biến động giá bán lúa và thu nhập của nông hộ ở huyện phong điền – thành phố cần thơ

65 671 3
biến động giá bán lúa và thu nhập của nông hộ ở huyện phong điền – thành phố cần thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH   NGUYỄN NGỌC MINH BIẾN ĐỘNG GIÁ BÁN LÚA VÀ THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN – THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 Cần Thơ - 5/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH   NGUYỄN NGỌC MINH MSSV: C1200180 BIẾN ĐỘNG GIÁ BÁN LÚA VÀ THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN – THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN LÊ KHƯƠNG NINH Cần Thơ - 5/2014 LỜI CẢM TẠ Đầu tiên cho em kính gửi lời chúc sức khỏe, lời cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy cô thuộc Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh và tất cả các thầy cô của trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt cho em những kiến thức cần thiết, quý báu để em có thể hoàn thành tốt đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Đặc biệt, em chân thành cảm ơn thầy Lê Khương Ninh đã tận tình hướng dẫn, sửa chữa những khuyết điểm thiếu sót trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Em chân thành cảm ơn các cô, chú nông dân đã nhiệt tính giúp đỡ em trong việc thu thập số liệu, giúp em có những kinh nghiệm quý báo khi thực hiện đề tài này. Nhân đây em xin chúc các cô, chú nông dân có mùa màng bội thu và dồi dào sức khỏe. Bên cạnh những mặt đạt được cũng không tránh khỏi những thiếu sót, Em kính mong nhận được đóng góp của quý thầy cô để bài luận văn của em được hoàn thiện và có ý nghĩa thực tế hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2014 Sinh viên thực hiện Nguyễn Ngọc Minh i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2014 Sinh viên thực hiện Nguyễn Ngọc Minh ii MỤC LỤC Trang Chương 1 GIỚI THIỆU ..................................................................................... 1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.................................... Error! Bookmark not defined. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................ Error! Bookmark not defined. 1.2.1 Mục tiêu chung ............................................... Error! Bookmark not defined. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................... Error! Bookmark not defined. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................... Error! Bookmark not defined. 1.3.1 Không gian nghiên cứu ................................. Error! Bookmark not defined. 1.3.2 Thời gian nghiên cứu ..................................... Error! Bookmark not defined. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu .................................... Error! Bookmark not defined. 1.3.4 Nội dung nghiên cứu ..................................... Error! Bookmark not defined. Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 4 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN .................................................................................... 4 2.1.1 Khái niệm .......................................................................................................... 4 2.1.2 Cơ sở lý thuyết ................................................................................................. 4 2.1.3 Mô hình nghiên cứu ....................................................................................... 10 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 12 2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ........................................................... 12 2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................... 13 2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu ..................................................................... 13 Chương 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ ............................................................................................... 16 3.1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ....................... 16 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên .......................................................................................... 16 3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội .............................. Error! Bookmark not defined. 3.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU NĂM 2014. 21 3.2.1 Một số chỉ tiêu chủ yếu ................................. Error! Bookmark not defined. iii 3.2.2 Phát triển kinh tế ............................................ Error! Bookmark not defined. 3.2.3 Về văn hóa – xã hội ....................................... Error! Bookmark not defined. Chương 4 PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG BIẾN ĐỘNG GIÁ BÁN LÚA ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN TP. CẦN THƠ ... 25 4.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRỒNG LÚA CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN TP. CẦN THƠ .............................................................................. 25 4.1.1 Nguồn lực sản xuất của nông hộ .................................................................. 25 4.1.2 Khái quát thực trạng trồng lúa của nông hộ ............................................... 30 4.2 PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG GIÁ BÁN LÚA ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN TP. CẦN THƠ ... 36 4.2.1 Mô hình nghiên cứu ....................................................................................... 36 4.2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ .................... 37 Chương 5 GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH GIÁ BÁN LÚA VÀ THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN TP. CẦN THƠ ................................. 40 5.1 Giải pháp về vốn ............................................................................................... 40 5.2 Giải pháp về tạo việc làm cho lao động nông thôn ....................................... 40 5.3 Giải pháp ổn định giá bán lúa .......................................................................... 40 5.4 Nâng cao thu nhập cho nông hộ trồng lúa ..................................................... 41 5.5 Giải pháp về định hướng phát triển ................................................................ 42 Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 44 6.1 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 44 6.2 KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 47 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 48 BẢNG PHỎNG VẤN NÔNG HỘ .................................................................. 56 iv DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 2.1 Kỳ vọng về dấu của các biến giải thích trong mô hình .................... 12 Bảng 2.2 Mô tả địa bàn nghiên cứu ................................................................. 12 Bảng 3.1 Diện tích đất huyện Phong Điền ...................................................... 18 Bảng 3.2 Sản lượng sản xuất nông nghiệp ...................................................... 20 Bảng 4.1 Diện tích đất sản xuất của nông hộ .. Error! Bookmark not defined. Bảng 4.2 Nguồn lực lao động của nông hộ ..................................................... 26 Bảng 4.3 Tuổi của chủ hộ ................................................................................ 27 Bảng 4.4 Số lượng nông hộ vay vốn sản xuất ................................................. 29 Bảng 4.5 Nguồn thông tin được cung cấp trong sản xuất lúaError! Bookmark not defined. Bảng 4.6 Ảnh hưởng của việc cung cấp thông tin đến kết quả sản xuất .. Error! Bookmark not defined. Bảng 4.7 Phương thức tiêu thụ sản phẩm của nông hộ ................................... 34 Bảng 4.8 Rủi ro thường gặp nhất của nông hộ ................................................ 35 Bảng 4.9 Giá bán lúa của nông hộ tại vùng nghiên cứu. ................................. 36 Bảng 4.10 Kết quả phân tích hồi quy mô hình (ln) của các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng lúa 2013. ....................................................... 37 v DANH MỤC HÌNH Trang Hình 3.1: Tỷ trọng các khu vực kinh tế 2014. . Error! Bookmark not defined. Hình 4.1: Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ .................................................... 27 Hình 4.2. Trình độ học vấn của chủ hộ............................................................ 28 Hình 4.3 Các khoản chi phí sản xuất lúa của nông hộ ..................................... 30 Hình 4.4 Nguồn thông tin được cung cấp trong sản xuất lúaError! Bookmark not defined. Hình 4.5 Ảnh hưởng của việc cung cấp thông tin đến kết quả sản xuất .. Error! Bookmark not defined. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TP : Thành phố KHKT : Khoa học - kỹ thuật CN – TTCN : Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp BVTV : Bảo vệ thực vật ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long HTX : Hợp tác xã vii Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Lúa là cây lương thực quan trọng nhất của nước ta, đặc biệt là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trồng lúa là một nghề truyền thống của nhân dân Việt Nam từ rất xa xưa. Kinh nghiệm sản xuất lúa đã hình thành, tích lũy và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của dân tộc ta. Những tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong nước và thế giới trên lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất lúa đã thúc đẩy mạnh mẽ ngành trồng lúa nước ta vươn lên bắt kịp trình độ tiên tiến của thế giới. Những năm gần đây, Việt Nam tham gia vào thị trường lúa gạo thế giới với sản lượng gạo xuất khẩu đứng hàng thứ hai trong số các nước xuất khẩu gạo. Đối với người dân Việt Nam cây lúa không những là cây lương thực quý mà còn là một biểu tượng trong văn hóa ẩn dưới “bát cơm”, “hạt gạo”. Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp từ hàng ngàn năm nay. Từ một nước thiếu lương thực trầm trọng trong những năm chiến tranh nhưng hiện nay nền nông nghiệp của nước ta không chỉ sản xuất ra đủ một lượng lớn lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới. Trong đó, ngành trồng lúa nước ở nước ta là một trong những ngành sản xuất lương thực vô cùng quan trọng và đạt được những thành tựu đáng kể, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới. Lúa đã là cây lương thực chủ yếu nuôi sống các thế hệ người Việt cho đến nay. Cây lúa không chỉ mang lại sự no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa và tinh thần. Trước đây cây lúa hạt gạo chỉ đem lại sự no đủ cho con người, thì ngày nay nó còn có thể làm giàu cho người nông dân và cho cả đất nước nếu chúng ta biết biến nó thành thứ hàng hóa có giá trị. Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước, hạt gạo gắn liền với sự phát triển của dân tộc, … cho đến nay vẫn còn là nền kinh tế của cả nước. TP. Cần Thơ là trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng lớn và đa dạng với nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp. Phong Điền là một huyện nằm trong TP. Cần Thơ và Phong Điền nằm trong vùng ngập, hàng năm phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của lũ và cũng hưởng các nguồn lợi do lũ mang về. Sự hình thành và phát triển của huyện cũng gắn liền với sự xây dựng và phát triển của TP. Cần Thơ. 1 Hiện nay, cây lúa có giá trị kinh tế rất cao đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước khác. Vì vậy, để nâng cao giá trị kinh tế của cây lúa chúng ta không chỉ chú trọng khâu sản xuất mà cả khâu tiêu thụ, làm cho cây lúa ở huyện Phong Điền TP. Cần Thơ đem lại lợi nhuận lớn cho huyện mà còn nâng cao đời sống cho người dân. Sản xuất nông nghiệp mang lại cho nông dân nguồn thu nhập, góp phần giải quyết lao động tại chỗ, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh những hộ sản xuất có hiệu quả, còn một bộ phận lớn các hộ sản xuất còn lúng túng trong việc tổ chức sản xuất, áp dụng khoa học - kỹ thuật, định hướng đầu tư cho việc sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường tiêu thụ,… việc sản xuất nông nghiệp hiện nay còn nhiều khó khăn tồn tại cần giải quyết đặc biệt là tình trạng giá bán lúa sau thu hoạch. Nhiều hộ sản xuất nông nghiệp có một vụ mùa bội thu nhưng giá cả bấp bênh không ổn định. Trước những thách thức trên, việc nghiên cứu sự biến động của giá bán lúa gây bất lợi cho nông hộ, nhất là thu nhập. Do đó, đề tài phân tích ảnh hưởng của “Biến động giá bán lúa và thu nhập của nông hộ ở huyện Phong Điền TP. Cần Thơ” được thực hiện. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Đề tài này nhằm mục tiêu phân tích sự ảnh hưởng của biến động giá bán lúa đến thu nhập của nông hộ ở huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ nhằm đề xuất giải pháp ổn định giá bán lúa để nâng cao thu nhập cho nông hộ trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu chung, đề tài cần phải thực hiện một số mục tiêu cụ thể như sau: Mục tiêu 1. Đánh giá thực trạng sản xuất và giá bán lúa của nông hộ ở huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ. Mục tiêu 2. Phân tích ảnh hưởng của biến động giá bán lúa đến thu nhập của nông hộ ở huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ. Mục tiêu 3. Đề xuất giải pháp ổn định giá bán lúa để nâng cao thu nhập cho nông hộ ở huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ. 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1.Không gian nghiên cứu Địa bàn nghiên cứu là huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ. Cụ thể gồm 3 xã là xã Tân Thới, xã Trường Long và xã Giai Xuân. 1.3.2 Thời gian nghiên cứu Đề tài được sử dụng thông tin, số liệu thứ cấp trong thời gian 03 năm 2011, 2012 và 2013. Nguồn thông tin số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2014. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Do nội dung của đề tài là phân tích sự biến động của giá bán lúa và thu nhập của nông hộ nên đối tượng nghiên cứu của đề tài là giá bán lúa và thu nhập của các hộ nông dân tham gia sản xuất lúa tại huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ. Cụ thể tại 3 xã là: xã Trường Long, xã Tân Thới và xã Giai Xuân. 1.3.4 Nội dung nghiên cứu Do hạn chế về thời gian và nguồn tài chính nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu sự biến động giá bán lúa đến thu nhập của nông hộ và đề xuất giải pháp nhằm ổn định giá bán lúa để nâng cao thu nhập cho nông hộ trồng lúa ở huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ. 3 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái niệm Hộ nông dân: nông hộ là tế bào kinh tế - xã hội, là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nông nghiệp và nông thôn đã tồn tại từ lâu ở các nước nông nghiệp. Nông hộ là đơn vị tái sản xuất chứa đựng các yếu tố hay các nguồn lực của quá trình tái sản xuất (diện tích đất, vốn, kỹ thuật, …). Trong quá trình tái sản xuất nông hộ có mối liên hệ chặt chẽ với các đơn vị khác và với hệ thống kinh tế quốc dân. Khai thác tất cả các khả năng và tiềm lực của nông hộ sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc dân. Kinh tế nông hộ: Nông hộ tiến hành sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, … để phục vụ cho cuộc sống và người ta gọi đó là kinh tế hộ gia đình. Kinh tế hộ gia đình là loại hình sản xuất có hiệu quả về kinh tế - xã hội, tồn tại và phát triển lâu dài có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Kinh tế nông hộ phát triển tạo ra sản lượng hàng hóa đa dạng, có chất lượng, giá trị ngày càng cao, góp phần tăng thu nhập cho mỗi gia đình nông dân, cải thiện đời sống mọi mặt ở nông thôn, cung cấp sản phẩm cho nông nghiệp và xuất khẩu, đồng thời chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngay từ kinh tế nông hộ. Sản xuất: sản xuất là quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào và các nguồn lực cần thiết để tạo ra sản phẩm hàng hóa một cách có hiệu quả nhất. 2.1.2 Cơ sở lý thuyết 2.1.2.1 Các nhân tố làm biến động giá bán lúa Giao thông nông thôn: nông hộ tham gia sản xuất ở nơi có giao thông thuận tiện, gần nhà máy xay xát lúa gạo thì giá bán luôn cao hơn nông hộ tham gia sản xuất lúa ở nơi chưa có giao thông hay giao thông chưa phát triển. Bao tiêu sản phẩm: là hiện tượng các doanh nghiệp đưa kỹ thuật, giống lúa hướng dẫn cho nông hộ gieo trồng theo yêu của doanh nghiệp và tới khi thu hoạch nông hộ bán cho doanh nghiệp với giá được định sẵn. Cung của nông dân: khi vào mùa thu hoạch rộ làm cho sức cung tăng lên quá mức so với bình thường mà nông dân chưa bán trước hay nhận cọc của thương lái thì bị ép giá. 4 Cầu thị trường: là hiện tượng các doanh nghiệp tăng thu mua lúa để tăng tạm trữ trong kho hay có được hợp đồng xuất khẩu ra nước ngoài thì giá lúa tăng lên một cách nhanh chóng. Khi nhu cầu về lúa gạo trên thị trường tăng lên có 2 mặt như sau: - Tích cực: đối với nông hộ chưa bán trước cho thương lái (chưa nhận cọc) thì bán được giá cao theo giá tăng của thị trường. - Tiêu cực: trong khi giá tăng thì một số nông hộ tỏ ra buồn do đã bán trước đó hết cho thương lái với giá thấp hơn nay chờ thu hoạch. 2.1.2.2 Thu nhập của nông hộ Thu nhập của một hộ nông dân được hiểu là một phần giá trị sản xuất tăng thêm mà hộ được hưởng để bù đắp cho thù lao lao động gia đình. Cho tích lũy và tái sản xuất mở rộng, thu nhập của hộ phụ thuộc vào kết quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh mà họ thực hiện. Có thể phân thu nhập của hộ nông dân thành 3 loại: 1. Thu nhập nông nghiệp (sau khi trừ chi phí sản xuất): gồm thu nhập từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như từ trồng trọt (lúa, màu, rau, quả, ...) từ chăn nuôi (gia súc, gia cầm, …) và từ nuôi trồng thủy hải sản (tôm, cua, cá, ...). 2. Thu nhập phi nông nghiệp: là thu nhập được tạo ra từ các hoạt động ngành nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, bao gồm các ngành nghề chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, gia công cơ khí, … Ngoài ra, thu nhập phi nông nghiệp còn được tạo ra từ các hoạt động thương mại, dịch vụ như buôn bán, thu gom,.. 3. Thu nhập khác: đó là nguồn thu từ các hoạt động làm thêm, làm thuê, làm công ăn lương, từ các nguồn trợ cấp xã hội và sản xuất hoặc các nguồn thu nhập bất thường khác. Thu nhập bình quân đầu người của hộ là tổng thu nhập của hộ chia cho số nhân khẩu của hộ. 2.1.2.3 Cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân a) Cơ sở lý thuyết về biến động giá Biến động bất thường của giá nông sản là mối quan ngại hàng đầu của cả nông hộ, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng lẫn chính phủ vì điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập, lợi nhuận và ngân sách của các đối tượng này. Mỗi đối 5 tượng chịu ảnh hưởng của sự biến động của giá nông sản theo mỗi kiểu và ở mức độ khác nhau. Giá nông sản biến động bất thường do cung cầu ngắn hạn kém co giãn. Đối với cây ngắn ngày, quyết định sản xuất được đưa ra trước khi biết giá bán thực tế của sản phẩm. Do đó, sản lượng ngắn hạn thường ổn định bất chấp sự thay đổi (lớn) của giá. Đối với cây lâu năm, sản lượng càng chậm thay đổi bởi loại cây này thường cần 2–5 năm để cho sản phẩm và yếu tố đầu vào chỉ có tác dụng nhất định với tăng trưởng của cây trồng. Nếu cầu kém co giãn, giá sẽ tăng vọt khi cung thiếu và giảm mạnh khi cung thừa. Trong cả hai trường hợp, nông hộ đều gặp bất lợi, bởi khi giá tăng thì không có sản phẩm để bán (do độ trễ dài giữa gieo trồng và thu hoạch) và khi giá giảm thì sản phẩm lại quá thừa. Biến động giá nông sản ảnh hưởng đến nông hộ trên hai phương diện. Thứ nhất, biến động giá sẽ chuyển tải vào thu nhập, tiêu dùng và đầu tư (nhất là các khoản đầu tư vào kỹ thuật sản xuất mới) của nông hộ. Thứ hai, biến động giá sẽ khiến nông hộ dè dặt (thậm chí không dám) sử dụng các loại yếu tố đầu vào đắt tiền, làm ảnh hưởng tiêu cực lên năng suất cây trồng và vật nuôi (Roosen & Hennessy, 2003). Biến động bất thường của giá nông sản ảnh hưởng tiêu cực đến nông hộ nói riêng và nền kinh tế nói chung buộc chính phủ phải tìm cách hạn chế nó thông qua các chính sách điều tiết giá trực tiếp như trợ giá, tạm trữ, ưu đãi thuế, ngoại thương (thỏa thuận trực tiếp với đối tác), v.v. Song, các chính sách này có nhược điểm là khiến cho nông hộ lạc quan mức về giá bán nông sản trong khi có thể thị trường nông sản thực chất vẫn èo uột, không giải tỏa được các trục trặc về cung cầu trên thị trường nếu chính phủ không can thiệp để điều tiết. Chính sách kiểm soát giá kém hiệu quả về chi phí do có (nhiều) đối tượng thủ lợi từ đó. Giá nông sản cao còn kích thích hoạt động sản xuất ở những nơi không thuận lợi, làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận của nông hộ. Một số chính sách can thiệp lại gặp khó khăn về tài chính do thiếu nguồn tài trợ. Bên cạnh đó, các chương trình ổn định giá còn chịu ảnh hưởng của động cơ chính trị. Chẳng hạn, nguyên tắc quản lý – vận hành của một chính sách nào đó có thể bị bóp méo để làm lợi cho một nhóm nhỏ (đặc quyền) nhưng làm thất bại cả chính sách lớn mang lại lợi ích cho đại bộ phận nông hộ. Do đó, các hình thức can thiệp kể trên của chính phủ có mức độ thành bại khác nhau nên cần phải được hoạch định và thực thi một cách thông minh. Từ những nhận định trên cho thấy biến động giá luôn ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ và mức độ ảnh hưởng của biến động giá đến thu nhập của nông hộ được thể hiện thông qua mô hình hồi quy như sau 6 THUNHAP  0  1BDGIA Hệ số biến động giá được xác định theo công thức sau BDGIA  DOLECHCHUAN GIABINHQUAN Trong đó: BDGIA : là hệ số biến động giá bán lúa của hộ nông dân. DOLECHCHUAN : là đại lượng dùng để thống kê mô tả mức độ phân tán của một dữ liệu đã được lập thành bảng tần số. GIABINHQUAN : là giá bán lúa được tính bình quân của nông hộ. Tuy nhiên, thu nhập của nông hộ không chỉ phụ thuộc vào hệ số biến động giá mà còn phụ thuộc nguồn lực của nông hộ b) Nguồn lực của hộ nông dân Thu nhập của nông hộ ngày càng đa dạng từ các nguồn thu, đó là thu từ giáo dục, y tế, sản xuất nông nghiệp và sản xuất kinh doanh ngành nghề phi nông nghiệp, … mức độ đóng góp vào nguồn thu nhập nông hộ có sự khác nhau. Tuy nhiên, do nông hộ chủ yếu dựa vào sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản là chính nên nguồn thu này luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn thu của nông hộ. Cho đến nay, trồng lúa vẫn là nguồn sinh kế chủ yếu của nhiều hộ nông dân nhưng phần lớn nông dân tự trồng và tự tìm kiếm kênh tiêu thụ nên thường không chủ động định được giá bán, và do nông dân tự trồng nên số lượng sản phẩm thu hoạch không nhiều, mang tính nhỏ lẻ. Điều này làm cho nông dân luôn thụ động trong việc đưa ra giá bán. Ngay trong cùng một vụ thu hoạch còn có sự chênh lệch về giá bán giữa các hộ với nhau. Trong khi đó nông dân chưa có sự quan tâm sâu sắc của chính quyền địa phương trong việc tiêu thụ lúa khi thu hoạch, trợ giá cho nông dân nhằm tránh với tình trạng “trúng mùa, rớt giá” trước sự biến động giá liên tục trên thị trường như hiện nay. Giá cả của các chi phí đầu vào tăng nhưng giá bán thì bấp bênh điều này ảnh hưởng tới thu nhập của nông hộ. Đối với hộ nông dân, nguồn thu nhập chính của hộ là từ sản xuất nông nghiệp. Do đó, thu nhập của hộ nông dân chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, từ các yếu tố điều kiện tự nhiên, thị trường, các chính sách của nhà nước đến các yếu tố thuộc về nguồn lực của hộ nông dân. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân, bao gồm các yếu tố thuộc về chủ hộ, là người có thẩm quyền cao nhất trong việc ra quyết định ở các hộ nông dân (trình độ học vấn, kinh nghiệm), yếu tố thuộc về đặc điểm chung của hộ (diện tích đất, thời gian hộ sống ở địa phương, số lao động trong độ tuổi, …). Đặc biệt, các yếu tố 7 về tiếp cận với các tổ chức tín dụng và nguồn vốn tín dụng để hộ mở rộng sản xuất, … Như đã trình bày ở phần đầu, nguồn lực của hộ nông dân bao gồm nguồn lực về vốn, đất đai, lao động, … Nguồn lực của hộ là yếu tố quan trọng giúp cho hộ có khả năng tham gia lao động, sản xuất, nâng cao thu nhập. - Nguồn lực vốn Vốn là yếu tố đầu vào cần thiết cho sản xuất nói chung và cho sản xuất nông nghiệp nói riêng. Vốn là một yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả sản xuất và thu nhập của hộ nông dân. Theo Lê Khương Ninh (2011), trong nông nghiệp, vốn là yếu tố đầu vào không thể thiếu do người sản xuất luôn rất cần vốn để mua máy móc, vật tư nông nghiệp, giống, thuê lao động, … nhằm đảm bảo tính thời vụ và phòng tránh rủi ro, qua đó làm tăng thu nhập. Ngoài ra, vốn đầu tư cho nông nghiệp có thể giúp cho hộ nông dân đầu tư vào hệ thống thủy lợi hoặc công nghệ mới nhằm đa dạng hóa sản xuất và thu nhập, mua sắm vật liệu đầu vào, trang trải các chi phí tiếp thị, lắp khoảng trống thu nhập trước mùa thu hoạch để không phải chịu sức ép bán sản phẩm ngay sau khi thu hoạch với giá thấp. Vốn dành cho sản xuất nông nghiệp xuất phát từ nhiều nguồn (vốn tích lũy từ ngay trong khu vực nông thôn, vốn ngân sách, vốn đầu tư nước ngoài và vốn vay tín dụng chính thức, phi chính thức). Đối với hộ nông dân, nguồn vốn của hộ bao gồm nguồn vốn tự tích lũy, vốn vay hay nguồn vốn hỗ trợ từ nhà nước, các tổ chức xã hội, từ người thân, … - Nguồn lực đất đai Đất đai là điều kiện cần thiết cho tất cả các ngành sản xuất, nhưng nội dung kinh tế của nó lại rất khác nhau. Trong công nghiệp, giao thông, … đất đai là cơ sở làm nền móng, trên cơ sở đó xây dựng các nhà máy, công xưởng, hệ thống đường giao thông, … Trong nông nghiệp, đất đai có nội dung kinh tế khác, nó là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được, đất đai là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các hoạt động nông nghiệp, đặc biệt là trong trồng trọt và chăn nuôi. Đất đai là tài sản quan trọng nhất của hộ nông dân và khả năng tiếp cận với đất (về cả số lượng và chất lượng) là một yếu tố quyết định đối với sản xuất nông nghiệp và do đó ảnh hưởng đến thu nhập của hộ. Do phần lớn thu nhập của hộ nông dân phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp ở nước ta chủ yếu sử dụng lao động chân tay và đất tự nhiên nên diện tích đất 8 nông nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với thu nhập của hộ nông dân. Nông dân có mức thu nhập khác nhau với kích thước đất và chất lượng đất khác nhau. Mặc dù diện tích đất đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng sản xuất, nâng cao thu nhập của hộ nông dân, tuy nhiên, do đặc điểm đất đai trong sản xuất nông nghiệp, hộ nông dân có thể nâng cao độ phì nhiêu của đất, nâng cao năng suất trên một đơn vị diện tích đất canh tác để tăng mức sản lượng. Do đó, đối với những hộ nông dân có ít đất sản xuất nhưng nếu họ tăng cường đầu tư vốn, sức lao động, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, sản lượng trên một đơn vị diện tích, thì sản phẩm đem lại trên một đơn vị diện tích ngày càng nhiều hơn, mang lại thu nhập cao hơn cho hộ. - Nguồn lực lao động Nguồn lao động là lực lượng sản xuất quan trọng nhất của xã hội. Lao động là yếu tố đặc biệt tham gia vào quá trình sản xuất không chỉ về số lượng người lao động mà cả chất lượng nguồn lao động. Đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của số lượng và chất lượng lao động đối với thu nhập của hộ nông dân, số lượng lao động là yếu tố quan trọng giúp hộ tăng thu nhập. Theo lý thuyết, số lượng lao động trong hộ được xác định là những người trong độ tuổi lao động (nam từ 15 đến 60 tuổi, nữ từ 15 đến 55 tuổi). Ngoài ra, hộ gia đình nông dân chủ yếu sử dụng lao động trong gia đình để phụ giúp sản xuất, ít thuê mướn lao động, do đó, ngoài lao động trong độ tuổi lao động, trẻ em và người lớn tuổi đều có thể phụ giúp một số công việc của hộ thường ngày và khi tới mùa vụ, sự tham gia này cũng góp phần tạo nên thu nhập cho hộ. Chất lượng lao động của hộ thể hiện ở trình độ học vấn. Trình độ học vấn thấp đã làm cho người nông dân bị hạn chế trong việc tiếp cận thông tin, kỹ thuật sản xuất, ... Thực tế cho thấy những chủ hộ có trình độ học vấn cao có nhiều cơ hội trong việc tiếp cận các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào trong sản xuất, lựa chọn ngành nghề sản xuất kinh doanh có ưu thế hơn so với những người có trình độ học vấn thấp. Do đó, trình độ học vấn của chủ hộ càng cao, khả năng tạo thu nhập cho bản thân và đóng góp vào thu nhập của gia đình càng lớn. Ngoài ra, đối với hộ nông dân, do trình độ học vấn của chủ hộ thường thấp, phần lớn họ ít được đào tạo nghề về chuyên môn làm nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp lại phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, nên họ sản xuất dựa theo kinh nghiệm. Kinh nghiệm của chủ hộ đóng vai trò quan trọng trong sản xuất của hộ, thông thường hộ có nhiều kinh nghiệm sẽ phòng tránh được những rủi ro do thời tiết, khí hậu, phòng trừ sâu bệnh, lựa chọn thời điểm sản xuất và thu hoạch phù hợp với nhu cầu thị trường, … góp phần tăng thu nhập cho hộ nông dân. 9 2.1.3 Mô hình nghiên cứu Thu nhập của nông hộ luôn chịu sự ảnh hưởng của biến động giá mà còn phụ thuộc vào nguồn lực sản xuất mà nông hộ có được. Do đó, trong nghiên cứu này, việc phân tích các yếu tố làm ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ được ước lượng thông qua mô hình hồi quy sau. Luận văn sử dụng mô hình hồi quy có dạng THUNHAP   0  1BDGIA   2VON  3 DIENTICH   4 LAODONG  5 HOCVAN  6 KINHNGHIEM  e Trong đó: THUNHAP : là biến phụ thuộc trong mô hình. Biến này đo lường thu nhập bình quân đầu người của hộ nông dân trong một năm (triệu đồng/người/năm). BDGIA : là hệ số biến động giá bán lúa của nông hộ. Biến động giá ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế nói chung và nông hộ nói riêng buộc chính phủ phải tìm cách hạn chế nó thông qua các chính sách điều tiết giá trực tiếp như trợ giá, tạm trữ, … Trong một số trường hợp biến động giá nông sản là do quan hệ cung cầu ngắn hạn trên thị trường. Điều này làm ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng lẫn chính phủ ở mỗi đối tượng khác nhau. Biến động giá nông sản ảnh hưởng đến nông hộ trên hai phương diện. Thứ nhất, biến động giá sẽ chuyển tải vào thu nhập, tiêu dùng và đầu tư (nhất là các khoản đầu tư vào kỹ thuật sản xuất mới) của nông hộ. Thứ hai, biến động giá sẽ khiến nông hộ dè dặt (thậm chí không dám) sử dụng các loại yếu tố đầu vào đắt tiền, làm ảnh hưởng tiêu cực lên năng suất cây trồng và vật nuôi (Roosen & Hennessy, 2003). Vì vậy, hệ số 1 được kỳ vọng có giá trị âm. VON : là biến thể hiện vốn nông dân sử dụng trong việc sản xuất lúa. Đối với hộ nông dân, vốn của hộ bao gồm nguồn vốn tự tích lũy, vốn vay hay nguồn vốn hỗ trợ từ nhà nước, các tổ chức xã hội, từ người thân, … do đó, hệ số  2 được kỳ vọng có giá trị dương. DIENTICH : là biến số tổng diện tích đất nông nghiệp của hộ nông dân. Đối với nông dân, đất đai là phương tiện sản xuất chủ yếu không thể thay thế được và với điều kiện thực tế ở địa phương cho thấy việc ứng dụng khoa học – kỹ thuật để sản xuất, nâng cao thu nhập trên một diện tích đất canh tác còn nhiều hạn chế, phát triển sản xuất chủ yếu vẫn là chiều rộng hơn chiều sâu. Do đó, hộ có nhiều đất để sản xuất được kỳ vọng có thu nhập cao hơn, vì vậy hệ số  3 kỳ vọng có giá trị dương. 10 LAODONG : là số người trong độ tuổi lao động của hộ. Trong điều kiện sản xuất ít cơ giới hóa, số lượng lao động là yếu tố quan trọng giúp hộ tăng thu nhập. Do đó, hệ số  4 của biến này có thể có giá trị dương, tuy nhiên cũng có thể có giá trị âm. Bởi vì số người trong độ tuổi lao động chưa phản ánh hết số lao động thực sự trong hộ. Nếu số người trong độ tuổi lao động của hộ là cao nhưng trong số này có quá nhiều lao động phụ thuộc, chưa tham gia lao động thì cũng không tạo nên được thu nhập cho hộ. HOCVAN : là biến trình độ học vấn của chủ hộ. Hệ số  5 được kỳ vọng mang giá trị dương bởi vì trong gia đình nông dân, chủ hộ thường đóng vai trò chính trong việc tổ chức sản xuất, kinh doanh và là người đưa ra những quyết định của hộ. Nếu chủ hộ có trình độ học vấn cao, sẽ thuận lợi trong việc tiếp cận và ứng dụng KHKT, nắm bắt thông tin liên quan đến sản xuất, khi đó hộ sẽ sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn, thu nhập của hộ được cải thiện hơn so với những hộ mà chủ hộ có trình độ thấp hơn. KINHNGHIEM : là biến thể hiện kinh nghiệm sản xuất của hộ nông dân, được mô tả bằng số năm chủ hộ tham gia vào mô hình sản xuất. Chủ hộ càng có kinh nghiệm trong sản xuất thì khả năng hộ sẽ tránh được một số rủi ro, có nhiều bạn hàng, bán sản phẩm được giá cũng như giảm được một số loại chi phí đầu vào sản xuất, tăng thu nhập của hộ. Vì vậy, hệ số  6 được kỳ vọng có giá trị dương. 11 Bảng 2.1 Kỳ vọng về dấu của các biến giải thích trong mô hình Biến Diễn giải BDGIA Hệ số biến động giá bán lúa của nông hộ VON Vốn sản xuất của nông hộ DIENTICH Diện tích đất nông nghiệp của hộ LAODONG Số người trong độ tuổi lao động của hộ HOCVAN Học vấn của chủ hộ KINHNGHIEM Số năm tham gia hoạt động sản xuất của chủ hộ Đơn vị đo lường Kỳ vọng về dấu của các hệ số % - Ngàn đồng + 1.000 m2 + Người +/- Lớp + Năm + Nguồn: tự tổng hợp theo kỳ vọng của tác giả 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu Đề tài chỉ giới hạn số hộ điều tra, thu thập số liệu là 80 hộ. Nên các hộ được chọn thu thập, điều tra theo tiêu chí là có tham gia sản xuất lúa tại địa bàn 3 xã là xã Trường Long, xã Tân Thới và xã Giai xuân. Tuy nhiên, do người dân áp dụng mô hình sản xuất không mang tính chất tập trung nên có sự chênh lệch về số hộ phỏng vấn giữa các xã trong vùng nghiên cứu. Bảng 2.2: Mô tả địa bàn nghiên cứu Xã Số hộ Tỷ trọng (%) Xã Trường Long 30 37,5 Xã Tân Thới 30 37,5 Xã Giai Xuân 20 25,0 80 100,0 Tổng Nguồn: kết quả khảo sát 80 hộ tại vùng nghiên cứu, 2014 12 2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 2.2.2.1 Số liệu thứ cấp Các số liệu về điều kiện tự nhiên, báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội, giá bán lúa bình quân của ngành nông nghiệp, sản lượng, diện tích sản xuất lúa được thu thập từ Phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn qua các năm 2011 - 2013 của huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ. 2.2.2.2 Số liệu sơ cấp Số liệu sơ cấp được thu thập qua điều tra, phỏng vấn hộ trồng lúa để tìm hiểu sự biến động giá bán lúa và thu nhập của hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu, sử dụng mẫu phỏng vấn đã được lập sẵn. → Phương pháp điều tra, thu thập: Nông dân được phỏng vấn trực tiếp bằng mẫu câu hỏi soạn sẵn về các nội dung như: giá bán lúa, thu nhập, diện tích đất, trình độ học vấn, … nhằm tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất giải pháp cho nông hộ. → Phương pháp thu thập, điều tra số liệu: Số liệu được thu thập dựa theo tiêu chí hộ có trồng lúa mới được tiến hành điều tra, hộ không có trồng lúa thì không được tiến hành điều tra thu thập. Cụ thể, đề tài sử dụng phương pháp phân tầng tổ bằng cách tham khảo các báo cáo từ Phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn của huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ để chọn ra 3 xã: xã Giai Xuân, xã Tân Thới và xã Trường Long có diện tích trồng lúa nhiều nhất. Sau đó, đến địa bàn 3 xã tham khảo các cô, chú, bác, … ở địa phương về các hộ có trồng lúa để tiến hành điều tra thu thập. 2.2.3 Phân tích dữ liệu Mục tiêu 1. Đánh giá thực trạng sản xuất và giá bán lúa của nông hộ ở huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ.  Phương pháp thống kê mô tả: được sử dụng trong đề tài nhằm mô tả thực trạng trồng lúa của nông hộ. Sử dụng phương pháp trung bình số học đơn giản, tỷ lệ % để phân tích. Mục tiêu 2. Phân tích ảnh hưởng của biến động giá bán lúa đến thu nhập của nông hộ ở huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ. Đề tài sử dụng mô hình hồi quy trong kinh tế lượng để phân tích  Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính: mục đích của việc thiết lập phương trình hồi quy là tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán lúa và thu 13 nhập của nông hộ. Chọn những nhân tố ảnh hưởng tốt đến giá bán lúa để phát huy và khắc phục các nhân tố xấu. Giới thiệu mô hình hồi quy đa biến Phương pháp phân tích sử dụng trong bài là ước lượng sự phụ thuộc của biến độc lập vào biến phụ thuộc, phương sai và độ lệch chuẩn của ước lượng là bao nhiêu và phương sai này được dùng để đo lường độ chính xác của ước lượng này và kiểm định giả thiết của mô hình. Độ lệch chuẩn của ước lượng được so sánh với giá lúa bình quân để xác định sự ảnh hưởng của giá bán đến thu nhập của nông hộ. Ước lượng các tham số của mô hình Nhằm xác định mức ảnh hưởng của biến độc lập vào biến phụ thuộc: Trong đề tài này được ước lượng theo phương pháp bình phương bé nhất (OLS) nhằm phản ánh thu nhập của việc sản xuất lúa chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như: diện tích đất, số lao động, trình độ học vấn, kinh nghiệm, vốn, … Ở đây chỉ đề cập đến các vấn đề ảnh hưởng đến thu nhập như thế nào. Ta có phương trình tổng quát biểu diễn mối quan hệ giữa biến phụ thuộc Y và biến độc lập Xi Y   0  1 X 1   2 X 2  ......   i X i   n X n  e Trong đó: Y : là biến phụ thuộc  0 : là hệ số tự do  i (i = 1,n): là các hệ số được tính toán bằng phần mềm STATA X i (i = 1,n): là các biến độc lập (nhân tố ảnh hưởng) e : là sai số Multiple R: hệ số tương quan bội, nói lên mối quan hệ chặt chẽ giữa biến phụ thuộc Y và các biến độc lập X. R càng lớn mối liên hệ càng chặt chẽ. Hệ số xác định R2 (R – Square): tỷ lệ phần trăm biến động của Y được giải thích bởi các Xi hoặc % các Xi ảnh hưởng đến Y, phần còn lại cho các yếu tố khác mà chúng ta chưa nghiên cứu. R2 càng lớn càng tốt. 2 R (hệ số xác định đã điều chỉnh): dùng để chắc nghiệm xem có nên thêm vào một biến độc lập nữa không. Khi thêm vào một biến mà R2 tăng lên thì ta quyết định thêm biến đó vào mô hình hồi quy. Standar error: sai số chuẩn cả phương trình. 14 Observations: số quan sát (n) Regression: hồi quy Tỷ số F (số thống kê F): thông thường dùng để kiểm định mức ý nghĩa của mô hình hồi quy. F càng lớn mô hình càng có ý nghĩa hay tương ứng với sig. F càng nhỏ F là cơ sở để bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết Ho Giả thuyết Ho: tất cả các tham số hồi quy đều bằng 0 (β1= β2= βk=0) H1: β1≠0 tức là các Xi có liên quan tuyến tính với Y. F càng lớn hay sig.F càng nhỏ thì khả năng bác bỏ H0 càng cao. Sig.F nói lên ý nghĩa của phương trình hồi quy, Sig.F càng nhỏ càng tốt, độ tin cậy càng cao. Thay vì tra bảng F, Sig.F cho ta kết quả ngay mô hình hồi quy có ý nghĩa khi Sig.F xuất vì họ đã có kinh nghiệm và dễ dàng áp dụng những tiến bộ KHKT vào trong sản xuất để nâng cao năng suất và thu nhập của họ. 4.1.1.4 Về trình độ học vấn Kết quả khảo sát 80 hộ cho thấy đa số chủ có trình độ văn hóa ở bậc tiểu học chiếm tỷ lệ cao nhất 53,75%, còn trình độ ở bậc trung học cơ sở chiếm tỷ lệ cũng khá cao 35% , trong tổng số 80 hộ được phỏng vấn thì chỉ có 1,25% là mù chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp. Trình độ trung học phổ thông chiếm có 10%. 1.25 10 Mù chữ 35 53.75 Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra, 2014 Hình 4.2 Học vấn của chủ hộ Nhìn chung, trình độ học vấn của nông dân tại địa bàn nghiên cứu cũng còn thấp. Với trình độ ở bậc tiểu học thì việc tiếp thu tiến bộ KHKT qua các phương tiện truyền thông (sách, báo, truyền thanh, truyền hình, ...) và khả năng tự tìm tòi, học hỏi còn hạn chế. Cho nên trình độ học vấn có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất, nếu trình độ học vấn cao thì họ có khả năng tiếp thu KHKT rất cao và áp dụng vào thực tế rất dễ dàng. 4.1.1.5 Về vốn sản xuất Theo kết quả khảo sát 80 hộ tham gia sản xuất lúa tại địa bàn nghiên cứu thì hầu hết các hộ được phỏng vấn đều sử dụng vốn vay ở đại lý vật tư chiếm 93,75%. Được hỏi vì sao lại có lý do này, đa số người dân đều cho biết có 2 nguyên nhân chính sau: thứ nhất, nông dân mua vật tư sản xuất ở đại lý là quen biết lâu năm. Thứ hai, lãi suất vay ở đại lý bằng với lãi suất ngân hàng cho vay và lãi suất này đã được đại lý tính vào giá bán. (Ví dụ: nếu nông hộ mua tiền mặt thì giá 1 bao phân bón là 500 ngàn đồng, còn nếu mua chịu đến khi thu hoạch lúa mới trả thì giá 1 bao phân bón 520 ngàn đồng). Qua thực tế điều tra cũng cho ta thấy có rất ít hộ sử dụng vốn tự có để sản xuất lúa. Là do những hộ này không có nhu cầu vay vốn và không thích thiếu nợ. Họ dùng phần lợi 28 nhuận của vụ trước hay phần thu nhập bất thường khác như: người thân ở trong và ngoài nước cho để phục vụ nhu cầu sản xuất. Bảng 4.4 Số lượng nông hộ vay vốn sản xuất Chỉ tiêu Số hộ Số hộ sử dụng vốn vay chính thức Tỷ trọng (%) 12 15 Được ưu đãi 6 7,50 Không được ưu đãi 6 7,50 14 17,50 Hội nông dân 6 7,50 Hội phụ nữ 7 8,75 Hội cựu chiến binh 1 1,25 80 100,00 5 6,25 75 93,75 5 6,25 Số hộ sử dụng vốn vay bán chính thức Số hộ sử dụng vốn vay phi chính thức Người thân bạn bè Đại lý vật tư Số hộ sử dụng vốn tự có Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra, 2014 Trong sản xuất lúa vốn có ý nghĩa rất quan trọng giúp người sản xuất đầu tư đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu canh tác, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Khả năng cung ứng vốn tốt của nông hộ còn giúp hạn chế, khắc phục những rủi ro bất thường của thời tiết gây ra. Nguồn cung cấp vốn của nông hộ canh tác lúa ngoài vốn tự có và vốn vay phi chính thức thì còn nguồn vốn được hổ trợ từ ngân hàng và các đoàn thể ở địa phương nhưng nguồn vốn này được các hộ sử dụng không phổ biến. Qua điều tra thực tế thì có 12 hộ sử dụng vốn vay chính thức, chiếm 15% và vốn vay bán chính thức chiếm 17,50% trong tổng số 80 hộ điều tra. Nguyên nhân của việc sử dụng vốn vay ngân hàng và đoàn thể địa phương còn hạn chế được các chủ hộ cho biết như sau:  Thứ nhất: cán bộ ngân hàng không đến địa phương để phổ biến hay trao đổi với hội nông dân về việc cho vay vốn giá rẻ để hỗ trợ nông dân trong việc bù đắp chi phí sản xuất. Khi nông hộ muốn vay vốn phải tự tìm đến ngân hàng, thủ tục vay rườm rà tốn thời gian.  Thứ hai: hoạt động về các đoàn thể ở địa phương như hội Nông dân, hội Phụ nữ, ... còn nhiều hạn chế, không phổ biến rộng rãi cho bà con biết và 29 chưa khuyến khích tham gia. Chỉ có những hộ đã từng tham gia hay biết đến các đoàn thể mới tham gia vay vốn sản xuất.  Thứ ba: số tiền vay được ít không đáp ứng đủ nhu cầu phục vụ sản xuất. Mục đích vay vốn của các hộ là nhằm mua các chi phí đầu vào để phục vụ cho quá trình sản xuất. Mặc dù, khả năng tiếp cận với nguồn vốn chính thức với lãi suất thấp từ các tổ chức tín dụng đối với hộ nghèo còn hạn hẹp vì họ không đủ điều kiện thế chấp, do đó khả năng đầu tư vào việc canh tác lúa của nông hộ chưa được đảm bảo hoàn toàn, đặc biệt là đối với hộ nghèo. 4.1.2 Khái quát thực trạng trồng lúa của nông hộ. 4.1.2.1 Phân tích các khoản mục chi phí tính trên một hộ sản xuất ở huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ Trong quá trình sản xuất lúa của nông dân ở huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ nói riêng và cả nông dân ở ĐBSCL nói chung luôn phát sinh những khoản mục chi phí sau: 1.40 1.70 0.50 Giống 4.70 10.40 14.30 Phân bón 33.10 Thuốc hóa họ Lao động thu 33.90 Thuê đất Bơm tưới Nguồn: kết quả khảo sát 80 hộ tại vùng nghiên cứu, 2014 Hình 4.3 Các khoản chi phí sản xuất lúa của nông hộ Thu hoạch Khác Qua biểu đồ tổng kết cấu chi phí sản xuất lúa của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu cho thấy chi phí sử dụng phân bón và thuốc hóa học chiếm tỷ trọng cao nhất trong các khoản mục chi phí. Qua điều tra cho thấy đa số các hộ dùng phân bón khoảng 50kg/công 1.000m2/vụ ( trong đó gồm: phân đạm, phân lân, phân kali và phân tổng hợp NPK), và do tình hình chi phí vật tư trong những năm gần đây tăng cao nên cũng làm cho tổng chi phí sản xuất của hộ tăng theo.  Chi phí thu hoạch chiếm 14,30% với mức chi phí thấp nhất 900 ngàn đồng/hộ/năm và cao nhất là 36.000 ngàn đồng/hộ/năm. Và chi phí này được các 30 nông hộ cho biết trong khoảng 3 năm trở lại đây các hộ thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp với giá khoảng 280 ngàn đồng/công 1.000m2/vụ. Bước sang năm 2013 do chi phí xăng dầu tăng và khó thuê nhân công đã đẩy giá lên 300 ngàn đồng/công 1.000m2/vụ.  Chi phí giống cũng không cao lắm chỉ đạt 10,40%. Trong đó, có một số hộ sử dụng mua giống thuần chủng ở viện lúa hay trại giống nên giá cao nhất 26.180 ngàn đồng/hộ/năm, có một số hộ sử dụng giống lúa nhà hay mua giống ở địa phương với giá thấp hơn 660 ngàn đồng/hộ/năm.  Chi phí khác được các nông hộ ở địa bàn nghiên cứu sử dụng vào việc cày, xới và làm đất tươi xốp để chuẩn bị cho vụ gieo trồng tiếp theo. Và chi phí này được các nông hộ cho biết có giá bình quân là 100 ngàn đồng/công 1.000m2/vụ nên chiếm tỷ trọng thấp 4,70%.  Khâu quan trọng nhất đối với tất cả các hộ trồng lúa là chi phí bơm tưới. Chúng ta đều biết cây lúa không có nước sẽ không sống được. Nhưng đối với những hộ trồng lúa ở huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ lại chiếm tỷ trọng 1,40% trong tổng các khoản chi phí phục vụ cho việc sản xuất lúa là vì huyện Phong Điền có hệ thống sông ngòi chằng chịt và gần sông Cần Thơ nên nông dân tận dụng lợi thế thủy chiều lên xuống để phục vụ cho việc trồng lúa nên giảm chi phí cho nông hộ, nông dân chỉ tốn chi phí cho việc bơm tưới cho việc ngăn lũ và mùa nắng.  Đối với những hộ có nguồn lao động nhà và muốn mở rộng sản xuất nên chủ động thuê thêm đất sản xuất nên chi phí này không cao chỉ 1,70%. Các hộ thuê đất cho biết thêm giá thuê 1.000m2 đất sản xuất là 3 triệu đồng/năm vì thế nông dân thuê sản xuất vẫn có lời. 4.1.2.2 Tình hình tiếp cận thông tin khoa học - kỹ thuật, tín dụng và thị trường của hộ nông dân Trong những năm gần đây, nông nghiệp Việt Nam phải đương đầu với sự cạnh tranh của nền kinh tế thị trường và hòa nhập với nền kinh tế thế giới. Ngoài những yếu tố đầu vào quan trọng của sản xuất như: giống, phân, thuốc, trang bị cơ giới, vốn và kiến thức nông nghiệp đã trở nên yếu tố quan trọng giúp nông dân thành công trong hoạt động sản xuất. 31 Bảng 4.5 Nguồn thông tin được cung cấp trong sản xuất lúa Không được cung cấp Tổ chức chính phủ Tổ chức tư nhân Cả hai nguồn Kiến thức sử dụng yếu tố đầu vào (phân, thuốc, ...) 23 6 40 11 Kỹ thuật nuôi trồng 23 7 39 11 Thông tin thị trường đầu ra 71 1 8 0 Thông tin về nguồn tín dụng 77 1 2 0 Tiêu thức Nguồn: kết quả khảo sát 80 hộ tại vùng nghiên cứu, 2014 Từ kết quả phỏng vấn trên ta thấy nông hộ trồng lúa tại vùng nghiên cứu nguồn thông tin về KHKT được cung cấp chủ yếu từ tổ chức tư nhân. Còn nông dân tự tìm thông tin về nguồn tín dụng và thị trường đầu ra điều này được thể hiện như sau:  Thông tin về KHKT trong sản xuất lúa nông dân được tổ chức tư nhân cung cấp chiếm 50% thông qua việc nông dân tham gia hội thảo ở đại lý vật tư được cán bộ khuyến nông của công ty giới thiệu phương thức sản xuất mới và cách sử dụng phân bón, thuốc BVTV và kỹ thuật trồng trọt một cách có hiệu quả nhất. Bên cạnh đó nông dân tự tìm tòi, học hỏi thông qua báo đài và đúc kết kinh nghiệm chiếm 28,75%. Một bộ phận nhỏ nông dân cũng được học các lớp IPM do cán bộ khuyến nông cung cấp chiếm 7,50%. Qua đó, cho thấy mặt hạn chế về chuyển giao KHKT cho nông dân tại địa bàn nghiên cứu và một phần do trình độ của nông hộ sản xuất còn hạn hẹp. Lực lượng cán bộ khuyến nông huyện hoạt động còn yếu, chưa đi sâu tìm hiểu nông dân chưa biết và cần thông tin gì cho việc trồng lúa đạt hiệu quả. 100% 13.75 13.75 10 1.25 2.50 1.25 80% 60% 50 Cả hai 48.75 88.75 96.25 Tổ chức tư 40% 7.50 8.75 20% Tổ chức ch 28.75 28.75 Không đượ 0% Nguồn: kết quả khảo sát 80 hộ tại vùng nghiên cứu, 2014 TT đầu TTcấp đầutrongTT Hình 4.4 Nguồn thông tinKT được cung sảntín xuất lúa vào trồng ra dụng 32  Thông tin về thị trường đầu ra của nông hộ thì không được cung cấp chiếm tỷ trọng rất cao 88,75%. Là vì nông dân chưa có sự liên kết hay ký kết hợp đồng với doanh nghiệp, HTX nông nghiệp và sự hỗ trợ của chính quyền địa phương trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm một cách tốt nhất. Chỉ có 10% nông hộ được cung cấp thông qua sự quen biết với thương lái.  Thông tin về nguồn tín dụng hầu hết các nông hộ được điều tra không được cung cấp. Nông hộ muốn vay vốn sản xuất thì tự tìm thông tin thông qua sự tham gia hội Nông dân, hội Phụ nữ ở địa phương. Nhưng hoạt động về các đoàn thể này ở địa phương thì không phổ biến nên chỉ có 1,25% số hộ có được thông tin. Đối với cây nông nghiệp nói chung và cây lúa nói riêng thì việc cung cấp thông tin về phân bón, thuốc BVTV, kỹ thuật trồng, thông tin đầu ra và nguồn vốn có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất của nông hộ. Bảng 4.6 Ảnh hưởng của việc cung cấp thông tin đến kết quả sản xuất của nông hộ Tiêu thức Rất xấu Xấu Không ảnh hưởng Tốt Rất tốt Kiến thức sử dụng yếu tố đầu vào (phân, thuốc, ...) 0 1 32 29 18 Kỹ thuật nuôi trồng 0 1 33 30 16 Thông tin thị trường đầu ra 16 40 16 5 3 Thông tin về nguồn tín dụng 1 1 76 2 0 Nguồn: kết quả khảo sát 80 hộ tại vùng nghiên cứu, 2014 2.50 3.75 100% 6.25 20 22.50 90% 20 80% 70% 37.50 36.25 60% 95 50% 50 40% 30% 41.25 40 20% 20 10% 1.25 Nguồn: kết quả khảo sát 80 hộ tại vùng nghiên cứu, 2014 1.25 1.25 1.25 0% Hình 4.5 Ảnh hưởng của việc cung cấp thông tin đến kết quả sản xuất TT đầu KT trồng TT đầu ra TT tín vào dụng 33 Rất tố Tốt Khôn Xấu Rất xấ Trong quá trình phỏng vấn nông hộ tại địa bàn nghiên cứu, khi nói về những thông tin đánh giá sự ảnh hưởng của việc cung cấp thông tin phân bón, thuốc hóa học, kỹ thuật trồng có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả sản thì đa số các hộ cho rằng đều tốt và không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất là: trao đổi kinh nghiệm là một thông tin rất có ích và hữu dụng vì kinh nghiệm đã được đúc kết và trao đổi với nhau nên dễ hiểu và sát thực tế. Do đó, nông hộ không được cung cấp thông tin đầu vào có 40% hộ không bị ảnh hưởng. Thông qua hội thảo các hộ biết được kiến thức sản xuất mới chiếm 37,50% số hộ phỏng vấn khi được cung cấp thông tin về kỹ thuật trồng đạt hiệu quả trong sản xuất là do họ mạnh dạng áp dụng tiến bộ KHKT và kinh nghiệm tự đúc kết vào sản xuất. Do trình độ của chủ hộ còn thấp nên việc tiếp thu phương thức sản xuất mới còn chậm nên ảnh hưởng xấu đến kết quả sản xuất chiếm 1,25%. Qua số liệu cho thấy thông tin về thị trường đầu ra có tầm quan trọng đến kết quả sản xuất của nông hộ có đến 70% số hộ điều tra cho rằng xấu và rất xấu. Vì những hộ này có diện tích đất sản xuất nhiều mà không có tìm được đầu ra ổn định nên cần bán gấp để trả chi phí vật tư chuẩn bị cho vụ gieo trồng tiếp theo. Do vậy, đối với nông hộ không có thông tin vê nguồn tín dụng thì có đến 95% số hộ không bị ảnh hưởng vì họ không cần vay vốn ngân hàng với thủ tục rườm rà và chờ đợi lâu mà họ vay ở đại lý vật tư thông qua hình thức mua chịu với lãi suất bằng với lãi suất ngân hàng. 4.1.2.3 Phương thức tiêu thụ sản phẩm và rủi ro thường gặp nhất của nông hộ ở huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ Trong sản xuất nói chung và trong quá trình sản xuất lúa của nông hộ nói riêng thì khâu tiêu thụ sản phẩm là vô cùng quan trọng nếu không bán được sản phẩm thì không thể tái sản xuất được. Do đó, hộ nông dân bán được sản phẩm của mình với giá cả hợp lý sẽ là điều kiện quan trọng để hộ nông dân cải thiện và nâng cao thu nhập. Bảng 4.7 Phương thức tiêu thụ sản phẩm của nông hộ ở địa bàn nghiên cứu Tiêu thức Số hộ Thương lái đến mua Tỷ trọng (%) 80 100 Tự chở đi bán 0 0 Bán theo hợp đồng 0 0 80 100 Tổng Nguồn: kết quả khảo sát 80 hộ tại vùng nghiên cứu, 2014 Qua kết quả điều tra cho thấy 100% các hộ đều có cùng phương thức tiêu thụ sản phẩm là bán cho thương lái thông qua người môi giới ở tại địa phương 34 hoặc người môi giới ở nơi khác đến. Điều này cho ta thấy chính quyền địa phương chưa có chính sách hỗ trợ nông dân trong việc tiêu thụ sản phẩm lúa sau thu hoạch và nông dân chưa có sự hợp tác với doanh nghiệp, HTX nông nghiệp và chưa có sự liên kết giữa các hộ nông dân với nhau nên tạo điều kiện thuận lợi cho thương lái ép giá. Dẫn đến rủi ro thường gặp nhất đối với nông hộ ở địa bàn nghiên cứu là 100% hộ đều có chung rủi ro là giá bán không ổn định. Qua thu thập điều tra được hỏi tại sao có chung đặc điểm như thế thì các hộ cho biết vào mùa thu hoạch rộ với số lượng lớn nên làm cung hàng hóa tăng mà không có hợp đồng bán sản phẩm cho doanh nghiệp, HTX nông nghiệp nên thương lái tự do đưa ra giá bán lúa cho nông hộ. Đối với những hộ thu hoạch lúa sớm thì bán được giá cao hơn. Điều này cũng khẳng định lại lần nữa nông dân chưa có sự quan tâm sâu sắc từ các cấp chính quyền địa phương nên nông hộ thường đối mặt với hiện tượng “trúng mùa, mất giá”. Bảng 4.8 Rủi ro thường gặp nhất của nông hộ Tiêu thức Số hộ Tỷ trọng (%) Thiên tai (lũ lụt, hạn hán,...) 0 0 Mất mùa hay dịch bệnh 0 0 Thành viên trong gia đình mất việc 0 0 Thành viên trong gia đình bị ốm đau 0 0 Giá sản phẩm thấp và không ổn định 80 100 0 0 80 100 Thiếu vốn Tổng Nguồn: kết quả khảo sát 80 hộ tại vùng nghiên cứu, 2014 4.1.2.4 Phân tích giá bán lúa của nông hộ tại vùng nghiên cứu Qua số liệu bảng trên cho thấy giá bán lúa bình quân của nông hộ ở huyện Phong Điền TP. Cần Thơ năm 2013 là 4.810 đồng cao hơn giá bán lúa bình quân ở ĐBSCL 16,15%. Nếu trúng mùa và thu hoạch với số lượng lớn thì nông hộ bán với giá thấp nhất 3.800 đồng/kg. Sở dĩ nông hộ chấp nhận bán với giá thấp là do họ không có nguồn vốn để trả chi phí đầu vào như: phân bón, thuốc trừ sâu, ... cho đại lý vật tư để chuẩn bị cho vụ gieo trồng tiếp theo. Ngược lại, những hộ có nguồn vốn sản xuất cho vụ gieo trồng tiếp theo thì họ phơi, sấy và đem lưu kho chờ giá lên bán với giá cao nhất 6.200 đồng nên thu nhập của họ tăng lên. 35 Bảng 4.9 Giá bán lúa của nông hộ vùng nghiên cứu Đơn vị: đồng/kg Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Bình quân ở ĐBSCL Giá bán lúa 2013 3.800 6.200 4.810 4.142 Giá bán lúa 2012 3.800 6.700 4.530 3.616 Nguồn: kết quả điều tra 80 hộ tại vùng nghiên cứu, 2014 và bộ tài chính Qua kết quả phân tích cho thấy giá bán lúa cao nhất của nông hộ vào năm 2012 là 6.700 đồng/kg và giá bán lúa cao nhất vào năm 2013 là 6.200 đồng/kg. Nhưng giá bán lúa bình quân của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu năm 2013 là 4.810 đồng/kg lại lớn hơn giá bán lúa bình quân năm 2012 là 4.530 đồng/kg. Giá bán lúa bình quân ở ĐBSCL cũng cho thấy năm 2013 giá lúa bình quân cao hơn năm 2012. Nguyên nhân có sự chênh lệch giá bán lúa bình quân của nông hộ qua 2 năm 2012 và 2013 tại địa bàn nghiên cứu được các nông hộ cho biết như sau:  Trong năm 2013 nông dân mạnh dạng áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất thông qua việc tham gia hội thảo ở đại lý và học hỏi những nông dân có tham gia cánh đồng mẫu được sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông về chương trình sản xuất lúa đạt năng suất cao. Và sản phẩm thu hoạch sạch và đẹp nhờ áp dụng máy gặt đập liên hợp.  Số lượng lúa thu hoạch manh mún với số lượng không nhiều nên bán được giá cao hơn. Thương lái ít có cơ hội ép giá.  Nông dân còn mạnh dạng gieo trồng giống lúa mới kháng được nhiều sâu bệnh và năng suất cao, cùng với trồng lúa thơm bán nên được thương lái mua với giá từ 5.100 đồng/kg đến 5.500 đồng/kg. So với những năm trước nông dân chỉ trồng giống lúa thường với giá bán cao nhất cũng chỉ 4.900 đồng/kg. 4.2 PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG GIÁ BÁN LÚA ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 4.2.1 Mô hình nghiên cứu Mục đích của việc thiết lập mô hình nghiên cứu là tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu nào đó. Trong đề tài này tác giả tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập. Từ đó, chọn ra những nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa và 36 phát huy những nhân tố ảnh hưởng tốt, khắc phục những nhân tố ảnh hưởng xấu. Luận văn sử dụng mô hình hồi quy có dạng THUNHAP   0   1BDGIA   2VON   3DIENTICH   4LAODONG   5HOCVAN  6KINHNGHIEM  e 4.2.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ tại vùng nghiên cứu Như đã trình bày ở phần phương pháp nghiên cứu, mô hình hồi quy theo phương pháp ước lượng bình phương bé nhất (OLS) được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân đầu người của hộ nông dân. Tuy nhiên, kết quả của mô hình hồi quy OLS có hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Vì thế, để khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi tác giả sử dụng mô hình hồi quy sau: ln THUNHAP   0  1 ln BDGIA   2 ln VON   3 ln DIENTICH   4 ln LAODONG   5 ln HOCVAN   6 ln KINHNGHIEM  e Bảng 4.10 Kết quả phân tích hồi quy của mô hình (Ln) về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng lúa 2013 Biến số Hệ số β Giá trị t Hằng số -3,925*** -3,05 0,003 BDGIA -0,299** -2,56 0,013 0,362** 2,08 0,041 DIENTICH 0,757*** 4,52 0,000 LAODONG -0,057 -0,23 0,817 0,145 0,93 0,355 -0,064 -0,35 0,726 VON HOCVAN KINHNGHIEM Số quan sát 80 Prob > chi2 0,0156 Mean VIF Durbin-Watson R-squared 1,27 2,138006 0,4795 Chú thích: ***: ý nghĩa ở mức 1% và **: ý nghĩa ở mức 5% Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu khảo sát, 2014 37 P>t Qua kết quả thống kê ở bảng trên cho thấy mô hình có ý nghĩa ở các mức khác nhau với mức ý nghĩa 1% và 5%. Kết quả phân tích đã cho thấy có đến 3 biến có ý nghĩa trong mô hình cụ thể là biến BDGIA, VON và DIENTICH. Để tìm hiểu về mức độ ảnh hưởng của từng biến lên thu nhập bình quân đầu người của nông hộ ta đi vào phân tích cụ thể như sau: Hệ số xác định (R- squared) của mô hình trên là 47,95%. Điều này có ý nghĩa là các yếu tố được đề cập trong mô hình tác động đến sự thay đổi của thu nhập là 47,95%, còn lại 52,05% sự biến động của thu nhập là do các yếu tố khác tác động nhưng không được nghiên cứu trong mô hình. - Yếu tố biến động giá bán lúa (BDGIA): kết quả của mô hình cho thấy yếu tố biến động giá có mối tương quan nghịch với thu nhập bình quân đầu người của hộ nông dân, điều này phù hợp với kỳ vọng ban đầu của tác giả và có ý nghĩa trong mô hình ở mức 5%. Cụ thể, khi hệ số biến động giá tăng lên 1% thì thu nhập bình quân đầu người của nông hộ sẽ giảm theo 0,229%. Nông hộ là người làm ra nông sản nên sẽ có lợi khi giá tăng và chỉ bị thiệt hại khi giá giảm. Nông sản (nhất là lương thực) là hàng hóa thiết yếu đối với con người và khả năng thay thế giữa các loại nông sản với tư cách là nguyên liệu của công nghiệp (chế biến) là không lớn (chẳng hạn, cà phê hạt là nguyên liệu không thể thay thế của cà phê gói, gạo là nguyên liệu duy nhất của nhiều loại bột thực phẩm, thức uống, gạo thành phẩm, ...). Nếu cả cung lẫn cầu đều kém co giãn thì bất kỳ sự bất ổn nào của thị trường cũng đều khiến giá nông sản biến động mạnh, do đó nông hộ sẽ gặp rủi ro (bất lợi). Tuy nhiên, trong thực tế sự biến động của giá cả sẽ tác động trực tiếp đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ vì thế giá biến động sẽ làm giảm thu nhập của nông hộ cũng như thu nhập bình quân đầu người của hộ nông dân. - Yếu tố vốn trong sản xuất của nông hộ (VON): từ kết quả chạy mô hình cho ta thấy biến VON có ý nghĩa trong mô hình ở mức 5% và có mối tương quan thuận với thu nhập bình quân đầu người của hộ nông dân điều này phù hợp hoàn toàn với kỳ vọng ban đầu của tác giả. Cụ thể, nếu vốn trong sản xuất của nông hộ tăng thêm 1% thì thu nhập bình quân đầu người của nông hộ sẽ tăng thêm 0,362%. Vốn là yếu tố đầu vào cần thiết cho sản xuất nói chung và cho sản xuất nông nghiệp nói riêng. Vốn là một yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả sản xuất và thu nhập của hộ nông dân, trong nông nghiệp, vốn là yếu tố đầu vào không thể thiếu do người nông dân sản xuất lúa luôn rất cần vốn để mua máy móc, vật tư nông nghiệp, giống, thuê lao động, … nhằm đảm bảo tính thời vụ và phòng tránh rủi ro, qua đó làm tăng thu nhập cho nông hộ cũng như tăng thu nhập bình quân đầu người của hộ nông dân. 38 - Diện tích đất sản xuất của nông hộ (DIENTICH): diện tích đất cũng là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến thu nhập bình quân đầu người của hộ nông dân. Qua kết quả chạy mô hình hồi quy cho thấy, biến diện tích đất sản xuất của nông hộ có mối tương quan thuận với thu nhập bình quân đầu người của nông hộ và có ý nghĩa trong mô hình ở mức 1%. Cụ thể, khi diện tích đất sản xuất của nông hộ tăng thêm 1% thì thu nhập bình quân đầu người của nông hộ tăng thêm 0,757%. Phần lớn thu nhập của hộ nông dân phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, đồng thời sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân ở địa bàn nghiên cứu hiện nay chủ yếu là sử dụng lao động chân tay và phụ thuộc vào diện tích đất tự nhiên. Ngoài ra, đối với hộ nông dân có ruộng đất nhiều, thì hộ cũng có nhiều khả năng tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng chính thức từ ngân hàng, hạn chế được việc phải vay phi chính thức với lãi suất cao. Những biến còn lại trong mô hình như LAODONG, HOCVAN và KINHNGHIEM có giá trị P > t >10% không có ý nghĩa trong mô hình. Hay nói cách khác, các yếu tố này không ảnh hưởng đến thu nhập bình quân đầu người của nông hộ. Điều này cho thấy cây lúa dễ trồng nên không cần tốn công chăm sóc. Do đó, yếu tố lao động có thể nâng cao thu nhập cho nông hộ. Bên cạnh đó, việc chủ hộ có trình độ học vấn hay không cũng đều có cơ hội như nhau trong việc sản xuất lúa nhằm góp phần nâng cao thu nhập của hộ. Thêm vào đó, trong sản xuất lúa yếu tố kinh nghiệm không tác động làm tăng thu nhập. Do những nông hộ không có kinh nghiệm nhưng mạnh dạng áp dụng những tiến bộ KHKT vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất để nâng cao thu nhập cho nông hộ. Tóm lại, kết quả phân tích trong mô hình cho biết, các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân đầu người của hộ nông dân gồm: biến động giá bán lúa, vốn và diện tích đất sản xuất của nông hộ với mức ý nghĩa thống kê từ 1% đến 5% đây là mức ý nghĩa khá cao. 39 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH GIÁ BÁN LÚA ĐỂ NÂNG CAO THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN TP. CẦN THƠ Kết quả nghiên cứu đã cho thấy các yếu tố như biến động giá bán lúa, vốn và diện tích đất nông nghiệp của hộ có ảnh hưởng quan trọng đến thu nhập bình quân đầu người của hộ nông dân. Từ kết quả nghiên cứu và điều kiện thực tế tại huyện Phong Điền, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định giá bán lúa để nâng cao thu nhập cho nông hộ tại địa bàn nghiên cứu. 5.1 Giải pháp về vốn - Tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại trên địa bàn cần làm tốt hơn việc hướng dẫn các thủ tục vay vốn để người nông dân tiếp cận được nguồn vốn tín dụng, giảm bớt chi phí sản xuất khi vay vốn bên ngoài với chi phí cao. - Nhà nước cần hỗ trợ các tổ chức tín dụng có sự tham gia của nông dân như các quỹ tín dụng nhân dân, các HTX tín dụng, các nhóm nông dân tự chung vốn giúp đỡ nhau, các hình thức hỗ trợ vốn do các tổ chức đoàn thể lập ra để hỗ trợ nông dân. 5.2 Giải pháp về tạo việc làm cho lao động nông thôn - Lao động nông nghiệp đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lao động của huyện. Trên cơ sở đảm bảo an toàn về lương thực, huyện cần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đa dạng cây trồng, vật nuôi, hướng vào những cây trồng có giá trị hàng hóa và hàng hóa xuất khẩu cao để tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho nông dân. Tạo điều kiện phục hồi và phát triển ngành nghề thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống ở nông thôn. - Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các thị trấn, các cụm tuyến dân cư vừa để thu hút lực lượng lao động trẻ ở nông thôn vừa tạo ra những sản phẩm tiêu dùng phục vụ dân cư nông thôn, tạo việc làm trong lúc nông nhàn và mùa nước lũ. Bên cạnh đó, các ngành chức năng cũng cần tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của mỗi người trong việc mỗi người cố gắng học lấy một nghề để tự tạo việc làm cho mình, mang lại thu nhập cho gia đình. 5.3 Giải pháp ổn định giá bán lúa - Tranh thủ tìm nguồn bao tiêu cho sản phẩm: đây là công việc rất cần thiết và có ích nhằm giải quyết đầu ra cho sản phẩm, tránh được tình trạng không bán được cho ai hay bán giá quá thấp. Tuy nhiên, từng cá nhân người nông dân khó làm được việc này mà phải thông qua chính quyền địa phương 40 trong việc tìm được tổ chức bao tiêu sản phẩm. Ngoài ra những người nông dân trồng lúa có thể hợp tác với nhau để tránh bị thương lái ép giá. - Kết hợp khả năng tự tiêu thụ với nhu cầu thị trường tốt để đầu ra cho sản phẩm tốt nhất. Bên canh đó, cần tham gia HTX để đẩy mạnh tiêu thụ, trao đổi kinh nghiệm. - Xây dụng mối liên kết bền vững giữa nông dân và doanh nghiệp trong việc kí kết hợp đồng sao cho đôi bên cùng có lợi nhuận. - Khi giá lúa xuống thấp chính quyền địa phương, HTX nông nghiệp và các doanh nghiệp cần tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân trong việc phơi sấy và kho bãi để lưu trữ chờ giá lên. Đồng thời, có chính sách hỗ trợ nông dân trong việc vay vốn để trang trải chi phí vật tư nhằm tái sản xuất vụ mùa sau. - Khi giá nông sản biến động ảnh hưởng tiêu cực đến nông hộ nói riêng và nền kinh tế nói chung thì chính phủ cần phải tích cực hơn trong việc tìm cách hạn chế nó thông qua các chính sách điều tiết giá trực tiếp như trợ giá, tạm trữ, ưu đãi thuế, ngoại thương (thỏa thuận trực tiếp với đối tác),... 5.4 Nâng cao thu nhập cho nông hộ trồng lúa - Đa dạng hóa các nguồn thu nhập cho người trồng lúa bằng phát triển các hệ thống canh tác, mô hình sản xuất có hiệu quả và tạo thêm nhiều việc làm phi nông nghiệp cho nông dân lúc họ nhàn rỗi cần làm thêm để tạo thêm thu nhập. Cải thiện mức sống của nông hộ trong quá trình chuyển đổi nông nghiệp tự túc sang nông nghiệp hàng hóa ở nông thôn. Việc đa dạng hóa tùy vào các yếu tố, các nguồn lực khác ngoài đất đai như vốn, kỹ thuật, các cơ hội phát triển ngành nghề phi nông nghiệp, mức độ ổn định giá cả và phát triển thị trường ở nông thôn là quá trình tăng cơ hội việc làm của nông dân. - Áp dụng máy sạ hàng giúp cho cây lúa chống đổ ngã, thất thoát trong khâu thu hoạch. Giới thiệu cho người dân những giống lúa cứng cây, mà năng suất vẫn tốt thông qua các mô hình trình diễn. Hướng dẫn nông dân xây dựng lò sấy lúa đúng kỹ thuật làm tăng phẩm chất hạt gạo. - Nhà nước ban hành văn bản pháp luật cụ thể và có chế tài nghiêm khắc hơn nữa trong luật kí kết hợp đồng giữa nông dân và doanh nghiệp. - Doanh nghiệp phải đặt ra những tiêu chuẩn cụ thể về sản phẩm nông nghiệp, dễ hiểu và thảo luận với nông dân, kí kết hợp đồng phải có sự xác định của địa phương nơi nông dân sản xuất. Thành lập đội kiểm tra gồm ba thành phần: đại diện doanh nghiệp, nông dân sản xuất, thành viên hợp tác xã hoặc 41 chính quyền địa phương. Đây là tổ chức xử lý tranh chấp khi có vấn đề khiếu kiện về chất lượng nông sản giữa hai bên. - Các doanh nghiệp không thể kí kết hợp đồng với tất cả các hộ nông dân mà phải kí kết thông qua hợp tác xã. Ban chủ nhiệm là cầu nối giữa hai bên là nơi tiếp nhận thông tin thị trường từ doanh nghiệp và cung cấp lại cho người dân, để họ chọn và có xu hướng sản xuất phù hợp. - Khuyến khích người dân tham gia vào HTX , vì khi muốn thâm nhập vào thị trường quốc tế thì cần phải có sự đồng nhất về sản phẩm và số lượng tương đối lớn, mà một cá thể không thể làm được và nếu sản xuất khác nhau chất lượng không đồng nhất, thì giá thành sẽ bấp bênh, sản xuất cá thể khó có thể tồn tại được. Việc ra đời HTX nhằm liên kết doanh nghiệp và nông dân là cấp thiết. - Vấn đề đầu tiên là làm thế nào giảm các yếu tố đầu vào càng nhiều càng tốt, chương trình ba giảm ba tăng giúp cho nông dân có thể tiết kiệm chi phí giống, phân bón, thuốc BVTV. Bên cạnh đó áp dụng triệt để chương trình IPM trên đồng ruộng vừa làm giảm chi phí nông dược vừa cho sản phẩm sạch đồng thời góp phần bảo vệ sức khỏe con người và môi trường. Về lâu dài nông dân nên thay đổi tập quán sản xuất theo lối truyền thống, phải tích cực chủ động áp dụng các tiến bộ KHKT vào trong sản xuất và tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế với những cây trồng phù hợp với lợi thế của từng vùng. - Ngoài ra, phải thường xuyên nạo vét kênh, mương hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng để phục vụ tối đa nhu cầu cho sản xuất lúa của người dân. Và phải tăng cường hợp tác giữa các nhà (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và Nhà nước) để hạn chế tối đa tác hại của sâu rầy và dịch bệnh hại lúa để nâng cao phẩm chất sản phẩm, tăng năng suất sản xuất. 5.5 Giải pháp về định hướng phát triển - Trong định hướng phát triển, huyện cần tiếp tục phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và thương mại - dịch vụ ở nông thôn để giải quyết việc làm cho những lao động dôi dư trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, huyện cần tập trung phát triển các loại hình dịch vụ du lịch gắn với vườn cây ăn trái theo hướng du lịch sinh thái miệt vườn sông nước Nam bộ, củng cố các làng nghề, gắn với xây dựng các điểm kinh doanh du lịch, dịch vụ ở nông thôn. - Đối với những địa phương có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, huyện cần nghiên cứu xây dựng dự án thu hút các doanh nghiệp phát triển du lịch sinh thái. Trong đó, đặc biệt chú trọng khai thác tiềm năng du lịch mùa 42 nước nổi, tạo cho huyện trở thành những điểm du lịch trong nước và của khu vực ĐBSCL. - Đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, kết nối trung tâm hành chính xã với các khu dân cư, tỉnh lộ, huyện lộ đảm bảo các trung tâm giao lưu hàng hóa xe tải trọng nặng lưu thông được, xe tải nhẹ đến được các thị trấn, đường trung tâm xã đến các cụm tuyến dân cư đi lại được quanh năm nhằm đáp ứng phục vụ cho luân chuyển hàng hóa, góp phần hiện đại hóa nông nghiệp và thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ ở nông thôn. - Triển khai các biện pháp hỗ trợ, tạo mối liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp, HTX, tổ chức khoa học, hiệp hội ngành hàng trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tạo điều kiện để tổ hợp tác, HTX đổi mới nội dung hoạt động, mở rộng quy mô, ngành nghề sản xuất kinh doanh, giải quyết ngày càng nhiều việc làm cho lao động ở nông thôn. 43 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Sản xuất lúa là một hoạt động chính của nông dân ĐBSCL nói chung và người nông dân ở huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ nói riêng. Thu nhập và đời sống của nông hộ vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào hoạt động canh tác lúa của họ. Đây cũng là nguồn cung cấp lương thực chủ yếu cho con người và góp phần vào tăng trưởng kinh tế tại địa phương. Qua quá trình phân tích, đánh giá quá trình sản xuất cũng như giá bán và thu nhập của nông hộ có thể đưa ra một số kết luận sau:  Đa số các hộ nông dân đều có kinh nghiệm sản xuất lâu năm, nhưng trình độ học vấn của các chủ hộ còn tương đối thấp chủ yếu từ cấp II trở xuống, đó cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến việc áp dụng KHKT và tiếp cận thông tin thị trường của họ. Hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân mang tính chất nhỏ lẻ nên vẫn chưa tập trung đa số nông dân để thành lập các HTX.  Qua phân tích về mặt chi phí vật chất thì do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan nên chi phí phân bón chiếm tỷ trọng nhiều trong cơ cấu các chi phí của nông hộ. Về mặt chi phí lao động thì do chi phí thuê lao động ngoài cũng tương đối cao, nên để giảm thiểu chi phí, đa số nông hộ sử dụng nguồn lao động nhà là chủ yếu và chịu ảnh hưởng bởi thời tiết khí hậu nên làm cho chi phí tăng lên, đồng thời giá bán thì liên tục thay đổi không ổn định giữa các vụ.  Năng suất lúa của nông hộ phụ thuộc vào các yếu tố: diện tích, tổng chi phí đầu tư, kinh nghiệm sản xuất và trình độ học vấn.  Thu nhập của nông hộ sản xuất lúa phụ thuộc vào các yếu tố: năng suất, giá bán, chi phí giống, chi phí phân bón, thuốc BVTV, chi phí thuê lao động, trong đó yếu tố năng suất và giá bán tác động làm tăng thu nhập của nông hộ, còn chi phí giống, phân bón, thuốc BVTV và chi phí lao động tác động làm giảm thu nhập cho nông hộ.  Trong sản xuất nông dân có một số thuận lợi là loại cây cung cấp lương thực cho con người và là loại thực phẩm không thể thiếu cho bữa ăn hàng ngày, nhu cầu trong nước rất cao, mặt khác sản phẩm lúa cũng đã và đang xuất khẩu nhiều nước với số lượng lớn làm cho giá lúa có sự biến động trong thời gian qua. Đồng thời, cũng không ít khó khăn là chi phí đầu vào tăng cao, gặp rủi ro 44 về sự bất thường của thời tiết làm phát sinh nhiều dịch bệnh, thường bị thương lái ép giá khi mua bán, nói chung kinh nghiệm tự có của bản thân là chính.  Quá trình tiêu thụ lúa của nông dân chủ yếu là bán cho thương lái thông qua người môi giới. Số lượng thương lái tham gia vào kênh tiêu thụ còn ít và thương lái còn mang tính độc quyền về thị trường cho nên thương lái có một số thuận lợi sau: chủ động trong việc đưa ra giá đối với nông dân, chưa có sự cạnh tranh gay gắt giữa các thương lái.  Hoạt động sản xuất theo mùa vụ nên người nông dân dùng lợi nhuận của vụ trước làm vốn cho vụ sau nên đa số người dân vẫn chưa phải tìm đến các ngân hàng để vay vốn sản xuất. Mặt khác, các ngân hàng vẫn chưa có nhiều chương trình hỗ trợ mở rộng cho nông dân. Điều kiện và hồ sơ vay vốn còn nhiều phức tạp. Hoạt động của các đoàn thể ở địa phương còn nhiều yếu kém trong việc cho vay vốn giá rẻ. 6.2 KIẾN NGHỊ  Đối với hộ nông dân - Cần tích cực tham gia các lớp tập huấn KHKT, Câu lạc bộ Khuyến nông, Hội nông dân, Hợp tác xã,... để dàng tiếp cận nguồn thông tin, kiến thức mới, khoa học nhằm ứng dụng vào quá trình sản xuất cụ thể của từng nông hộ. Không nên quá cứng nhắc chỉ vì kinh nghiệm bản thân mà cần tiếp thu ý kiến của cán bộ Khuyến nông, các nhà khoa học. - Giảm thiểu tối đa chi phí đầu tư như: về phân bón, thay vì bón phân vô cơ, chú trọng việc bón phân hữu cơ, bón phân đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng, về nhiên liệu, thuốc BVTV, nguồn lao động cũng cần sử dụng hợp lý. - Tạo gắn kết với các nông dân khác để trao đổi kinh nghiệm nhằm giảm rủi ro trong sản xuất, không bị thương lái ép giá trong mua bán. - Thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp với những mô hình đạt hiệu quả cao.  Đối với tổ chức tín dụng - Mở rộng các dịch vụ cho vay để phục vụ nhu cầu của nông dân. - Xem xét lại quy định về cơ chế cho vay, hạn mức tín dụng,... - Giảm bớt sự phức tạp trong việc làm hồ sơ cho vay. - Thời gian cho vay và giải ngân nhanh hơn. - Lắng nghe ý kiến của nông dân nhiều hơn trong việc hỗ trợ vốn. 45  Đối với địa phương - Cần duy trì công tác khuyến nông, tập huấn chuyển giao KHKT cho nông dân, biểu dương và nhân rộng mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao và thông qua báo đài địa phương cần khuyến khích các hộ làm theo. - Cung cấp và hướng dẫn nông dân sử dụng hợp lý và cân đối phân bón, thuốc BVTV đạt hiệu quả cao để góp phần gia tăng sản lượng, đảm bảo chất lượng. - Phải tăng cường công tác giới thiệu thêm nhiều giống mới có chất lượng cao hơn để nâng cao năng suất, kháng được nhiều sâu bệnh và bán được giá cao. - Xây dựng các mối liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trong nông dân thông qua các hình thức HTX sản xuất và thương mại hàng hóa của nông dân. Tránh tình trạng ép giá làm giảm lợi nhuận của nông dân trồng lúa. - Đầu tư vào thủy lợi và các cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. - Phối hợp với ngân hàng Nông nghiệp hay các tổ chức tín dụng ở địa phương giúp đỡ nông dân vay vốn sản xuất nông nghiệp.  Đối với nhà nước - Cần tăng cường nhiều hơn các lớp tập huấn kỹ thuật, các chương trình hỗ trợ như trợ giống, trợ giá, phương tiện sản xuất cho nông hộ. - Có chính sách thực hiện kích thích tiêu dùng hợp lý đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Đồng thời, bình ổn giá thị trường, đảm bảo giá cả nông sản biến động ở mức thấp. - Giảm thuế nhập khẩu đối với vật tư nông nghiệp. - Mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp, tạo đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp Việt Nam. 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo cáo tổng kết về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội huyện Phong Điền TP. Cần Thơ năm 2013 và định hướng phát triển năm 2014 Châu Hoàng Trung (2009 ). Luận văn tốt nghiệp “Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa ở huyện Tân Hưng tỉnh Long An”, Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ. Lê Nguyễn Trúc Thi (2009). Luận văn tốt nghiệp “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ mè của hộ nông dân huyện Bình Tân”, Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ. Mai Văn Nam, Phạm Lê Thông, Lê Tấn Nghiêm, Nguyễn Văn Ngân (2004). Giáo trình Kinh tế lượng. NXB Thống Kê, TP.HCM. Nguyễn bảo Anh (2008). Luận văn tốt nghiệp “ Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền TP. Cần Thơ”, Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ. Một số trang Web: Cantho.gov.vn Ebook.ringring.vn Irc.ctu.edu.vn Qlg.mof.gov.vn 47 PHỤ LỤC Phân tích thực trạng trồng lúa của nông hộ sum dtdatnn13 Variable | Obs Mean Std. Dev. Min Max -------------+-------------------------------------------------------dtdatnn13 | 80 9053.75 Obs Mean 6399.227 500 40000 Std. Dev. Min Max sum nhankhau ldong Variable | -------------+-------------------------------------------------------nhankhau | 80 4.75 1.307234 2 7 ldong | 80 3.5 1.272892 1 7 Freq. Percent Cum. Min Max tab hocvan hocvan | ------------+----------------------------------0 | 1 1.25 1.25 1 | 43 53.75 55.00 2 | 28 35.00 90.00 3 | 8 10.00 100.00 ------------+----------------------------------Total | 80 100.00 Variable | Obs Mean sum Std. Dev. -------------+-------------------------------------------------------cpgiong_lua | 80 6071.75 4266.892 660 26180 chiphiphan | 80 19318.44 13418.74 2220 81480 cpthuochh_~a | 80 19769.25 14247.79 1500 84000 cpldthue_lua | 80 333.75 1001.542 0 4500 cpdatthue_~a | 80 937.5 4974.222 0 30000 -------------+-------------------------------------------------------cpbomtuoi_~a | 80 841 660.2351 100 2880 cpthoach_lua | 80 8332.25 5804.22 900 36000 cpkhac_lua | 80 2771.875 1904.356 300 12000 tab tt_dvao 48 TT_DVAO | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------0 | 23 28.75 28.75 1 | 6 7.50 36.25 2 | 40 50.00 86.25 3 | 11 13.75 100.00 ------------+----------------------------------Total | 80 100.00 Freq. Percent tab tt_ntrong TT_NTRONG | Cum. ------------+----------------------------------0 | 23 28.75 28.75 1 | 7 8.75 37.50 2 | 39 48.75 86.25 3 | 11 13.75 100.00 ------------+----------------------------------Total | 80 100.00 Freq. Percent . tab tt_dra TT_DRA | Cum. ------------+----------------------------------0 | 71 88.75 88.75 1 | 1 1.25 90.00 2 | 8 10.00 100.00 ------------+----------------------------------Total | 80 100.00 Freq. Percent . tab tt_ntdung TT_NTDUNG | Cum. ------------+----------------------------------0 | 77 96.25 96.25 1 | 1 1.25 97.50 2 | 2 2.50 100.00 ------------+----------------------------------Total | 80 100.00 49 . tab ah_tt_dvao AH_TT_DVAO | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------2 | 1 1.25 1.25 3 | 32 40.00 41.25 4 | 29 36.25 77.50 5 | 18 22.50 100.00 ------------+----------------------------------Total | 80 100.00 Freq. Percent tab ah_tt_ntrong AH_TT_NTRON | G | Cum. ------------+----------------------------------2 | 1 1.25 1.25 3 | 33 41.25 42.50 4 | 30 37.50 80.00 5 | 16 20.00 100.00 ------------+----------------------------------Total | 80 100.00 Freq. Percent . tab ah_tt_dra AH_TT_DRA | Cum. ------------+----------------------------------1 | 16 20.00 20.00 2 | 40 50.00 70.00 3 | 16 20.00 90.00 4 | 5 6.25 96.25 5 | 3 3.75 100.00 ------------+----------------------------------Total | 80 100.00 Freq. Percent . tab ah_tt_ntdung AH_TT_NTDUN | G | Cum. ------------+----------------------------------1 | 1 1.25 1.25 2 | 1 1.25 2.50 50 3 | 76 95.00 97.50 4 | 2 2.50 100.00 ------------+----------------------------------Total | PTHUC_TTSP | 80 Freq. 100.00 Percent Cum. ------------+----------------------------------1 | 80 100.00 100.00 ------------+----------------------------------Total | 80 100.00 Freq. Percent . tab kkhanho KKHANHO | Cum. ------------+----------------------------------5 | 80 100.00 100.00 ------------+----------------------------------Total | 80 100.00 Variable | Obs Mean sum Std. Dev. Min Max -------------+-------------------------------------------------------gialuaban12 | 80 4.529375 Obs Mean .4274367 3.8 6.7 Std. Dev. Min Max sum Variable | -------------+-------------------------------------------------------gialuaban13 | 80 4.810625 .4580983 3.8 6.2 kết quả chạy mô hình regress THUNHAP BĐGIA VON DIENTICH LAODONG HOCVAN KINHNGHIEM Source | SS df MS Number of obs = --------+---------------------------- F( 6, 80 73) = 11.52 Model | 222167.932 6 37027.9886 Prob > F = 0.0000 Residual | 234734.657 73 3215.54324 R-squared = 0.4862 Adj R-squared = 0.4440 Root MSE 56.706 ---------+-----------------------------Total | 456902.589 79 5783.57707 = ---------------------------------------------------------------------------- 51 THUNHAP | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] ----------+----------------------------------------------------------------BĐGIA | -1.417961 1.040974 -1.36 0.177 -3.492619 .6566973 VON | .6631263 .13967 4.75 0.000 .3847644 .9414882 DIENTICH | .0032133 .0012704 2.53 0.014 .0006814 .0057451 LAODONG | 4.075603 5.4699 0.75 0.459 -6.825893 14.9771 HOCVAN | 2.612363 2.309796 1.13 0.262 -1.991054 7.215781 KINHNGHIEM| .2098253 .5614525 0.37 0.710 -.909148 1.328799 _cons | -24.1955 27.51957 -0.88 0.382 -79.04192 30.65092 ---------------------------------------------------------------------------. hettest Breusch-Pagan / Cook-Weisberg test for heteroskedasticity Ho: Constant variance Variables: fitted values of THUNHAP chi2(1) = 33.43 Prob > chi2 = 0.0000 . cor BĐGIA VON DIENTICH LAODONG HOCVAN KINHNGHIEM (obs=80) | BĐGIA VON DIENTICH LAODONG HOCVAN KINHNGHIEM --------+-----------------------------------------------------------BĐGIA | 1.0000 VON | -0.0848 1.0000 DIENTICH | 0.1426 0.4989 1.0000 LAODONG | 0.1757 -0.0427 0.2646 1.0000 HOCVAN | 0.0395 0.0711 0.2145 -0.0462 1.0000 KINHNGHIEM | 0.1384 0.0854 0.0868 0.2062 -0.1886 . vif Variable | VIF 1/VIF -------------+---------------------DIENTICH | 1.62 0.615892 VON | 1.45 0.690777 LAODONG | 1.19 0.839625 KINHNGHIEM | 1.11 0.899039 HOCVAN | 1.11 0.902409 BĐGIA | 1.09 0.920858 -------------+---------------------Mean VIF | 1.26 52 1.0000 gen t=_n . tsset t time variable: delta: t, 1 to 80 1 unit . estat dwatson Durbin-Watson d-statistic( 7, 80) = 2.088896 . estat durbinalt, lags(1 2 3) Durbin's alternative test for autocorrelation --------------------------------------------------------------------------lags(p) | chi2 df Prob > chi2 -------------+------------------------------------------------------------1 | 0.169 1 0.6806 2 | 1.408 2 0.4947 3 | 1.394 3 0.7069 --------------------------------------------------------------------------H0: no serial correlation gen lnTHUNHAP = ln(THUNHAP) . gen lnBĐGIA = ln(BĐGIA) (1 missing value generated) . gen lnVON = ln(VON) (4 missing values generated) . gen lnDIENTICH = ln(DIENTICH) . gen lnLAODONG = ln(LAODONG) . gen lnHOCVAN = ln(HOCVAN) (1 missing value generated) . gen lnKINHNGHIEM = ln(KINHNGHIEM) . regress lnTHUNHAP lnBĐGIA lnVON lnDIENTICH lnLAODONG lnHOCVAN lnKINHNGHIEM Source | SS df MS Number of obs = -------+------------------------------ F( 6, 74 67) = 10.29 Model | 38.9803174 6 6.49671957 Prob > F = 0.0000 Residual | 42.3058045 67 .631429917 R-squared = 0.4795 Adj R-squared = 0.4329 Root MSE .79463 ---------+-----------------------------Total | 81.2861219 73 1.11350852 = ---------------------------------------------------------------------------lnTHUNHAP | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] ----------+-------------------------------------------------------------- 53 lnBĐGIA | -.298509 .1166275 -2.56 0.013 -.5312984 -.0657195 lnVON | .3621367 .1739333 2.08 0.041 .0149644 .7093089 lnDIENTICH | .7571956 .1675038 4.52 0.000 .4228566 1.091535 lnLAODONG | -.0573622 .2469647 -0.23 0.817 -.5503058 .4355815 lnHOCVAN | .1451917 .1560196 0.93 0.355 -.1662247 .4566082 lnKINHNGHIEM| -.0638153 .18158 -0.35 0.726 -.4262505 .2986199 1.285467 -3.05 0.003 -6.490987 -1.359383 _cons | -3.925185 ---------------------------------------------------------------------------. hettest Breusch-Pagan / Cook-Weisberg test for heteroskedasticity Ho: Constant variance Variables: fitted values of lnTHUNHAP chi2(1) = 5.85 Prob > chi2 = 0.0156 . cor lnBĐGIA lnVON lnDIENTICH lnLAODONG lnHOCVAN lnKINHNGHIEM (obs=74) | lnBĐGIA lnVON lnDIENTICH lnLAODONG lnHOCVAN lnKINHNGHIEM ---------+-----------------------------------------------------lnBĐGIA | 1.0000 lnVON | 0.0336 1.0000 lnDIENTICH | 0.1103 0.5863 1.0000 lnLAODONG | 0.0765 0.1741 0.2609 1.0000 lnHOCVAN | 0.1100 0.1474 0.1402 -0.0290 1.0000 lnKINHNGHIEM | 0.0970 0.2213 0.1653 0.2389 -0.1530 . vif Variable | VIF 1/VIF -------------+---------------------lnDIENTICH | 1.61 0.620851 lnVON | 1.59 0.629494 lnKINHNGHIEM | 1.15 0.869306 lnLAODONG | 1.12 0.890277 lnHOCVAN | 1.08 0.921812 lnBĐGIA | 1.04 0.963444 -------------+---------------------Mean VIF | 1.27 . estat dwatson 54 1.0000 Number of gaps in sample: 5 Durbin-Watson d-statistic( 7, 74) = 2.138006 . estat durbinalt, lags(1 2 3 4 5 6) Number of gaps in sample: 5 Durbin's alternative test for autocorrelation --------------------------------------------------------------------------lags(p) | chi2 df Prob > chi2 -------------+------------------------------------------------------------1 | 1.420 1 0.2334 2 | 1.849 2 0.3968 3 | 2.227 3 0.5266 4 | 5.004 4 0.2869 5 | 5.522 5 0.3555 6 | 5.698 6 0.4578 --------------------------------------------------------------------------H0: no serial correlation 55 BẢNG PHỎNG VẤN NÔNG HỘ 56 [...]... sự ảnh hưởng của biến động giá bán lúa đến thu nhập của nông hộ ở huyện Phong Điền - TP Cần Thơ nhằm đề xuất giải pháp ổn định giá bán lúa để nâng cao thu nhập cho nông hộ trong thời gian tới 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu chung, đề tài cần phải thực hiện một số mục tiêu cụ thể như sau: Mục tiêu 1 Đánh giá thực trạng sản xuất và giá bán lúa của nông hộ ở huyện Phong Điền - TP Cần Thơ Mục... sinh”, phối hợp tổ chức tập huấn cho cộng tác viên Dân số - KHHGĐ cơ sở 24 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG GIÁ BÁN LÚA ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 4.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRỒNG LÚA CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 4.1.1 Nguồn lực sản xuất của nông hộ 4.1.1.1 Diện tích đất sản xuất Từ bảng số liệu 4.1 cho thấy diện tích đất trồng giữa các hộ. .. Mục tiêu 2 Phân tích ảnh hưởng của biến động giá bán lúa đến thu nhập của nông hộ ở huyện Phong Điền - TP Cần Thơ Mục tiêu 3 Đề xuất giải pháp ổn định giá bán lúa để nâng cao thu nhập cho nông hộ ở huyện Phong Điền - TP Cần Thơ 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1.Không gian nghiên cứu Địa bàn nghiên cứu là huyện Phong Điền - TP Cần Thơ Cụ thể gồm 3 xã là xã Tân Thới, xã Trường Long và xã Giai Xuân 1.3.2 Thời... thêm, làm thu , làm công ăn lương, từ các nguồn trợ cấp xã hội và sản xuất hoặc các nguồn thu nhập bất thường khác Thu nhập bình quân đầu người của hộ là tổng thu nhập của hộ chia cho số nhân khẩu của hộ 2.1.2.3 Cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân a) Cơ sở lý thuyết về biến động giá Biến động bất thường của giá nông sản là mối quan ngại hàng đầu của cả nông hộ, doanh... tán của một dữ liệu đã được lập thành bảng tần số GIABINHQUAN : là giá bán lúa được tính bình quân của nông hộ Tuy nhiên, thu nhập của nông hộ không chỉ phụ thu c vào hệ số biến động giá mà còn phụ thu c nguồn lực của nông hộ b) Nguồn lực của hộ nông dân Thu nhập của nông hộ ngày càng đa dạng từ các nguồn thu, đó là thu từ giáo dục, y tế, sản xuất nông nghiệp và sản xuất kinh doanh ngành nghề phi nông. .. quyết đặc biệt là tình trạng giá bán lúa sau thu hoạch Nhiều hộ sản xuất nông nghiệp có một vụ mùa bội thu nhưng giá cả bấp bênh không ổn định Trước những thách thức trên, việc nghiên cứu sự biến động của giá bán lúa gây bất lợi cho nông hộ, nhất là thu nhập Do đó, đề tài phân tích ảnh hưởng của Biến động giá bán lúa và thu nhập của nông hộ ở huyện Phong Điền TP Cần Thơ được thực hiện 1.2 MỤC TIÊU... gian và nguồn tài chính nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu sự biến động giá bán lúa đến thu nhập của nông hộ và đề xuất giải pháp nhằm ổn định giá bán lúa để nâng cao thu nhập cho nông hộ trồng lúa ở huyện Phong Điền - TP Cần Thơ 3 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái niệm Hộ nông dân: nông hộ là tế bào kinh tế - xã hội, là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở... năm 2011, 2012 và 2013 Nguồn thông tin số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2014 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Do nội dung của đề tài là phân tích sự biến động của giá bán lúa và thu nhập của nông hộ nên đối tượng nghiên cứu của đề tài là giá bán lúa và thu nhập của các hộ nông dân tham gia sản xuất lúa tại huyện Phong Điền - TP Cần Thơ Cụ thể tại 3 xã là: xã Trường Long, xã Tân Thới và xã Giai Xuân... minh Từ những nhận định trên cho thấy biến động giá luôn ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ và mức độ ảnh hưởng của biến động giá đến thu nhập của nông hộ được thể hiện thông qua mô hình hồi quy như sau 6 THUNHAP  0  1BDGIA Hệ số biến động giá được xác định theo công thức sau BDGIA  DOLECHCHUAN GIABINHQUAN Trong đó: BDGIA : là hệ số biến động giá bán lúa của hộ nông dân DOLECHCHUAN : là đại lượng... nay Giá cả của các chi phí đầu vào tăng nhưng giá bán thì bấp bênh điều này ảnh hưởng tới thu nhập của nông hộ Đối với hộ nông dân, nguồn thu nhập chính của hộ là từ sản xuất nông nghiệp Do đó, thu nhập của hộ nông dân chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, từ các yếu tố điều kiện tự nhiên, thị trường, các chính sách của nhà nước đến các yếu tố thu c về nguồn lực của hộ nông dân Có nhiều yếu tố ảnh hưởng

Ngày đăng: 14/10/2015, 12:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan