sản xuất lúa 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu năm 2014-2015
Sử dụng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá kết quả sản xuất lúa 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu. Bảng 4.9 thể hiện mức độ chênh lệch về các chỉ tiêu doanh
thu, tổng chi phí có LĐGĐ, tổng chi phí không có LĐGĐ, lợi nhuận có LĐGĐ, lợi nhuận không có LĐGĐ và các tỉ trọng lợi nhuận/tổng chi phí, lợi doanh thu/tổng chi phí.
Bảng 4.9 Một số chỉ tiêu tài chính 2 vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu năm 2014- 2015 ở huyện Phong Điền thành phố Cần Thơ
Khoản mục Đơn vị tính Đông Xuân Hè Thu Chênh lệch Doanh thu đồng/1000m2 3.742.840 2.325.000 1.417.840 Tổng chi phí có LĐGĐ đồng/1000m2 1.646.317 1.849.130 -202.813 Tổng chi phí không có LĐGĐ đồng/1000m2 1.229.317 1.299.900 -70.583 Lợi nhuận từ lúa đồng/1000m2 2.096.523 475.870 1.620.653 Thu nhập từ lúa đồng/1000m2 2.513.523 1.025.100 1.488.423
Lợi nhuận/Doanh thu lần 0,560 0,205 0,355
Lợi nhuận/Tổng chi phí lần 1,273 0,257 1,016
Doanh thu/Tổng chi phí lần 2,273 1,257 1,016
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế của 60 nông hộ ở huyện Phong Điền, tháng 9 năm 2015
Lợi nhuận trung bình của vụ Đông Xuân là 2.513.523 đồng/1.000m2, lợi nhuận trung bình của vụ Hè Thu là 475.870 đồng/1.000m2, lợi nhuận của cả 2 vụ đều lớn hơn 0 nên có thể nói rằng mô hình canh tác lúa của nông hộ huyện Phong Điền có hiệu quả.
*Vụ Đông Xuân:
- Tỉ số lợi nhuận trên doanh thu (có lao động gia đình) bằng 0,560 lần, có nghĩa là cứ mỗi 1 đồng tổng doanh thu thì nông hộ sẽ thu được 0,560 đồng lợi nhuận.
- Tỉ số lợi nhuận trên tổng chi phí (có lao động gia đình) bằng 1,273 lần, có nghĩa là cứ mỗi 1 đồng chi phí bỏ ra thì nông hộ sẽ thu được 1,273 đồng lợi nhuận. Lợi nhuận thu vào lớn hơn tổng chi phí bỏ ra và tỉ số lợi nhuận trên tổng chi phí cao chứng tỏ mô hình sản xuất có hiệu quả.
- Tỉ số doanh thu trên tổng chi phí (có lao động gia đình) bằng 2,273 lần, có nghĩa là mỗi 1 đồng chi phí bỏ ra thì nông hộ sẽ thu được 2,273 đồng tổng doanh thu
* Vụ Hè Thu:
- Tỉ số lợi nhuận trên doanh thu (có lao động gia đình) bằng 0,205 lần, có nghĩa là cứ mỗi 1 đồng tổng doanh thu thì nông hộ sẽ thu được 0,205 đồng lợi nhuận.
- Tỉ số lợi nhuận trên tổng chi phí (có lao động gia đình) bằng 0,257 lần, có nghĩa là cứ mỗi 1 đồng chi phí bỏ ra thì nông hộ sẽ thu được 0,257 đồng lợi nhuận. Lợi nhuận thu vào lớn hơn tổng chi phí bỏ ra và tỉ số lợi nhuận trên tổng chi phí cao chứng tỏ mô hình sản xuất có hiệu quả.
- Tỉ số doanh thu trên tổng chi phí (có lao động gia đình) bằng 1,257 lần, có nghĩa là mỗi 1 đồng chi phí bỏ ra thì nông hộ sẽ thu được 1,257 đồng tổng doanh thu.
Dựa vào bảng số liệu 4.9 có thể thấy sự khác biệt về hiệu quả của việc đầu tư vào 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu như sau:
Trong vụ Đông Xuân thì cứ mỗi 1 đồng chi phí bỏ ra thì nông hộ sẽ thu được 1,273 đồng lợi nhuận, trong khi đó vụ Hè Thu thì mỗi 1 đồng chi phí bỏ ra thì nông hộ sẽ thu được 0,257 đồng lợi nhuận, chênh lệch 1,016 đồng. Mặc dù, tổng chi phí sản xuất bỏ ra ở 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu đều cao như nhau, nhưng do vụ Đông Xuân có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất lúa hơn vụ Hè Thu nên mang lại lợi nhuận cao hơn.
Trong vụ Đông Xuân cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì nông hộ sẽ thu được 2,273 đồng doanh thu, trong khi đó trong vụ Hè Thu cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì nông hộ sẽ thu được 1,257 đồng doanh thu, chênh lệch 1,016 đồng. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn đầu tư vào vụ Đông Xuân mang lại hiệu quả cao hơn so với việc đầu tư vốn vào vụ Hè Thu.
Qua các kết quả phân tích nêu trên cho thấy việc canh tác lúa của nông hộ huyện Phong Điền thành phố Cần Thơ ở vụ Đông Xuân luôn mang lại hiệu quả cao hơn vụ Hè Thu, cụ thể là các chỉ tiêu doanh thu trên tổng chi phí và lợi nhuận trên tổng chi phí của vụ Đông Xuân đều cao hơn so với vụ Hè Thu. Kết quả cho thấy rằng việc canh tác lúa của nông hộ huyên Phong Điền là có hiệu quả, mặc dù chi phí đầu vào cho việc sản xuất lúa tương đối cao nhưng doanh thu và lợi nhuận thu về cũng tương đối cao.