Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu ở

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH kết QUẢ sản XUẤT lúa vụ ĐÔNG XUÂN và vụ hè THU năm 2014 2015 ở HUYỆN PHONG điền, THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 50 - 56)

Xuân và vụ Hè Thu ở huyện Phong Điền Thành phố Cần Thơ

4.3.5.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa vụ Đông Xuân

Kiểm định mô hình

- Kiểm định độ phù hợp của mô hình

Giả thiết: H0 = β1= β2 = β3 = β4 = β5 = β6 = β7 = β8 = 0 (tất cả các biến đều không ảnh hưởng đến năng suất)

Đối thiết: H1 có ít nhất một biến βi = 0 (có ít nhất một biến ảnh hưởng đến năng suất).

- Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến của mô hình

Để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến ta xem xét hệ số VIF (yếu tố phóng đại phương sai) của các biến trong mô hình. Nếu VIF của các biến trong mô hình đều nhỏ hơn 10 thì kết luận không có đa cộng tuyến (Mai Văn Nam, 2008). Ngược lại thì kết luận có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Kết quả kiểm định được thể hiện ở bảng 4.10, hệ số VIF bằng 1,24 < 10 chứng tỏ mô hình không bị đa cộng tuyến.

Bảng 4.10: Kiểm định đa cộng tuyến mô hình hồi qui năng suất vụ lúa Đông Xuân năm 2014-2015

Tên biến VIF 1/VIF

Ln Lượng giống gieo 1,15 0,868

Ln Đạm 1,33 0,751

Ln Lân 1,18 0,845

Ln Kali 1,28 0,781

Ln chi phí nông dược 1,23 0,810

Ln ngày công lao động 1,24 0,804

Tập huấn 1,24 0,804

Chi phí lao động thuê 1,28 0,781

Mean VIF 1,24

Nguồn: Kết quả phân tích phần mềm stata 11

Kiểm định phương sai sai số thay đổi

Giải thiết

Đối thiết

H1: Có hiện tượng phương sai sai số thay đổi

Thực hiện kiểm định White để kiểm tra mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi hay không. Kết quả thu được Prob > chi2 = 0,1527 > 1% do đó chấp nhận giả thiết H0, do đó kết luận rằng mô hình không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi.

Bảng 4.11 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa vụ Đông Xuân của nông hộ ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2014-2015

hiệu

Biến độc lập Hệ số P_Value

lnX1 Lượng giống gieo (kg/1.000m2) -0,111*** 0,009 lnX2 Lượng phân N nguyên chất

(kg/1.000m2)

-0,044ns 0,301

lnX3 Lượng phân P nguyên chất (kg/1.000m2)

-0,011ns 0,676

lnX4 Lượng phân K nguyên chất (kg/1.000m2) 0,017ns 0,596 lnX5 Chi phí thuốc (1.000 đồng/1.000m2) -0,038ns 0,181 lnX6 Số ngày công LĐGĐ -0,088*** 0,000

X7 Chi phí LĐ thuê 0,951e-06ns 0,888

X8 Tập huấn -0,091*** 0,000

Hằng số 6,863 0,000

R-squared 0,5038

Adj R-squared 0,4260

Prob > F 0,0000

Nguồn: Kết quả phân tích phần mềm stata 11

Chú thích: *, **, *** với mức ý nghĩa thống kê tương ứng là 10%, 5%, 1%

Bảng 4.11thể hiện kết quả hồi qui với biến phụ thuộc của năng suất lúa vụ Đông Xuân 2014-2015 ở huyện Phong Điền thành phố Cần Thơ. Kết quả cho thấy R2 = 50,38% có nghĩa là 50,38% sự biến động của năng suất được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình. Còn lại, 49,62% sự biến động của năng suất được giải thích bởi các nhân tố không được đưa vào mô hình. Bên cạnh đó với giá trị của P_value của F là rất nhỏ (P_value = 0,0000) có

nghĩa là tồn tại mối quan hệ giữa năng suất với ít nhất một trong các yếu tố: lượng giống, lượng phân đạm nguyên chất, lượng phân lân nguyên chất, lượng phân kali nguyên chất, diện tích, kinh nghiệm, tập huấn.

Giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa vụ Đông Xuân:

Kết quả cho thấy có 4 biến không ảnh hưởng đến mô hình là: lượng phân đạm nguyên chất (X2), lượng phân lân nguyên chất (X3), lượng phân kali nguyên chất (X4), chi phí nông dược (X5), chi phí lao động thuê (X7). Với mức ý nghĩa 1% có 3 biến ảnh hưởng đến năng suất là lượng giống (X1), số ngày công lao động gia đình (X6), tập huấn (X8).

Lượng giống gieo: với hệ số b1 = - 0,111 với mức ý nghĩa 1% nếu các nhân tố khác trong mô hình không đổi thì khi giảm lượng giống xuống 1% thì sẽ làm tăng 0,111% năng suất. Tùy vào loại giống khác nhau mà mức ảnh hưởng đến năng suất lúa. Nông hộ nên giảm lượng giống gieo xuống để làm giảm chi phí tối thiểu và tránh hiện tượng sạ quá dày sẽ gây lãng phí.

Số ngày công lao động gia đình: với hệ số b6 = -0,088 với mức ý nghĩa 1% nếu các nhân tố khác trong mô hình không đổi thì khi tăng số ngày công lao động gia đình lên 1% thì sẽ làm giảm 0,088% năng suất. Điều này có thể được lý giải như sau: trong vụ vừa qua lao động gia đình chủ yếu tham gia vào quá trình bón phân và phun thuốc cho lúa. Tuy nhiên việc bón phân và phun thuốc nhiều lần vượt quá lượng khuyến cáo nên một mặt tốn công lao động gia đình, mặt khác gây ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất.

Tập huấn: với hệ số b7 = - 0,091 với mức ý nghĩa 1%. Đồng nghĩa với việc trong điều kiện các yếu khác không đổi, hộ có tham gia tập huấn thì năng suất sẽ cao hơn hộ không tham gia tập huấn là 0,091 nghìn đồng. Điều này do khi tham gia tập huấn các nông hộ sẽ sử dụng hợp lý đầu vào hơn, nhờ đó tiết kiệm chi phí đầu vào và chi phí lao động làm cho năng suất tăng.

Kết luận: theo kết quả của mô hình thì có 3 nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa vụ Đông Xuân của nông hộ huyện Phong Điền thành phố Cần Thơ đó là các nhân tố: lượng giống gieo sạ, số ngày công lao động gia đình, tập huấn. Để nâng cao năng suất trong các vụ mùa tiếp theo thì nông hộ nên chú trọng vào các nhân tố trên để đạt được năng suất cao trong sản xuất lúa.

4.2.5.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa vụ Hè Thu

Kiểm định mô hình

- Kiểm định độ phù hợp của mô hình

không ảnh hưởng đến năng suất)

Đối thiết: H1 có ít nhất một biến βi = 0 (có ít nhất một biến ảnh hưởng đến năng suất).

- Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến của mô hình

Để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến ta xem xét hệ số VIF (yếu tố phóng đại phương sai) của các biến trong mô hình. Nếu VIF của các biến trong mô hình đều nhỏ hơn 10 thì kết luận không có đa cộng tuyến (Mai Văn Nam, 2008). Ngược lại thì kết luận có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Kết quả kiểm định được thể hiện qua bảng 4.10, hệ số VIF của các biến trong mô hình là 1,23 (nhỏ hơn 10), do đó có thể kết luận không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình.

Bảng 4.12: Kiểm định đa cộng tuyến mô hình hồi qui năng suất vụ lúa Hè Thu năm 2015

Tên biến VIF 1/VIF

Ln Lượng giống gieo 1,12 0,892

Ln Đạm 1,34 0,745

Ln Lân 1,15 0,868

Ln Kali 1,26 0,796

Ln chi phí nông dược 1,18 0,850

Ln ngày công lao động 1,24 0,809

Tập huấn 1,24 0,803

Chi phí lao động thuê 1,34 0,747

Mean VIF 1,23

Nguồn: Kết quả phân tích phần mềm stata 11 Kiểm định phương sai sai số thay đổi

Giải thiết

H0: Không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi Đối thiết

H1: Có hiện tượng phương sai sai số thay đổi

Dựa vào kiểm định imtest, White ta được Prob > chi2 = 0,7200 > 1% do đó ta chấp nhận giả thiết H0. Ta kết luận rằng không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi.

Bảng 4.13 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa vụ Hè Thu của nông hộ ở huyện Phong Điền thành phố Cần Thơ năm 2015

hiệu

Biến độc lập Hệ số P_Value

lnX1 Lượng giống gieo (kg/1.000m2) -0,202** 0,010

lnX2 Lượng phân N nguyên chất (kg/1.000m2)

-0,035ns 0,581

lnX3 Lượng phân P nguyên chất (kg/1.000m2)

-0,013ns 0,742

lnX4 Lượng phân K nguyên chất (kg/1.000m2)

0,021ns 0,680

lnX5 Chi phí thuốc (nghìn đồng/1.000m2) -0,003ns 0,933

lnX6 Số ngày công LĐGĐ 0,091** 0,022

X7 Chi phí LĐ thuê 8,46e-05ns 0,667

X8 Tập huấn -0,059** 0,041

Hằng số 6,928 0,000

R-squared 0,3171

Adj R-squared 0,2099

Prob >F 0,0085

Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ điều tra thực tế của 60 nông hộ ở huyện Phong Điền, tháng 9 năm 2015

Chú thích: *, **, *** với mức ý nghĩa thống kê tương ứng là 10%, 5%, 1%

Bảng 4.12 thể hiện kết quả hồi qui với biến phụ thuộc năng suất lúa vụ Hè Thu 2015 ở huyện Phong Điền thành phố Cần Thơ. Kết quả cho thấy R2 = 31,71% có nghĩa là 31,71% sự biến động của năng suất được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình. Còn lại, 68,29% sự biến động của năng suất được giải thích bởi các nhân tố không được đưa vào mô hình.

Bên cạnh đó với giá trị của P_value của F là rất nhỏ (P_value = 0,0085) có nghĩa là tồn tại mối quan hệ giữa năng suất với ít nhất một trong các yếu tố: lượng giống, lượng phân đạm nguyên chất, lượng phân lân nguyên chất, lượng phân kali nguyên chất, diện tích, kinh nghiệm, tập huấn.

Giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa vụ Đông Xuân:

Kết quả cho thấy có 4 biến không ảnh hưởng đến mô hình là: lượng phân đạm nguyên chất (X2), lượng phân lân nguyên chất (X3), lượng phân kali nguyên chất (X4), chi phí nông dược (X5), chi phí lao động thuê (X7). Với mức ý nghĩa 5% có 3 biến ảnh hưởng đến năng suất là lượng giống (X1), số ngày công lao động gia đình (X6) và tập huấn (X8).

Lượng giống gieo: với hệ số b1 = - 0,202 với mức ý nghĩa 5% nếu các nhân tố khác trong mô hình không đổi thì khi giảm lượng giống xuống 1% thì sẽ làm tăng 0,202% năng suất. Tùy vào loại giống khác nhau mà mức ảnh hưởng đến năng suất lúa. Nông hộ nên giảm lượng giống gieo xuống để làm giảm chi phí tối thiểu và tránh hiện tượng sạ quá dày sẽ gây lãng phí.

Số ngày công lao động gia đình: với hệ số b6 = 0,091 với mức ý nghĩa 5% nếu các nhân tố khác trong mô hình không đổi thì khi tăng số ngày công lao động gia đình lên 1% thì sẽ làm tăng 0,091% năng suất.

Tập huấn: với hệ số b7 = - 0,059 với mức ý nghĩa 5%. Đồng nghĩa với việc trong điều kiện các yếu khác không đổi, hộ có tham gia tập huấn thì năng suất sẽ cao hơn hộ không tham gia tập huấn là 0,059%. Điều này do khi tham gia tập huấn các nông hộ sẽ sử dụng hợp lý đầu vào hơn, nhờ đó tiết kiệm chi phí đầu vào và chi phí lao động làm cho năng suất tăng.

Kết luận: theo kết quả của mô hình thì có 3 nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa vụ Đông Xuân của nông hộ huyện Phong Điền thành phố Cần Thơ gồm các nhân tố: lượng giống gieo sạ, số ngày công lao động gia đình và tập huấn. Để nâng cao năng suất trong các vụ mùa tiếp theo thì nông hộ nên chú trọng vào các nhân tố trên để đạt được năng suất cao trong sản xuất lúa.

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ SẢN XUẤT LÚA Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH kết QUẢ sản XUẤT lúa vụ ĐÔNG XUÂN và vụ hè THU năm 2014 2015 ở HUYỆN PHONG điền, THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 50 - 56)