1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu bào chế chè tan đảng sâm

41 688 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 1,61 MB

Nội dung

[22] - Dịch chiết đảng sâm có tác dụng tăng lực, tăng khả năng bồi bổ của chuột thí nghiệm.[15] - Một số nghiên cứu trên đảng sâm Trung Quốc Codonopsis pilosula, Codonopsis tangshen cho

Trang 1

BỌ Y TE TRƯỜNG ĐẠI HỌC • • Dược HÀ NỘI

NGHIÊN CỨU BÀO CHÊ CHÈ TAN

(KHOÁ luận tốt nghiệp dược sĩ KHOÁ 1997-2002)

Người hướng dẫn : TS VÕ XUÂN MINH

ThS HOÀNG MINH CHUNG

Nơi thực hiện : Bộ môn Bào chế

Bộ môn Dược học cổ truyền Viện Y học cổ truyền Việt Nam

Thời gian thực hiện: 05/03 - 22/05/

Trang 2

LỜI CẢM ƠN!

Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ƠỈ 1 sâu sắc tới:

TS Võ Xuân M inh.

ThS H oàng M inh Chung.

đã trực tiếp hướng dẫn, động viên và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.

Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và quý bắu của toàn thể các thầy cô giắo trong Bộ môn Bào chế, Bộ môn Dược học cổ truyền, Viện Yhọc cổ truyền Việt Nam, cùng các phòng ban: Phòng khoa học, Phòng giáo tài, thư viện Đại học Dược Hà Nội cũng như gia đình và bạn bề đã giúp đõ.; tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện khoá luận này.

Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 2002.

Sinh viên Nguyễn Tiến Trung

Trang 3

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN Đ Ề

PHẦN 1- TỔNG QUAN 1

1.1 Đảng sâm 1

1.1 ỉ Tên khoa học 1

1.1.2.Mô tả ! 1

1.1.3.Phân bố, sinh thắi 1

1.1.4 Thầnh phẩn hoắhọc 2

1.1.5 Tắc dụng 2

1.2 Chè tan 4

1.2.1 Khái niệm: 4

L2.2 K ỹ thuật bào chế: 4

1.2.3 Tiêu chuẩn chất lượng 8

PHẦN 2- THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 10

2.1 Nguyên liệu, thiết bị- dụng cụ và phương pháp nghiên cứu 10

2, ỉ 1 Nguyên liệu 10

2.1.2 Thiết bị - dụng cụ 10

2.1.3 Phương phấp nghiên cứu 11

2.2 Thực nghiệm và kết quả 15

2.2.1 Chế biến rễ Đảng sấm 15

2.2.2 Khảo sất một số chỉ tiêu chất hrợng củã đảng sâm chế 15

2.2.3 Bào chế dịch phun sấy: 18

2.2.4 Xây dựng công thức phun sấy: 22

2.2.5 Xác định điều kiện phun sấy 25

2.2.6 Xây dựng phươngphầp bào chế 27

2.2.7 Đ ề xuất m ột số chỉ tiêu chất lượng 30

PHẦN 3- KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUÂT 33

3.1 Kết luận 33

3.2.Đê xu ấ t 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO 3 5

Trang 4

CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT

DHCT : Dược học cổ truyền

DĐVN: Dược Điển Việt Nam

ĐHDHN : Đại học Dược Hà nội

GMP: Thực hành tốt sản xuất thuốc (good

manufaturing practices of drugs) SKLM: Sắc ký lớp mỏng

TBBT: Tinh bột biến tính

Trang 5

ĐẶT VẤN ĐỂ.

Nhà nước và Bộ y tế đang khuyên khích phát triển và đưa Dược học cổ truyền vào chữa bệnh, DHCT ngày càng có vị trí quan trọng trong công tác chăm sóc sức khoẻ con người Để hiện đại hoá DHCT nhằm tiện sử dụng và tăng cường hiệu quả trong điều trị, việc nghiên cứu những dạng bào chế mới

từ thuốc cổ truyền là vô cùng cần thiết

Đảng sâm có tác dụng kiện tỳ vị, ích khí, bổ phế, lợi tiểu đã được sửdụng từ lâu để chữa các chúng hư như: suy nhược cơ thể, mệt mỏi, thiếu máu,thiểu năng hô hấp, khí phế hư, tiểu tiện khó sử dụng dưới dạng thuốc thang, thuốc bột, viên hoàn Nhưng cánh dùng chưa tiện lợi Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “ NGHIÊN cứ u BÀO CHẾ CHÈ TAN ĐẢNG SÂM” với mục tiêu đưa ra dạng thuốc mới, tiện dùng, góp phần hiện hiện đại hoá DHCT Để thực hiện mục tiêu đó đề tài có những nội dung chính như sau:

- Tiêu chuẩn hoá nguyên liệu đảng sâm sau chế biến.

- Nghiên cứu bào chế chè tan đảng sâm.

- Tiêu chuẩn hoá chè tan đảng sâm.

Trang 6

1.1.2 Mô tả.

Đảng sâm là cây cỏ sống nhiều năm, thân mọc bò hay leo, phân nhánh nhiều Rễ hình trụ có khi phân nhánh, đường kính 0,5-2cm, dài 6-15cm, đầu trên phát triển to, có nhiều sẹo ở thân Mặt ngoài màu vàng nâu nhạt, trên có những rãnh dọc và ngang, chia rễ thành những đường lồi lỏm có thể chất chắc, dai, khó bẻ, đây là bộ phận dùng của cây

Lá mọc đối, hình tim ở gốc, nhọn ỏ đầu, mép nguyên lượn sóng hoặc hơi khía răng, mặt trên màu lục nhạt, mặt dưới màu trắng sáng nhẵn hoặc có lông rải rác

Hoa mọc riêng rẽ ở kẽ lá, có cuống dài 2-6cm, hình chuông, màu vàng ngà hoặc có vân tím

Quả nang 5 cạnh, khi chín màu tím, nhiều hạt nhỏ.[10,13,16,22]

1.1.3 Phân bố, sinh thái.

- Trên thế giới, chi Codonopsis có 44 loài, Châu Á có khoảng 22 loài, Trung Quốc có 6-7 loài, Đông Dương có 3 loài, trong đó có loài Codonopsis Javanica Blume được dùng làm thuốc với tên Đảng sâm Loài CodonopsisJavanica Blume còn phân bố ở Ấn Độ, Miến Điện, Trung Quốc, Thái Lan,Lào ở Việt Nam trong thời kỳ 1961-1985, Viện Dược Liệu đã phát hiện loài Đảng sâm này ở 14 tỉnh miền núi phía Bắc, còn ở phía Nam chỉ có ở khu vực

Trang 7

Tây Nguyên, vùng phân bố tập trung nhất của cây bao gồm các tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Gia Lai, Kom Tum, Lạng Sơn, Quảng Nam, Đà Nẵng, Lâm Đồng

- Đảng sâm được coi là loại cây á nhiệt đới Các vùng phân bố tập trung của cây hầu hết thuộc vùng núi cao, có khí hậu ẩm mát Đảng sâm thường mọc trên các vùng nương rẫy đã bỏ hoang lâu ngày có cỏ tranh, đất còn tương đối màu mỡ và ẩm, hoặc ven rừng, trong các thung lũng [10,13,16,22]

1.1.4 Thành phần hoá học.

Theo một số tài liệu đã công bố, trong rễ đảng sâm Việt Nam có đường, chất béo.[9,10,13,16,22] Gần đây một số nghiên cứu sơ bộ thấy có thêm saponin, acid amin [15], ngoài ra còn có vết alcaloid, tinh dầu [9,13,16]

Đảng sâm Trung Quốc: Codonopsis Pilosula Nannf Campanulaceae và Codonopsis tangshen Olive Campanulaceae có saponin, đường, chất béo [16], glycosid là tangshenoid I, secquitecpenoid lacton, alcaloid [23]

1.1.5 Tác dụng.

a Theo dược học cổ truyền : Đảng sâm có vị ngọt, tính bình (hơi ôn), quy

kinh: phế, tỳ, có công năng, chủ trị như sau:

- Bổ tỳ vị, sinh tân dịch: Dùng trong các trường hợp kém ăn, kém ngủ,

cơ thể mệt mỏi, suy nhược, miệng khát Dùng tốt trong các trường hợp trung khí bị hư yếu, gây nên các hiện tượng sa giáng như: sa dạ dày, sa ruột, tử cung, trĩ, lòi đom có thể phối hợp vói các thuốc khác như: bạch truật, trần bì, hoàng kỳ, thăng ma, sài hồ

- ích k h í bổ phế: dùng trong bệnh ho, khí phế hư nhược, hơi thở ngắn,

xuyển tức

- Lợi niệu: dùng trong bệnh phù do thận, viêm thượng thận, đặc biệt

trong trường hợp nước tiểu có albumin, có thể phối hợp với sa tiền tử, bạch mao căn

Trang 8

Liều lượng, cách dùng: mỗi ngày có thể dùng 6-12g cho đến 20-40g dạng thuốc sắc, hãm hoặc viên hoàn, bột, rượu thuốc Uống liền 7-14 ngày Thường phối hợp với các vị thuốc khác.[9,10,11,13,16,22]

b Tác dụng dược lý.

Một số nghiên cứu gần đây về tác dụng dược lý của đảng sâm cho thấy:

- Đảng sâm có tác dụng gây phát triển nội mạc tử cung kiểu progesteron

mức độ nhẹ (trên thỏ nhỏ), gây tăng trương lực cổ tử cung, tiết sữa ở súc

vật mẹ cho con bú và đồng thời có tác dụng chống viêm [10,22]

- Khi nghiên cứu tác dụng của đảng sâm trên các tương bào chứa IgG và các dưỡng bào của chuột nhắt được tiêm hydrocortison, các tác giả đã nhận thấy: Các tương bào chứa IgG trong lớp mỏng của ruột non giảm ở chuột nhắt được tiêm hydrocortison và dùng dịch chiết đảng sâm Điều này có thể do đảng sâm đã làm tăng chức năng của tuỷ xương sản sinh các tế bào có hoạt tính miễn dịch và các dưỡng bào, vì thế có tác dụng

điều hoà và làm giảm hội chứng suy giảm miễn dịch ở chuột với một

mức độ nhất định [10,22]

- Đảng sâm còn có tác dụng bổ toàn thân và kích thích miễn dịch [22]

- Dịch chiết đảng sâm có tác dụng tăng lực, tăng khả năng bồi bổ của chuột thí nghiệm.[15]

- Một số nghiên cứu trên đảng sâm Trung Quốc (Codonopsis pilosula, Codonopsis tangshen) cho thấy:

+ Nước sắc đảng sâm có tác dụng làm tăng số lượng hồng cầu, giảm

số lượng bạch cầu: các tác giả đều cho rằng trong đảng sâm có một hoặc hai chất có ảnh hưởng tới huyết cầu [16,22]

+ Hạ huyết áp: các tác giả cho rằng hiện tượng hạ huyết áp là do giãn mạch ngoại vi, không liên quan đến thành phần đường trong đảng sâm Đảng sâm còn có tác dụng ức chế hiện tượng cao huyết áp do adrenalin gây ra.[16,22]

Trang 9

+ Khi dùng phối hợp đảng sâm và một số dược liệu khác, thấy có tác dụng điều trị đối với bệnh nhân bị chảy máu cấp đường tiêu hoá [21] và

có tác dụng chống lão hoá thực nghiệm [20]

+ Dịch chiết đảng sâm có tác dụng giảm tiết pepsin, acid dịch vị ở

động vật gây loét dạ dày thực nghiệm [24]

1.2 Chè tan

1.2.1 Khái niệm:

Chè tan là một dạng thuốc rắn, thường sử dụng dịch chiết dược liệu và các tá dược phù hợp, bào chế bằng kỹ thuật thích hợp để tạo thành các tiểu phân rắn, hoà tan được trong nước, dùng để uống.[5,6]

1.2.2 Kỹ thuật bào chế:

1.2.2.1 Cấc k ỹ thuật sử dụng trong bào chế chề tan:

a K ỹ thuật xắt hạt: Chè tan nhiều khi được gọi là cốm tan, được bào chế

như sau:

Dược liệu được chiết xuất bằng dung môi thích hợp, cô đến thể tích nhất định (thường dùng cao mềm), thêm các tá dược phù hợp để tạo thành khối dẻo, xát hạt qua cỡ rây thích hợp (l-2mm), sấy khô ở nhiệt độ 40-70°C, sửa hạt, kiểm nghiệm bán thành phẩm và đóng gói

b K ỹ thuật phun sấỵ: Nguyên tắc của kỹ thuật là chất lỏng được phun thành

hạt mịn vào buồng sấy có không khí nóng (nhiệt độ trong buồng sấy có thể lên đến 200°C), dung môi bay hơi để lại cắn khô dưới dạng bột mịn Nhờ vậy thời gian sấy khô rất nhanh (chỉ vài giây), tạo ra sản phẩm có màu sáng, hình dạng và kích thước đồng đều, dễ tan trong nước

Thiết bị phun sấy có cấu tạo khắ phức tạp (Hìnhl), bao gồm các bộ phận chính sau:

Trang 10

- Bộ phận phân chia chất lỏng: Để tạo thành các hạt bụi chất lỏng có hình dạng và kích cỡ nhất định Có nhiều kiểu phân chia chất lỏng như:

+ Phân chia bằng đĩa quay: Chất lỏng được cung cấp lên mặt đĩa,

đĩa sẽ quay vòng với tốc độ cao, làm cho chất lỏng trãi rộng dần

ra, khi đến bộ phận hình bán cầu đảo ngược, chất lỏng trãi ra rất mỏng và phân tán ra mép ngoài cùng để tạo ra những hạt bụi chất lỏng (Hình 2) Bộ phận này cho những hạt bụi chất lỏng đồng đều

và có thể phân chia nhiều loại chất lỏng khác nhau.[18, 19]

+ Phân chia bằng kim phun: Được sử dụng rất phổ biến trong các

thiết bị phun sấy, bụi chất lỏng được tạo ra nhờ áp suất phun và kích cỡ của nó do đầu phun quy định [18]

- Khoang làm khô: là một khu vực có diện lớn chứa không khí nóng

và đảm bảo nhiệt độ nhờ sự luân chuyển liên tục, có hình dạng sao cho đảm bảo sự lưu thông tốt không khí và thuận lợi cho sự di chuyển của các tiểu phân rắn sau khi được làm khô, mặt khác khoang làm khô có hình dạng để các tiểu phân rắn được phân tách khỏi nhau nhờ lực li tâm [18]

- Phía dưới của khoang làm khô thường nối với một bộ phận trung gian, được chia làm hai nhánh, một nối với bình thu hứng sản phẩm,

Trang 11

nhánh còn lại nối với ống thoát khí, thường có hướng ngược lên phía trên

để tránh sản phẩm bị thổi ra ngoài.[18]

Mỗi một loại chất lỏng, tuỳ theo hàm lượng chất khô và bản chất của các chất đó mà có những thông số phun sấy phù hợp khác nhau Vì vậy trước khi điều chỉnh tốc độ tiếp dịch, chúng ta cần cài đặt các thông số như: Nhiệt độ khí thổi vào, tốc độ thổi gió, áp suất phun (phân chia bằng kim phun) hoặc tốc độ quay vòng (phân chia bằng đĩa quay)

Dùng thiết bị phun sấy để bào chế chề tan có nhiều ưu điểm: [18,19]

- Chất lỏng được phân chia tới kích thước nhỏ, nên có bề mặt tiếp xúc lớn với không khí nóng và đảm bảo nhiệt độ nhờ không khí nóng liên tục được thay thế Vì vậy quá trình làm khô rất nhanh nên các hạt bụi chất lỏng khô mà không cần nhiệt độ cao, nhờ vậy sản phẩm khô vẫn giữ được một số đặc tính của chất lỏng, cũng như các hoạt chất ban đầu

- Sản phẩm phun sấy rất dễ nhận ra, chúng có dạng hình cầu và khá đồng đều Nếu quan sát bằng kính lúp có thể nhận thấy các hạt hình cầu

có lổ hổng nhỏ ở phía trong, nên rất dễ hoà tan

- Thiết bị phun sấy cho sản phẩm chảy tự do, quá trình phun sấy không cần thao tác thủ công nên thuận lợi cho sản xuất công nghiệp và thực hiện GMP

Tuy nhiên sử dụng thiết bị phun sấy cũng có một số hạn chế: [18,19]

- Thiết bị đắt tiền, cồng kềnh với nhiều thông số phụ thuộc như tốc độ gió, nhiệt độ khí thổi vào, tốc độ tiếp dịch, áp suất phun hoặc tốc độ quay vòng Do đó chiếm nhiều diện tích lắp đặt và vận hành phức tạp vì khó chọn các thông số phù hợp

- Thiết bị phun sấy hiệu quả sử dụng nhiệt thấp, do không khí nóng được thay đổi liên tục để đảm bảo nhiệt độ cho buồng làm khô

- Sản phẩm phun sấy dễ hút ẩm, nếu đóng gói không tốt sẽ khó bảo

quản ở điều kiện khí hậu nước ta [5]

Trang 12

K ỹ thuật phun sấy có phạm vi ứng dụng khá rộng:

- Thường để bào chế các chè tan, bột tan (như chè sâm Triều Tiên)

hoặc phun sấy để thu được các vi nang dùng đóng vào nang hay dập viên nhằm kéo dài tác dụng của thuốc Ngoài ra còn áp dụng để điều chế các tá dược có độ trơn chảy tốt như tinh bột biến tính [14]

- Kỹ thuật phun sấy có thể vận dụng để lọc vô khuẩn không khí, để làm khô các sản phẩm như: huyết thanh, dịch đạm thuỷ phân Một

số thiết bị phun sấy còn sử dụng một khí trơ để hạn chế tối thiểu sự oxi hoá của sản phẩm [18,19]

- Kỹ thuật phun sấy hiện được áp dụng rộng rãi trong công nghệ thực phẩm, hương liệu với các sản phẩm như: sữa bột, cà phê tan [18]

1.2.2.2 K ỹ thuật chiết xuất dược liệu để tạo dịch phun sấy [ 1 ]

a Cắc phương pháp hoầ tan chiết suất:

- Phương pháp sắc: Đun sôi dược liệu và dung môi trong một khoảng thời

gian qui định, sau đó gạn lấy dịch chiết Thời gian sắc thường 30 phút đến hàng giờ

Phương pháp thường dùng để chiết xuất các dược liệu rắn như: vỏ, gỗ, rễ, hạt và có các hoạt chất không bị phân huỷ ở nhiệt độ cao

- Phươngphắp ngâm nhỏ giọt: là phương pháp chiết xuất hoạt chất bằng cách

cho dung môi chảy rất chậm qua khối dược liệu đựng trong một dụng cụ đặc biệt gọi là bình ngấm kiệt, trong qúa trình chiết xuất không tiến hành khuấy trộn

Nguyên tắc của phương pháp dựa trên cơ sở lý luận: Luôn tạo ra sự chênh lệch nồng độ hoạt chất cao, vì vậy dược liệu luôn tiễp xúc với dung môi m ới,

do đó có thể chiết kiệt hoạt chất

b M ột số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết suất.

Vì dịch chiết đảng sâm là nguyên liệu trung gian để bào chế chè tan, nên các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết xuất sẽ ảnh hưởng đến sản phẩm

Trang 13

- Độ mịn của dược liệu.

Các dược liệu chia nhỏ sẽ thấm dung môi nhanh hơn vì tăng diện tích tiếp xúc giữa dược liệu và dung môi

Tuỳ theo thành phần hoá học, cấu trúc của dược liệu, dung môi và phương

pháp chiết xuất, người ta phân chia dược liệu ở những mức độ khác nhau.

Nếu chiết xuất bằng phương pháp ngấm kiệt tránh chia dược liệu quá mịn

sẽ gây tắc dụng cụ, còn chia quá thô sẽ không chiết hết hoạt chất, do đó người

ta thường chia dược liệu thành bột nửa thô (qua rây 710/250)

- Tỷ lệ dược liệu và dung môi.

Chất lượng của dược chiết phụ thuộc vào tỷ lệ dược liệu và dung môi, vì nếu dùng ít dung môi có thể không chiết hết được hoạt chất, nhưng nếu dùng nhiều dung môi, lượng hoạt chất trong dịch chiết không tăng mà tạp chất gia tăng Vì vậy người ta cần nghiên cứu tỷ lệ dược liệu và dung môi thích hợp.Điều chế cồn thuốc: lượng dịch chiết thu được phải gấp 5 lần lượng dược liệu nếu là dược liệu thường và gấp 10 lần nếu là dược liệu độc

- Thời gian chiết xuất:

Các hoạt chất trong dược liệu thường có trọng lượng phân tử nhỏ hơn tạp chất, nên quá trình khuyếch tán nhanh chóng đạt đến cân bằng Nếu kéo dài thời gian chiết xuất thì tỷ lệ hoạt chất trong dịch chiết không tăng nhưng tạp chất sẽ khuy ếch tán vào dịch chiết Vì vậy thời gian chiết xuất ảnh hưởng tới chất lượng dịch chiết và hiệu suất chiết

Thời gian chiết xuất phụ thuộc vào dược liệu, dung môi, nhiệt độ và phương pháp chiết xuất

1.2.3 Tiêu chuẩn chất lượng [5,6]: ơ iè tan có tiêu chuẩn chất lượng phụ

thuộc vào dược liệu sử dụng và kỹ thuật bào chế, nên các tài liệu chuyên môn chưa quy định cụ thể, nhưng khi nghiên cứa tiêu chuẩn hoá một chế phẩm chè tan người ta thường dựa vào các tiêu chí sau:

- Hình thức: Hình dạng, thể chất

Trang 14

- Cảm quan: Màu sắc, mùi vị.

- Độ tan: Cần bao nhiêu phần nước nguội để hòa tan một phần chè

- Hàm ẩm: Phần trăm khối lượng mất do làm khô

- Định tính, định lượng: Theo chuyên luận riêng

Trang 15

PHẦN 2- THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ

2.1 Nguyên liệu, thiết bị- dụng cụ và phương pháp nghiên cứu *

2.1.1 Nguyên liệu.

• Dược liệu:

Tên nguyên liệu Tên khoa học Nguồn gốc Đạt tiêu chuẩn

Rễ Đảng sâm Radix Campanumoeae Sapa-Lào cai DĐVNII,tập3(122)

Rễ cam thảo Radix Glycyrrhizae Trung Quốc DĐVNI, tập3

• Hoắ chất:

- Các hoá chất và thuốc thử đạt tiêu chuẩn phân tích (DĐVNII, tập 3)

Methanol (Viện hoá học công nghiệp)

- Các nguyên liệu đạt tiêu chẩn dược dụng

Tinh bột biến tính AerosilR 200 (Pháp)

Lactose(Mỹ) Magnesi stearat

Saccarose(Việt Nam) Natri benzoat

Glucose(Việt Nam) Ethanol 96° (Viện công nghệ hoá học)

2.1.2 Thiết bị - dụng cụ.

- Máy phun sấy mini Lab plant SD05 (Anh)

- Máy đo pH Mettler Tobdo MP200 (Thụy sĩ)

Trang 16

- Cân phân tích Sartorius BP121S (Đức)

- Cân xác định độ ẩm Sartorius MA30 (Đức)

- Máy cất quay BUCHI ( Thụý Sỹ)

2.1.3 Phương pháp nghiên cứu.

2.1.3.1 Phương pháp chế biến thuốc cổ truyền.

Đảng sâm được chế tạo theo phương pháp chưng [7,15]:

Rửa sạch rễ Đảng sâm, bổ nhỏ những củ to, ủ nước trong 6 giờ với tỷ lệ Đảng sâm/ nước là 5/6 cho mềm Sau đó đem chưng trong 2 giờ rồi thái lát dày l-2mm, dài 3-5cm, sấy khô ở nhiệt độ 60-65°C Tẩm nốt nước Đảng sâm chưng nếu còn, sấy khô tiếp ở 60-65°C

2.1.3.2 Phương pháp định tính.

Định tính các nhóm hoạt chất saponin, acid amin

ã Định tính saponin[3Ậ]:

- Quan sất hiện tượng tạo bọt: Đun cách thuỷ 3g bột đảng sâm chế với

15ml alcol ethylic, lọc vào ống nghiệm, cô gần cạn, thêm nước vừa đủ 10ml, lắc mạnh trong 2 phút, thấy xuất hiện cột bọt bền trong 15 phút Phản ứng dương tính

- Định tính bằng phản ứng mầư Cân 10g bột đảng sâm chế, đun cách thuỷ

với 100ml alcol ethylic70°C, lọc, cô cách thuỷ còn khoảng 10ml, lấy dịch này

để định tính:

+ Phản ứng Liebermann Burchard : lấy 10ml dịch chiết, cho vào ống

nghiệm, bốc hơi tới cắn, hoà tan bằng lml Chloroform, cho vào hỗn hợp thuốc thử mới pha đã để lạnh ở 0°c ( Gồm lml alhydrid acetic, lml Chloroform, lgiọt acid H2S04 đặc), thấy dung dịch xuất hiện màu hồng Phản ứng dương tính

+ Phản ứng Salkowski: Lấy lml dịch chiết cho vào ống nghiệm, bốc hơi tới

cắn, thêm lml Chloroform, lắc cho tan, thêm lml acid H2S04 đặc thấy dung dịch xuất hiện màu đỏ Phản ứng dương tính

Trang 17

+ Phản ứng Rosenthaỉer: Lấy 2ml dịch chiết cho vào ống nghiệm, thêm 2

giọt dung dịch vanilinl% trong ethanol, thêm 1 giọt acid H2S04 đặc, lắc đều , thấy dung dịch màu xanh lục.Phản ứng dương tính

- Phương pháp sắc k ý lớp mỏng: Theo phụ lục 4.1- DĐVN II, tập3-1994

2.1.3.3 Phương phấp định lượng.

Xác định hàm lượng acid amin tự do có trong chế phẩm theo nguyên tắc ghi trong 52TCN 182-88

- Dựa vào cơ chế\ Phân tử acid amin có hai nhóm chức là amin (-NH2) và

carboxyl (-COOH), nên trong nước thì trung tính Khi gặp íormaldehyd (trung tính) thì oxygen của formaldehyd sẽ tham gia phản ứng với hydro của nhóm amin để tạo thành metyl- aminoacid Như vậy íormaldehyd đã trung hoà tính kiềm của nhóm amin, nên ta chuẩn độ nhóm carboxyl bằng kiềm mạnh:

Trang 18

- Cách thử Lấy đúng 5g chế phẩm cho vào cốc dung tích 50ml, thêm 30ml

nước, lắc đều, dùng pH mét điều chỉnh dung dịch thử bằng dung dịch NaOH 0,1N hoặc HC1 0,1N đến pH 6,8 Thêm 5ml íormaldehyd vừa trung tính ( bằng NaOH 0,1N đến pH 8,9 ), dùng pH mét chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,1N đến pH 9,24 Hàm lượng nitơ amin tính theo lượng NaOH 0,1N đã sử dụng

- Công thức tính' Hàm lượng acid amin tự do tính theo nitơ amin lml dung

dịch NaOH 0,1N tương ứng với 0,0014g Nitơ amin

u , , ^ x r 07, « * 0 0 0 1 4 * 1 0 0 « * 0 1 4

Hàm lượng Nitơ amin (%) = - — - = — ——

n: là số ml dung dịch NaOH 0,1N dùng để chuẩn độ

m: là số gam chè tan đem định lượng lượng

- X ử lý kết quả theo phương pháp thống kê :

X=x ± t—ịằ- (1), với độ tin cậy 95%

x: là giá trị trung bìnht: là hằng số phụ thuộc vào số lượng phép thử và độ tin cậy (tra bảng)

2.1.3.4 Các phương pháp chiết xuất.

ã Phương pháp sắc: theo phụ lục 1.1-DĐVN II, tập3-1994 (trang 323).

Đun sôi đều và nhẹ nhàng dược liệu với dung môi trong khoảng thời gian 45 phút, mỗi lần lOOg dược liệu sắc với lOOOml nước, sắc 3 lần, dồn dịch chiết và

cô đến tỷ lệ 200ml dịch chiết/ lOOg dược liệu

Trang 19

b Phương phấp ngâm nhỏ giọt (ngấm kiệt): theo phụ lục 1.2 - DĐVN II,

tập3 -1994 (trang 325)

Dùng những bình ngâm nhỏ giọt có thể tích thích hợp với khối lượng dược liệu đem dùng Cho dược liệu đã chia nhỏ vào một dụng cụ thích hợp, trộn với dung môi vừa đủ ẩm (khoảng lOOml dung môi/ lOOg dược liệu), để yên 2-4 giờ ở nhiệt độ phòng Lót một lớp bông thấm nước lên ống thoát dịch chiết, sau đó đặt giấy lọc (hoặc gạc) đã cắt vừa vặn vào đáy bình Cho dược liệu vào bình ngâm nhỏ giọt khoảng 2/3 thể tích của bình, đặt trên mặt dược liệu những vật thích hợp, để tránh xáo trộn dược liệu khi đổ dung môi vào Mở khoá rút dịch chiết, đổ dung môi lên khối dược liệu, khi có vài giọt dịch chiết chảy ra, đóng khoá và tiếp tục đổ dung môi ngập mặt dược liệu 3-4cm để ngâm trong 22-24 giờ, sau đó rút dịch chiết Tốc độ rút dịch chiết khoảng lml trong 1 phút Thêm dung môi và tiếp tục rút dịch chiết đến khi thu được tỷ lệ khoảng 500ml dịch chiết trong lOOg dược liệu Tốc độ rút dịch chiết có thể thay đổi phụ thuộc vào số lượng dược liệu sử dụng

2.I.3.5 Một SỐ phương pháp dùng trong xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyện liệu và chế phẩm.

- Phương pháp lấy mẩu kiểm nghiệm: theo TCVN 947-70

- Phương pháp xác định tỷ lệ vụn nát của dược liệu: theo phụ lục 6.4- DĐVN

II, tập3- 1994 (trang 492)

- Phương pháp xác định mất khối lượng do làm khô: theo phụ lục 3.16 - DĐVN II, tập3- 1994 (trang 450)

- Phương pháp kiểm tra bằng cảm quan: theo TCVN 977-70

- Phương pháp xác định tính hoà tan: theo DĐVNII, tập3- 1994 (trang 330)

Trang 20

2.2 Thực nghiệm và kết quả.

2.2.1 Chế biến rễ Đảng sâm.

Đảng sâm có nhiều phương pháp chế biến, qua tham khảo một số nghiên cứu

về chế biến vị thuốc đảng sâm [17], chúng tôi lựa chọn phương pháp chưng (như ghi ở mục 2.1.3.1), để được nguyên liệu tiến hành những nghiên cứu tiếp theo

Mục đích của việc chưng đảng sâm là:

- Để thuốc được sạch sẽ , giúp bảo quản tốt hơn

- Làm vị thuốc giòn, dễ tán nghiền, dễ chiết xuất các hoạt chất

- Thay đổi về mặt hoá học,

- Thuận lợi cho việc đề xuất tiêu chuẩn cho nguyên liệu

2.2.2 Khảo sát một số chỉ tiêu chất lượng của đảng sâm chế.

Muốn sản xuất một chế phẩm thì điều đầu tiên là phải tiêu chuẩn hoá nguyên liệu đầu vào Dược liệu sống thường phải đạt tiêu chuẩn Dược điển, nhưng dược liệu chế biến thường không ổn định, nó phụ thuộc vào phương pháp chế biến, do đó việc tiêu chuẩn hóa càng trở nên cần thiết

Khảo sất một số chỉ tiêu chất lượng của đảng sâm sau khi chưng, chúng tôi thu được kết quả sau:

a Độ ẩm: khảo sát 8 mẫu bằng máy sartorius MA30 cho kết quả như

Ngày đăng: 09/11/2015, 09:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
14.Hoàng Minh Chung- “ Nghiên cứu bào chế chế phẩm Vilacid dùng cho trẻ suy dinh dưỡng”- Luận văn tốt nghiệp cao học - 11/1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu bào chế chế phẩm Vilacid dùngcho trẻ suy dinh dưỡng
1. Bộ môn bào chế- Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc, tập l và tập2, Trường ĐHDHN- 1997 Khác
2. Bộ môn bào chế- Thực tập bào chế, Trường ĐHDHN - 1997 Khác
3. Bộ môn dược liệu- Dược liệu tậpl và tập2, Trường ĐHDHN - 1998 Khác
4. Bộ môn dược liệu-Thực tập dược liệu (phần hoá học), Trường ĐHDHN-1999 Khác
5. Võ Xuân Minh-Nghiên cứu kỹ thuật bào chế chè thuốc tiêu độc 2c (tạp chí Dược học)-Bộ y tế xuất bản-1989-số3 (12-14) Khác
6. Võ Xuân Minh-Nghiên cứu bào chê chè tan đỉnh lăng (Dược học)- Bộ y tế xuất bản-1991-sốl (10,11) Khác
7. Dược điển Việt nam I, tập3- Nhà xuất bản Y học - 1994 Khác
8. Dược điển Việt nam II, tập3- Nhà xuất bản Y học - 1994 Khác
9. Viện dược liệu - Cây thuốc Việt Nam, nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội- 1993 (369-377) Khác
10.Từ điển Bách khoa Dược học- nhà xuất bản từ điển Bách khoa Hà nội - 1990 (206,207).1 l.Bộ mộn Dược học cổ truyền- Dược học cổ truyền- ĐHDHN- 1998( 100 ) Khác
12. Viện Y học cổ truyền Việt Nam- Tài liệu tập huấn tiêu chuẩn hoá thuốc Y học cổ truyền, 5/6/2001 Khác
13.Võ Văn Chi- Từ điển cây thuốc Việt Nam, nhà xuất bản Y học - 1997 (444) Khác
15.Trần Thị Bích Hằng nghiên cứu chế biến vị thuốc Đảng sâm khoá luận tốt nghiệp Dược sĩ -5/2001 Khác
16.Đỗ Tất Lợi - Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - Nhà xuất bản Y học-1999 (811) Khác
18.Michael, E. Aulton pharmaceutics- The science of dosage form design. Churchill livinstone 1998 (639,644) Khác
19.Remington’s pharmaceutical science Eighteen Edition- 1990 (681) Khác
20.Chen J, An experimental study on the anti- senility effect of shou xing bu zhi, Chung - Hsi - 1 Chih- Ho- Tsa-Chieh, 04/1989(198,272,273) Khác
21.Gong- MQ, Wang -SL- Gan- c, Aclinical study on treatment of acute upper digestive tract hemorrhage with zin - she decoction, Chung - Hsi - 1 chieh - Ho -Tsa- Chieh, 5/1998 (270,272,273) Khác
22.National institute of materia medical Hanoi-VietNam. Selected Medicinal plants in Vietnam, volumn 1. Science and Technology publishing house - Hanoi-1999 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w