dược chất tan trong nước [30] Nhũ tương kép được tạo qua 2 giai đoạn nhũ hóa: tạo nhũ tương nước trong dầu, sau đó được thêm vào dung dịch chứa hỗn hợp gồm nước, chất diện hoạt

và chất đồng diện hoạt để hình thành nhũ tương kép nước – dầu – nước Nhũ tương kép không ổn định vì dễ kết tụ của các giọt nước bên trong pha dầu, và sự gãy vỡ của các màng trên bề mặt các giọt pha nội Bào chế các hệ tiểu phân nano lipid rắn nên để ổn định hệ trong dung môi thân nước đang lạnh trong vài phút [57]

Theo nghiên cứu bào chế dạng nano lipid rắn với mục đích cải thiện lượng dược chất thấm qua da dược chất ứng dụng cho đường dùng tại chỗ, Lv Q và cộng

sự đã tiến hành bào chế các công thức khác nhau bằng kỹ thuật nhũ tương kép Trong đó pha nước nội là dung dịch penciclovir tan trong kiềm, pha dầu gồm glyceryl monostearat và phosphatidyl cholin tan trong dicloromethan, pha nước ngoại là dung dịch chất diện hoạt Kết quả thu được hệ tiểu phân nano lipid rắn với kích thước trung bình, hiệu suất mang, hàm lượng dược chất và thế zeta lần lượt là 254,9 nm, 92,40%, 4,62% và -25 mV Khả năng thấm của hệ được chứng minh là tốt hơn dạng kem đối chứng trên thị trường [28]

Ngoài các phương pháp kể trên, hệ tiểu phân nano lipid rắn còn được bào chế bằng các phương pháp khác như sử dụng chất lỏng siêu tới hạn, phương pháp màng tiếp xúc…[57]

Trang 29

Bào chế ở dạng hệ phân tán gây khó khăn cho việc bảo quản do sự không ổn định (chủ yếu là do tương tác hydro), muốn tăng độ ổn định cần phải chuyển sang các dạng bột, rắn khô… bằng kỹ thuật đông khô, phun sấy… [57]

1.3 Ứng dụng nano lipid rắn vào đường dùng qua da

Hệ tiểu phân nano lipid được ứng dụng trong nhiều đường đưa thuốc như đường tiêm, qua niêm mạc mũi, qua phổi, qua niêm mạc mắt, qua da, qua trực tràng… Ngoài ra còn được ứng dụng trong liệu pháp điều trị ung thư, điều trị lao, trong vectơ chuyển gen, vaccin Trong đó, với những ưu điểm của mình, hệ tiểu phân nano lipid rắn đang ngày càng được ứng dụng nhiều trong các hệ đường dùng qua da (gel, dung dịch bôi, hệ trị liệu qua da…) [16], [33]

Một lĩnh vực tiềm năng của hệ tiểu phân nano lipid với thời gian ngắn có thể đưa ra thị trường đó là các chế phẩm dùng tại chỗ, bao gồm cả bào chế mỹ phẩm

Hệ tiểu phân nano lipid rắn được xem như là thế hệ đưa thuốc kế tiếp sau liposome Tương tự như liposome, chúng chứa những tá dược dung nạp tốt, hơn nữa nhờ kích thước nhỏ và khả năng bám dính tạo thành màng mỏng trên da Ưu điểm rõ ràng của hệ tiểu phân nano lipid rắn là ở trạng thái rắn của cốt phân tử, khả năng bảo vệ các tá dược nhạy cảm hóa học và khả năng kiểm soát giải phóng dược chất tốt [35] Một thuận lợi nữa của hệ tiểu phân nano lipid rắn là trong việc đăng ký sản phẩm trong dược phẩm, kể cả với mỹ phẩm Việc đánh giá chất lượng của hệ tiểu phân nano lipid rắn trong dạng bào chế kem rất đơn giản và nhanh chóng Ngoài ra, các tiểu phân mịn còn có tính chất bám dính, tạo màng bám dính lên bề mặt da, thêm vào đó là khả năng hút giữ, tăng khả năng giữ ẩm cho da Một tính chất tốt nữa của hệ tiểu phân nano lipid rắn đó là khả năng giải phóng kiểm soát Sự hợp nhất dược chất vào cốt lipid rắn còn giúp tránh được ảnh hưởng của các tác nhân, bảo vệ dược chất khỏi sự biến đổi hóa học Các nghiên cứu đã cho thấy bản thân hệ tiểu phân nano lipid rắn cũng có bảo vệ chống lại tác hại của tia UV, có tác dụng cộng hợp khi hợp nhất các dược chất chống tia UV vào hệ, đồng thời còn làm giảm tác dụng phụ của các dược chất đó [35] Trong nhiều trường hợp, các tiểu phân nano lipid rắn được phối hợp vào thuốc mỡ hoặc gel để tạo nên dạng bào chế sử dụng cho đường dùng qua da Đã có nhiều nghiên cứu về sử dụng hệ tiểu phân nano

Trang 30

lipid qua da với nhiều dược chất khác nhau như vitamin E, vitamin A, clotrimazol, triptolid, treonin…[17], [20], [29], [31], [46]

1.4 Một số nghiên cứu về hệ tiểu phân nano lipid chứa diclofenac natri và ứng dụng vào hệ đƣa thuốc qua da

Aukunuru J và cộng sự đã nghiên cứu bào chế và đánh giá gel chứa hệ tiểu phân nano lipid rắn diclofenac natri ứng dụng vào đường dùng tại chỗ, với mục đích tăng tác dụng toàn thân và kéo dài tác dụng điều trị Hệ tiểu phân nano lipid rắn được bào chế bằng phương pháp đồng nhất nóng qua kỹ thuật siêu âm, sau đó được phối vào gel carbopol Cụ thể hệ tiểu phân nano lipid rắn được bào chế qua các bước: Dynasan 116, diclofenac natri, phosphatidylcholin được hòa tan trong hỗn hợp cloroform và methanol (8:2); dung môi được bay hơi hoàn toàn tạo màng gắn dược chất – lipid; màng tiếp tục được đun chảy ở 650C tạo pha dầu nóng; pha nước

là dung dịch Tween 80 nồng độ 2% được đưa lên cùng nhiệt độ; tiến hành nhũ hóa pha nước nóng vào pha dầu nóng dưới tác dụng của máy đồng nhất ở tốc độ 8000 vòng/phút và ở 700C trong 3 phút tạo nhũ tương thô; nhũ tương thô tiếp tục chịu tác dụng của lực siêu âm đầu dò (150V/T) trong 15 phút; cuối cùng, hệ được đưa về nhiệt độ phòng để hình thành các tiểu phân nano lipid rắn Gel được bào chế sử dụng Carbopol 934 1%, propylen glycol 10% và hệ tiểu phân nano lipid rắn 50%

Ba công thức gel chứa các hệ tiểu phân nano lipid rắn với các tỉ lệ khác nhau của dược chất và lipid (1:12, 1:6 và 1:4) được đánh giá về các mặt như kích thước tiểu phân, độ nhớt, hình thức, khả năng giải phóng dược chất, tính lưu biến, lượng dược chất thấm qua da và thử nghiệm chống viêm… Kết quả cho thấy gel chứa các tiểu phân nano lipid rắn cho kích thước tiểu phân cỡ nano (<200nm), hiệu suất mang thuốc cao (>50%), giải phóng dược chất đến 24 giờ, giúp duy trì tác dụng lâu dài của thuốc Điều này rất tốt đối với chất chống viêm khi so sánh với dạng uống và dạng gel quy ước [8]

Liu D cùng cộng sự đã nghiên cứu bào chế hệ tiểu phân nano lipid rắn diclofenac natri ứng dụng vào hệ trị liệu qua da bằng phương pháp nhũ hóa bốc hơi dung môi Các giai đoạn được tiến hành như sau: chuẩn bị pha dầu là dung dịch của lipid, dược chất và phospholipid trong dung môi hữu cơ, sau đó tiến hành nhũ hóa

Trang 31

với pha nước là dung dịch Pluronic F68, tiếp tục pha loãng bằng một pha phân tán

có chứa Tween 80, cuối cùng tiến hành bay hơi dung môi, làm lạnh về nhiệt độ phòng để hóa rắn các tiểu phân nano lipid Các yếu tố được kiểm soát như cốt lipid rắn, chất nhũ hóa, chất đồng nhũ hóa, pha nước và pha dầu Kết quả tìm được công thức tối ưu cho chỉ số PDI thấp, hiệu suất mang thuốc khoảng 89% và hàm lượng dược chất khoảng 9,5%, quá trình giải phóng dược chất qua 2 bước là giải phóng nhanh và giải phóng chậm, hệ thu được cho khả năng giải phóng dược chất kiểm soát phù hợp với hệ trị liệu qua da [25] Cũng bằng phương pháp nhũ hóa bốc hơi dung môi này, trong nghiên cứu tiếp sau đó, Liu D và cộng sự đã tiến hành bào chế các công thức khác nhau để đánh giá sâu hơn các yếu tố ảnh hưởng về mặt công thức cũng như các thông số quá trình để tăng sự hợp nhất dược chất vào hệ tiểu phân nano lipid rắn Kết quả chỉ ra sự có mặt của chất đồng diện hoạt, chất ổn định

và sự kết hợp của chúng với PEG 400 trong pha phân tán cũng làm tăng hiệu suất mang thuốc và hàm lượng dược chất Tỉ lệ giữa phospholipid với dược chất và dung môi hữu cơ sử dụng cũng ảnh hưởng đến khả năng mang dược chất và hàm lượng dược chất trong hệ Trong khi tốc độ khuấy và độ nhớt của pha nước hay pha phân tán lại không ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất mang dược chất Theo đó, độ tan dược chất trong pha phân tán đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện hiệu suất mang thuốc [27] Gần đây, cũng với phương pháp nhũ hóa và bốc hơi dung môi, nhóm tác giả trên cũng đã bào chế hệ tiểu phân nano lipid rắn chứa diclofenac natri kết hợp với kỹ thuật tạo phức với phospholipid để làm giảm tính thân nước của dược chất Nghiên cứu đã đưa ra kết luận diclofenac natri tan đáng kể trong dung môi hữu cơ khi có sự có mặt của phospholipid Các tiểu phân nano lipid rắn tạo thành khi sử dụng kỹ thuật tạo phức với phospholipid có cấu trúc lõi – vỏ, kích thước nhỏ (khoảng 200 nm), phân bố kích thước hẹp và hiệu suất mang thuốc cao (khoảng 75%) Hơn nữa, việc tạo phức với phospholipid làm thay đổi thế zeta và làm kéo dài giải phóng dược chất do phospholipid hình thành màng đa lớp xung quanh lõi lipid rắn Kết quả FTIR và DSC cho thấy có liên kết yếu giữa dược chất và lipid trong quá trình hình thành hệ tiểu phân nano lipid rắn Qua nghiên cứu này, tác giả đã sử

Trang 32

dụng diclofenac natri như một mô hình dược chất thân nước có thể bào chế hiệu quả dưới dạng hệ tiểu phân nano lipid rắn bằng kỹ thuật tạo phức với phospholipid [26] Gaur P K và cộng sự đã nghiên cứu bào chế tiểu phân nano lipid rắn chứa diclofenac natri, sử dụng guggul (một chất béo có trong dịch chiết ethyl acetat của

nhựa guggul có trong cây Commiphora wightii, họ Trám) làm chất béo, ứng dụng

vào hệ đưa thuốc qua da Hệ tiểu phân tạo thành được đánh giá về các thông số vật

lý, khả năng thấm và thuộc tính chống viêm Hệ tiểu phân nano lipid rắn được bào chế bằng phương pháp đun chảy nhũ hóa dưới tác dụng của lực siêu âm, làm lạnh

để hóa rắn các tiểu phân, sau đó phối hợp vào gel Các mẫu gel bào chế được so sánh với chế phẩm có trên thị trường (Voltaren Emulgel) và gel carbopol chứa dược

chất về lượng dược chất thấm qua da in vitro và ex vivo và khả năng chống viêm

Kết quả cho thấy hệ tiểu phân bào chế ổn định, sử dụng glyceryl monostearat và acid stearic cho khả năng giải phóng cao nhất Kết quả cũng cho thấy gel chứa hệ tiểu phân nano lipid rắn sử dụng Guggul làm lipid sẽ cho Cmax cao gấp hơn 8 lần so với chế phẩm trên thị trường tại thời điểm 4 giờ, thêm vào đó, thử nghiệm chống viêm cho kết quả mức độ ức chế phù lên đến 69,47% trong giờ đầu Tính chất lý hóa của lipid đóng vai trò quan trọng đến thuộc tính của hệ tạo thành, nghiên cứu đã chỉ ra việc sử dụng guggul cho kết quả tốt nhất [17]

Ngoài ra, hệ tiểu phân nano lipid rắn chứa diclofenac natri còn được nghiên cứu bào chế bằng các phương pháp khác Muller B W đã tiến hành bào chế hệ bằng phương pháp nhũ hóa kép Nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá mối liên quan giữa hiệu suất mang thuốc và kích thước giọt nước ở pha nội, đồng thời đánh giá mức độ thích hợp của nhũ tương kép với dược chất nghiên cứu Nghiên cứu đã chỉ

ra bước nhũ hóa lần hai có thông số áp suất và nhiệt độ ảnh hưởng đáng kể đến kích thước của hệ Sử dụng các nhũ tương nước trong dầu (giọt dầu) khác nhau trước khi tạo nhũ tương kép có thể cho hiệu suất mang thuốc cao nhất, khi kích thước giọt dầu tạo ra nhỏ nhất sẽ cho hiệu suất mang thuốc cao nhất [34]

Mumuni M và cộng sự đã tiến hành bào chế tiểu phân lipid rắn kích thước micro chứa diclofenac natri dựa trên việc hóa rắn dung dịch micell đảo, nhằm mục đích ứng dụng vào dạng uống Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật đồng nhất nóng với hỗn

Trang 33

hợp mỡ dê và Phospholipon 90G làm cốt lipid, sử dụng Tween 80 làm chất diện hoạt Sản phẩm bào chế được đánh giá về các chỉ tiêu hiệu suất mang thuốc, hình thái, kích thước, thế zeta , các thử nghiệm đánh giá khả năng chống viêm, kích ứng

dạ dày và các thông số dược động học Kết quả tối ưu cho hình thái tốt, kích thước 79,40 μm, PDI 0,633, thế zeta -63,20 và hiệu suất mang thuốc lên đến 91,2% [36] Nhằm cải thiện tính thấm qua da của diclofenac từ hệ tiểu phân nano lipid rắn, Sheker B C và cộng sự đã nghiên cứu sự có mặt của este chuỗi dài của PABA (p-amino benzoic acid), chất làm tăng tính thấm Dẫn chất của PABA được nhóm nghiên cứu tổng hợp, sau đó sử dụng vào hệ tiểu phân nano lipid rắn, hệ tạo thành được đánh giá về kích thước, thế zeta và hiệu suất mang thuốc Thử nghiệm tính thấm được tiến hành trên da chuột, khả năng tăng thấm được đánh giá thông qua các thông số thấm (flux, hệ số thấm, và mức độ tăng thấm) Kết quả cho thấy sử dụng dẫn chất dodecyl của PABA làm tăng đáng kể lượng dược chất thấm qua da của diclofenac qua da [45]

Cùng với việc nghiên cứu bào chế ra hệ tiểu phân nano lipid, việc phối hợp vào hệ gel để ứng dụng vào đường dùng qua da có nhiều ưu điểm và đã được tiến hành trên nhiều nghiên cứu khảo sát

Souto E B và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá độ ổn định vật lý trước và sau khi phối hợp hệ tiểu phân nano lipid rắn và hệ tiểu phân có cấu trúc nano sử dụng lipid làm chất mang vào dạng bào chế hydrogel Sau khi tạo các hệ tiểu phân nano lipid rắn và hệ tiểu phân có cấu trúc nano sử dụng chất mang lipid, tiến hành phối hợp chúng vào hydrogel Hydrogel được bào chế qua các bước:

tá dược tạo gel (gôm xanthan, hydroxyethylcellulose 4000, Carbopol 934 và chitosan) được phân tán vào dung dịch glycerol 10%; tiếp đến các hệ tiểu phân nano trên được phối hợp vào và được đồng nhất ở tốc độ khoảng 1000 vòng/phút trong 5 phút để tạo thành gel chứa 5% tiểu phân nano lipid Các hệ gel tạo thành được bảo quản ở nhiệt độ phòng trong vòng 3 tháng Tiểu phân nano lipid được đánh giá các tính chất vật lý (kích thước, thế zeta, X-ray, tính chất lưu biến) trước và sau khi phối hợp vào gel Qua việc khảo sát tính lưu biến đã cho thấy tính chất vật lý của các tiểu phân nano trong pha phân tán lipid có ảnh hưởng đáng kể đến tính chất lưu biến của

Trang 34

hệ gel Tính chất vật lý của hệ tiểu phân nano lipid trong gel còn phụ thuộc vào tá dược tạo gel Hơn nữa, việc tăng nồng độ lipid rắn trong pha phân tán sẽ làm tăng tính đàn hồi của gel tạo thành [48]

Trong nghiên cứu của mình, Bhaskar K và cộng sự đã bào chế hệ tiểu phân nano lipid rắn và hệ tiểu phân nano sử dụng chất mang lipid chứa nitrendipin bằng phương pháp siêu âm kết hợp đồng nhất nóng, sau đó phối hợp vào gel Nhóm nghiên cứu đã đánh giá các tính chất của hệ nano sau khi bào chế và sau khi phối hợp vào gel (Carbopol 934, hydroxypropyl cellulose, gôm xanthan và chitosan) Nghiên cứu đã chỉ ra những ưu thế đem lại khi phối hợp vào hydrogel là độ nhớt phù hợp, hình thức đẹp, có độ ổn định hóa học cao, có tính bám dính cao Cụ thể, so với hệ tiểu phân nano ban đầu, sau khi phối hợp vào gel có kích thước sự tăng nhẹ (sử dụng chitosan kích thước tăng cao nhất, Carbopol 934 gần như kích thước không có sự thay đổi), PDI có xu hướng tăng, thế zeta giảm nhẹ (riêng chitosan cho thế zeta chuyển từ âm lên dương), sự kết tự tiểu phân không xảy ra, giải phóng chậm hơn [11]

Hiện nay, các hướng nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các dược chất sơ nước, các dạng bào chế gel phối hợp hệ tiểu phân nano lipid chứa dược chất thân nước chưa được nghiên cứu nhiều

Tại trường đại học Dược Hà Nội, trong những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu về hệ tiểu phân nano lipid rắn và ứng dụng vào dạng bào chế gel chứa các dược chất như vitamin A, vitamin E, vitamin K1, dexamethason acetat, betamethason dipropionat [3], [4], [5], [6], [7]

Từ những nội dung và nghiên cứu được trình bày trên đây, có thể nói hệ tiểu phân nano lipid đang được đưa vào ứng dụng ngày càng rộng với nhiều mục đích, hơn nữa việc phối hợp vào hệ gel cũng đem lại nhiều thuận lợi Bào chế dưới dạng gel chứa nano lipid diclofenac natri, sử dụng như một mô hình dược chất tan trong nước, với mong muốn có tác dụng mạnh và kéo dài để điều trị các bệnh viêm khớp

cũng là hướng nghiên cứu mới ở Việt Nam

Trang 35

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu, nguyên vật liệu, thiết bị

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Hệ tiểu phân nano lipid chứa diclofenac natri, gel chứa tiểu phân nano lipid

2.1.2 Nguyên vật liệu

Bảng 2.1 Các nguyên liệu sử dụng trong bào chế

chuẩn

3 Glyceryl palmitostearat

5 Glyceryl behenat

Trang 36

20 Methanol Trung Quốc TCCS

30 Chuột cống đực Khối lượng 250 – 280 g, do trại chăn

nuôi Học Viện Quân y cung cấp Bảng 2.2 Nguyên liệu, tá dược sử dụng trong kiểm nghiệm

2.1.3 Thiết bị sử dụng

+ Máy khuấy từ IKA RH basic 1 (Đức)

+ Máy siêu âm Sonics Vibra-Cell VCX-500 (Mỹ)

+ Cân phân tích Sartorius (Đức)

+ Máy ly tâm lạnh HERMLE Labortechnik GmbH – Z326k (Đức)

+ Máy thử giải phóng thuốc qua màng Hanson Research (Đức)

+ Ống siêu ly tâm Milipore®

UFC801008 Amicon® với màng cellulose Ultracel® 10 kích thước 10 000 Dalton

Trang 37

+ Máy đo thế zeta và xác định phân bố kích thước tiểu phân Zetasizer Nano ZS90 Malvern (Anh)

+ Hệ thống HPLC Agilent 1260 (Đức)

+ Bể siêu âm Wiseclean WUC – A06H (Hàn Quốc)

+ Máy đo pH Mettler toledo

+ Bể điều nhiệt

+ Các thiết bị khác (cốc có mỏ, pipet, bình định mức…)

2.2 Nội dung nghiên cứu

2.2.1 Xây dựng công thức bào chế hệ tiểu phân nano lipid rắn diclofenac natri

 Nghiên cứu ảnh hưởng của các thành phần công thức, quy trình đến đặc tính của hệ tiểu phân nano lipid rắn bào chế được Các thành phần công thức, quy trình được khảo sát gồm có:

+ Loại lipid

+ Tỉ lệ dược chất – lipid, dược chất - phospholipid

+ Loại, nồng độ chất diện hoạt

+ Thể tích pha ngoại

+ pH pha ngoại

+ Thời gian, cường độ siêu âm

 Xây dựng công thức hệ tiểu phân nano lipid rắn chứa diclofenac natri

Mỗi yếu tố khảo sát tìm được các thông số quá trình và công thức (loại, tỷ lệ

tá dược) tốt nhất để bào chế được hệ tiểu phân nano lipid rắn phù hợp với mục tiêu nghiên cứu Hệ tiểu phân nano lipid rắn bào chế sẽ được đánh giá các đặc tính sau:

+ Kích thước tiểu phân, chỉ số PDI

+ Định lượng dược chất có trong hệ tiểu phân nano lipid rắn (tỷ lệ tìm lại) + Hiệu suất mang dược chất của hệ tiểu phân nano lipid rắn

+ Lượng dược chất thấm qua da và khả năng lưu giữ dược chất trên da (áp dụng với các công thức tốt nhất)

2.2.2 Xây dựng công thức gel chứa tiểu phân nano lipid rắn diclofenac natri

Sơ bộ khảo sát ảnh hưởng và lựa chọn được thành phần cơ bản (loại, nồng độ

tá dược tạo gel, các chất tăng thấm) cho công thức gel chứa hệ tiểu phân nano lipid

Trang 38

rắn diclofenac natri, đánh giá gel về các chỉ tiêu: hình thức, thể chất, pH, khả năng giải phóng dược chất qua màng Đối với công thức gel tốt nhất, đánh giá thêm lượng dược chất thấm qua da và khả năng lưu giữ trên da so với chế phẩm có trên thị trường

2.2.3 Đánh giá tác dụng chống viêm của hệ gel chứa tiểu phân nano lipid rắn diclofenac natri

Đối với công thức gel tốt nhất đánh giá khả năng chống viêm, so sánh với chế phẩm có trên thị trường

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Sơ bộ đánh giá khả năng tan của diclofenac natri, lipid và phospholipid trong các dung môi hữu cơ

Chuẩn bị các ống nghiệm chứa khoảng 250 mg dược chất, 0,3 g phospholipid (P90G), 1,5 g lipid khảo sát và một thể tích (4 ml) các dung môi (methanol, ethanol, dicloromethan, hỗn hợp tỉ lệ 6:2 methanol – dicloromethan) Tiến hành lắc xoáy (votex) và đun nóng nhẹ hỗn hợp trên (khoảng 50oC), quan sát độ đồng nhất của các ống nghiệm Để yên về nhiệt độ phòng khoảng 3 – 5 phút, quan sát hiện tượng Kết quả thí nghiệm này nhằm mục đích làm cơ sở cho việc bào chế tạo hệ tiểu phân nano lipid và phá vỡ cấu trúc hệ tạo thành trong phép định lượng dược chất toàn phần Các lipid và hỗn hợp dung môi hòa tan tạo dung dịch đồng nhất được lựa chọn làm lipid và dung môi trong bào chế Dung môi hòa tan đồng thời các thành phần trong hệ sẽ được lựa chọn làm dung môi để phá vỡ hệ trong phép định lượng dược chất toàn phần

2.3.2 Phương pháp bào chế hệ tiểu phân nano lipid rắn diclofenac natri

Qua tham khảo các nghiên cứu của Liu D và cộng sự (phương pháp nhũ hóa bốc hơi dung môi) [25], [26], [27], nghiên cứu của Aukunuru J (phương pháp đồng nhất nóng sử dụng lực siêu âm) [8], hệ tiểu phân nano lipid rắn chứa diclofenac natri được khảo sát qua hai phương pháp bào chế sau:

2.3.2.1 Phương pháp nhũ hóa, bốc hơi dung môi

Hệ tiểu phân nano lipid rắn chứa diclofenac natri được bào chế bằng phương pháp nhũ hóa, bốc hơi dung môi được thể hiện ở sơ đồ hình 2.1

Trang 39

Hình 2.1 Sơ đồ bào chế hệ tiểu phân nano lipid rắn diclofenac natri bằng

phương pháp bốc hơi dung môi

+ Bốc hơi dung môi: hệ được khuấy từ trong khoảng 4 tiếng để dung môi bay hơi, hình thành các tiểu phân nano lipid rắn

2.3.2.2 Phương pháp đồng nhất nóng sử dụng lực siêu âm

Hệ tiểu phân nano lipid rắn chứa diclofenac natri được bào chế bằng phương pháp đồng nhất nóng, sử dụng lực siêu âm được thể hiện ở sơ đồ hình 2.2

Trang 40

Hình 2.2 Sơ đồ bào chế hệ tiểu phân nano lipid rắn diclofenac natri bằng

phương pháp đồng nhất nóng sử dụng lực siêu âm

+ Chuẩn bị pha nước: 50 ml dung dịch chất diện hoạt (nồng độ thích hợp) được đưa lên cùng nhiệt độ với nhiệt độ pha dầu

+ Nhũ hóa 2 pha: pha dầu được nhỏ từ từ vào pha nước dưới tác dụng của khuấy từ và lực siêu âm liên tục với cường độ 200 walt để thu được nhũ tương dầu trong nước Nhiệt độ trong quá trình nhũ hóa được duy trì ở nhiệt độ 70 -800C Bổ sung thêm lượng pha ngoại đã được đun nóng ở cùng nhiệt độ để duy trì vừa đủ 50

ml hệ Kết thúc quá trình nhũ hóa, hệ được tiếp tục khuấy từ đến nhiệt độ phòng để hóa rắn các tiểu phân nano lipid

Ngày đăng: 28/12/2015, 14:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Vũ Thu Huyền (2014), Nghiên cứu bào chế hydrogel chứa tiểu phân nano lipid dexamethason acetat, Trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu bào chế hydrogel chứa tiểu phân nano lipid dexamethason acetat
Tác giả: Vũ Thu Huyền
Năm: 2014
4. Nguyễn Phương Lan (2015), Nghiên cứu bào chế hydrogel chứa các hệ nano betamethason dipropionat, Trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu bào chế hydrogel chứa các hệ nano betamethason dipropionat
Tác giả: Nguyễn Phương Lan
Năm: 2015
5. Nguyễn Thị Phượng (2013), Nghiên cứu bào chế gel chứa tiểu phân nano lipid vitamin E, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu bào chế gel chứa tiểu phân nano lipid vitamin E
Tác giả: Nguyễn Thị Phượng
Năm: 2013
6. Lê Thị Thắm (2010), Nghiên cứu bào chế gel chứa tiểu phân nano vitamin A, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu bào chế gel chứa tiểu phân nano vitamin A
Tác giả: Lê Thị Thắm
Năm: 2010
8. Aukunuru J., et al. (2010), "Systemic delivery of diclofenac sodium after topical application of gel incorporated with drug-loaded solid lipid nanoparticles (SLN)", Asian journal of pharmaceutical research and health care, 2(2), pp. 177-187 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Systemic delivery of diclofenac sodium after topical application of gel incorporated with drug-loaded solid lipid nanoparticles (SLN)
Tác giả: Aukunuru J., et al
Năm: 2010
9. Beck R., et al. (2011), Nanocosmetics and Nanomedicines: new approaches for skin design, Springer, pp. 69-122 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nanocosmetics and Nanomedicines: new approaches for skin design
Tác giả: Beck R., et al
Năm: 2011
10. Bhalekar M. R., et al. (2009), "Preparation and evaluation of miconazole nitrate-loaded solid lipid nanoparticles for topical delivery", AAPS PharmSciTech, 10(1), pp. 289-296 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Preparation and evaluation of miconazole nitrate-loaded solid lipid nanoparticles for topical delivery
Tác giả: Bhalekar M. R., et al
Năm: 2009
12. Boonme P., et al. (2013), "Influence of lipids on the properties of solid lipid nanoparticles from microemulsion technique", European Journal of Lipid Science and Technology, 115(7), pp. 820-824 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Influence of lipids on the properties of solid lipid nanoparticles from microemulsion technique
Tác giả: Boonme P., et al
Năm: 2013
13. Das S., et al. (2012), "Are nanostructured lipid carriers (NLCs) better than solid lipid nanoparticles (SLNs): Development, characterizations and comparative evaluations of clotrimazole-loaded SLNs and NLCs?", European Journal of Pharmaceutical Sciences, 47, pp. 139-151 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Are nanostructured lipid carriers (NLCs) better than solid lipid nanoparticles (SLNs): Development, characterizations and comparative evaluations of clotrimazole-loaded SLNs and NLCs
Tác giả: Das S., et al
Năm: 2012
14. Das S., et al. (2011), "Formulation design, preparation and physicochemical characterizations of solid lipid nanoparticles containing a hydrophobic drug:effects of process variables", Colloids and Surfaces B: Biointerfaces, 88(1), pp. 483-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Formulation design, preparation and physicochemical characterizations of solid lipid nanoparticles containing a hydrophobic drug: effects of process variables
Tác giả: Das S., et al
Năm: 2011
15. Ekambaram P., et al. (2012), "Solid lipid nanoparticles: a review", Sci. Revs. Chem. Commun, 2(1), pp. 80-102 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Solid lipid nanoparticles: a review
Tác giả: Ekambaram P., et al
Năm: 2012
16. Garud A., et al. (2012), "Solid Lipid Nanoparticles (SLN): Method, characterization and applications", International Current Pharmaceutical Journal, 1(11), pp. 384-393 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Solid Lipid Nanoparticles (SLN): Method, characterization and applications
Tác giả: Garud A., et al
Năm: 2012
17. Gaur P. K., et al. (2013), "Solid lipid nanoparticles of guggul lipid as drug carrier for transdermal drug delivery", BioMed research international, 2013, pp. 1-10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Solid lipid nanoparticles of guggul lipid as drug carrier for transdermal drug delivery
Tác giả: Gaur P. K., et al
Năm: 2013
18. Ghadiri M., et al. (2011), "Paromomycin loaded solid lipid nanoparticles: Characterization of production parameters", Biotechnology and Bioprocess Engineering, 16(3), pp. 617-623 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Paromomycin loaded solid lipid nanoparticles: Characterization of production parameters
Tác giả: Ghadiri M., et al
Năm: 2011
19. Jenning V., et al. (2000), "Comparison of wax and glyceride solid lipid nanoparticles (SLN®)", International Journal of Pharmaceutics 196, pp.219–222 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Comparison of wax and glyceride solid lipid nanoparticles (SLN®)
Tác giả: Jenning V., et al
Năm: 2000
21. Khalil R. M., et al. (2013), "Influence of formulation parameters on the physicochemical properties of meloxicam-loaded solid lipid nanoparticles", Egyptian Pharmaceutical Journal, 12(1), pp. 63-72 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Influence of formulation parameters on the physicochemical properties of meloxicam-loaded solid lipid nanoparticles
Tác giả: Khalil R. M., et al
Năm: 2013
22. Khazi I. M., et al. (2011), "Solid Lipid Nanoparticles: methods of preparation", Indian Journal of Novel Drug delivery, 3(3), pp. 170-175 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Solid Lipid Nanoparticles: methods of preparation
Tác giả: Khazi I. M., et al
Năm: 2011
23. Khurana S., et al. (2013), "Preparation and evaluation of solid lipid nanoparticles based nanogel for dermal delivery of meloxicam", Chemistry and physics of lipids, 175-176, pp. 65-72 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Preparation and evaluation of solid lipid nanoparticles based nanogel for dermal delivery of meloxicam
Tác giả: Khurana S., et al
Năm: 2013
24. Kotikalapudi L. S., et al. (2012), "Formulation and invitro characterization of domperidone loaded solid lipid nanoparticles", Int J Pharm Biomed Res, 3(1), pp. 22-29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Formulation and invitro characterization of domperidone loaded solid lipid nanoparticles
Tác giả: Kotikalapudi L. S., et al
Năm: 2012
25. Liu D., et al. (2010), "Solid lipid nanoparticles for transdermal delivery of diclofenac sodium: preparation, characterization and in vitro studies", Journal of Microencapsulation, 27(8), pp. 726-734 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Solid lipid nanoparticles for transdermal delivery of diclofenac sodium: preparation, characterization and in vitro studies
Tác giả: Liu D., et al
Năm: 2010

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w