Phân tích các khoản mục chi phí vụ lúa Đông Xuân năm 2014-2015 ở huyện Phong

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH kết QUẢ sản XUẤT lúa vụ ĐÔNG XUÂN và vụ hè THU năm 2014 2015 ở HUYỆN PHONG điền, THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 36 - 40)

2015 ở huyện Phong Điền thành phố Cần Thơ

Vụ Đông Xuân là vụ sản xuất chính của đa số các nông hộ ở huyện Phong Điền thành phố Cần Thơ. Trong quá trình sản xuất lúa vụ Đông Xuân năm 2014-2015 các khoản mục chi phí phát sinh như sau:

Bảng 4.5 Chi phí sản xuất trung bình trên 1.000m2 của vụ lúa Đông Xuân năm 2014-2015 Đơn vị tính: đồng/1.000m2 Chi phí Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Tỷ trọng (%) Chi phí thuê máy 505.000 150.000 409.617 88.089 24,9

móc Chi phí giống 279.200 76.900 129.100 52.000 7,8 Chi phí phân bón 854.000 338.000 477.000 97.000 29,0 Chi phí nông dược 250.000 58.000 116.150 39.592 7,1 Chi phí nhiên liệu 88.000 0 25.250 20.457 1,5 CPLĐ nhà 1.000.000 100.000 417.000 174.200 25,3 CPLĐ thuê 350.000 0 72.200 135.100 4,4 Tổng 1.646.317 606.438 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế của 60 nông hộ ở huyện Phong Điền, tháng 9 năm 2015

Bảng 4.5 thể hiện chi phí sản xuất trung bình trên 1.000m2 đất sản xuất lúa vụ Đông Xuân năm 2014-2015 của nông hộ huyện Phong Điền Thành phố Cần Thơ. Từ việc phân tích chi phí ta có thể thấy tỉ trọng của các loại chi phí sản xuất nào quan trọng và đưa ra những biện pháp cụ thể để sử dụng có hiệu quả nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận trong sản xuất.

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế của 60 nông hộ ở huyện Phong Điền, tháng 9 năm 2015

Đông Xuân năm 2014-2015

Chi phí thuê máy móc

Trong suốt quá trình sản xuất lúa từ khi bắt đầu sản xuất cho đến khi thu hoạch thì nông dân chủ yếu đều thuê máy móc trong các công đoạn như sau: làm đất, thu hoạch thuê máy gặt đập liên hợp, thuê máy suốt lúa; chi phí làm đất thường chi trả bằng tiền như các công đoạn xới đất và trục đất với mức chi phí khoảng 90.000-150.000 đồng/1.000m2; đến giai đoạn thu hoạch thì nông dân chủ yếu thuê máy gặt đập liên hợp để thu hoạch lúa giá thuê máy khoảng 300.000-330.000 đồng/1000m2 tùy theo đất; trong khi đó nếu thuê thủ công cắt lúa bằng tay thì giá thuê 200.000-250.000 đồng/1.000m2 tùy theo lúa đứng hay lúa sập, cộng với khoảng chi phí thuê máy suốt 120.000đồng/1.000m2. Vì vậy, nông hộ chủ yếu thuê máy gặt đập liên hợp để thu hoạch lúa để giảm bớt chi phí thuê lao động và giảm sự thất thoát khi vận chuyển nhằm nâng cao năng suất.

Chi phí giống

Giống là yếu tố đầu vào có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ. Lượng giống được sử dụng có thể dựa vào kinh nghiệm sản xuất của nông hộ là chủ yếu. Tiêu chí để chọn giống của nông hộ là dựa vào các đặc tính của giống: giống ngắn ngày, giống dài ngày, giống kháng sâu bệnh, giống chất lượng cao hay giống bình thường, giống lúa thơm hay không thơm hoặc dựa theo hàng xóm xung quanh, nếu thấy họ sử dụng loại giống nào có năng suất cao thì họ sẽ chuyển sang sử dụng loại giống đó. Chi phí giống trung bình của nông hộ 129.100 đồng/1.000m2 chiếm tỷ trọng 7,8% trên tổng chi phí sản xuất lúa, cao nhất 279.200 đồng/1.000m2, thấp nhất 76.900 đồng/1.000m2.

Chiphí phân bón

Phân bón là một trong những yếu tố đầu vào không thể thiếu trong quá trình sản xuất lúa của nông hộ vì nó cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Tuy nhiên, người nông dân nên biết cách bón phân cho cây lúa một cách hợp lý và khoa học thì cây lúa mới phát triển tốt và đạt năng suất cao. Chi phí phân bón trung bình trên một vụ lúa Đông Xuân là 477.000 đồng/1.000m2, cao nhất là 854.000 đồng/1.000m2, thấp nhất là 338.000 đồng/1.000m2, chiếm tỉ trọng thứ hai 29,0% tổng chi phí sản xuất. Việc bón phân nhiều hay ít dựa vào tình hình phát triển của cây lúa, ngoài ra còn dựa vào kinh nghiệm trồng lúa qua nhiều năm tích lũy được của nông hộ. Điều này ảnh hưởng đến năng suất của cây lúa vì vụ Đông Xuân đất có nhiều phù sa bồi đắp nên không cần bón quá nhiều

phân vì có thể làm tăng nguy cơ mắc các loại dịch bệnh trên cây lúa, đặc biệt là phân đạm và có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng hạt gạo do đó giá bán sẽ không cao khi đưa ra thị trường.

Trong một vụ lúa nông dân thường chia ra làm 3 đợt bón phân chính, ngoài ra có một vài lần bón lót, bón thúc. Các loại phân bón nông dân sử dụng là ure, DAP, Kali, NPK 20-20-25, NPK 16-16-8.

Chi phí nông dược

Thuốc bảo vệ thực vật giúp ngăn ngừa các loại dịch bệnh và sâu hại trên cây lúa, nên nó cũng góp phần khá quan trọng tương tự như phân bón. Chi phí thuốc trung bình trong vụ lúa Đông Xuân là 116.150 đồng/1.000m2, cao nhất là 250.000 đồng/1.000m2, thấp nhất là 58.000 đồng/1.000m2 chiếm tỷ trọng 7,1% tổng chi phí sản xuất. Kết quả này cho thấy tình hình dịch bệnh và sâu hại lúa trong vụ Đông Xuân không ngừng phát triển, vì thế nông dân đã sử dụng tương đối nhiều thuốc bảo vệ thực vật để tiêu diệt các loại dịch bệnh.

Theo kết quả điều tra thực tế trong vụ Đông Xuân nông dân đã sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vất sau để phun cho đồng ruộng lúa: thuốc diệt mầm, thuốc diệt ốc, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc dưỡng cây lúa, cụ thể như sau:

- Thuốc cỏ: là loại thuốc chuyên trị các loại cỏ dại mọc trong ruộng lúa, nông dân sử dụng chủ yếu các loại thuốc: Cantanil, Sofit, Nominee 10SC.

- Thuốc trừ sâu: là loại thuốc chuyên trừ các loại côn trùng gây hại trên cây lúa như rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu đục thân, sâu bẹ, bọ xít,… Các loại thuốc mà nông dân thường sử dụng là Actara 25WC, Alika 247SC, Amater 150SC, Regent,…

- Thuốc trừ bệnh: là loại thuốc chuyên trị các loại bệnh thường xuyên xuất hiện trên cây lúa như đạo ôn, lem lép hạt,… các loại thuốc thường sử dụng: Filia 525SE, Fuan 40EC, Tilt Super 300EC…

- Thuốc dưỡng cây lúa: là thuốc chuyên có tác dụng giúp cây lúa tăng trưởng và phát triển tốt như lích thích ra bông, dưỡng hạt to, chắc, sáng góp phần tăng năng suất thu hoạch, các loại thuốc thường sử dụng như: Sieutohat, Tilt Super, Boom-Flower…

Chi phí nhiên liệu

Cuối cùng là chi phí nhiên liệu chiếm tỷ trọng thấp nhất 1,5% tổng chi phí sản xuất lúa. Chi phí nhiên liệu trung bình là 25.250 đồng/1.000m2, cao nhất là 88.000 đồng/1.000m2, thấp nhất là 0 đồng (do ruộng trũng nên nông

dân không cần bơm nước).

Chi phí lao động gia đình

Do nông dân chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp là chính, nên chi phí lao động tham gia trực tiếp vào sản xuất lúa cũng khá lớn. Chi phí lao động nhà trung bình 417.000 đồng/1.000m2, chiếm 25,3% tổng chi phí sản xuất lúa, chi phí lao động cao nhất 1.000.000 đồng/1.000m2, chi phí lao động thấp nhất 100.000 đồng/1.000m2. Để giảm chi phí thuê mướn lao động trong quá trình sản xuất lúa và tận dụng khoảng thời gian nhàn rỗi phần lớn các nông hộ đều sử dụng lao động nhà trong các công đoạn như sạ lúa, làm cỏ, bón phân, xịt thuốc, bơm nước…Tuy nhiên khi đến mùa thu hoạch khi khối lượng công việc lớn cần phải thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn, lao động gia đình không thể đáp ứng đủ kịp thời thì mới thuê lao động. Chi phí lao động nhà được tính bằng số ngày công lao động gia đình tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất với giá thuê lao động thị trường.

Chi phí lao động thuê

Chi phí lao động thuê trung bình 72.200 đồng/1.000m2, cao nhất là 350.000 đồng/1.000m2, thấp nhất là 0 đồng (nông hộ không thuê lao động) chiếm 4,4% tổng chi phí sản xuất. Trong suốt quá trình sản xuất lúa từ khi bắt đầu sản xuất cho đến khi thu hoạch thì nông dân chủ yếu thuê lao động ở các khâu cắt lúa, gom lúa sau khi cắt xong, mặt khác là có thể tận dụng nguồn lao động gia đình để giảm bớt chi phí thuê lao động. Nông hộ chỉ thuê lao động cắt lúa tay trong trường hợp không thuê được máy cắt gặt đập liên hợp.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH kết QUẢ sản XUẤT lúa vụ ĐÔNG XUÂN và vụ hè THU năm 2014 2015 ở HUYỆN PHONG điền, THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 36 - 40)