Phân tích các khoản mục chi phí vụ lúa Hè Thu 2015 ở huyện Phong Điền thành

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH kết QUẢ sản XUẤT lúa vụ ĐÔNG XUÂN và vụ hè THU năm 2014 2015 ở HUYỆN PHONG điền, THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 40 - 44)

Phong Điền thành phố Cần Thơ

Vụ Hè Thu là vụ canh tác mà nông hộ gặp nhiều bất lợi trong vấn đề thời tiết ở huyện Phong Điền thành phố Cần Thơ nên các chi phí sản xuất trong vụ Hè Thu có thể sẽ cao hơn vụ Đông Xuân, vì vậy chi phí sản xuất của 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu cũng có thể hiện sự chênh lệch nhau. Trong quá trình sản xuất lúa vụ Hè Thu năm 2015 các khoản mục chi phí phát sinh như sau:

Bảng 4.6 Chi phí sản xuất trung bình trên 1.000m2 của vụ lúa Hè Thu năm 2015 Đơn vị tính: đồng/1.000m2 Chi phí Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Tỷ trọng (%) Chi phí thuê máy móc 510.000 240.000 447.217 63.031 24,2 Chi phí giống 254.000 77.000 106.000 35.000 5,7 Chi phí phân bón 854.000 338.000 477.000 97.000 25,8 Chi phí nông dược 325.000 53.000 158.517 59.876 8,6 Chi phí bơm nước 220.000 22.000 94.333 36.686 5,1 CPLĐ gia đình 1.200.000 100.000 549.230 193.570 29,7 CPLĐ thuê 350.000 0 16.833 67.660 0,9 Tổng 1.849.130 552.823 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế của 60 nông hộ ở huyện Phong Điền, tháng 9 năm 2015

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế của 60 nông hộ ở huyện Phong Điền, tháng 9 năm 2015

Hình 4.2 Tỉ trọng chi phí sản xuất trung bình trên 1.000m2 của vụ lúa Hè Thu năm 2015

Chi phí thuê máy móc

Chi phí thuê máy móc trung bình 447.217 đồng/1.000m2, cao nhất 510.000 đồng/1.000m2, thấp nhất 240.000 đồng/1.000m2 chiếm tỉ trọng 24,2% tổng chi phí sản xuất. Nông dân thuê lao động chủ yếu ở các khâu chuẩn bị đất và khâu thu hoạch lúa như thuê máy gặt đập liên hợp. Chi phí thuê máy làm đất như xới và trục dao động trong khoảng từ 130.000 -150.000 đồng/1.000m2; chi phí thuê máy gặt đập liên hợp với giá thuê dao động trong khoảng từ 300.000-330.000 đồng/1.000m2. Cũng giống như vụ Đông Xuân, ở vụ Hè Thu nông dân cũng thuê máy gặt đập liên hợp cho việc thu hoạch lúa mục đích là để giảm chi phí thuê so với thuê lao động cắt lúa tay thì phải tốn thêm công gom và chi phí thuê máy suốt, mặt khác là để giảm bớt tổn thất trong quá trình gom lúa.

Chi phí giống

Chi phí giống trung bình 106.000 đồng/1.000m2, chiếm tỷ trọng 5,7% tổng chi phí sản xuất lúa, cao nhất 254.000 đồng/1.000m2, thấp nhất 77.000 đồng/1.000m2. Với tâm lí vụ Hè Thu bao giờ sạ giống cũng kém hiệu quả hơn vụ Đông Xuân nên nông hộ cũng sạ giống nhiều hơn vụ Đông Xuân, với trung bình lượng giống gieo 19 kg/1.000m2, cao nhất 31kg/1.000m2, thấp nhất 15kg/1.000m2. Sở dĩ có sự chênh lệch này là do nông hộ với tâm lí sạ trừ hao giống bị lép không lên mầm và tùy vào cách chọn giống của nông hộ (giống ngắn ngày hay dài ngày, giống lúa cao sản hay giống lúa bình thường, giống đạt chất lượng hay giống nhà để lại từ các vụ lúa trước…)

Chi phí phân bón

Chi phí phân bón vụ Hè Thu cũng cao hơn so với vụ Đông Xuân, vì ở vụ Hè Thu đất thường kém màu mỡ và cũng không được phù sa bồi đắp nhiều như vụ Đông Xuân. Cũng giống như vụ Đông Xuân 2014-2015, vụ Hè Thu năm 2015 chi phí phân bón của nông hộ cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí trồng lúa, cụ thể là chiếm 25,8% tổng chi phí với chi phí trung bình là 477.000 đồng/1.000m2, cao nhất là 854.000 đồng/1.000m2, thấp nhất là 338.000 đồng/1.000m2. Các loại phân bón nông dân sử dụng cũng tương tự như vụ Đông Xuân như Ure, DAP, Kali, NPK 20-20-25, NPK 16-16-8.

Chi phí nông dược

Chi phí nông dược trong vụ Hè Thu cũng tương đối cao, chi phí trung bình là 158.517 đồng/1.000m2, cao nhất là 325.000 đồng/1.000m2, thấp nhất là 53.000 đồng/1.000m2 chiếm 8,6% tổng chi phí sản xuất lúa. Kết quả này cho thấy tình hình dịch bệnh và sâu gây hại trên cây lúa không giảm mà ngày càng phát triển nhanh hơn nữa. Với tâm lí phòng bệnh hơn chữa bệnh nên nông dân đã sử dụng nhiều loại thuốc trừ sâu để nhằm ngăn chặn sự phát triển và lây lan các loại dịch bênh trên cây lúa. Theo kết quả điều tra, với kinh nghiệm nhiều năm trồng lúa phần lớn nông hộ đều cho rằng vụ Hè Thu thì dịch bệnh tấn công trên cây lúa luôn cao hơn vụ Đông Xuân nên chi phí thuốc sử dụng cũng lớn hơn vụ Đông Xuân rất nhiều.

Các loại dịch bệnh tấn công trên cây lúa như bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, rầy nâu, bọ xít,… Nông hộ đã sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật cũng tương tự với vụ Đông Xuân.

Chi phí nhiên liệu

Chi phí nhiên liệu trung bình 94.333 đồng/1.000m2, chiếm tỷ trọng 5,1% tổng chi phí sản xuất lúa, cao nhất là 220.000 đồng/1.000m2, thấp nhất 22.000

đồng/1.000m2. Vụ Hè thu bơm nước nhiều vì trong thời gian này là mùa hè thời tiết khô hạn, nước kém, do đó đồng ruộng sẽ gặp tình trạng thiếu nước, vì vậy để cây lúa phát triển bình thường thì đồng ruộng cần phải được cung cấp đầy đủ nước. Do đó trong suốt quá trình sản xuất từ khi bắt đầu sản xuất lúa cho đến khi thu hoạch nông hộ phải bơm nước vào đồng ruộng nhiều lần đảm bảo cho đồng ruộng luôn luôn đầy đủ nước, không bị khô hạn để không làm ngưng trễ sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa.

Chi phí lao động gia đình

Trong vụ Hè Thu nông hộ sử dụng lao động nhà vào sản xuất lúa khá cao chiếm tỷ trọng 29,7% tổng chi phí sản xuất lúa, với chi phí trung bình là 549.230 đồng/1.000m2, cao nhất là 1.200.000 đồng/1.000m2 và thấp nhất là 100.000 đồng/1.000m2. Sở dĩ nông dân sử dụng nhiều lao động nhà vào sản xuất lúa vì đa số các nông hộ đều có nhiều thời gian nhàn rỗi cho nên hầu hết các hoạt động sạ giống, chăm sóc, bón phân, tưới tiêu, xịt thuốc đều sử dụng lao động nhà. Nông dân chỉ thuê thêm lao động khi đến mùa thu hoạch khối lượng công việc nhiều, yêu cầu sử dụng nhiều lao động trong cùng một lúc mà lao động nhà không thể đáp ứng đủ.

Chi phí lao động thuê

Chi phí lao động thuê trung bình 67.660 đồng/1.000m2, chiếm tỷ trọng 0,9% tổng chi phí sản xuất lúa, cao nhất 350.000 đồng/1.000m2, thấp nhất 0 đồng/1.000m2.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH kết QUẢ sản XUẤT lúa vụ ĐÔNG XUÂN và vụ hè THU năm 2014 2015 ở HUYỆN PHONG điền, THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w