PHÂN TÍCH kết QUẢ sản XUẤT lúa vụ ĐÔNG XUÂN và vụ hè THU năm 2014 2015 ở HUYỆN PHONG điền, THÀNH PHỐ cần THƠ PHÂN TÍCH kết QUẢ sản XUẤT lúa vụ ĐÔNG XUÂN và vụ hè THU năm 2014 2015 ở HUYỆN PHONG điền, THÀNH PHỐ cần THƠ PHÂN TÍCH kết QUẢ sản XUẤT lúa vụ ĐÔNG XUÂN và vụ hè THU năm 2014 2015 ở HUYỆN PHONG điền, THÀNH PHỐ cần THƠ PHÂN TÍCH kết QUẢ sản XUẤT lúa vụ ĐÔNG XUÂN và vụ hè THU năm 2014 2015 ở HUYỆN PHONG điền, THÀNH PHỐ cần THƠ PHÂN TÍCH kết QUẢ sản XUẤT lúa vụ ĐÔNG XUÂN và vụ hè THU năm 2014 2015 ở HUYỆN PHONG điền, THÀNH PHỐ cần THƠ PHÂN TÍCH kết QUẢ sản XUẤT lúa vụ ĐÔNG XUÂN và vụ hè THU năm 2014 2015 ở HUYỆN PHONG điền, THÀNH PHỐ cần THƠ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ
QUANG THỊ KIM NGÂN
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN VÀ VỤ HÈ THU NĂM 2014 -
2015 Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ
CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115
8 - 2015
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
VŨ THÙY DƯƠNG
8 - 2015
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Trước tiên em xin cảm ơn quý thầy, cô khoa Kinh Tế trong gần 4 nămhọc tại trường Đại Học Cần Thơ đã cung cấp cho em rất nhiều kiến thức bổích, giúp cho em hoàn thành tốt bài luận văn này Đặc biệt em vô cùng biết ơn
cô Vũ Thùy Dương đã tận tụy chỉ dẫn em trong suốt quá trình em thực hiện đềtài này Em cũng cảm ơn quý cô, chú nông hộ ở huyện Phong Điền, thành phốCần Thơ đã nhiệt tình giúp em hoàn thành tốt đề tài của mình
Tuy nhiên do hạn chế về kiến thức cũng như thời gian nên luận văn của
em sẽ không tránh khỏi những sai sót Vì vậy, em rất mong nhận được sựđóng góp ý kiến của quý thầy cô để luận văn được hoàn thiện và có ý nghĩahơn
Cuối cùng em xin chúc quý thầy, cô trường Đại Học Cần Thơ, thầy, côkhoa Kinh Tế và cô Vũ Thùy Dương được nhiều sức khỏe và thành côngtrong công việc và cuộc sống
Em xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày tháng… năm 2015 Sinh viên thực hiện
Quang Thị Kim Ngân
Trang 4TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam đoan rằng luận văn này do chình tôi thực hiện, các số liệu thuthập và kết quả phân tích trong luận văn là trung thực, đề tài không trùng lấpvới đề tài, luận văn hay bất kỳ nghiên cứu khoa học nào khác Nếu có tôi xinchấp nhận mọi xử lý của Khoa
Em xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày tháng……năm 2015
Sinh viên thực hiện Quang Thị Kim Ngân
Trang 5NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
…………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Ngày… tháng … năm 2015 Giáo viên hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 7DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Thông tin về chọn mẫu và phân phối mẫu 6
Bảng 2.2 Dấu kì vọng của các biến có ảnh hưởng đến năng suất lúa 9
Bảng 3.1 Diện tích, dân số, mật độ dân số năm 2012-2014 11
Bảng 3.2 Hiện trạng sử dụng đất ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2014 13
Bảng 3.3 Diện tích, sản lượng năng suất lúa 2012-2014 14
Bảng 3.4 Diện tích trồng các loại cây màu huyện Phong Điền 2012-2014 15
Bảng 3.5 Tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi 2012-2014 16
Bảng 3.6 Sản lượng nuôi trồng thủy sản ở huyện Phong Điền 2012-2014 16
Bảng 3.7 Diện tích, năng suất và sản lượng của 2 vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu năm 2014-2015 ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ 19
Bảng 3.8 Lịch thời vụ sản xuất lúa 3 vụ trong năm 2014 - 2015 19
Bảng 4.1 Đặc điểm hộ sản xuất lúa ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ 21 Bảng 4.2 Các giống lúa được nông hộ sử dụng 23
Bảng 4.3 Nguồn cung cấp giống 24
Bảng 4.4 Hình thức bán lúa của nông hộ huyện Phong Điền 24
Bảng 4.5 Chi phí sản xuất trung bình trên 1.000m2 của vụ lúa Đông Xuân năm 2014-2015 25
Bảng 4.6 Chi phí sản xuất trung bình trên 1.000m2 của vụ lúa Hè Thu năm 2014-2015 30
Bảng 4.7 Giá bán, năng suất, doanh thu và lợi nhuận trung bình trên 1.000m2 vụ lúa Đông Xuân 33
Bảng 4.8 Giá bán, năng suất, doanh thu và lợi nhuận trung bình trên 1.000m2 vụ lúa Hè Thu 35
Bảng 4.9 Một số chỉ tiêu tài chính 2 vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu năm 2014-2015 ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ 37
Trang 8Bảng 4.10 Kiểm định đa cộng tuyến mô hình hồi qui năng suất vụ lúa Đông
Xuân năm 2014-2015 39Bảng 4.11 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất vụ lúa Đông
Xuân của nông hộ ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm2014-2015
40
Bảng 4.12 Kiểm định đa cộng tuyến mô hình hồi qui năng suất vụ lúa Đông
Xuân năm 2014-2015 42Bảng 4.11 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất vụ lúa Đông
Xuân của nông hộ ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm2014-2015
43
Trang 9DANH SÁCH HÌNH
TrangHình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Phong Điền - thành phố Cần Thơ 13Hình 4.1 Tỷ trọng chi phí sản xuất trung bình trên 1.000m2 lúa Đông Xuân
năm 2014-2015 26Hình 4.2 Tỷ trọng chi phí sản xuất trung bình trên 1.000m2 của vụ Hè Thu
năm 2015 30
Trang 11MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC ix
Trang ix
GIỚI THIỆU 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.3.1 Phạm vi về không gian 2
1.3.2 Phạm vi về thời gian 2
CHƯƠNG 2 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
2.1.1 Khái niệm nông hộ và kinh tế nông hộ 3
2.1.2 Khái niệm sản xuất và hàm sản xuất 3
2.1.3 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất của nông hộ 4
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 5
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 6
CHƯƠNG 3 10
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 10
3.1 GIỚI THIỆU HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ 10
3.1.1.1 Vị trí địa lí 11
3.1.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2015 13
3.2 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2014 - 2015 17
3.2.1 Giới thiệu về giống lúa 17
3.2.2 Tình hình sản xuất lúa ở huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ năm 2014- 2015 17
3.2.3 Lịch thời vụ sản xuất lúa 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu của nông hộ trồng lúa huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ 19
CHƯƠNG 4 20
Trang 12PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN VÀ VỤ HÈ THU Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ 20
4.1 TỔNG QUAN VỀ NÔNG HỘ TRỒNG LÚA 20
4.1.1 Đặc điểm các nông hộ sản xuất lúa ở huyện Phong Điền 20
4.1.2 Các giống lúa được gieo sạ và nguyên nhân chọn giống gieo 22
4.2 TÌNH HÌNH TIÊU THỤ LÚA Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ 23
4.3 KẾT QUẢ SẢN XUẤT LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN VÀ VỤ HÈ THU NĂM 2014 – 2015 Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 24
4.3.1 Phân tích các khoản mục chi phí vụ lúa Đông Xuân năm 2014-2015 ở huyện Phong Điền thành phố Cần Thơ 24
4.3.2 Phân tích các khoản mục chi phí vụ lúa Hè Thu 2015 ở huyện Phong Điền thành phố Cần Thơ 28
4.3.3 Doanh thu và lợi nhuận đạt được từ sản xuất lúa 2 vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu 2014-2015 32
4.3.4 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính dùng để đánh giá kết quả sản xuất lúa 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu năm 2014-2015 35
4.3.5 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu ở huyện Phong Điền Thành phố Cần Thơ 38
CHƯƠNG 5 44
GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ SẢN XUẤT LÚA Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 44
5.1 THUẬN LỢI 44
5.2 KHÓ KHĂN 44
5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ SẢN XUẤT LÚA Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ 45
5.3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 45
5.3.2 Giải pháp nâng cao kết quả sản xuất lúa ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ 46
CHƯƠNG 6 48
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48
6.1 KẾT LUẬN 48
6.2 KIẾN NGHỊ 48
Trang 13CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam là một nước nông nghiệp, hơn 80% dân số sống ở nông thôn,
vì vậy nông nghiệp và nông thôn luôn là vấn đề thời sự luôn được các cấp, cácngành đặc biệt quan tâm đến Vì thế, vấn đề nông nghiệp và nông thôn chưabao giờ ngừng thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu và lí luận ở hiện tại vàtrong tương lai
Đồng bằng sông Cửu Long được tạo thành bởi sự bồi đắp phù sa củachín nhánh sông - dòng sông Mê Kông huyền thoại, là vựa lúa lớn nhất củaViệt Nam Đồng bằng sông Cửu Long gồm 12 tỉnh và thành phố Cần Thơ làkhu vực có diện tích trồng lúa lớn so với các tỉnh khác với những điều kiệnthuận lợi, được thiên nhiên ưu đãi như hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằngchịt, phù sa quanh năm được bồi đắp bởi hệ thống sông Hậu đất đai màu mỡthích hợp cho việc trồng lúa, người dân nơi đây đã tận dụng những gì thiênnhiên ban tặng để đưa vào quá trình sản xuất của họ Hơn thế nữa, ĐBSCLcòn là nơi có truyền thống trồng lúa lâu đời nên người dân đã tích lũy được bềdày kinh nghiệm trong việc trồng trọt và sản xuất Hiện nay trình độ dân tríngày càng được nâng cao thì người sản xuất luôn nghĩ đến việc khai thác hiệuquả các nguồn lực đất, nước, lao động Thế nhưng, bên cạnh đó vẫn cònkhông ít hộ nông dân sản xuất kém hiệu quả, mất mùa do chăm sóc bón phân,phun thuốc không đúng kỹ thuật, năng suất không cao do sử dụng giống lúasẵn có từ các vụ thu hoạch trước, giống không thuần
Phong Điền là một trong những huyện của Thành phố Cần Thơ đượcbiết đến với các loại cây ăn quả như: cam, chanh, măng cụt, sầu riêng, dâu hạchâu, Ngoài ra cây lúa còn góp phần không nhỏ vào sự phát triển của kinh tếhuyện nói riêng và thành phố Cần Thơ nói chung
Trước thực trạng trên để nghiên cứu một cách toàn diện các biện pháp
kĩ thuật, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả trong quá trình sản xuất, cũngnhư vấn đề về giống lúa có năng suất cao, phẩm chất tốt và thích nghi với điềukiện khí hậu đất đai tại địa phương, để nâng cao giá trị thu nhập cho ngườinông dân trên một đơn vị diện tích Từ kinh nghiệm thực tiễn, từ gợi ý của cáctrung tâm khuyến nông, và các cơ quan phổ biến thông tin đại chúng nên hiệnnay nhiều khu vực của huyện ngoài trồng lúa hai vụ cũng đã áp dụng trồng lúa
3 vụ Vì thời gian có giới hạn và phần lớn nông hộ huyện Phong Điền trồnglúa 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu vì 2 vụ này mang lại lợi nhuận và thu nhập
Trang 14cũng tương đối cao và thời tiết cũng thuận lợi hơn Để tìm hiểu quá trình sảnxuất này diễn ra như thế nào? Mô hình sản xuất lúa có đạt hiệu quả kinh tế
không? Để có thể hiểu rõ hơn vấn đề này, nên tôi đã chọn đề tài “Phân tích
kết quả sản xuất lúa vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu năm 2015 ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ” để làm đề tài nghiên cứu.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung: phân tích kết quả sản xuất lúa vụ Đông Xuân và vụ HèThu năm 2015 ở huyện Phong Điền Thành phố Cần Thơ Từ đó đề xuất cácgiải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa của địa bàn nghiên cứu
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu thứ nhất: Phân tích thực trạng sản xuất lúa 2 vụ Đông Xuân và
Hè Thu năm 2014-2015 ở huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ
- Mục tiêu thứ hai: Phân tích kết quả sản xuất lúa 2 vụ Đông Xuân và HèThu năm 2014-2015 ở huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ
- Mục tiêu thứ ba: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất 2 vụlúa Đông Xuân và Hè Thu năm 2014-2015 ở huyện Phong Điền, Thành phốCần Thơ
- Mục tiêu thứ tư: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sảnxuất lúa ở huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi về không gian
Do địa bàn nghiên cứu tương đối rộng và giới hạn về thời gian nên sốliệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ các nông hộ có trồng lúa vụĐông Xuân và vụ Hè Thu năm 2014-2015 trên địa bàn 3 xã Trường Long,Nhơn Ái, Giai Xuân ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
1.3.2 Phạm vi về thời gian
Đề tài được thực hiện từ tháng 8/2015 - 12/2015 Số liệu thứ cấp đượcthu thập từ Niên giám thống kê 2012-2014, phòng Nông Nghiệp và Phát triểnnông thôn huyện Phong Điền Thành phố Cần Thơ, sách, báo và internet Sốliệu sơ cấp phản ánh kết quả sản xuất lúa được thu thập từ các nông hộ trồnglúa Đông Xuân và Hè Thu niên vụ 2014-2015 ở huyện Phong Điền, Thànhphố Cần Thơ
Trang 152.1.1.2 Khái niệm kinh tế nông hộ
- Kinh tế nông hộ là “một hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền kinh tế
xã hội Các nguồn lực đất đai, tư liệu sản xuất, vốn, lao động được góp chung,chung một ngân sách, ngủ chung một mái nhà, ăn chung, mọi quyết định trongsản xuất kinh doanh và đời sống đều do chủ hộ phát ra” (Eliss, 1988)
- Từ khái niệm trên đã thống nhất những vấn đề cơ bản của kinh tế nông
+ Cùng sống chung dưới một mái nhà
2.1.2 Khái niệm sản xuất và hàm sản xuất
- Yếu tố đầu ra (sản phẩm): hàng hóa và dịch vụ được tạo ra từ quá trìnhsản xuất, yếu tố đầu ra thường được đo bằng sản lượng
- Mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và số lượng sản phẩm đầu ra của quátrình sản xuất được biểu diễn bằng hàm sản xuất
Trang 16
2.1.2.2 Hàm sản xuất
- Mô tả mối quan hệ kỹ thuật nhằm chuyển đổi các nguồn lực đầu vào
để sản xuất thành một sản phẩm cụ thể nào đó Dạng tổng quát:
Y = f(x1, x2, x3, x4, …, xn)
Trong đó, Y là mức sản lượng đầu ra, là một hàm số của nguồn lực đầuvào x1, x2, x3, x4, , xn đẳng thức trên cho thấy sự tồn tại một số dạng hàm toánhọc về mối quan hệ giữa biến phụ thuộc Y và số lượng các yếu tố đầu vào(biến độc lập) Trong hàm số, các biến được giả định là có giá trị dương, liêntục và có thể phân chia vô hạn Hơn nữa các đầu vào được xem là có thể thaythế cho nhau tại mỗi mức sản lượng Mỗi phối hợp có thể có của các yếu tốđầu vào được giả định tạo ra một mức sản lượng tối đa
Hàm sản xuất cho biết mức sản lượng tối đa được tạo ra ứng với mỗiphương án kết hợp các yếu tố đầu vào cho trước Các yếu tố đầu vào bao gồmcác yếu tố cố định (là những yếu tố được nông dân sử dụng một lượng cố định
và nó không ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất như: chi phí máy tưới, chi phímáy bơm nước, ) và các yếu tố biến đổi (là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếpđến năng suất như: giống, lao động, phân bón, thuốc nông dược, …)
2.1.3 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất của nông hộ
2.1.3.1 Doanh thu
Doanh thu là giá trị sản phẩm hay toàn bộ số tiền thu được do tiêu thụsản phẩm tức là tất cả số tiền mà nông hộ nhận được sau khi bán sản phẩm.Hay nói cách khác doanh thu chính bằng sản lượng khi tiêu thụ nhân với giábán
Doanh thu = Sản lượng * Đơn giá (2.1)
2.1.3.2 Tổng chi phí
- Tổng chi phí (TCP) là tổng các khoản đầu tư mà nông hộ bỏ ra trong
quá trình sản xuất và thu hoạch trong 1 vụ bao gồm: chi phí giống, phân bón,thuốc nông dược, thuê máy móc nhiên liệu, chi phí lao động gia đình…
TCP = chi phí vật chất + chi phí lao động + chi phí khác (2.2)
- Chi phí giống = đơn giá giống * lượng giống sử dụng trên đơn vị diệntích (2.3)
- Chi phí lao động = tiền lương bình quân của 1 lao động/ngày * sốngày công bình quân trên đơn vị diện tích (2.4)
Trang 17- Chi phí thuốc = đơn giá thuốc * lượng thuốc sử dụng trên đơn vị diệntích (2.5)
- Chi phí phân bón = đơn giá phân * lượng phân sử dụng trên đơn vịdiện tích (2.6)
2.1.3.3 Lợi nhuận
Lợi nhuận (LN) trong sản xuất sẽ bằng tất cả các khoản doanh thu của
người sản xuất trừ đi tất cả các khoản chi phí mà người sản xuất đã bỏ ra đểphục vụ cho việc sản xuất
LN = Tổng doanh thu - Tổng chi phí (2.7)
2.1.3.4 Doanh thu trên chi phí
Doanh thu trên chi phí (DT/CP): tỷ số này phản ánh một đồng chi phí thìchủ thể đầu tư thu được bao nhiêu đồng doanh thu Nếu tỷ số nhỏ hơn 1 thìngười sản xuất sẽ bị lỗ, bằng 1 thì hòa vốn và lớn hơn 1 thì nhà đầu tư sẽ cólời
2.1.3.5 Lợi nhuận trên chi phí
Lợi nhuận trên chi phí (LN/CP): tỷ số này phản ánh một đồng chi phí bỏ
ra thì nhà đầu tư thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Nếu chỉ số này dương thìngười sản xuất có lời Chỉ số này càng lớn càng tốt
2.1.3.6 Lợi nhuận trên doanh thu
Lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT): thể hiện một đồng doanh thu cóđược bao nhiêu đồng lợi nhuận, nó phản ánh mức lợi nhuận so với doanh thu
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp được thu thập từ Niên giám thống kê của Phòng NN &PTNT huyện Phong Điền Thành phố Cần Thơ Đề tài, dự án nghiên cứu, tạpchí khoa học có liên quan đến đề tài nghiên cứu Số liệu sơ cấp sử dụngphương pháp chọn mẫu thuận tiện thông qua lập phiếu điều tra và phỏng vấntrực tiếp 60 hộ sản xuất lúa ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
Trang 18Bảng 2.1 Thông tin về chọn mẫu và phân phối mẫu
Nguồn: số liệu điều tra thực tế, 2015
Sản xuất lúa là phương thức canh tác theo thói quen từ xưa đến nay ông
bà truyền lại cho người nông dân huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ Sốliệu điều tra trong đề tài nghiên cứa được phỏng vấn trực tiếp từ 60 hộ trồnglúa của huyện Phong Điền Mẫu phỏng vấn đã thu thập được những thông tin
cơ bản về các đặc điểm trong hoạt động trồng lúa như: giống lúa, diện tíchtrồng, chi phí sản xuất lúa gồm các chi phí phân, chi phí nông dược, chi phílao động, chi phí thu hoạch, các hình thức tiêu thụ lúa sau khi thu hoạch
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
2.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả
Dùng phương pháp thống kê mô tả để phân tích thực trạng sản xuất lúa
vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu năm 2014- 2015 ở huyện Phong Điền, thành phốCần Thơ gồm các phương pháp phân tổ thống kê, bảng thống kê và các tổnghợp bằng đồ thị các mẫu số liệu nghiên cứu có được từ phỏng vấn và từ cácnguồn tham khảo khác có liên quan đến đề tài nghiên cứu Dùng so sánhtương đối và tuyệt đối để so sánh số liệu biến động qua các năm được thống
kê mô tả từ những yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra Từ đó đánh giá kết quả sảnxuất lúa của nông hộ ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
* Phương pháp so sánh tương đối và tuyệt đối
- Đây là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh tế,phương pháp này đòi hỏi các chỉ tiêu phải có cùng điều kiện, có tính so sánhđược để xem xét, đánh giá, rút ra kết luận về hiện tượng, quy trình kinh tế
- Khái niệm: Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cáchdựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc)
- Điều kiện so sánh: Các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tốkhông gian, thời gian, cùng một nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phươngpháp tính toán quy mô và điều kiện kinh doanh
Trang 19- So sánh bằng số tuyệt đối: Số tuyệt đối là kết quả của phép trừ giữa hai
số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế: kết quả so sánh biểuhiện khối lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế
Mức biến động của chỉ tiêu = Trị số kỳ phân tích – Trị số kỳ gốc
- So sánh bằng số tương đối: Số tương đối là kết quả của phép chia, giữatrị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế; kết quả so sánhbiểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiệntượng kinh tế
Cách tính: Lấy giá trị của năm sau trừ đi cho giá trị tương đối của nămtrước
Công Thức:
Δy = (2.8)
Trong đó:
Δy: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế
: mức độ thực hiện kỳ gốc (năm trước và vụ trước)
: mức độ thực tế kỳ nghiên cứu (năm sau và vụ sau)
- Sử dụng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá kết quả sản xuất lúa vụ Đông Xuân và Hè Thu năm 2014-2015
Kiểm định phương trình hồi qui:
Đặt giả thuyết:
H0: βk = 0, tức là các biến độc lập không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc
H1: βk ≠ 0, tức là các biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc
Bác bỏ giả thuyết H0 khi: P_value < α
Chấp nhận giả thuyết H0 khi: P_value > α
Sử dụng hàm hồi qui đa biến để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đếnnăng suất lúa ở huyện Phong Điền thành phố Cần Thơ Mô hình hồi qui năngsuất có dạng:
lnY= β0 + β1lnX1 + β2lnX2+ β3lnX3 + β4lnX4 + β5lnX5 + β6lnX6 + β7lnX7 +
β8lnX8
lnY: năng suất lúa (biến phụ thuộc) (kg/1.000m2)
β0 : hệ số tự do, nó cho biết các giá trị trung bình của biến Y khi các biến
X1, X2,… X8 bằng 0
100
* ) (
0
0 1
Trang 20βi: (i = 1,2,…8) các tham số ước lượng bằng phương pháp hồi qui tuyếntính từ phần mềm STATA
Xi: (i = 1, 2…8) các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến năng suất (biến độclập)
lnX1: lượng giống gieo (kg/1.000m2)
lnX2: lượng phân đạm nguyên chất (kg/1.000m2)
lnX3: lượng phân lân nguyên chất (kg/1.000m2)
lnX4: lượng phân kali nguyên chất (kg/1.000m2)
lnX5: chi phí nông dược (1.000đồng/1.000m2)
lnX6: số ngày công lao động gia đình (ngày/1.000m2)
X7: chi phí lao động thuê (1.000đồng/1.000m2)
Kết quả từ STATA có các thông số như sau:
Const: hệ số tự do (hằng số) trong mô hình
Coef: các tham số của mô hình hồi qui
Std.Err: sai số chuẩn của từng tham số (còn gọi là se), t là giá trị kiểmđịnh t của từng tham số
P > t: là giá trị P_value cho từng tham số, dựa vào giá trị này cho ta biếtđược các giá trị trong mô hình có ý nghĩa hay không
[90% Conf Interval]: là khoảng giá trị với độ tin cậy 90% cho từngtham số
R-squared: là hệ số xác định R bình phương cho biết mô hình giải thíchđược bao nhiêu phần trăm các vấn đề cần khảo sát, tức là nói lên mối quan hệchặt chẽ của mối liên hệ giữa biến phụ thuộc Y và các biến độc lập Xi , R cànglớn mối lien hệ càng chặt chẽ
Adj- squared: là hệ số xác định R bình phương hiệu chỉnh đây là một chỉ
số quan trọng để chúng ta thêm một biến độc lập mới vào phương trình hồi qui
Trang 21hay không.
Kiểm định các nhân tố trong phương trình hồi qui: từng nhân tố trongphương trình hồi qui ảnh hưởng đến phương trình với những mức độ và độ tincậy khác nhau Vì vậy, ta kiểm định từng nhân tố trong phương trình giốngnhư trên để xem xét mức độ ảnh hưởng và độ tin cậy của từng nhân tố đếnphương trình
Bảng 2.2 Dấu kì vọng của các biến có ảnh hưởng đến năng suất lúa
Lượng giống gieo: để sản xuất có hiệu quả thì nông hộ nên sạ lượng
giống cho phù hợp, do đó kì vọng đối với biến lượng giống gieo sẽ là dương
Lượng phân: để năng suất lúa cao thì nông hộ nên bón phân hợp lí đúng
liều lượng, do đó kì vọng đối với biến lượng sẽ là dương
Chi phí nông dược: thuốc BVTV là yếu tố quan trọng tác động đến
năng suất lúa,vì vậy nông hộ nên biết sử dụng các loại thuốc BVTV một cáchhợp lí, thực hiện đúng quy tắc 4 đúng, do đó kì vọng đối với biến chi phí thuốcnông dược sẽ là dương
Số ngày công lao động gia đình: để chăm sóc lúa tốt, phát hiện phòng
trừ các loại sâu bệnh xuất hiện và tận dụng thời gian nhàn rỗi của lao động giađình góp phần làm giảm chi phí sản xuất nên kì vọng đối với biến ngày cônglao động gia đình sẽ là dương
Chi phí lao động thuê: do trong mùa thu hoạch thì phần lớn nông hộ sẽ
thuê thêm lao động để thu hoạch lúa, do đó kì vọng đối với biến chi phí laođộng thuê sẽ là dương
Tập huấn: trong sản xuất lúa muốn đạt được năng suất cao thì ngoài
việc sử dụng các yếu tố trên thì yếu tố tập huấn cũng là một yếu tố quan trọng
Trang 22góp ảnh hưởng đến năng suất lúa, do đó để khuyến khích nông hộ tham gia tậphuấn thì kì vọng đối với biến tập huấn sẽ là dương.
CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU3.1 GIỚI THIỆU HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Huyện Phong Điền được thành lập theo Nghị định 05 - NĐ/CP củaChính phủ và chính thức đi vào hoạt đọng ngày 01/01/2004, trên cơ sở sát
Trang 23nhập các đơn vị hành chính xã trực thuộc của các quận huyện gồm: xã MỹKhánh (TP Cần Thơ cũ), xã Giai Xuân, Tân Thới (huyện Ô Môn), xã Nhơn
Ái, Nhơn Nghĩa và Trường Long (huyện Châu Thành A - Hậu Giang) Quaquá trình hoạt động, hiện nay huyện có 7 đơn vị hành chính trực thuộc gồm:
TT Phong Điền, xã Nhơn Ái, xã Mỹ Khánh, xã Giai Xuân, xã Nhơn Nghĩa, xãTân Thới, xã Trường Long Huyện Phong Điền có vị trí nằm ở cửa ngõ phíaNam, tiếp cận khu đô thị Trung tâm Thành phố Cần Thơ Với vị trí án ngữchính trên trục giao thông vận tải đường thủy của các tỉnh Miền Tây với thànhphố Cần Thơ và các tỉnh phía Nam, kết hợp với thế mạnh về tìm năng đất đai,nông nghiệp, huyện sẽ có điều kiện thuận lợi phát triển thương mại - dịch vụ -
du lịch và đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa theo hướng sinh thái trong thời gian tới.Tổng diện tích huyện Phong Điền là 119,48 km2, tổng số dân là 102.621người
Bảng 3.1 Diện tích dân số, mật độ dân số năm 2012-2014
Năm Diện tích (km 2 ) Dân số (người) Mật độ dân số
(người/km 2 )
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2014
Bảng 3.1 thể hiện tổng diện tích đất tự nhiên huyện Phong Điền thành phố CầnThơ là 12.526 km2, tổng số dân năm 2014 là 101.630 người, mật độ dân số là
811 người/km2 Qua bảng số liệu cho thấy mật độ dân số tăng đều qua các nămnăm khoảng 3 - 4 người/km2 Trong giai đoạn năm 2012-2014 tổng số dâncũng tăng đều khoảng 479 người
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lí
Huyện Phong Điền có một vị trí rất thuận lợi, sông ngòi chằng chịch nằmdọc theo sông Cái Răng – Phong Điền và trên tỉnh lộ 923 cách thành phố CầnThơ 19km là chỗ giao lưu hàng hóa nông sản tập trung của 2 chợ nổi PhongĐiền – Cái Răng để đi các tỉnh miền Tây, thành phố Hồ Chí Minh và được xácđịnh ranh giới như sau:
Trang 24- Phía Đông giáp với quận Cái Răng và quận Ninh Kiều – TP Cần Thơ.
- Phía Tây giáp với huyện Châu Thành A tỉnh Hậu Giang
- Phía Bắc giáp với quận Ô Môn và huyện Cờ Đỏ – TP Cần Thơ
- Phía Nam giáp với quận Cái Răng và tỉnh Hậu Giang
Huyện Phong Điền được sát nhập từ huyện Ô Môn và huyện Châu Thành (củatỉnh Cần Thơ cũ) năm 2004 với 7 đơn vị là 6 xã và 1 thị trấn
Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Phong Điền - thành phố Cần Thơ
Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Phong Điền
Địa hình: huyện Phong Điền thuộc địa hình đồng bằng tương đôi bằng
phẳng, có hệ thống sông ngòi chằng chịt với những tuyến sông, kênh trục làđầu mối giao thông thủy quan trọng của TP Cần Thơ cũng như của khu vựcĐBSCL, đây là yếu tố thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và phát triển lĩnhvực thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn
Yếu tố khí hậu: mang tính chất đặc thù của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có
nền nhiệt cao - đều và phân làm 2 mùa rõ rệt trong năm, mùa mưa bắt đầu từtháng 5 - 11; mùa nắng từ tháng 12 - 4 Nhiệt độ bình quân 27,6°C, nhiệt độbình quân thấp nhất 21,1°C; nhiệt độ bình quân cao nhất 36,7°C; tổng giờnắng trong năm 2.613 giờ Lượng mưa trung bình trên năm 2.134mm; lượng
Trang 25ngày mưa trung bình cả năm 145 ngày Độ ẩm không khí trung bình cả năm từ82,0%; độ ẩm trung bình cao nhất 86,0% (tháng 7); độ ẩm trung bình thấpnhất 79,0% (tháng 12).
Yếu tố đất đai: tổng diện tích đất tự nhiên của Phong Điền là 12.525,6
ha Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp 10.546,8 ha (chiếm 84,5%) Diện tíchtrồng cây lâu năm và cây ăn trái trong toàn huyện là 6.698,3 ha (chiếm63,3%) Diện tích phát triển cây dâu hạ châu 245,5 ha chiếm 3,7% diện tíchtrồng cây lâu năm và cây ăn trái (số liệu thống kê 2010)
Bảng 3.2 Hiện trạng sử dụng đất ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2014
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2014
Đất canh tác nông nghiệp ở huyện Phong Điền rất màu mỡ, cùng hệthống sông ngòi dày đặc với tuyến chính là nhánh rẽ từ sông Cần Thơ nằm cặptuyến lộ vòng cung chạy dài 15km vào trung tâm huyện, đây cũng là trục giaothông chính hiện nay Hàng năm vào mùa nước lũ kéo dài từ tháng 5 đếntháng 11 hệ thống sông này mang theo hàng ngàn mét khối phù sa bồi đắp chođất nông nghiệp Lượng nước tưới cũng luôn đảm bảo cho sản xuất kể cả vàocác tháng mùa hạn
3.1.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2015
3.1.2.1 Tình hình sản xuất nông nghiệp
2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013
Sản lượng tấn (thóc) 56.652 55.312 52.634 0,976 0,952
Trang 26Năng suất tấn/ha 5,08 5,07 5,04 0,998 0,994
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2014
Theo báo cáo của phòng Nông nghiệp huyện Phong Điền, tình hình sảnxuất lúa 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu giai đoạn 2012-2014 qua từng năm đạtkết quả như sau:
Năm 2012, diện tích xuống giống vụ lúa Đông Xuân 3.835/3.791 ha, đạt101,2% kế hoạch, năng suất bình quân 6,81/6,80 tấn/ha đạt 100,1% kế hoạch,sản lượng thu hoạch 25.763/100,13 tấn đạt 101,4% kế hoạch; diện tích lúa HèThu 3.582,85 ha, đạt 117,5% kế hoạch, năng suất bình quân 4,503 tấn/ha.Tổng sản lượng lúa thu hoạch 02 vụ Đông Xuân và Hè thu là 41.032 tấn Giátrị sản xuất nông nghiệp của cây lúa là 294.628 triệu đồng (giá hiện hành).Năm 2013, diện tích xuống giống vụ lúa Đông Xuân 3.741/3.740 ha, đạt100,03%, năng suất bình quân 7,24/6,70 tấn/ha đạt 108,1% kế hoạch; sảnlượng trung bình đạt 27.086,6/25.150 tấn, đạt 107,7% kế hoạch; diện tích lúa
Hè Thu 3.689/3.074 ha, đạt 120,0% kế hoạch, năng suất bình quân 5,10/4,30tấn/ha đạt 118,6% kế hoạch, sản lượng bình quân 18.808,0/13.235 tấn đạt142,1% kế hoạch Tổng sản lượng lúa thu hoạch 02 vụ Đông Xuân và Hè thu
là 41.032 tấn Giá trị sản xuất nông nghiệp của cây lúa là 283.150 triệu đồng(giá hiện hành)
Năm 2014, diện tích xuống giống vụ lúa Đông Xuân 3.590/3.700 ha, đạt97,0% kế hoạch, năng suất bình quân 7,41/6,7 tấn/ha đạt 110,6% kế hoạch,sản lượng 26.603/24.881 tấn đạt 106,9% kế hoạch; diện tích lúa Hè Thu3.312/3.000 ha đạt 110,40% kế hoạch, năng suất bình quân 5,76/4,40 tấn/hađạt 130,7% kế hoạch, sản lượng bình quân 19.069,6/13.222 tấn đạt 144,2% kếhoạch Tổng sản lượng lúa thu hoạch 2 vụ Đông Xuân và Hè thu là 41.032 tấn.Giá trị sản xuất nông nghiệp của cây lúa là 294.628 triệu đồng (giá hiện hành).Theo phòng Nông nghiệp huyện Phong Điền, chỉ tiêu sản xuất nôngnghiệp năm 2015, tổng diện tích xuống giống lúa 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu
là 6902 ha, tổng sản lượng thu hoạch 45672 tấn Diện tích sản xuất rau màu2.500 ha với sản lượng 28.205,7 tấn Diện tích cây ăn trái 5.500 ha với sảnlượng là 58.300 tấn Diện tích nuôi trồng thủy sản 520 ha với sản lượng 3.313tấn về chăn nuôi, đàn gia súc với 18.050 con và gia cầm 180.000 con.
- Cây màu
Theo báo cáo của phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn của huyệnPhong Điền thành phố Cần Thơ tổng diện tích xuống giống rau, màu 1.132 ha,đạt 41,9% kế hoạch, thu hoạch 694,3 ha; tổng sản lượng khoảng 8.499,1 tấn
Trang 27Xây dựng mô hình bao tiêu với diện tích 5,6 ha Khôi phục vườn cây ăn trái bịthiệt hại sau lũ; cải tạo, trồng mới khoảng 700 ha, kết hợp chiến dịch giaothông thủy lợi mùa khô, xây dựng được khoảng 2.081 ha đê bao bảo vệ vườncây ăn trái Sản lượng thu hoạch 35.250 tấn, đạt 61,3% kế hoạch.
Bảng 3.4: Diện tích trồng các loại cây màu huyện Phong Điền 2012-2014
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2014
-Cây ăn trái
Diện tích trồng cây ăn quả 4.567 ha đạt sản lượng 23.995 tấn Đến 2014diện tích trồng cây ăn quả tăng lên 4.680 ha, tuy nhiên sản lượng lại giảm chỉcòn 31.775 tấn
-Chăn nuôi
Tổng đàn gia súc hiện có 10.050 con, đạt 55,5% kế hoạch; tổng đàn giacầm 220.000 con, đạt 134,9% kế hoạch Diện tích nuôi thủy sản là 362,5 ha,đạt 67,8% kế hoạch, thu hoạch 108,5ha, tổng sản lượng 3.813,5 tấn, đạt84,5% kế hoạch Tổ chức 41 lớp tập huấn kỹ thuật canh tác lúa cao sản, trồngmàu cho nông dân; thực hiện công tác trợ giá, trợ giống cây trồng và tổ chứchội thảo mô hình cánh đồng mẫu tại xã Trường Long
Bảng 3.5: Tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi 2012-2014
Trang 28Bảng 3.6 Sản lượng nuôi trồng thủy sản ở huyện Phong Điền 2012-2014
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2014
Sản lượng nuôi trồng thủy sản ổn định qua các năm 2012- 2014 Năm
2012 sản lượng nuôi trồng đạt 7.439 tấn/năm Năm 2013 và 2014 sản lượngnuôi trồng thủy sản tương đối ổn định ở mức 7.216-7.217 tấn/năm
3.1.2.2 Trình độ khoa học kĩ thuật
- Trong 09 tháng đầu năm 2015, ngành đã triển khai được 106 cuộc tậphuấn, hội thảo về các mô hình sản xuất hiệu quả và chuyển giao khoa học kỹthuật cho 4.003 lượt nông dân tham dự
- Nhìn chung, công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân đãgóp phần đáng kể trong việc giảm chi phí sản xuất, tăng chất lượng hàng nôngsản và lợi nhuận cho nông dân Trong vụ Đông Xuân 2014-2015 diện tích sạthưa 2.762,7 ha, diện tích sử dụng giống xác nhận 1.693,7 ha, diện tích nhângiống lúa 10 ha, diện tích áp dụng 3 giảm 3 tăng 2.618 ha chiếm khoảng 72,9
% diện tích xuống giống; Vụ Hè Thu diện tích sạ thưa 2.350 ha, diện tích sửdụng giống xác nhận 735 ha, diện tích nhân giống lúa 10 ha, diện tích áp dụng
3 giảm 3 tăng 2.408 ha chiếm khoảng 72,7 % diện tích xuống giống; Vụ ThuĐông diện tích áp dụng 3 giảm 3 tăng 2.116 ha chiếm khoảng 65,2 % diện tíchxuống giống
3.1.2.3 Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
- Tuyên truyền vận động nông dân nhân rộng các mô hình sản xuất cóhiệu quả, đặc biệt là xây dựng mô hình liên kết sản xuất lúa chất lượng caotrong vụ Đông Xuân với diện tích là 317 ha/241 hộ trên địa bàn các xã GiaiXuân, Trường Long
- Vận động nông dân chuyển đổi trồng màu trên nền đất lúa được 545 hatrong vụ Hè Thu (310 ha) và Thu Đông (257ha) chủ yếu các loại: dưa hấu, bắplai, mè Đẩy mạnh phát triển diện tích cây ăn trái với các loại cây có giá trịkinh tế cao như chanh không hạt, nhãn Edor, sầu riêng nhân dân chuyển đổikhoảng 40 ha từ diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn
Trang 29trái, đồng thời cải tạo, khôi phục khoảng 290 ha vườn tạp sang trồng các loạicây có giá trị kinh tế cao.
- Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cải tạovườn tạp và khôi phục vườn cây ăn trái chuyên canh gắn với du lịch sinh thái;phát triển vùng chuyên trồng hoa kiểng, mở rộng mô hình nuôi thủy sản cộngđồng, mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng đảm bảo vệ sinh an toànthực phẩm
3.1.2.4 Tổ chức kinh tế tập thể và xây dựng nông thôn mới
Theo báo cáo của UBND huyện Phong Điền Thành phố Cần Thơ, Sơ kết
03 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện và đã ramắt xã nông thôn mới Mỹ Khánh trong dịp Tết Quân-Dân năm 2014 Triểnkhai kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thônmới của huyện và xây dựng kế hoạch nông thôn mới của từng đơn vị trongnăm 2014 Kết quả đạt các tiêu chí nông thôn mới của các xã đến nay như sau:
xã Giai Xuân 17/20 tiêu chí; xã Tân Thới đạt 15/20 tiêu chí; xã Nhơn Ái vàNhơn Nghĩa cùng đạt 14/20 tiêu chí; Trường Long đạt 13/20 tiêu chí
3.2 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2014 - 2015
3.2.1 Giới thiệu về giống lúa
Theo kế hoạch của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phong Điền đểđạt năng suất và chất lượng cao thì trong 2 vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu năm
2015 nông hộ nên chọn giống tốt, sạch có sức sống mạnh và có khả năngchống chịu sâu bệnh đặc biệt là rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, bệnh đạo
ôn, cứng cây để hạn chế đổ ngã Nên sử dụng các giống xác nhận, có thời giansinh trưởng giống nhau, tiến tới việc sử dụng giống đồng nhất, chất lượng caotrên cùng một cánh đồng để nâng cao giá trị hàng hóa
Các giống nông hộ có thể sử dụng cho vụ Đông Xuân và Hè Thu là Jasmine 85, OM 2517, OM 4218, OM 5451, OM 7347
3.2.2 Tình hình sản xuất lúa ở huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ năm 2014- 2015
- Diện tích xuống giống lúa vụ Đông Xuân là 3.590/3700 ha, đạt 97,03%
% kế hoạch, năng suất bình quân 7,41 tấn/ha, tổng sản lượng thu hoạch26.603tấn
- Diện tích xuống giống vụ Hè Thu là 3.312/3000 ha, đạt 110,40% kếhoạch, năng suất đạt 5,76 tấn/ha, tổng sản lượng thu hoạch đạt 19.069,6 tấn
Trang 30- Tổng diện tích xuống giống hai vụ Đông Xuân và Hè Thu là 6.902 ha,đạt 69,02% kế hoạch cả năm (10.000 ha), năng suất trung bình 2 vụ lúa ĐôngXuân và Hè Thu là 13,17 tấn/ha, đạt 82,83% so với kế hoạch cả năm (15,9tấn/ha) và sản lượng thu hoạch hai vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu đạt 45.673tấn, đạt 84,73% so với kế hoạch cả năm (53.902 tấn), tăng 4,25% so với cùng
Trang 313.2.3 Lịch thời vụ sản xuất lúa 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu của nông
hộ trồng lúa huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ.
Để công tác xuống giống gieo sạ diễn ra đồng loạt theo từng mùa vụ vàvới mục đích tránh né rầy đạt hiệu quả cao nhất, quản lí dịch hại tấn công, thuhoạch đồng loạt để tránh tình trạng thương lái ép giá sau khi thu hoạch lúa nênPhòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phong Điền đã lên kế hoạch và phổ biếnlịch thời vụ trong mỗi năm để dân trong huyện thực hiện đúng thời gian xuốnggiống mà lịch thời vụ đưa ra
Bảng 3.8: Lịch thời vụ sản xuất lúa 3 vụ trong năm 2015 ở huyện Phong Điền,thành phố Cần Thơ
Vụ Đông- Xuân
Vụ Hè -Thu
Vụ Thu -Đông
Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phong Điền
Thông qua lịch thời vụ xuống giống 3 vụ lúa trong năm 2014 mà Phòng Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phong Điền áp dụng cho nông dânhuyện Phong Điền cho thấy thời gian xuống giống đến khi thu hoạch của từngmùa vụ như sau:
- Vụ Đông - Xuân: bắt đầu sản xuất từ tháng 10, tháng 11, tháng 12 trongnăm 2014 đến tháng 1 năm 2015
- Vụ Hè - Thu: bắt đầu sản xuất từ tháng 3, tháng 4, tháng 5, tháng 6trong năm 2015
- Vụ Thu - Đông: bắt đầu sản xuất từ tháng 6, tháng 7, tháng 8, tháng 9trong năm 2015
- Riêng tháng 2 trong năm sau khi thu hoạch vụ lúa Đông Xuân các địaphương tích cực vận động nông dân chuyển đổi trồng cây màu trên nền lúa.Đối với những diện tích không xuống giống được vụ màu, nên tiến hành làmđất sớm để tiêu diệt mầm bệnh trên đồng ruộng và giảm nguy cơ bị ngộ độchữu cơ, đảm bảo thời gian cách ly giữa vụ Đông Xuân và Hè Thu ít nhất 3tuần lễ
Trang 32CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN VÀ
VỤ HÈ THU Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
4.1 TỔNG QUAN VỀ NÔNG HỘ TRỒNG LÚA
4.1.1 Đặc điểm các nông hộ sản xuất lúa ở huyện Phong Điền
Nông hộ được điều tra từ 3 xã: xã Nhơn Ái, xã Trường Long và xã TânThới của huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, xã Nhơn Ái có 12 hộ (chiếm20,0%), xã Trường Long có 28 hộ (chiếm 46,7%), xã Tân Thới có 20 hộ(chiếm 33,3%) Thông tin từ nông hộ được mô tả trong bảng 4.1
Bảng 4.1: Đặc điểm hộ sản xuất lúa ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
Trang 33Dựa vào số liệu được trình bày trong bảng 4.1 cho thấy đặc điểm của các
hộ sản xuất lúa ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ cụ thể như sau: cácchủ hộ có độ tuổi trung bình là 47,9 tuổi; chủ hộ cao tuổi nhất là 70 tuổi vàchủ hộ thấp tuổi nhất là 32 tuổi
Trình độ học vấn đóng vai trò quan trọng trong việc áp dụng khoa học kĩthuật vào trong sản xuất lúa của nông hộ Trình độ càng cao thì khả năng tiếpcận khoa học kĩ thuật vào trong quá trình sản xuất càng dễ dàng, nhanh chóng
và hiệu quả tạo ra sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của thịtrường hiện nay Trình độ học vấn trung bình của nông hộ khoảng lớp 6-7,thấp nhất là không có đi học và cao nhất là lớp 10 Điều này gây khó khăn vàcản trở cho việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào quá trình sản xuất lúa do nôngdân khó có thể hiểu biết đầy đủ và rõ ràng rừ những biện pháp khoa học kĩthuật từ các cán bộ tập huấn kĩ thuật Đây cũng là nguyên nhân có thể làm ảnhhưởng đến hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ
Số lao động gia đình tham gia trực tiếp trong sản xuất lúa trung bìnhkhoảng 1-2 người, trong đó có khoảng 1 lao động nữ tham gia sản xuất lúatrong tổng số nhân khẩu trung bình là 4-5 người, do đa số các nông hộ có concòn trong độ tuổi đi học nên không có tham gia vào trong quá trình sản xuấtlúa Tuy nhiên vào những thời điểm thu hoạch cuối mùa vụ thì với số lượnglao động gia đình từ 1-2 người thì không thể đáp ứng đủ để thực hiện việc thuhoạch lúa trong cùng một thời điểm với khoảng thời gian ngắn nhất định, vìvậy nông hộ thường sẽ thuê thêm lao động để kịp thời thu hoạch lúa Chính vìthế nên giá thuê lao động ở các thời điểm thu hoạch thường cao hơn mức bìnhthường do trong vào những thời điểm thu hoạch thì lao động hay bị thiếu vàkhan hiếm Hiện nay do cơ giới hóa ngày càng phát triển nhanh và để đáp ứngnhu cầu thu hoạch nên tình trạng tăng giá thuê lao động trong thu hoạch lúađang giảm dần và không có hiện tượng khan hiếm như trước đây Do đó chiphí thuê lao động không còn biến đọng bất thường như trước nữa, làm giảm đinỗi lo tăng giá thuê hoặc khan hiếm lao động trong thu hoạch của nông hộ
Trang 34Do số năm kinh nghiệm trung bình khoảng 14-15 năm và diện tích trungbình tương đối nhỏ nên có thể thấy rằng nông hộ chủ yếu sản xuất lúa dựa vàokinh nghiệm là chủ yếu, ít áp dụng khoa học kĩ thuật mới vào trong sản xuấtlúa Tuy nhiên điều này cũng xảy ra những tiêu cực là phần lớn nông hộ chỉ ápdụng hình thức sản xuất theo lối kinh nghiệm cũ, lặp đi lặp lại nhiều năm,không đủ trình độ, khả năng để áp dụng khoa học kĩ thuật vì thế sẽ ảnh hưởngđến năng suất thu hoạch không cao do không hạn chế được những loại dịchbệnh hại mới xuất hiện cũng như những biến đổi bất thường của khí hậu vàthời tiết như hiện nay
Diện tích sản xuất lúa trung bình của nông hộ là 5.433m2, với qui mô sảnxuất tương đối nhỏ lẻ nên người dân nơi đây chủ yếu sử dụng nguồn lao độnggia đình sẵn có, vừa có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất lúa, vừa có thểgiảm bớt chi phí thuê mướn lao động, lấy công làm lời Điều này cũng phùhợp với tính chất sản xuất nông nghiệp của nước ta từ trước đến nay
4.1.2 Các giống lúa được gieo sạ và nguyên nhân chọn giống gieo
Theo khuyến cáo của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyệnPhong Điền để đạt năng suất và chất lượng cao trong sản xuất lúa 2 vụ ĐôngXuân và Hè Thu năm 2014-2015 nông dân huyện Phong Điền nên mua sửdụng các loại giống có phẩm chất tốt, sạch, có sức sống mạnh và có khả năngchống chịu sâu bệnh đặc biệt là rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, bệnh đạo
ôn, từ các Trung tâm bán hạt giống của thành phố, Công ty BVTV thành phốCần Thơ, Trung tâm nghiên cứu lúa giống của trường Đại học Cần Thơ Đẩymạnh công tác xã hội hóa nhân giống lúa cộng đồng, khuyến cáo nông dânhạn chế sử dụng giống IR50404 trong cơ cấu giống lúa Các giống lúa đượckhuyến cáo sử dụng cho 2 vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu 2014-2015: OM
4218, OM 5451, OM 2517, OM 4900, Jasmine 85 Tuy nhiên, nông hộ huyệnPhong Điền do thói quen và tiện lợi cho việc sản xuất với diện tích nhỏ, lẻ và
để tận dụng nguồn giống gia đình sẵn có từ các vụ trước để lại nên đã sử dụnggiống lúa IR50404 để gieo sạ (chiếm 68,3% vụ Đông Xuân và 96,6% vụ HèThu), giống lúa Jasmine 85 chiếm 30% ở vụ Đông Xuân và 1,7% ở vụ HèThu, còn lại là giống lúa OM4218 cùng chiếm 1,7% ở cả 2 vụ
Bảng 4.2: Các giống lúa được nông hộ sử dụng
Trang 35Bảng 4.3 cho thấy rằng đa số các nông hộ chủ yếu sử dụng nguồn giốngnhà để gieo sạ có 44 hộ chiếm 73,3%; vì diện tích gieo trồng tương đối nhỏnên nông hộ đã quyết định chọn nguồn giống nhà để thuận tiện cho việc sảnxuất Bên cạnh đó do nông hộ không có áp dụng khoa học kĩ thuật vào quátrình sản xuất Có 14 hộ sử dụng nguồn giống mua từ các công ty bán hạtgiống vì các nông hộ này được các công ty BVTV hỗ trợ giới thiệu hạt giốngmới chất lượng cao, do nông hộ học hỏi theo các nông hộ lân cận cũng muagiống gieo trồng từ các công ty bán hạt giống Chiếm tỉ lệ thấp nhất là 1,7% làgiống mua từ người quen và có một hộ được Trường Đại học Cần Thơ cungcấp giống cho nông hộ gieo trồng.
Bảng 4.3: Nguồn cung cấp giống cho nông hộ
Trang 36do bị chuột ăn; thêm vào đó là sau khi thu hoạch lúa cũng đến thời hạn trả tiềnVTNN cho các đại lí bán lẻ để tránh tình trạng lãi suất cao, thất hứa của hộ Bảng 4.4: Hình thức bán lúa của nông hộ huyện Phong Điền
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế của 60 nông hộ, tháng 9 năm 2015
Qua bảng 4.4 cho thấy rằng có 39 nông hộ (chiếm 65%) chọn bán lúadưới hình thức bán lúa tươi ngay tại ruộng vì đa số hiện nay do có nhiềuthương lái thu mua lúa tươi nên họ đã xuống tận cánh đồng ruộng để thu mualúa trực tiếp từ nông hộ, vì vậy việc tiêu thụ lúa của nông hộ không còn là vấn
đề đáng lo ngại nữa Đa số các nông hộ cho biết rằng việc bán lúa tươi ngaytại ruộng giúp họ giảm được nhiều khoản chi phí như công lao động, thời gian;một thuận lợi nữa là họ có nhiều thời gian để tập trung cho việc chuẩn bị choquá trình sản xuất lúa ở các vụ mùa sau Có 21 nông hộ (chiếm 65%) bán lúadưới hình thức phơi khô rồi bán Lí do bán dưới hình thức này là do nông hộ
có đủ điều kiện để vận chuyển lúa về nhà phơi khô, chờ giá cả cao rồi mới bán
vì nếu bán ngay trong thời điểm thu hoạch thì giá cả tương đối thấp do đó sẽkhông có lời nhiều
4.3 KẾT QUẢ SẢN XUẤT LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN VÀ VỤ HÈ THU NĂM 2014 – 2015 Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
4.3.1 Phân tích các khoản mục chi phí vụ lúa Đông Xuân năm
2014-2015 ở huyện Phong Điền thành phố Cần Thơ
Vụ Đông Xuân là vụ sản xuất chính của đa số các nông hộ ở huyệnPhong Điền thành phố Cần Thơ Trong quá trình sản xuất lúa vụ Đông Xuânnăm 2014-2015 các khoản mục chi phí phát sinh như sau:
Bảng 4.5 Chi phí sản xuất trung bình trên 1.000m2 của vụ lúa Đông Xuân năm2014-2015
Đơn vị tính: đồng/1.000m2
Chi phí Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Độ lệch
chuẩn
Tỷ trọng (%)
Chi phí
thuê máy