Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 91 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
91
Dung lượng
741,63 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
VÕ KHÔI NGUYÊN
TIẾP CẬN GIAO THÔNG, THỊ TRƯỜNG VÀ
THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN
U MINH TỈNH CÀ MAU
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế
Mã ngành: 52310101
Tháng 12 - 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
VÕ KHÔI NGUYÊN
MSSV: 4113919
TIẾP CẬN GIAO THÔNG, THỊ TRƯỜNG VÀ
THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN U
MINH, TỈNH CÀ MAU
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế
Mã ngành: 52310101
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGS.TS. LÊ KHƯƠNG NINH
Tháng 12 – 2014
LỜI CẢM TẠ
Sau hơn ba năm học tập tại Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh,
Trường Đại học Cần Thơ, em đã học tập được rất nhiều từ sự dạy bảo và
hướng dẫn nhiệt tình của quý thầy cô. Các thầy cô không chỉ cho em những kỹ
năng chuyên môn hữu ích mà còn những kiến thức về cuộc sống quý báu. Đó
chính là nền tảng để em có thể thực hiện đề tài tốt nghiệp này cũng như hành
trang để em bước vào đời.
Em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến thầy Lê Khương Ninh, giáo viên
hướng dẫn luận văn của em. Nhờ có sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của thầy
em mới có thể hoàn thành bài viết này.
Đặc biệt, em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến chính quyền và các cơ quan
ban ngành huyện U Minh, nơi đã cung cấp cho em những số liệu về huyện.
Cũng như dành thời gian trò chuyện, khích lệ và động viên em trong suốt quá
trình nghiên cứu.
Cảm ơn các Cô, Bác nông dân tại các xã thuộc địa bàn huyện U Minh.
Các cô, bác đã giúp em trả lời phỏng vấn, cung cấp cho em những thông tin,
kiến thức sản xuất thực tế để em có thể hoàn thành tốt bài viết của mình và
nâng cao kiến thức chuyên môn.
Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy, Cô Khoa Kinh tế và Quản trị kinh
doanh Trường Đại học Cần Thơ nhiều sức khỏe, công tác tốt và gặt hái được
nhiều thành công trên con đường sự nghiệp. Kính gửi đến các Cô, Bác nông
dân lời chúc sức khỏe. Chúc tất cả các bác có được cuộc sống sung túc, an
lành và hơn hết là có được những vụ mùa bội thu.
Chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Người thực hiện
VÕ KHÔI NGUYÊN
i
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam đoan đề tài “Tiếp cận giao thông, thị trường và thu nhập
của nông hộ huyện U Minh tỉnh Cà Mau” do chính tôi thực hiện. Các số liệu
thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là hoàn toàn trung thực, chưa từng
được sử dụng ở bất cứ đề tài cùng cấp nào.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Người thực hiện
VÕ KHÔI NGUYÊN
ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên người nhận xét: ................................................. Học vị: ..................
Chuyên ngành: .................................................................................................
Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ hướng dẫn
Cơ quan công tác:.............................................................................................
Tên sinh viên: VÕ KHÔI NGUYÊN
MSSV: 4113919
Lớp: KT11W1A1
Tên đề tài: Tiếp cận giao thông, thị trường và thu nhập của nông hộ
huyện U Minh tỉnh Cà Mau
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Cần Thơ
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
2. Hình thức trình bày:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
5. Nội dung và kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu)
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
6. Các nhận xét khác:
…………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………
7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
các yêu cầu chỉnh sửa,…):
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
NGƯỜI NHẬN XÉT
iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Họ và tên người nhận xét: ................................................. Học vị: ..................
Họ và tên người nhận xét: ................................................. Học vị: ..................
Chuyên ngành: .................................................................................................
Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ phản biện
Cơ quan công tác:.............................................................................................
Tên sinh viên: VÕ KHÔI NGUYÊN
MSSV: 4113919
Lớp: KT11W1A1
Tên đề tài: Tiếp cận giao thông, thị trường và thu nhập của nông hộ
huyện U Minh tỉnh Cà Mau
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Cần Thơ
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
2. Hình thức trình bày:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
5. Nội dung và kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu)
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
6. Các nhận xét khác:
…………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………
7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
các yêu cầu chỉnh sửa,…)
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
NGƯỜI NHẬN XÉT
iv
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .............................................................................1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................ 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ...................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2
1.3.1 Không gian ............................................................................................ 2
1.3.2 Thời gian ............................................................................................... 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 2
1.3.4 Phạm vi nội dung ................................................................................... 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........4
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................... 4
2.1.1 Khái niệm nông hộ ................................................................................ 4
2.1.2 Khái niệm thu nhập của nông hộ............................................................ 4
2.1.3 Khái niệm giao thông ............................................................................ 6
2.1.4 Khái niệm thị trường.............................................................................. 6
2.1.5 Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của giao thông và thị trường đến thu nhập
nông hộ .......................................................................................................... 8
2.1.6 Mô hình nghiên cứu ..............................................................................12
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................15
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu .....................................................15
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu ..............................................................15
CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH GIAO THÔNG, THỊ TRƯỜNG VÀ THU NHẬP
CỦA NÔNG HỘ HUYỆN U MINH TỈNH CÀ MAU ...................................18
3.1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH CÀ MAU ..........................................................18
3.1.1 Vị trí địa lý ...........................................................................................19
3.1.2 Điều kiện tự nhiên ................................................................................19
3.1.3 Lao động ..............................................................................................21
v
3.1.4 Giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng ......................................................22
3.1.6 Tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau ....................23
3.2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN U MINH .........................................24
3.2.1 Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên ..........................................................24
3.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................26
3.2.3 Dân số và lao động ...............................................................................29
3.2.4 Văn hóa và xã hội .................................................................................30
3.3 THỰC TRẠNG GIAO THÔNG, THỊ TRƯỜNG, THU NHẬP CỦA
NÔNG HỘ HUYỆN U MINH.......................................................................32
3.3.1 Khả năng tiếp cận giao thông và thực trạng giao thông của nông hộ
huyện U Minh ...............................................................................................32
3.1.2 Khả năng tiếp cận thị trường và thực trạng thị trường của nông hộ huyện
U Minh ..........................................................................................................35
3.3.3 Tình hình thu nhập của nông hộ huyện U Minh ....................................36
4.1 MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT .....................................................................40
4.1.1 Thông tin nhân khẩu học ......................................................................40
4.1.2 Thông tin chung về nông hộ .................................................................41
4.1.3 Các yếu tố tác động đến tình hình sản xuất nông nghiệp của hộ ............47
4.1.4 Tình hình tiếp cận giao thông và thị trường của nông hộ.......................52
4.1.5 Thu nhập của nông hộ...........................................................................53
4.2 PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA GIAO THÔNG VÀ THỊ TRƯỜNG
ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ ..............................................................55
4.2.1 Kết quả mô hình hồi qui .......................................................................55
4.2.2 Phân tích mô hình ảnh hưởng của giao thông và thị trường đến thu nhập
nông hộ .........................................................................................................56
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP GIÚP NÔNG HỘ U MINH NÂNG CAO THU
NHẬP BẰNG CÁCH MỞ RỘNG CƠ HỘI TIẾP CẬN VỚI GIAO THÔNG,
THỊ TRƯỜNG .............................................................................................. 62
5.1 GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG ........................62
5.2 GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NÔNG HỘ ...........................................................65
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................. 67
vi
6.1 KẾT LUẬN .............................................................................................67
6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................68
6.2.1 Đối với chính quyền địa phương ...........................................................68
6.2.2 Đối với nông hộ ....................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 71
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................. 72
PHỤ LỤC 2 .................................................................................................. 75
vii
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tên của biến phụ thuộc, các biến độc lập và kỳ vọng về dấu của các
βi ................................................................................................................... 14
Bảng 3.1: Bảng đơn vị hành chính, diện tích, dân số tỉnh Cà Mau 2013......... 19
Bảng 3.2: Các nhóm đất chính ở tỉnh Cà Mau ............................................... 20
Bảng 3.3: Hiện trạng sử dụng đất ở tỉnh Cà Mau ........................................... 21
Bảng 3.4: Tình hình sản xuất nông nghiệp của tỉnh Cà Mau 2011-2013 ........ 23
Bảng 3.5: Tình hình hoạt động tín dụng huyện U Minh 2012-2013 ............... 28
Bảng 3.6: Tình hình lao động tại huyện U Minh 2011-2013 .......................... 33
Bảng 3.7: Thống kê số tuyến đường xã và cầu bê tông ở huyện U Minh........ 33
Bảng 3.8: Các tuyến đường thủy chính ở huyện U Minh ............................... 34
Bảng 3.9: Diện tích gieo trồng và sản lượng lúa của nông dân huyện U Minh
giai đoạn 2011-2013 ...................................................................................... 37
Bảng 3.10: Thu nhập bình quân đầu người huyện U Minh 2012-2013 ........... 39
Bảng 4.1: Cơ cấu mẫu điều tra tại các xã trên địa bàn huyện U Minh ............ 40
Bảng 4.2: Thông tin về nhân khẩu học........................................................... 40
Bảng 4.3: Thông tin chung về nông hộ .......................................................... 41
Bảng 4.4: Các mối quan hệ của mẫu khảo sát ................................................ 43
Bảng 4.5: Thông tin tài sản của mẫu khảo sát ................................................ 44
Bảng 4.6: Tình hình lao động của mẫu khảo sát............................................. 46
Bảng 4.7: Số người phụ thuộc trong gia đình hộ ............................................ 46
Bảng 4.8: Các nguồn thông tin được hỗ trợ của nông hộ ............................... 47
Bảng 4.9: Những rủi ro nông hộ thường gặp .................................................. 48
Bảng 4.10: Số tổ chức tín dụng hộ tham gia giao dịch năm 2013 ................... 50
Bảng 4.11: Nguồn vay hộ ưu tiên khi có nhu cầu........................................... 51
Bảng 4.12: Khoảng cách giao thông và thị trường của hộ .............................. 52
Bảng 4.13: Các hoạt động tạo thu nhập của hộ 2013...................................... 53
Bảng 4.14: Kết quả mô hình hồi quy ............................................................. 56
viii
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Cà Mau ...................................................... 18
ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
UBND
Uỷ ban nhân dân
NN&PTNT
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
CSXH
Chính sách xã hội
x
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam là một đất nước có nền nông nghiệp phát triển từ rất lâu đời,
hình ảnh cây lúa đã gắn liền với bề dày lịch sử của dân tộc và ngày càng
khẳng định thế mạnh quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Không chỉ giải
quyết vấn đề về nhu cầu thực phẩm cho người dân, nông nghiệp được xem
như là một “phương thuốc” hữu hiệu đối với bầu trời kinh tế còn nhiều ảm
đạm như hiện nay. Không dừng lại ở đó, nông nghiệp còn là một người bạn
đồng hành nuôi sống gần hơn 50% dân số đang làm việc trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên, mức thu nhập bình quân của nông dân lại thuộc vào hạng trung
bình thấp so với các đối tượng khác, điều này ảnh hưởng rất lớn đến đời sống
và sự phát triển của họ. Đặc biệt còn làm cho quá trình công nghiệp hóa - hiện
đại hóa chung của nước ta bị chậm lại, gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế, thu
nhập của nông dân đang là bài toán nan giải.
Trong thời buổi kinh tế tập trung phát triển trên nhiều khía cạnh thì nền
nông nghiệp hiện tại vướng phải nhiều sự tác động, thu nhập của nông dân
cũng vì thế mà không ổn định. Bên cạnh việc thu nhập nông hộ được phản ánh
qua các yếu tố như: trình độ học vấn, tuổi tác, kinh nghiệm trong nghề, diện
tích đất canh tác, tài sản, ... thì thu nhập còn bị ảnh hưởng rất lớn từ cơ sở hạ
tầng, đặc biệt là về hệ thống giao thông và việc tiếp cận với thị trường. Thế
nhưng, đây là hai nhân tố còn nhiều hạn chế nhất, bởi lẽ chúng chưa được
quan tâm đúng mức. Trên thực tế, mức độ tác động của giao thông đối với
kinh tế là rất lớn, nếu hệ thống giao thông không thuận tiện hoặc khoảng cách
từ nhà nông hộ đến thị trường quá xa thì thu nhập bị ảnh hưởng do phải tốn
nhiều chi phí, thời gian. Bên cạnh đó, việc nắm bắt thông tin thị trường cũng
rất quan trọng, đặc biệt là đối với nông hộ ở những vùng sâu vùng xa, bởi vì
khi thiếu thông tin kịp thời nông hộ sẽ phải chịu tình trạng bị ép giá, bán với
giá thấp hơn ngoài thị trường.
Cùng với Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng
trọng điểm của nền nông nghiệp, và là vựa lúa của cả nước với hơn 50% sản
lượng lúa thu hoạch mỗi năm. Được thừa hưởng những ưu đãi từ thiên nhiên,
khí hậu ôn hòa, lượng mưa và độ ẩm phù hợp trong việc phát triển nông
nghiệp, cùng với truyền thống lao động chăm chỉ cần cù, nông nghiệp như đã
trở thành biểu tượng của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là Cà
Mau. Nông nghiệp đã bám rễ vào sự phát triển kinh tế của cả tỉnh, là một lĩnh
vực được tập trung chú ý cao nhất. Tuy nhiên, hệ thống giao thông của một số
1
huyện trong tỉnh còn nhiều trắc trở, có những dự án xây dựng người dân
không tiếp cận được, nắm bắt thị trường lại càng khó khăn đối với các huyện
vùng sâu vùng xa, vì thế thu nhập của nhà nông lại càng bấp bênh hơn. Trong
đó phải kể đến các nông hộ ở huyện U Minh, là một trong những huyện cách
xa thành phố nhất của tỉnh Cà Mau, và cũng là huyện có nhiều tuyến đường
giao thông hạn chế. Từ những lý luận và thực tiễn trên, tác giả nhận thấy sự
cần thiết khi nghiên cứu đề tài: “Tiếp cận giao thông, thị trường và thu nhập
của nông hộ ở huyện U Minh tỉnh Cà Mau”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài tập trung phân tích ảnh hưởng của giao thông và thị trường đến
thu nhập của nông hộ huyện U Minh tỉnh Cà Mau để đề xuất giải pháp giúp
nông hộ tiếp cận giao thông, thị trường hiệu quả hơn nhằm nâng cao thu nhập.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung của đề tài, cần giải quyết những mục tiêu cụ
thể như sau:
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng thu nhập của nông hộ, giao thông và thị
trường ở huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.
Mục tiêu 2: Phân tích ảnh hưởng của giao thông và thị trường đến thu
nhập của nông hộ.
Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp giúp nông hộ nâng cao thu nhập bằng
cách mở rộng cơ hội tiếp cận với giao thông và thị trường.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện U Minh tỉnh Cà Mau.
1.3.2 Thời gian
Các số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài được thu thập trong giai đoạn từ
năm 2010 – 2013.
Số liệu sơ cấp được thu thập trong khoảng thời gian 1/10/2014 đến
20/10/2014.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các hộ có sản xuất nông nghiệp trên địa bàn
huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.
2
1.3.4 Phạm vi nội dung
Cấu trúc của bài luận văn được chia thành 6 chương, cụ thể như sau:
- Chương 1: Giới thiệu
- Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Tình hình giao thông, thị trường và thu nhập của nông hộ
huyện U Minh
- Chương 4: Phân tích ảnh hưởng của giao thông và thị trường đến thu
nhập của nông hộ huyện U Minh
- Chương 5: Giải pháp giúp nông hộ U Minh nâng cao thu nhập bằng
cách mở rộng cơ hội tiếp cận với giao thông, thị trường
- Chương 6: Kết luận và kiến nghị.
3
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm nông hộ
Hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp
và phát triển nông thôn, vì tất cả các hoạt động nông nghiệp và phi nông
nghiệp ở nông thôn chủ yếu được thực hiện qua sự hoạt động của hộ nông dân.
Giáo sư Frank Ellis (1988) đã định nghĩa về nông hộ như sau: “Hộ nông
dân là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh
đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường
nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia
cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ hoàn hảo
không cao”. Trong những thập kỷ gần đây, các cải cách kinh tế ở một số quốc
gia đã thật sự coi hộ nông dân là đơn vị sản xuất tự chủ và cơ bản, đạt được
tốc độ tăng trưởng nhanh trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn
(Đào Thế Tuấn, 1997).
Như vậy, nông hộ là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất,
vừa là một đơn vị tiêu dùng. Nông hộ không thể là một đơn vị kinh tế độc lập
tuyệt đối và toàn năng mà còn phải phụ thuộc vào các hệ thống kinh tế lớn hơn
của nền kinh tế quốc dân. Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đã và đang
tiếp tục diễn ra làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, từ đó hoạt động kinh tế
của nông hộ cũng có những biến đổi sâu sắc. Những nông hộ không có đất
canh tác phải đi làm thuê tạo thu nhập và những hộ cho thuê đất sản xuất rồi
chuyển sang nghề khác đều được coi là hộ nông dân. Ngược lại, những hộ
hoạt động kinh tế trong lĩnh vực ngành nghề phi nông nghiệp tuy sống ở nông
thôn nhưng không được coi là hộ nông dân.
2.1.2 Khái niệm thu nhập của nông hộ
2.1.2.1 Thu nhập
Thu nhập là khoản thu của cá nhân kiếm được trong một niên độ thời gian
nhất định từ tiền lương, đầu tư và các khoản khác, nó là tổng hợp các thu nhập
thực được nhận bởi các cá nhân hay hộ gia đình. Thông thường thu nhập cá
nhân phải chịu đánh thuế thu nhập.
Các hình thái cơ bản của thu nhập:
- Thu nhập bằng tiền là số thu nhập mà một người có được trong thời kì
nhất định dưới hình thái tiền tệ.
4
- Thu nhập bằng hiện vật là thu nhập mà một người nhận được bằng các
sản vật và dịch vụ.
- Thu nhập chuyển giao là khoản thu nhập mà người nhận được không
phải đổi lại một hàng hóa hay hiện vật nào, đó là tiền hưu trí, tiền bảo hiểm xã
hội và các khoản trợ cấp khác.
- Thu nhập nhất thời là thu nhập mà một người không thể biết chắc chắn
có thể nhận được hay kiếm được đều đặn trong tương lai.
2.1.2.2 Thu nhập của nông hộ
Michael (1998) cho rằng: “Thu nhập của hộ gia đình nông dân là số lượng
hàng hóa dịch vụ vật chất mà hộ gia đình nông dân có thể dùng thu nhập bằng
tiền của họ mua được, với thu nhập bằng tiền chỉ đơn giản là tổng số tiền mà
hộ gia đình kiếm được hàng tháng, năm”.
Theo tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc: “Thu nhập
của hộ gia đình nông dân trong sản xuất nông nghiệp chính là phần tiền
thưởng cho người chủ sở hữu các yếu tố sản xuất cố định như đất đai, nguồn
vốn và nguồn lao động khi đưa các yếu tố này tham gia vào quá trình sản xuất
để tạo ra sản phẩm. Do đó trong xác định thu nhập của hộ gia đình nông dân,
tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Thế giới coi nông hộ như một doanh
nghiệp tự làm chủ, theo đó: thu nhập = tổng giá trị nông sản - chi phí các yếu
tố đầu vào - chi trả nguồn vốn đã tiêu dùng - chi phí thuê lao động - chi trả lãi
suất”.
Trong cơ chế thị trường ngày nay, hoạt động sản xuất của nông hộ diễn ra
rất đa dạng, ngoài sản xuất nông nghiệp, nông hộ còn tham gia vào các ngành
nghề khác như: công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp, nghề rừng, ...
Chính vì vậy thu nhập của hộ nông dân bao gồm toàn bộ những kết quả của
các ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ và một số ngành khác như sửa chữa,
sản xuất nguyên vật liệu, chế biến nông sản, … mang lại.
Thu nhập của nông hộ bao gồm:
- Thu nhập từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản.
- Thu nhập từ sản xuất ngành nghề phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (sau
khi đã trừ chi phí và thuế sản xuất).
- Thu nhập từ thuê mướn nông nghiệp: là lượng tiền mặt hoặc hiện vật
thu được từ các hoạt động làm thuê nông nghiệp (bón phân, tưới nước, thu
hoạch, ...).
5
- Thu nhập khác được tính vào thu nhập: như các khoản tiền được cho
biếu, lãi tiết kiệm, trợ cấp của chính phủ, …
Các khoản thu như rút tiền tiết kiệm, thu nợ, bán tài sản, vay nợ, tạm ứng
và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được do liên doanh, liên kết trong sản
xuất kinh doanh thì không tính vào thu nhập nông hộ.
2.1.3 Khái niệm giao thông
Trong luận cương của Mác đã định nghĩa: “Giao thông vận tải như một
lĩnh vực thứ tư của sản xuất vật chất mà sản lượng của nó trong không gian và
thời gian là tấn nhân cho cây số và hành khách nhân cho cây số”.
Theo một định nghĩa đầy đủ thì giao thông vận tải là một ngành sản xuất
vật chất độc lập và đặc biệt của nền kinh tế quốc dân vì nó không sản xuất ra
hàng hoá mà chỉ lưu thông hàng hoá (bao gồm vận tải đường bộ, vận tải
đường sắt, vận tải biển, và vận tải hàng không). Đối tượng của vận tải chính là
con người và những sản phẩm vật chất do con người làm ra. Chất lượng sản
phẩm vận tải là đảm bảo cho hàng hoá không bị hư hỏng, hao hụt, mất mát và
đảm bảo phục vụ hành khách đi lại thuận tiện, an toàn, nhanh chóng và tiết
kiệm chi phí. Trong vận tải đơn vị đo lường là tấn/km, hành khách/km.
Sản phẩm giao thông vận tải không thể dự trữ và tích luỹ được. Vận tải
chỉ có thể tích luỹ được sức sản xuất dự trữ đó là năng lực vận tải. Mặt khác
sản phẩm này cùng được “sản xuất” ra và cùng được “tiêu thụ”.
Một vai trò quan trọng của ngành giao thông vận tải là phục vụ nhu cầu
lưu thông, đi lại của toàn xã hội, là cầu nối giữa các vùng miền và là phương
tiện giúp Việt Nam giao lưu và hội nhập kinh tế quốc tế. Ngày nay, với hệ
thống các loại hình giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng
không thì việc đi lại, giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các địa phương, các vùng
trong nước và với các quốc gia trên thế giới vô cùng thuận tiện. Đây cũng
chính là một trong những tiêu chí để các nhà đầu tư xem xét khi quyết định
đầu tư vào một thị trường nào đó.
2.1.4 Khái niệm thị trường
2.1.4.1 Khái niệm
Khái niệm thị trường đã xuất hiện từ rất sớm trong nền kinh tế của mỗi
quốc gia, thị trường là tập hợp các sự thỏa thuận mà thông qua đó người mua
và người bán tiếp xúc với nhau để trao đổi món hàng hóa hay dịch vụ nào đó.
Cramer (1997) đã định nghĩa rằng: “Thị trường là nơi có người mua và người
bán với những điều kiện đảm bảo nhằm giao tiếp với nhau. Thị trường không
nhất thiết phải có một địa điểm cụ thể, cho dù nhiều người vẫn hiểu theo khía
6
cạnh này, nghĩa là phải có thị trường hàng hóa. Thị trường có thể ở tầm địa
phương hay, khu vực, quốc gia, hay quốc tế. Một yêu cầu duy nhất về sự tồn
tại của thị trường đó là phải có luồng cung và luồng cầu để xác định giá thị
trường thông qua người mua và người bán”.
Như vậy, thị trường được hiểu là nơi có các quan hệ mua bán hàng hóa,
dịch vụ giữa vô số những người bán và người mua có quan hệ cạnh tranh với
nhau, bất kể là ở địa điểm nào, thời gian nào. Thị trường trong kinh tế học
được chia thành ba loại: thị trường hàng hóa – dịch vụ (còn gọi là thị trường
sản lượng), thị trường lao động và thị trường tiền tệ.
2.1.4.2 Chức năng của thị trường
- Chức năng thừa nhận: Thừa nhận tức là người mua (người tiêu dùng)
chấp nhận hàng hóa đó.
- Chức năng thực hiện: Thị trường là nơi diễn ra các hành vi mua và bán
hàng hóa.
- Chức năng điều tiết, kích thích: Thị trường sẽ tạo ra sự gia tăng hay hạn
chế cung – cầu.
- Chức năng thông tin: Cung cấp nhiều thông tin liên quan đến sản phẩm.
2.1.4.3 Thị trường nông nghiệp
Thị trường nông nghiệp là nơi tập hợp những thỏa thuận dựa vào đó
người mua và người bán trao đổi được các mặt hàng nông sản.
Phân loại thị trường nông nghiệp:
- Thị trường các yếu tố đầu vào: là tập hợp các cá nhân, tổ chức mua
và bán tư liệu sản xuất đầu vào (vốn, phân bón, giống, thức ăn, thuốc bảo vệ
thực vật, thuốc trừ sâu, …) hoặc dịch vụ (thủy lợi, làm đất, chăm sóc chữa trị
cho vật nuôi, …) nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất ra sản phẩm. Trong thị
trường các yếu tố đầu vào quan trọng nhất là thị trường vốn, thị trường lao
động, thị trường vật tư nông nghiệp và thị trường dịch vụ kỹ thuật.
- Thị trường người bán buôn và môi giới trung gian: Thị trường
người bán buôn và trung gian là tập hợp những cá nhân hay tổ chức mua hàng
của người sản xuất và bán lại cho người khác hoặc bán cho người tiêu dùng để
kiếm lời. Thông thường, người nông dân rất ít khi bán sản phẩm của mình đến
tay người tiêu dùng/người sử dụng cuối cùng vì hàng nông sản có những đặc
điểm khá đặc thù (xa thị trường, nhiều sản phẩm còn thô cần phải chế biến,
sản phẩm nhỏ lẻ, ...). Những người tham gia vào thị trường người bán buôn và
7
trung gian bao gồm: người thu mua lưu động, thương nhân đầu mối, người bán
buôn, người bán lẻ, cơ sở chế biến.
- Thị trường tiêu dùng: Là những cá nhân, gia đình hay tổ chức mua
trực tiếp hay bằng một phương thức trao đổi nào đó có được nông sản hoặc
dịch vụ để phục vụ cho lợi ích cá nhân.
2.1.5 Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của giao thông và thị trường đến
thu nhập nông hộ
2.1.5.1 Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của giao thông và thị trường đến
thu nhập nông hộ
Giao thông vận tải là một ngành ra đời trễ hơn so với các ngành sản xuất
vật chất khác như công nghiệp, nông nghiệp nhưng nó có vai trò hết sức quan
trọng là tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông, góp phần tích cực
phát triển kinh tế xã hội. Giao thông mang thị trường đến gần hơn với mọi
người, là cầu nối các khu nguyên liệu thô, các khu vực có tiềm năng phát triển
và kích thích khả năng sản xuất.
Hilling và Hoyle (1993) cho rằng: “Giao thông có vai trò liên kết sự phát
triển kinh tế với quá trình tiến lên của xã hội”. Xã hội ngày càng phát triển thì
nhu cầu vận tải ngày càng gia tăng cả về lượng lẫn về chất. Thật vậy, trong
thời buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay giao thông đã thật sự trở
thành “mạch máu” của nền kinh tế quốc dân.Việt Nam là một đất nước đông
dân cư, đa số người dân sống ở khu vực nông thôn và lao động trong lĩnh vực
nông nghiệp là chính, thì việc tiếp cận với hệ thống giao thông là một trong
những vấn đề vô cùng quan trọng. Đường xá thuận tiện, đảm bảo sự đi lại
nhanh chóng sẽ giúp cho người dân có cơ hội đến với thị trường rộng lớn hơn,
học hỏi được những tiến bộ của xã hội.
Hệ thống giao thông là điều kiện tiên phong trong việc phát triển kinh tế
toàn diện. Đặc biệt khi xét trên khía cạnh kinh tế nông thôn, thì đường xá được
ví như “cầu nối vạn năng” đưa sản phẩm đến thị trường kịp thời với mức giá
thấp nhất. Bên cạnh đó, giao thông thuận tiện sẽ góp phần rút ngắn thời gian
vận chuyển để nông sản đến tay người tiêu dùng tươi ngon và cao giá, đồng
thời giảm bớt chi phí sản xuất và rủi ro cho nhà nông. Theo Johnson (1970):
“Mạng lưới đường là một trong các nhân tố cơ bản nhất để nâng cao chức
năng kinh tế khu vực”. Khi hệ thống đường xá thông thoáng, nông sản thu
hoạch xong được vận chuyến ngay đến nơi tiêu thụ, nhờ đó nông dân tiết kiệm
được một khoảng tiền bảo quản và giảm số lượng nông sản hao hụt khi chưa
phân phối kịp. Ngoài ra, giao thông thuận lợi còn giúp cho nông hộ nâng cao
8
được lợi nhuận do các chủ thương lái có xu hướng mua giá cao khi đường đi
vận chuyển dể dàng. Theo Rodrigue (2013): “Hệ thống giao thông hiệu quả sẽ
giúp phân phối hàng hóa kịp thời đến người tiêu dùng với giá cạnh tranh hơn”.
Bên cạnh đó, ngành giao thông vận tải còn thu hút một khối lượng lao động đủ
mọi trình độ, góp phần giải quyết việc làm cho người dân ở nông thôn, giúp họ
cải thiện thu nhập. Vì vậy, khắc phục sự thiếu thốn của mạng lưới giao thông
là cần thiết để giảm thiểu tình trạng kém phát triển của một khu vực.
Ngoài việc đảm đương vai trò lưu thông cho quá trình sản xuất và tiêu
thụ nông sản, thì giao thông còn trực tiếp tác động đến kinh tế nông thôn trên
nhiều phương diện. Đa số các tổ chức tín dụng và các cửa hàng mua bán vật tư
nông nghiệp đều được xây dựng ở trung tâm, nằm trên tuyến đường chính của
khu vực, nên việc vay vốn lẫn mua vật tư rất dể dàng và ít tốn kém nếu nông
hộ ở gần những tuyến đường chính. Ngoài ra, nhờ vào đường xá chất lượng và
khoảng cách giao thông gần nhau mà mỗi khi vào mùa người nông dân có thể
mua chịu, gối đầu vật tư tại các đại lý được nhiều hơn. Theo Rohner (2011),
“Nếu sống gần người mua thì người bán cũng sẽ dễ dàng và ít tốn kém trong
việc kiểm soát và cưỡng chế người mua trả nợ, do đó sẽ có xu hướng chấp
nhận bán chịu cho người có nhu cầu.”
Cơ sở giao thông hoàn thiện tạo điều kiện nâng cao chất lượng cuộc
sống cho nông dân. Bà con có điều kiện tham gia các khóa tập huấn, tiếp cận
với kiến thức mới và áp dụng những kĩ thuật gieo trồng tiên tiến trong nông
nghiệp, từ đó cải thiện thu nhập cho gia đình. Bên cạnh đó, giao thông thuận
lợi còn giúp cho trẻ em tại địa phương có có hội đến trường đều đặn, nâng cao
được tầm nhìn và có cơ cơ hội trở thành người tài giỏi để phục vụ cho đất
nước. Tuy nhiên, đối với những nông hộ ở vùng sâu vùng xa thì đều này trở
nên bất cập, giao thông không thể tiếp cận được một cách toàn diện, đời sống
hàng ngày và sản xuất bị ảnh hưởng, vì thế mà thu nhập cũng bị kéo xuống
thấp.
Bên cạnh giao thông, việc mở rộng cơ hội tiếp cận với thị trường từ lâu
đã được coi là một trong những chiến lược sinh kế quan trọng của nông hộ, bất
kể giàu hay nghèo. Tiếp cận thông tin thị trường sẽ giúp người dân nắm được
những cơ hội do chính thị trường đem lại chẳng hạn: bắt kịp xu hướng tiêu
dùng để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của người mua, hoặc biết thông
tin lượng cung cầu nông sản để dễ dàng thương lượng có được mức giá tốt.
Tuy nhiên, thị trường luôn là nơi biến động theo giá cả, không phải lúc
nào nông hộ cũng có thể giữ được mức giá ổn định hay thương lượng được với
thương lái. Đặc biệt giá của những mặt hàng dễ hư hỏng như rau quả, cá tươi
9
thường có xu hướng giảm nhiều vào cuối thời điểm buôn bán; hoặc giá nông
sản thay đổi đáng kể và đột ngột khi một lượng hàng lớn xâm nhập vào thị
trường làm cung vượt quá cầu. Vì vậy, nếu người nông dân không chủ động
nắm bắt thông tin thị trường để kịp thời ứng phó, thu nhập của họ sẽ phải chịu
thiệt hại do những biến động về giá trên thị trường đem lại. Do đó, nông hộ
cần phải có những phương hướng tiếp cận với thị trường không chỉ về giá cả
mà còn về xu thế những mặt hàng nông sản đang giữ vị trí chủ chốt, để có thể
điều chỉnh thu hoạch thích hợp nhằm nâng cao lợi nhuận.
Nông sản trước khi đến được tay người tiêu dùng phải thông qua người
thu mua trung gian. Giá người tiêu dùng phải trả thường cao hơn rất nhiều so
với giá nông dân bán ra ban đầu. Đó là khoảng chi phí marketing mà nông dân
phải chịu khi cung cấp đầu mối cho các thương buôn, cũng là nguyên nhân
khiến thu nhập nông hộ sụt giảm. Ngoài lý do hạn chế về giao thông thì một
nguyên nhân khác là do khả năng tiếp cận thị trường của nông dân kém buộc
họ phải bán với mức giá thấp. Vì vậy, nâng cao khả năng tiếp cận và thu thập
thông tin thị trường giúp nông hộ có thể đưa trực tiếp sản phẩm đến tay người
tiêu dùng, tránh được khoảng thời gian và chi phí bán qua trung gian.
Tuy nhiên, để có được nông sản cung cấp cho thị trường đầu ra thì việc
tiếp cận thông tin thị trường đầu vào cũng quan trọng không kém. Nếu tiếp
cận tốt và nắm rõ những thông tin đầu vào từ vay vốn tín dụng hỗ trợ sản xuất,
mua giống cây trồng, vật tư nông nghiệp cho đến tiếp cận các trung tâm kỹ
thuật, dịch vụ nông nghiệp thì quá trình sản xuất của nông hộ sẽ dễ dàng và
thuận lợi hơn.
2.1.5.2 Ảnh hưởng của các yếu tố khác đến thu nhập nông hộ
Thu nhập của nông hộ không chỉ bị tác động bởi giao thông và thị
trường, bên cạnh đó còn có nhiều các yếu tố khác. Diện tích đất canh tác là
một trong những nhân tố điển hình, đóng một vai trò quan trọng trong khâu
trồng trọt và phát triển nông sản, và cũng ảnh hưởng rất nhiều đến mức sống
của người dân. Đất đai không chỉ là nguồn tài nguyên của tự nhiên mà còn là
tư liệu sản xuất cần thiết của những người dân nông thôn để tạo ra thu nhập.
Đất đai màu mỡ, phì nhiêu, diện tích nhiều chính là nguyên nhân căn bản dẫn
đến cuộc sống của nông hộ được cải thiện. Bởi vì, sản lượng thu hoạch của
nông hộ tỉ lệ thuận với diện tích canh tác. Trên diện tích đất rộng người dân có
thể sản xuất số lượng lớn nông sản, xây dựng những mô hình trồng trọt khác
nhau ứng với từng thời vụ thích hợp, từ đó tạo ra giá trị thu nhập cao.
Theo Đinh Phi Hổ (2003): “Ruộng đất là tư liệu sản xuất đặc biệt, việc
bảo tồn quỹ đất và nâng cao độ phì nhiêu của đất là một trong những vấn đề
10
sống còn của sản xuất nông nghiệp”. Thiếu đất đai sản xuất thường đi đôi với
nghèo đói. Do đó, tổng thu nhập từ các hoạt động nông nghiệp chịu tác động
mạnh mẽ bởi quy mô đất và tình trạng manh mún của đất.
Lao động là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong quá trình sản xuất và
giữ vai trò môi giới trong trao đổi. Ở nông thôn, số lao động chính thức trong
hộ là yếu tố căn bản tạo ra thu nhập trong điều kiện tư liệu sản xuất bị thiếu
hụt. Nguồn lao động ở nông thôn là bộ phận dân số sinh sống và làm việc tại
địa phương trong độ tuổi theo quy định của pháp luật (nam từ 16 đến 60, nữ từ
16 đến 55). Tuy nhiên, do đặc điểm và tính chất của mùa vụ mà lực lượng
tham gia sản xuất nông nghiệp không chỉ có những người trong độ tuổi lao
động mà còn những người trên hoặc dưới độ tuổi, làm những công việc phù
hợp với sức lực và trình độ của mình. Bên cạnh đó, nông hộ sử dụng lao động
trong gia đình nhằm tiết kiệm chi phí thuê mướn nhân công mỗi khi tới mùa
thu hoạch, đồng thời đảm bảo sự chặt chẽ trong quá trình sản xuất. Trong
phạm vi bài viết, tác giả chỉ đề cập đến những lao động chính thức của nông
hộ, tức những lao động đã đủ tuổi lao động, có khả năng lao động và đem lại
nguồn thu ổn định.
Các yếu tố cá nhân như trình độ học vấn, kinh nghiệm, tập huấn, quan hệ
xã hội tất cả các thành viên trong gia đình đều có thể có nhưng tác giả chỉ đề
cập trường hợp các yếu tố trên của chủ hộ. Vì từ xưa đến nay, theo truyền
thống văn hóa của người Việt Nam nói chung và nông hộ nói riêng thì trong
gia đình, chủ hộ là người có quyền quyết định vấn đề cao nhất.
Chủ hộ có trình độ học vấn cao sẽ tận dụng các yếu tố sản xuất (đất đai,
phân bón, giống, nguồn vốn vay, …) một cách hợp lý và hiệu quả hơn. Bên
cạnh đó, trình độ học vấn cao còn giúp chủ hộ xử lý các tình huống dịch bệnh
nhanh nhạy, đồng thời dễ dàng trong việc tiếp cận và áp dụng khoa học kỹ
thuật vào sản xuất, từ đó cải thiện thu nhập. Để nâng cao khả năng học hỏi và
tiếp thu những tri thức mới trong nông nghiệp, chủ hộ nên thường xuyên tham
gia vào các khóa tập huấn tại địa phương. Tuy nhiên, việc tự dành thời gian để
cập nhật các kiến thức mới đối với nông dân là một việc khá mới mẽ và khó
khăn. Vì vậy, các khóa tập huấn ngắn hạn là rất cần thiết cho nông hộ, để họ
ngày càng nâng cao trình độ của mình.
Từ ngàn xưa cho đến nay ông bà ta thường hay quan niệm rằng những
bậc lớn tuổi là những người từng trải trong cuộc sống, có nhiều mối quan hệ
xã hội rộng và rất dày dặn kinh nghiệm. Đặc biệt là những kinh nghiệm tiên
đoán các tác động của thời tiết lên chu kỳ sản xuất và bảo quản nông sản.
Ngoài ra, những nông hộ lớn tuổi còn tích lũy được kinh nghiệm về thị trường
11
bên ngoài, họ có thể ứng phó linh hoạt khi có những biến động về giá, về cung
cầu hàng hóa hoặc dự đoán cầu tiêu dùng về số lượng và chủng loại nông sản
trong thời gian sắp tới. Những hộ này khi có nhu cầu mua chịu, thường dễ
dàng được đại lý chấp nhận và có thể gia thuận tiện tăng lượng tiền mua (Lê
Khương Ninh và Cao Văn Hơn, 2012). Bên cạnh đó, những chủ hộ có độ tuổi
cao thì trong gia đình thường có sự đa dạng về nguồn thu nhập. Phần lớn thành
viên trong gia đình đều trong tuổi lao động và có tham gia gia các hoạt động
từ phi nông nghiệp tạo điều kiện gia tăng thêm thu nhập cho hộ.
Ngoài những yếu tố đã kể trên, trong quá trình canh tác của nông hộ
phần lớn thu nhập còn chịu tác động từ mối quan hệ xã hội. Bởi lẽ, quan hệ xã
hội là mấu chốt của kinh doanh và sản xuất trong điều kiện xã hội hiện nay.
Đó là những mối quan hệ của hộ đối với các cơ quan nhà nước hay các tổ chức
tín dụng. Nông dân có thể dựa vào quan hệ của mình với các đối tượng uy tín
ở địa phương để dễ dàng hơn cho việc vay các khoản tín dụng nâng cao vốn
làm ăn, mở rộng quy mô canh tác. Bên cạnh đó, nông dân mua chịu vật tư
nông nghiệp cũng được thuận lợi, giúp cho họ tranh thủ được vòng quay tài
sản của mình, tránh rơi vào trường hợp bị động khi vào mùa sản xuất.
2.1.6 Mô hình nghiên cứu
Tác giả xây dựng mô hình để phân tích tác động của giao thông và thị
trường đến thu nhập như sau:
THUNHAP 0 1KCGIAOTHONG 2 KCTHITRUONG e
(1)
Trong mô hình (1) biến THUNHAP là biến phụ thuộc biểu diễn thu nhập
của nông hộ trong một năm (triệu đồng/năm).
Biến KCGIAOTHONG là biến thể hiện khoảng cách từ nhà của hộ đến
các tuyến đường giao thông chính trong huyện, khoảng cách càng gần nông hộ
càng thuận tiện trong việc đi lại, vận chuyển vật tư và nông sản đến thị trường,
đồng thời khoảng cách gần góp phần tiết kiệm chi phí và thời gian cho hộ đầu
tư vào nhiều hoạt động sản xuất khác. Ngoài ra, hộ sống gần các trục đường
chính cũng dễ dàng hơn trong việc tham gia tập huấn, hội thảo và tiếp thu tình
hình kinh tế, xã hội của địa phương. Để từ đó hộ có điều kiện mở rộng kiến
thức, kinh nghiệm trong quá trình sản xuất nông nghiệp và nâng cao thu nhập
cho hộ. Chính vì vậy, hệ số β1 kỳ vọng mang dấu âm.
Biến KCTHITRUONG là biến thể hiện khoảng cách từ nhà hộ đến các
trung tâm xã, huyện, thành phố; các chợ; các tổ chức tín dụng và các cửa hàng
vật tư nông nghiệp. Khoảng cách thị trường càng gần, hộ có thể tiếp nhận các
thông tin về giá cả nông sản, lượng cung cầu hàng hóa, mặt hàng được ưa
12
chuộng trong tương lai, … một cách dễ dàng và kịp thời. Từ đó, hộ điều chỉnh
quá trình hoạt động nông nghiệp một cách hợp lý và tránh rơi vào tình trạng bị
ép giá. Bên cạnh đó, khoảng cách gần còn giúp nông hộ thuận tiện trong việc
vay vốn mở rộng sản xuất, mua vật tư số lượng lớn, và vận chuyển nông sản
đến thị trường khi vào mùa thu hoạch. Vì vậy, β2 được kỳ vọng mang dấu âm.
Thế nhưng, cùng với cơ sở lý thuyết trình bày ở trên, tác giả nhận thấy
ngoài giao thông và thị trường thì còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến thu
nhập của nông hộ nên mô hình (1) được điều chỉnh thành:
THUNHAP = β0 + β1KCGIAOTHONG + β2KCTHITRUONG +
β3DTDATNN + β4HOCVAN + β5TAPHUAN + β6TUOICHUHO + β7QHXH
+β8 SOLAODONG + e
DTDATNN: Là biến thể hiện tổng diện tích đất canh tác của nông hộ
(1000m2). Đất đai phản ánh tài sản của nông hộ và sự chắc chắn trong quy mô
hoạt động nông nghiệp, là tư liệu sản xuất quan trọng nhất. Không có đất đai
đồng nghĩa với việc đời sống của nông hộ rơi vào tình thế trắc trở. Chỉ cần dựa
vào tổng diện tích đất canh tác có thể nhận định được phần nào mức thu nhập
mà nông hộ có được. Diện tích đất càng nhiều, hộ càng có khả năng mở rộng
quá trình sản xuất, đa dạng hóa hoạt động nông nghiệp và nâng cao thu nhập.
Vì vậy hệ số β3 được kỳ vọng mang dấu dương.
HOCVAN: Là biến thể hiện trình độ học vấn của chủ hộ, được tính bằng
số năm đi học của chủ hộ. Chủ hộ có trình độ học vấn cao sẽ dễ dàng tiếp cận
được nền tri thức hiện đại và áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả
canh tác. Đồng thời hộ có học vấn cao thường làm thêm các công việc liên
quan đến tri thức, góp phần tăng thu nhập cho gia đình. Vì vậy hệ số β4 được
kỳ vọng mang dấu dương.
TAPHUAN: Là biến giả thể hiện mức độ tham gia tập huấn của chủ hộ.
Biến có giá trị là 1 nếu nông hộ có tham gia tập huấn và là 0 nếu ngược lại.
Tập huấn là một trong những phương pháp giúp chủ hộ nâng cao kiến thức và
kỹ thuật sản xuất. Thường xuyên tham gia các lớp tập huấn giúp nông hộ chủ
động hơn trong cách thức sản xuất, tiếp cận được những thông tin mới về thị
trường cũng như áp dụng những cải tiến mới trong quá trình trồng trọt, chăn
nuôi. Từ đó, thu nhập từ đó cũng được cải thiện. Vì vậy hệ số β5 được kỳ vọng
mang dấu dương.
TUOICHUHO: Là biến thể hiện số tuổi của chủ hộ (năm), được kỳ vọng
tương quan thuận với thu nhập. Các nông hộ lớn tuổi thường là những hộ quản
lý nhiều đất đai, có nhiều thâm niên về nghề nghiệp và kinh nghiệm trong
canh tác cao hơn so với các chủ hộ trẻ tuổi. Tham gia sản xuất càng lâu, chủ
13
hộ càng am hiểu nhiều hơn về những biến động trong nền nông nghiệp. Điều
đó giúp nông hộ sản xuất có hiệu quả và có thể chủ động phòng tránh rủi ro.
Ngoài ra, kinh nghiệm còn giúp chủ hộ đón đầu nhu cầu thị trường, tạo điều
kiện nâng cao thu nhập.
QHXH: Là biến giả, thể hiện các mối quan hệ xã hội của chủ hộ. Biến
quan hệ xã hội có giá trị là 1 nếu nông hộ có thành viên hay bạn bè làm ở cơ
quan nhà nước các cấp hay tổ chức chính thức và là 0 nếu ngược lại. Các mối
quen biết này sẽ giúp chủ hộ thuận lợi khi vay vốn và mua chịu vật tư nông
nghiệp. Với các mối quan hệ xã hội của mình, chủ hộ cũng sẽ dễ dàng và
nhanh nhạy hơn khi tiếp cận thông tin thị trường, thông tin về các buổi tập
huấn, hội thảo. Vì vậy hệ số β7 được kỳ vọng mang dấu dương.
SOLAODONG: Là biến thể hiện số lao động chính thức của nông hộ. Hộ
có quy mô lớn, gia đình có nhiều lao động, thì năng suất sẽ được nâng cao
đồng thời tiết kiệm được nhiều chi phí thuê mướn lao động. Vì vậy hệ số β8
được kỳ vọng mang dấu dương.
Bảng 2.1: Tên của biến phụ thuộc, các biến độc lập và kỳ vọng về dấu của các
βi
Biến phụ thuộc: THUNHAP ( là thu nhập của nông hộ , Đvt: triệu đồng)
Tên biến
Ý nghĩa
Kỳ vọng
KCGIAOTHONG Khoảng cách giao thông từ nhà hoặc cơ sở sản
xuất đến các trục đường bộ chính (km)
-
KCTHITRUONG
Khoảng cách từ nhà hoặc cơ sở sản xuất đến thị
trường đầu vào (km)
-
HOCVAN
Trình độ học vấn của chủ hộ (năm)
+
TAPHUAN
Có giá trị là 1 nếu nông hộ có tham gia các
chương trình tập huấn và là 0 nếu ngược lại.
+
TUOICHUHO
Số tuổi của chủ hộ (năm)
+
QHXH
Có giá trị là 1 nếu nông hộ có thành viên hay bạn
bè làm ở cơ quan nhà nước các cấp hay tổ chức
chính thức và là 0 nếu ngược lại
+
DTDATNN
Diện tích đất canh tác của nông hộ (1000m2).
+
SOLAODONG
Số lao động chính thức có thu nhập của nông hộ
(người).
+
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các nghiên cứu có liên quan, 2014
14
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Huyện U Minh có 8 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thị trấn U Minh
và các xã Nguyễn Phích, Khánh Lâm, Khánh Tiến, Khánh Hòa, Khánh Hội,
Khánh An và Khánh Thuận. Là một huyện chủ yếu phát triển thế mạnh về mặt
nông nghiệp, nên số lao động trong lĩnh vực này khá cao. Điều kiện tiếp cận
giao thông, thị trường cũng như khả năng sản xuất và thu nhập mỗi xã là khác
nhau. Để đảm bảo tính đại diện cho bài nghiên cứu cũng như thuận lợi cho
việc thu thập số liệu, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất
(thuận tiện) để thu mẫu ở 4 xã: Nguyễn Phích, Khánh Thuận, Khánh Lâm và
Khánh An làm vùng nghiên cứu, từ đó suy ra thông tin chung cho toàn huyện.
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1. Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập, xử lý và phân tích từ các báo cáo tổng hợp
của địa phương và các cơ quan Ban, Ngành tại huyện U Minh như: số liệu của
Chi cục Thống kê, phòng Kinh tế & Hạ tầng, Báo cáo tình hình kinh tế, xã hội
của Ủy ban nhân dân huyện U Minh. Ngoài ra, tác giả còn tham khảo sách
báo, tạp chí khoa học, tạp chí chuyên ngành, các công trình nghiên cứu, những
thông tin có liên quan đến đề tài từ mạng Internet.
2.2.2.1 Số liệu sơ cấp
Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, tiến hành khảo sát
thông qua việc lập bảng câu hỏi và phỏng vấn trực tiếp 113 nông hộ ở 4 xã:
Nguyễn Phích, Khánh Thuận, Khánh An và Khánh Lâm.
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
Đề tài sử dụng các phần mềm thống kê kinh tế STATA 11.0 để hỗ trợ
trong việc phân tích số liệu. Phương pháp phân tích được chọn ứng với từng
mục tiêu cụ thể như sau:
Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so
sánh các chỉ số tương đối, tuyệt đối để mô tả tình hình thu nhập của nông hộ
và thực trạng giao thông, thị trường tại huyện U Minh.
Mục tiêu 2: Xây dựng mô hình hồi qui nhằm làm rõ ảnh hưởng của giao
thông, thị trường và các yếu tố khác đến thu nhập của nông hộ. Từ đó, tác giả
chọn ra những nhân tố có ý nghĩa.
Mục tiêu 3: Từ kết quả phân tích mục tiêu 1 và mục tiêu 2 đồng thời
tham khảo tài liệu liên quan, từ đó tác giả đề xuất các giải pháp giúp nông hộ
15
U Minh nâng cao thu nhập bằng cách mở rộng cơ hội tiếp với giao thông, thị
trường.
2.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê là một hệ thống các phương pháp bao gồm thu thập, tổng hợp,
trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục
vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định. Thống kê thường
nghiên cứu 2 lĩnh vực là thống kê mô tả và thống kê suy luận.
Thống kê mô tả (Descriptive Statistics) là tổng hợp của một số phương
pháp phân tích dữ liệu từ nguồn số liệu sơ cấp hoặc thứ cấp mà chưa được xử
lý thành số liệu có giá trị về mặt nào đó của nghiên cứu. Sử dụng các phương
pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu bằng các phép tính và chỉ số thống
kê như số trung bình, số trung vị, phương sai, độ lệch chuẩn, … Bằng các
phương pháp lập thành bảng, biểu đồ và các phương pháp tóm tắt, tính toán
đơn giản nhằm làm nổi bật lên giá trị thực của thông tin (Hoàng Trọng và Chu
Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
2.2.3.2 Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính
Phân tích hồi quy là một trong những công cụ cơ bản của kinh tế lượng.
Phân tích hồi quy mô tả mối quan hệ phụ thuộc của một biến (thường được gọi
là biến phụ thuộc hay biến được giải thích) vào một hay nhiều biến khác
(thường được gọi là biến độc lập hay biến giải thích). Qua đó, chọn ra những
biến độc lập có ý nghĩa trong mô hình, phát huy những biến có ảnh hưởng tốt
và khắc phục những biến có ảnh hưởng xấu.
Trong bài nghiên cứu, tác giả thiết lập mô hình hồi quy tuyến tính theo
phương pháp bình quân bé nhất (OLS – Ordinary Least Square) để thấy được
sự ảnh hưởng của giao thông, thị trường và các yếu tố khác đến thu nhập của
nông hộ.
Mô hình tổng quát có dạng:
Y β 0 β 1X 1 β 2 X 2 β 3 X 3 ... β k X k e
Trong đó:
Y: là chỉ tiêu phân tích hay biến phụ thuộc (biến được giải thích)
Xi ( i 1, n ): các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích hay biến độc
lập (biến giải thích).
β 0 : hệ số chặn, phản ánh mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khác đến chỉ
tiêu phân tích (trừ các biến độc lập được đưa vào mô hình).
16
β i ( i 1, n ): hệ số hồi qui, phản ánh mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố
(biến độc lập) đến chỉ tiêu phân tích (biến phụ thuộc). Hệ số β i càng lớn thì
biến độc lập càng càng ảnh hưởng đến biến phụ thuộc.
+ Nếu β i > 0: biến độc lập tỉ lệ thuận với biến phụ thuộc.
+ Nếu β i < 0: biến độc lập tỉ lệ nghịch với biến phụ thuộc.
e: sai số hay mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khác không có mặt trong
mô hình đến chỉ tiêu phân tích.
Kết quả phân tích mô hình hồi quy với mềm Stata 11.0 có các thông số
sau:
+ R: hệ số tương quan bội cho biết mức độ chặt chẽ trong mối quan hệ
của biến độc lập với biến phụ thuộc. Giá trị R càng lớn thì mối quan hệ càng
chặt chẽ và ngược lại.
+ R2 (R square): hệ số xác định, chỉ ra tỷ lệ % biến động của biến phụ
thuộc được giải thích bởi các biến độc lập.
+ Adj R2 (Adjusted R square): hệ số xác định đã điều chỉnh, dùng để
kiểm tra xem có nên thêm (hoặc bớt) một biến độc lập vào mô hình hay
không. Khi thêm một biến mà Adj R2 tăng lên thì nên thêm biến đó vào mô
hình.
+ P_value (Probability value): giá trị P với mức ý nghĩa α nhỏ nhất mà tại
đó bắt đầu bác bỏ giả thuyết H0.
17
CHƯƠNG 3
TÌNH HÌNH GIAO THÔNG, THỊ TRƯỜNG VÀ THU NHẬP CỦA
NÔNG HỘ HUYỆN U MINH TỈNH CÀ MAU
3.1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH CÀ MAU
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã phê
chuẩn việc tách tỉnh Minh Hải ra làm hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu. Đến tháng
1 năm 1997 tỉnh Cà Mau chính thức trở thành đơn vị hành chính độc lập bao
gồm một thị xã (Cà Mau) và 6 huyện (Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái
Nước, Đầm Dơi và Ngọc Hiển). Sau gần 20 năm phấn đấu phát triển, Cà Mau
hiện nay là một trong những tỉnh có nền kinh tế năng động ở khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long. Ngày 2 tháng 9 năm 2010, thành phố Cà Mau vinh dự
được Thủ tướng Chính phủ công nhận là thành phố loại 2.
Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Cà Mau
Tỉnh Cà Mau có diện tích 5294,9 km2; dân số 1.219.128 người, xếp vị trí
thứ 8 và bằng 7,01% dân số vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó dân
cư thành thị chiếm 21,58%, dân cư nông thôn chiếm 78,42% dân số cả tỉnh.
Mật độ dân số 230 người/ km2, thấp nhất khu vực. Các dân tộc sinh sống chủ
18
yếu trong địa bàn tỉnh gồm có: Kinh, Hoa, Tày, Khơ-me. Bên cạnh đó, Cà
Mau còn là tỉnh đa tôn giáo với 6 tôn giáo chủ yếu: Phật giáo, Công giáo, Tin
lành, Cao đài, Phật giáo Hòa Hảo, Tịnh độ sư sĩ Phật hội Việt Nam.
Tỉnh Cà Mau gồm có 1 thành phố và 8 huyện. Trong đó có 9 thị trấn, 10
phường và 82 xã.
Bảng 3.1: Bảng đơn vị hành chính, diện tích, dân số tỉnh Cà Mau năm 2013
Đơn vị hành chính
Phường
(xã)
Diện tích
Dân số
Mật độ
(km2)
(người)
(người/km2)
Thành phố Cà Mau
17
249,29
221.239
887
Huyện Thới Bình
11
636,39
136.540
215
Huyện U Minh
7
774,14
103.876
134
Huyện Đầm Dơi
15
822,88
184.400
224
Huyện Trần Văn Thời
11
702,72
189.293
269
Huyện Cái Nước
10
417
140.047
336
Huyện Phú Tân
8
461,87
105.548
229
Huyện Ngọc Hiển
6
735,18
79.241
108
Huyện Năm Căn
7
495,4
67.145
136
Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau và Tổng cục Thống kê
3.1.1 Vị trí địa lý
Cà Mau là tỉnh cực nam của Việt Nam, thuộc khu vực châu thổ Đồng
bằng sông Cửu Long. Lãnh thổ gồm hai phần: phần đất liền và vùng biển chủ
quyền. Phía bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía đông bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, phía
đông và đông nam giáp biển Đông và phía tây giáp Vịnh Thái Lan. Cà Mau
nằm trên bán đảo nên có vị trí địa lý khá đặc biệt, với ba mặt tiếp giáp biển và
nằm ở trung tâm vùng biển các nước Đông Nam Á nên rất thuận lợi giao lưu,
phát triển kinh tế trong khu vực.
3.1.2 Điều kiện tự nhiên
3.1.2.1 Khí hậu, thủy văn
Cà Mau là tỉnh đồng bằng ven biển, nằm trong khu vực nội chí tuyến
bắc bán cầu cận xích đạo, đồng thời chịu ảnh hưởng của gió mùa Châu Á ôn
hòa nên có hai mùa mưa nắng rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng
11, trung bình từ 170 đến 200 ngày/năm. Mùa nắng kéo dài từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình dao động từ 26,6 đến 27,7 độ C, riêng
tháng tháng 4 và tháng 5 nhiệt độ khoảng 29 – 30 độ. Giờ nắng trung bình cả
năm 2.269 giờ, độ ẩm 83%. Tốc độ gió trung bình hằng năm ở Cà Mau nhỏ,
19
tuy nhiên do tỉnh nằm trong cơ chế hoạt động gió mùa Đông Nam Á nên
thường hay có những có nhiều bão. Thời tiết và khí hậu ở Cà Mau thuận lợi
cho việc phát triển ngư – nông – lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
lớn.
Cà Mau có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và đan xen nhau
như mạng nhện, chiếm 3,02% diện tích tự nhiên. Trong đó có nhiều sông lớn,
mực nước sâu và bồi đắp lượng lớn phù sa vào đất liền như các sông: Tam
Giang, Gành Hào, Bảy Háp, Sông Đốc, Cái Tàu, … tạo điều kiện thuận lợi
cho nền nông nghiệp phát triển. Tổng chìu dài sông ngòi khoảng 7.000 km, rất
thuận tiện cho giao thông đường thủy. Chế độ thủy triều ở khu vực tỉnh Cà
Mau chịu tác động trực tiếp của chế độ bán nhật triều không đều biển Đông và
biển Tây. Biên độ triều biển Đông tương đối lớn khoảng 300-350 cm vào các
ngày triều cường và từ 180-220 cm vào các ngày triều kém.
3.1.2.2. Địa hình
Cà Mau là vùng đồng bằng có nhiều sông rạch, địa hình thấp, bằng
phẳng và thường xuyên bị ngập nước. Hướng địa hình nghiêng dần từ bắc
xuống nam, từ đông bắc xuống tây nam. Những vùng trũng cục bộ Thới Bình,
Cà Mau có quan hệ địa hình lòng sông cổ. Những ô trũng U Minh, Trần Văn
Thời là những vùng “trũng treo” nội địa được giới hạn bởi đê tự nhiên của hệ
thống các con sông: Sông Đốc, Cái Tàu, Sông Trẹm và gò cao ven biển Tây.
Phần lớn đất đai ở Cà Mau là do phù sa các dòng sông bồi lắng, tích tụ qua
nhiều năm tạo thành. Bờ biển phía đông từ cửa Gành Hào (huyện Đầm Dơi)
đến vùng cửa sông Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển) hàng năm bị xói lở trên 20
mét, ngược lại vùng Bãi Bồi Mũi Cà Mau thì được bồi đắp đến từ 50 đến 80
mét mỗi năm.
3.1.2.3 Đất đai
Cà Mau là vùng đất mới do phù sa từ sông Cửu Long bồi tụ, được hình
thành bởi 2 dòng hải lưu ở biển Đông và Vịnh Thái Lan.
Bảng 3.2: Các nhóm đất chính ở tỉnh Cà Mau
Tên nhóm đất
Diện tích (ha)
Phân bố
Đất mặn
150.278
Đầm Dơi, Cái Nước, Ngọc Hiển, Năm
Căn, Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình
Đất phèn
334.925
Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời
10.564
U Minh, Trần Văn Thời
9.507
Ngọc Hiển, Phú Tân
Đất than bùn
Đất bãi bồi
Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau
20
Nhìn chung đất đai của tỉnh là đất trẻ, mới được khai phá sử dụng nên có
độ phì nhiêu trung bình khá và hàm lượng chất hữu cơ cao. Nhóm đất phèn
nhiễm mặn chủ yếu phân bố ở những vùng ven biển. Đối với diện tích đất
phèn không ngập mặn có thể trồng lúa trong mùa mưa, trồng các cây công
nghiệp chịu phèn như: mía, khóm, chuối, tràm, … Đối với diện tích phèn bị
ngập mặn có thể trồng rừng ngập mặn, nuôi thủy sản. Riêng nhóm đất than
bùn chỉ phân bố ở huyện U Minh và Trần Văn Thời, do hai huyện này có diện
tích trồng tràm khá lớn, đất than bùn chủ yếu nằm ở dưới lớp thảm rừng tràm.
Bảng 3.3: Hiện trạng sử dụng đất ở tỉnh Cà Mau năm 2011
Đvt: nghìn ha
Loại đất
Diện tích
Tỷ trọng (%)
Đất nông nghiệp
168,8
53,7
Đất lâm nghiệp
112,3
35,7
26,9
8,6
6,3
2
314,3
100,0
Đất chuyên dùng
Đất ở
Tổng cộng
Nguồn: Tổng cục thống kê
Tỉnh Cà Mau có tổng diện tích đất đai là 314,3 nghìn ha. Trong đó diện
tích đất nông nghiệp là 168,8 nghìn ha, chiếm 53,7%. Qua đây ta thấy, lĩnh
vực sản xuất chính của tỉnh là nông nghiệp. Chủ yếu là trồng lúa nước, cây
hoa màu; các loại cây ăn quả lâu năm và hàng năm; đất nuôi trồng thủy sản và
đất nông nghiệp khác. Bên cạnh đó, Cà Mau còn nổi trội về thế mạnh trồng
rừng nên diện tích đất trong khu vực lâm nghiệp khá cao, chiếm 35,7% tổng
diện tích đất cả tỉnh. Còn lại là đất chuyên dùng và đất ở chiếm tỷ trọng khá
nhỏ, khoảng hơn 10%. Chủ yếu là diện tích đất dân cư sinh sống, đất tôn giáo.
3.1.3 Lao động
Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh thời
điểm năm 2012 là 670.448 người. Cơ cấu lao động theo ngành chủ yếu vẫn là
nông nghiệp và thủy sản. Trình độ học vấn, trình độ đào tạo, ngành nghề chỉ
đạt mức trung bình của vùng. Tuy nhiên, lao động trong lĩnh vực khai thác
thủy hải sản và trồng lúa thuộc loại khá so với các tỉnh khác, do kinh nghiệm
canh tác và kỹ năng về nghề nghiệp được tích lũy qua nhiều thế hệ.
Tính đến thời điểm hiện tại, tình hình giải quyết việc làm cho người dân
trong tỉnh có nhiều chuyển biến khả quan. Số lượng đi làm tại các khu công
nghiệp Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh là 11.966 lao động,
làm việc tại địa bàn tỉnh là 7.214 lao động, xuất khẩu lao động 13 trường hợp.
21
3.1.4 Giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng
Tỉnh Cà Mau có quốc lộ 1A và quốc lộ 63 nằm cách Thành phố Hồ Chí
Minh 380 km và Thành phố Cần Thơ 180 km. Từ Thành phố Cà Mau có thể đi
lại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long dễ dàng. Các sông lớn như sông
Bảy Háp, sông Gành Hào, sông Đốc, sông Trẹm, … rất thuận tiện cho giao
thông đường thủy đi lại khắp vùng đồng bằng và Thành phố Hồ Chí Minh.
Về phía giao thông hàng không, Cà Mau có sân bay Cà Mau với chuyến
bay đến Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là tuyến bay đã được mở rộng, nâng
cấp và rút ngắn thời gian đi lại. Các sân bay cũ ở Năm Căn, Hòn Khoai khi có
nhu cầu và điều kiện có thể khôi phục và đưa vào sử dụng. Bên cạnh đó, cảng
Năm Căn là cảng quan trọng trong hệ thống cảng ở Đồng bằng sông Cửu
Long. Cảng được đầu tư xây dựng ở vị trí vòng cung đường biển của vùng
Đông Nam Á. Cảng Năm Căn có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng
giao thương với các nước trong vùng như: Singapore, Indonesia, Malaysia, …
Hiện nay năng lực hàng hóa thông qua cảng trên 10.000 tấn/năm.
Trong năm 2013, tình hình vận tải hoạt động phục vụ tốt nhu cầu đi lại
của hành khách và vận chuyển hàng hóa. Phong trào xây dựng giao thông
nông thôn, công tác quản lý kĩ thuật và quản lý phương tiện được thực hiện
khá chặt chẽ. Tính đến cuối năm, tỉnh Cà Mau đã xây dựng được 314 ki-lômét mặt đường bê tông (đạt 79% kế hoạch) và 228 ki-lô-mét đường đất đen
với giá trị khối lượng thực hiện khoảng 187 tỷ đồng. Cả tỉnh đã có thêm 7
tuyến đường ô tô đến trung tâm xã, nâng tổng số chỉ tiêu lên 68/82 xã có
đường ô tô vào đến trung tâm, đạt 83%. Trong năm 2013, tỉnh cũng đã thực
hiện đăng kiểm cho 4.963 phương tiện cơ giới đường bộ và 4.922 lượt phương
tiện thủy nội địa.
3.1.5. Văn hóa, xã hội
Hoạt động báo chí: Trong năm 2013, Báo Cà Mau và Báo ảnh Đất Mũi
đã thực hiện tổng số 1.349.018 tờ (cuốn). Đài phát thanh – truyền hình đã thực
hiện 61.136 đề tài, thời lượng phát sóng 29.281 giờ. Chủ yếu là các bản tin về
kinh tế, xã hội trong nước và trang địa phương.Tỉnh tiếp tục duy trì và phát
huy hiệu quả hoạt động của cổng, trang thông tin điện tử, năm 2013 trang
thông tin điện tử có 18.898,62 lượt truy cập. Điều này phản ánh rõ nét sự tiến
bộ trong lĩnh vực công nghệ thông tin của tỉnh, cũng như nhận thức của người
dân về việc tiếp cận tin tức thường nhật.
Hoạt động bưu chính, viễn thông: Trên địa bàn tỉnh có 12 doanh
nghiệp bưu chính, chuyển phát nhanh.Tính từ đầu năm 2013, các doanh
nghiệp bưu chính trong tỉnh đã phát hành các loại báo, tạp chí là 721.182
22
tờ/cuốn. Toàn tỉnh đã chuyển phát đi 373.118 bưu gửi, trong đó phát nhanh
trong nước 369.427 bưu gửi, quốc tế 3.691 bưu gửi. Đồng thời, tỉnh Cà Mau
nhận lại 538.007 bưu gửi.
Đến thời điểm hiện tại toàn tỉnh có 1.095.917 thuê bao điện thoại, trong
đó có 987.235 thuê bao di động và 108.682 thuê bao cố định. Số thuê bao
Internet hiện nay là 49.798 thuê bao, trong đó có 25.843 thuê ao ADLS, 1.053
thuê bao FTTH và 22.902 thuê bao 3G. Qua đây, ta thấy rằng tình hình tiếp
cận viễn thông của tỉnh Cà Mau đang ngày một tiến triển, nhân dân có cơ hội
học tập và tìm hiểu những phát minh hiện đại của nhân loại, đồng thời tạo điều
kiện thuận lợi cho việc học tập, bồi bổ văn hóa. Ngoài ra, viễn thông còn mang
lại thu nhập cho bộ phận dân cư hoạt động thương mại – dịch vụ trong lĩnh
vực này.
Hoạt động thông tin - tuyên truyền: Tổ chức các hoạt động tuyên
truyền về các sự kiện chính trị, văn hóa, lịch sử của địa phương và cả nước với
nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Tính đến năm 2014, tỉnh đã thực hiện
6.874 buổi tuyên truyền về kinh tế, xã hội của đất nước và của tỉnh Cà Mau.
Đây là công tác mặt trận được xem là quan trọng nhất trong việc đưa nhân dân
tiếp cận với những phương hướng chỉ đạo của các ban ngành lãnh đạo.
3.1.6 Tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Trong những năm gần đây Cà Mau có sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất
mạnh mẽ, nhưng nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế phát
triển, đáp ứng nhu cầu lương thực và một phần nhu cầu thực phẩm cho người
dân trong tỉnh. Bên cạnh đó, nông nghiệp còn góp phần tăng thu nhập cho
nông dân và cải thiện đời sống của họ.
Bảng 3.4: Tình hình sản xuất nông nghiệp của tỉnh Cà Mau 2011-2013
Năm
Sản lượng lúa (tấn)
Gia súc (con)
Gia cầm (con)
2011
532.000
226.458
1.486.000
2012
555.000
270.000
1.850.000
2103
567.700
192.185
1.797,77
Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau
Qua bảng số liệu ta thấy, tình hình sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Cà Mau
giai đoạn 2011-2013 có sự phát triển, sản lượng thu hoạch tăng đều. Cụ thể,
năm 2012 sản lượng lúa tăng gần 4% so với năm 2011. Đến năm 2013, sản
lượng lúa tăng hơn 2% so với năm 2012. Kết quả này là do nhân dân trong
tỉnh thực hiện theo đúng kế hoạch phát triển nông nghiệp của tỉnh đề ra, đồng
thời kết hợp với gieo trồng những giống lúa mới và công tác quản lý dịch sâu
23
bệnh diễn ra chặt chẽ. Đối với tình hình chăn nuôi, số lượng đàn gia súc và gia
cầm có sự biến động qua các năm. Cụ thể, đàn gia súc năm 2012 tăng 43
nghìn con so với 2011, nhưng đến năm 2013 lại giảm hơn 77 nghìn con so với
năm 2012. Tương tự, đàn gia cầm cũng vậy, năm 2012 tăng hơn 300 nghìn
con so với 2011, và năm 2013 lại giảm hơn một triệu con. Sự thay đổi đột ngột
này ở năm 2013 là do bà con trong tỉnh ngày càng đa dạng hóa động vật chăn
nuôi, đồng thời do nhu cầu sử dụng của người dân trong tỉnh và một số tỉnh
lân cận, một số nơi đã nuôi thêm trâu và bò để tăng thu nhập làm số lượng bầy
đàn gia súc gia cầm giảm tương đối.
3.2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN U MINH
U Minh là tên một huyện thuộc tỉnh Cà Mau, cực Nam Việt Nam. U
Minh nổi tiếng với hệ thống rừng ngập mặn. Tại đây cũng là nơi có Dự án Khí
- Điện - Đạm Cà Mau được xây dựng tại xã Khánh An. Giao thông đi lại của
huyện chủ yếu là đường sông qua nhiều kênh rạch, đường bộ kém phát triển.
Cùng với vùng U Minh Thượng, rừng U Minh Hạ được nhiều người biết đến
không chỉ với những cánh rừng bạt ngàn mà còn qua nhiều tác phẩm văn học
(tác phẩm Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi). Địa bàn này thuộc khu dự
trữ sinh quyển Mũi Cà Mau được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh
quyển thế giới. Đời sống dân cư trong huyện còn gặp nhiều bất cập, hơn 26 ấp
nằm trong vùng đặc biệt khó khăn. Người dân phải đối mặt với cuộc sống “5
không”: không đường; không điện; không nước; không trạm; không trường.
Tính đến năm 2013, toàn huyện có 24.521 hộ dân, dân tộc thiếu số chiếm
5.686 khẩu. Tỷ lệ hộ nghèo chung của huyện là 13,05%.
Đứng trước tình hình đó, các cấp lãnh đạo huyện U Minh đã tập trung
đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao khả năng tiếp cận giao thông
và thị trường cho người dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn
còn nhiều yếu kém cần được khắc phục để đời sống bà con và chiến lược phát
triển của huyện nhà được nâng tầm cao mới.
3.2.1 Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên
3.2.1.1 Vị trí địa lý
Phía bắc huyện U Minh giáp tỉnh Kiên Giang, phía đông giáp huyện
Thới Bình, phía Tây giáp biển Đông và phía nam giáp huyện Trần Văn Thời
Huyện U Minh có 8 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 1 thị trấn (U
Minh) và 7 xã: Khánh An, Khánh Hòa, Khánh Hội, Khánh Lâm, Khánh
Thuận, Khánh Tiến, Nguyễn Phích.
24
3.2.1.2 Đặc điểm tự nhiên
Huyện U Minh có diện tích 77.414 héc ta. Trong đó diện tích đất rừng
32.498,73 héc ta, diện tích đất sản xuất và nuôi trồng thủy sản 33.514 héc ta,
còn lại là diện tích đất ở và đất chưa sử dụng. Ta thấy rằng diện tích đất của
huyện chủ yếu là trồng rừng và phục vụ sản xuất nông nghiệp, nên huyện có
tài nguyên rừng phong phú. Phần lớn đời sống dân cư phụ thuộc vào rừng và
nông nghiệp. Huyện có bờ biển dài 31 ki-lô-mét, có 2 xã bãi ngang ven biển
(xã Khánh Hội và Khánh Tiến), nhờ đặc điểm tự nhiên này đã mở ra một
hướng kinh tế mới cho bà con cư ngụ nơi đây. Thu nhập của bộ phận khai thác
thủy sản đóng góp khá lớn vào tổng thu nhập của huyện. Hiện tại U Minh có 4
xã thuộc chương trình 135 của Chính Phủ (xã Nguyễn Phích, Khánh Lâm,
Khánh Hòa và Khánh Thuận).
U Minh là vùng đồng bằng duyên hải, đất nhiễm mặn nhiều, mạng lưới
kênh rạch chằng chịt. Vườn Quốc Gia U Minh Hạ thuộc huyện này. Dân tộc
thiểu số chủ yếu ở huyện là người Khmer, sinh sống bằng nghề sản xuất nông
nghiệp, đánh bắt thủy sản, buôn bán nhỏ và làm thuê. Trình độ dân trí của
cộng đồng dân tộc còn tương đối thấp, một bộ phận lớn người dân có đời sống
rất khó khăn.
3.2.1.3 Tài nguyên rừng tại huyện U Minh
Rừng là một tài nguyên vô cùng quý giá không chỉ riêng đối với huyện U
Minh mà còn đối với cả nước. Rừng có nhiều vai trò trong việc phát triển kinh
tế huyện nhà cũng như góp phần bảo vệ cuộc sống người dân. Ý thức được
tình hình này nên trong những năm gần đây huyện U Minh rất tập trung quan
tâm việc bảo tồn và phát triển lâm nghiệp. Tính đến thời điểm hiện tại, diện
tích có rừng tập trung tại huyện là 31.692 héc ta (đúng với chỉ tiêu đã đề ra
năm 2013), tỷ lệ che phủ của rừng và cây phân tán là 41%. Năm 2013, rừng
trồng mới chiếm 105/139 héc ta, rừng sau khai thác 2.633/2.869 héc ta trong
đó có 1.941 cây keo lai, ngoài ra huyện cũng đã trồng xong 5.000 cây phân
tán.
Ở huyện U Minh, công tác trồng và chăm sóc rừng là cực kỳ khó khăn,
bởi nó đòi hỏi kinh nghiệm và sự am hiểu về rừng khá cao. Đa số việc chăm
sóc được các cấp lãnh đạo giao lại cho người dân sinh sống gần khu vực trồng
rừng. Tuy nhiên, điều này có sự bất cập khi người chăm sóc là thế hệ sau,
chưa có nhiều kinh nghiệm. Hơn nữa, điều kiện khí hậu tại huyện cũng là một
trong những nhân tố không kém quan trọng, vào những tháng đầu năm nắng
hạn gay gắt, làm diện tích tràm khô tăng cao nên thường hay xảy ra cháy rừng.
Điều này ảnh hưởng to lớn đến diện tích trồng rừng và tổn thất kinh tế. Năm
25
2013, huyện xảy ra 17 vụ cháy rừng (tăng 13 vụ so với cùng kỳ), thiệt hại
36,83 héc ta rừng. Bên cạnh đó, địa bàn huyện cũng đã phát hiện 21 vụ vi
phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng.
3.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
3.2.2.1 Kinh tế
Cơ cấu kinh tế huyện U Minh năm 2013 so với năm 2012 có sự chuyển
biến nhẹ: giảm tỷ trọng khu vực I và II, tăng tỷ trọng ở khu vực III. Cụ thể:
khu vực I giảm 1,5% từ 45% xuống còn 43,5%, khu vực II giảm nhẹ 0,1% (từ
19% xuống còn 18,9%), khu vực III tăng 1,6% (từ 36% lên 37,6%). Mặc dù tỷ
lệ tăng khá nhỏ nhưng là tín hiệu đáng mừng đối với một huyện còn gặp nhiều
khó khăn trong việc phát triển kinh tế như U Minh. Xu hướng chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của huyện phù hợp với tình hình thực tế của huyện và chủ trương
của tỉnh nhà đề ra.
Tính đến hiện tại, trên địa bàn huyện có hơn 740 cơ sở sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, bao gồm các ngành nghề: chế biến thủy sản, sửa
chữa cơ khí, sản xuất nước đá và xay xát lúa gạo. Tạo việc làm cho gần 3.000
lao động ở nông thôn. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 19,2%,
chiếm 19,7% tỷ trọng. Huyện có 4 chợ (chợ U Minh, Khánh Hội, Khánh An,
Khánh Hòa) với 94 doanh nghiệp và hơn 820 hộ kinh doanh cơ bản đáp ứng
nhu cầu mua bán của bà con nhân dân trong huyện. Đối với huyện vùng sâu
vùng xa như U Minh, cơ sở hạ tầng được các cấp ban ngành rất quan tâm, đặc
biệt là về mạng lưới điện. Năm 2013, huyện đã đầu tư phát triển lưới điện
trung hạ thế chiều dài 26.756 km, lắp đặt mới được 1.345 điện kế, nâng tổng
số hộ sử dụng điện kế chính trên địa bàn huyện 21.950 hộ, chiếm 89,5% tổng
số hộ (trong đó hộ sử dụng chia hơi chiếm 11,9%, hộ sử dụng điện kế chính
đạt 77,6%). Sản lượng điện tiêu thụ trong năm là 39 triệu KWh, doanh thu gần
55 tỷ đồng. Huyện được đầu tư xây dựng mới 26 km đường điện với 12 trạm
biến áp, nâng tổng chiều dài mạng lưới điện trên địa bàn huyện 1.217 km, 468
trạm biến áp. Tổng dung lượng 20.327 KV. Mạng lưới điện về với người dân
là một nhân tố quan trọng làm thay đổi diện mạo kinh tế của huyện, mở ra cơ
hội tiếp cận với thông tin và phát triển nền tri thức cho bà con, đồng thời thúc
đẩy gia tăng sản xuất và nâng cao thu nhập.
3.2.2.2 Khu công nghiệp Khí Điện Đạm Cà Mau
Khu Khí - Điện - Đạm Cà Mau là một trong ba dự án kinh tế lớn giai
đoạn 2000-2005 của Việt Nam. Dự án này được tổng công ty Dầu khí Việt
Nam (Petrovietnam) làm chủ đầu tư. Dự án bao gồm việc xây dựng đường ống
dẫn khí bằng thép dài 325 km (có 298 km đi ngầm dưới biển) đường kính ống
26
18 inch, dày 12,5 mm, công suất vận chuyển tối đa 2 tỷ m³ khí/năm đưa khí từ
mỏ PM3 thuộc vùng chồng lấn Việt Nam và Malaysia vào khu công nghiệp
Khánh An để cấp cho hai nhà máy nhiệt điện và một nhà máy sản xuất phân
đạm u-rê. Hai nhà máy điện có công suất tổng cộng là 1.500 MV và nhà máy
đạm (urea) có công suất 800.000 tấn/năm.
Khu Khí - Điện - Đạm tỉnh Cà Mau nằm trên khu đất thuộc các ấp 3, 6,
7 và 8 của xã Khánh An, về phía Đông Nam huyện U Minh, cách trung tâm
thành phố Cà Mau khoảng 11 km. Phạm vi lập quy hoạch chung gồm 1.208
ha, được xác định như sau: phía bắc giáp sông Cái Tàu, phía nam giáp kênh
xáng Minh Hà, phía đông giáp sông Ông Đốc, phía tây giáp trại giam K1 Cái
Tàu.
Công trình Đường ống dẫn khí PM3-Cà Mau
Đường ống dẫn khí PM3 Cà Mau là một phần của Dự án Khí-Điện-Đạm
Cà Mau được xí nghiệp liên doanh dầu khí Việt Xô (Vietsovpetro) xây dựng,
bao gồm 298 km đường ống dẫn khí ngoài biển nối từ mỏ Dầu Khí PM3 thuộc
vùng biển chồng lấn giữa Việt Nam và Malaisia và 26,114 Km đường ống dẫn
khí trên bờ, bao gồm cả 03 trạm: trạm tiếp bờ (LFS), cụm van ngắt tuyến
(LBV) và trạm phân phối khí (GDS).
Công suất: 2 tỉ m³ khí/năm
Chiều dài đường ống tổng cộng: 325 km (298 km ngầm dưới biển)
Đường kính ống: 18 inch; độ dày ống: 12,7 mm
Công trình Nhà máy nhiệt điện
Công trình bao gồm hai nhà máy nhiệt điện chu trình kết hợp đa trục 2x1
sử dụng 4 tuabin khí thế hệ F của Siemens (SGT5-4000F), 2 tua bin hơi SST5000, 6 máy phát SGen-1000Air; 4 lò thu hồi nhiệt do tập đoàn Doosan (Hàn
Quốc) cấp.
Công suất mỗi nhà máy: 750 MW khi đốt khí; 669,8 MW khi đốt dầu
DO. Số giờ sử dụng công suất đạt 6.500 giờ/năm đến 7.000 giờ/năm. Lượng
khí tiêu thụ hàng năm khoảng 900 triệu m³/năm/nhà máy, tương đương
khoảng 3,1 triệu m³/ngày.
Nhà máy đạm
Nhà máy đạm công suất ban đầu khoảng 800.000 tấn/năm, tương đương
2.350 tấn urea/ngày. Lượng khí tiêu thụ khoảng 500 triệu m³/năm.
Cụm công nghiệp sử dụng nguồn khí thấp áp và công nghiệp địa
phương
27
Công nghiệp khí hoá lỏng; công nghiệp hoá chất lấy khí làm nguyên liệu;
công nghiệp vật liệu xây dựng và công nghiệp chế biến nông, thuỷ sản, ... sử
dụng khí thấp áp là nguồn nhiên liệu.
Các công trình phụ trợ khác
Bao gồm hệ thống hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cấp, thoát nước, khu
xử lý nước và rác thải trong và ngoài cụm công nghiệp; hệ thống kho, cảng và
bến bãi; khu điều hành và dịch vụ công cộng.
Khu đô thị mới Khánh An
Phục vụ nhu cầu tái định cư và khu ở dành cho công nhân khu công
nghiệp với quy mô dự kiến khoảng 10 ngàn dân.
Khu công nghiệp Khí – Điện – Đạm Cà Mau hoàn thành và đưa vào hoạt
động làm thay đổi diện mạo vùng đất bạt ngàn rừng tràm. Khu công nghiệp
hiện đại, năng động này góp phần đáng kể làm thay đổi cơ cấu kinh tế của
huyện và cả tỉnh, thúc đẩy tỷ trọng cơ cấu công nghiệp xây dựng và dịch vụ
tăng với tốc độ khá nhanh. Bên cạnh đó, khu công nghiệp còn tạo việc làm cho
bộ phận lớn người dân trong tỉnh, tạo tiền đề gia tăng thu nhập.
3.2.2.3 Xây dựng và quy hoạch
Trong năm 2013, huyện thực hiện 72 công trình, trong đó có 18 công
trình chuyển tiếp và 54 công trình mới. Giá trị giao thầu và chi phí khác gần
300 tỷ đồng, giải ngân được hơn 150 tỷ đồng. Riêng đối với công trình lộ giao
thông nông thôn, huyện đã đưa vào sử dụng 17 công trình, với tổng chiều dài
hơn 50.000 mét. Huyện có 49 dự án quy hoạch đã được phê duyệt, tiếp tục quy
hoạch chi tiết khu dân cư bờ đông sông Cái Tàu (thị trấn U Minh), khu dân cư
nông thôn từ T13 – T21 xã Khánh An, đồng thời quy hoạch sắp xếp lại khu
dân cư chợ Khánh Hội và khu vực Trung tâm giống nông nghiệp xã Khánh
Lâm. Ngoài ra, huyện triển khai 9 gói thầu lớn trong dự án xây dựng Bệnh
viện Đa khoa tại trung tâm thị trấn. Nhìn chung, công tác triển khai các dự án
đầu tư xây dựng cơ bản trong năm 2013 có nhiều tiến bộ, chất lượng công
trình đảm bảo. Nhiều dự án đưa vào quy hoạch đã phát huy được hiệu quả,
góp phần rất lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội.
3.2.2.4 Hoạt động tài chính tín dụng
Tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện năm 2013 ước đạt gần 60 tỷ
đồng, cao hơn năm 2012 gần 15 tỷ đồng, chi ngân sách huyện cuối năm 317 tỷ
đồng, bằng 156,1% dự toán 2013. Hiện tại huyện U Minh có 2 cơ sở giao dịch
tín dụng chính thức là ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN &
PTNT) và ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH). Tính đến năm 2013, ngân
28
hàng NN & PTNT huy động vốn tại địa phương 165 tỷ đồng; ngân hàng
CSXH giải ngân được gần 36 tỷ đồng, cao hơn cùng kỳ 22 tỷ đồng.
Bảng 3.5: Tình hình hoạt động tín dụng huyện U Minh năm 2012-2013
Đvt: Tỷ đồng
Ngân hàng NN & PTNT
Năm 2012
Ngân hàng CSXH
Năm 2013
Năm 2012
Năm 2013
Tổng dư nợ
333
349
125
144
Tổng thu nợ
-
-
12
15
Nợ xấu (%)
-
-
4,4
2,6
Nguồn: Báo cáo tổng hợp của UBND huyện U Minh
Giá trị hoạt động tín dụng chính thức của huyện gần đây khá biến động.
Giai đoạn 2012-2013, tổng dư nợ ở 2 ngân hàng đều tăng. Cụ thể, ngân hàng
NN & PTNT tăng 16 tỷ đồng, ngân hàng CSXH tăng 19 tỷ đồng. Tổng số thu
nợ của ngân hàng CSXH năm 2013 tăng so với năm 2012 (tăng 3 tỷ đồng),
còn nợ xấu thì lại giảm (giảm 1,8%). Sự biến động này cho thấy, các ngân
hàng tại địa phương đã và đang ngày càng tạo điều kiện để bà con nông dân
tiếp cận với nguồn vốn vay. Đồng thời riêng với ngân hàng CSXH, tỷ lệ thu
nợ tăng và nợ xấu giảm cho thấy bà con và các tổ chức có trách nhiệm đối với
việc trả nợ đúng hạn tại ngân hàng này.
3.2.3 Dân số và lao động
Dân số huyện U Minh là 104.000 người, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên
năm 2013 là 1,15%, tăng 0,02% so với năm 2012. Thực hiện công tác triển
khai Nghị quyết của Huyện ủy và HĐND huyện đã góp phần giảm tỷ lệ hộ
nghèo trên địa bàn huyện là 2,59%. Qua điều tra, rà soát của huyện đến nay
trên toàn huyện có hơn 3.000 hộ nghèo, chiếm 13,5%; có 1.400 hộ cận nghèo,
chiếm 5,8% tổng số hộ.
Năm 2013, huyện đã tổ chức 17 lớp dạy nghề theo Đề án 1956 của Thủ
tướng Chính phủ cho lao động nông thôn ở các xã, có 561 học viên tham dự.
Tuy nhiên, trình độ lao động của dân cư tại huyện còn thấp. Đa số, người dân
làm việc trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và buôn bán nhỏ, nên việc lao
động trong huyện chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển mạnh mẽ của xã hội
là điều dễ hiểu.
29
Bảng 3.6: Tình hình lao động tại huyện U Minh năm 2011-2013
Đvt: Người
Năm
Giải quyết việc
làm
Đào tạo tay nghề
và truyền nghề
Tỷ lệ lao động qua
đào tạo (%)
2011
3.361
2.500
14,0
2012
4.000
2.500
18,6
2013
3.718
2.650
20,0
Nguồn: Báo cáo tổng hợp của UBND huyện U Minh
Qua bảng số liệu ta thấy rằng tình hình lao động tại huyện U Minh có sự
chênh lệch qua các năm 2011-2013. Tình hình giải quyết việc làm cho người
dân năm 2012 tăng hơn 600 người so với 2011, nhưng đến năm 2013 lại giảm
gần 300 người. Lượng lao động được đào tạo tay nghề và truyền nghề năm
2011 và 2012 là như nhau, đến năm 2013 số lượng này tăng lên 150 người.
Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo kĩ thuật đều tăng qua các năm, trong
đó tăng mạnh nhất là vào 2013, chiếm 20,0% tỷ trọng. Ngoài ra, huyện còn
đưa 150 lao động lên sàn giao dịch làm việc của tỉnh. Nguyên nhân ảnh hưởng
đến hiện tượng giảm số lượng lao động được giải quyết việc làm trong năm
2013 là do một phần tác động từ tình hình kinh tế xã hội chung của cả nước,
ngày càng nhiều sinh viên ra trường thất nghiệp, chỉ tiêu tuyển dụng hiện tại
trong các doanh nghiệp, công ty đã đủ, số biến chế trong cơ quan nhà nước
đang đứng trước nguy cơ phải cắt giảm bớt, ... Những điều này đã làm cho bộ
phận lớn người dân bị thiếu việc làm, thu nhập gia đình và cá nhân bị giảm
sút. Chính vì thế, để hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế huyện nhà, thì vấn
đề lao động, tạo việc làm cho nhân dân là một thách thức rất lớn.
3.2.4 Văn hóa và xã hội
3.2.4.1 Y tế
Tình hình chăm sóc sức khỏe và phòng chống dịch bệnh tại huyện U
Minh được quan tâm thực hiện tốt, công tác thanh tra vệ sinh an toàn thực
phẩm được các cấp lãnh đạo quản lý chặt chẽ. Hiện tại huyện U Minh có
100% các xã, thị trấn trên địa bàn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Trong năm 2013,
các cơ sở y tế đã khám và điều trị cho hơn 300 nghìn lượt bệnh nhân, điều trị
nội trú là 7.000 ca, chuyển tuyến trên 1.064 ca. Công suất giường bệnh thường
xuyên đạt trên 80%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 15% (giảm 0,5% so với
cùng kỳ). Trong năm 2013 đã xảy ra 31 ca bệnh sốt xuất huyết, 122 ca bệnh
tay – chân – miệng (giảm 105 ca so với cùng kỳ). Dự kiến bệnh viện Đa Khoa
huyện U Minh sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động vào năm 2015.
30
3.2.4.2. Giáo dục
Giáo dục được xem là lĩnh vực quan trọng nhất để thúc đẩy sự phát triển
mọi mặt của xã hội, chính vì thế mà trong những năm gần đây U Minh rất tập
trung đầu tư cho giáo dục nhằm nâng tầm tri thức cho con em trong huyện.
Tính đến hiện tại, tỷ lệ trẻ 5 tuổi vào lớp mẫu giáo là 73%. Chất lượng giáo
dục tiếp tục có chuyển biến. Tỷ lệ học sinh khá, giỏi đạt 56,2% ( tăng so với
cùng kỳ 1,9%), tỷ lệ học sinh yếu kém chiếm 4,7% (giảm 0,3% so với cùng
kỳ). Phong trào thi đua hai tốt được chú trọng, tổ chức kỳ thi học sinh giỏi các
môn văn hóa có 219 học sinh đạt giải cấp huyện, 43 học sinh đạt giải cấp tỉnh
và 1 học sinh đạt giải cấp quốc gia. Giáo viên dạy giỏi cấp huyện có 55 giáo
viên, cấp tỉnh có 20 giáo viên. Hiện tại huyện có 18/45 (đạt 40%) trường đạt
chuẩn quốc gia. Các cấp ban ngành đang rà soát, đẩy mạnh tiến độ xây dựng
các trường tiểu học tại các xã Khánh Lâm và Khánh Thuận.
3.2.4.3. Thông tin và truyền thanh
Huyện U Minh đã phối hợp với hợp tác xã 19/5 và làng nghề đan đác tạo
điều kiện thuận lợi để Đài truyền hình HTV7 đến làm phóng sự. Đây là cầu
nối du lịch quan trọng trong huyện, giúp bà con gần xa đến với U Minh được
nhiều hơn. Năm 2013, huyện có trên 10 nghìn lượt khách đến tham quan, du
lịch, doanh thu trên 200 triệu đồng.
Về hoạt động truyền thanh: năm 2013, Đài truyền thanh huyện đã phát
sóng và cộng tác 3.881 tin bài, tăng 63 tin bài so với năm 2012. Cộng tác trên
các trang báo, đài cấp tỉnh là 1.226 bài. Nhìn chung, các chương trình, đề tài
phát thanh ngày càng được nâng cao về chất lượng và hiệu quả, phản ánh kịp
thời tình hình kinh tế - xã hội của địa phương.
Các đơn vị Chỉ đạo đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa. Đến nay trên địa bàn huyện có 12.342 hộ được công nhận
đạt chuẩn văn hóa, chiếm 50,3%; có 94 cơ quan và 2 đơn vị doanh nghiệp đạt
chuẩn theo quy định.
3.2.4.4 Giao thông và thủy lợi
Huyện U Minh có 161 phương tiện vận tải thủy nội địa, 18 phương tiện
xe buýt và 700 phương tiện mô tô, xe khách đảm bảo vận chuyển hành khách
và hàng hóa xuyên suốt. Tính đến thời điểm hiện tại, giao thông huyện đã vận
chuyển 302.400 hành khách bằng đường bộ và 126.336 hành khách bằng
đường thủy. Thu phí bến, bãi tàu xe được 41 triệu đồng. Các tuyến lộ giao
thông nông thôn đang được tiến hành xây dựng với kinh phí cho gần 6 tỷ
đồng, theo chương trình hỗ trợ nông thôn mới.
31
Hiện tại, huyện U Minh đã triển khai thi công 15 công trình thủy lợi với
chiều dài 61.640 mét, tổng khối lượng đào đắp 1.345.389 mét vuông, tổng
mức đầu tư là 32 tỷ đồng. Hệ thống đê Đông sông Cái Tàu đang được hoàn
thiện, huyện tiếp tục thi công đê Tây sông Cái Tàu và 13 công trình thủy lợi,
dự kiến hoàn thành trong năm 2014. Chi phí xây dựng từ nguồn Trung ương
hỗ trợ và phát triển đất trồng lúa năm 2012-2013.
3.3 THỰC TRẠNG GIAO THÔNG, THỊ TRƯỜNG VÀ THU NHẬP
CỦA NÔNG HỘ HUYỆN U MINH
3.3.1 Khả năng tiếp cận giao thông và thực trạng giao thông của nông
hộ huyện U Minh
Trong giao thông, nhắc đến sự tiếp cận là đề cập tới việc có dễ dàng và
nhanh chóng tiếp cận các địa điểm hay không. Tại một địa phương, giao thông
thuận tiện sẽ nâng cao được mức độ tiếp cận của con người đối với nhiều hoạt
động và địa điểm. Ngược lại, giao thông khó khăn là nguyên nhân cản trở khả
năng tiếp cận của người dân đến hàng loạt các kế hoạch, như về công việc, học
tập, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và những hoạt động tạo ra thu nhập. Giao
thông nông thôn được đánh giá rất quan trọng ở U Minh. Bởi đây là một
huyện thuộc vùng sâu vùng xa, hệ thống giao thông đường bộ tại huyện còn
ban sơ, người dân đa số di chuyển bằng đường sông. Phương tiện chủ yếu là
xuồng, ghe, ... Chính vì thế mà các hoạt động sản xuất nông nghiệp còn bị phụ
thuộc vào đường xá khá nhiều. Ngoài ra, do đặc điểm địa lý huyện U Minh là
huyện có đất rừng chiếm diện tích tương đối lớn, các tuyến lộ bị chia quãng
bởi nhiều con sông, nên việc xây dựng đường bộ ở huyện gặp nhiều khó khăn.
Theo khảo sát thì người dân U Minh cho rằng học phí và phí giao thông
là những loại chi phí nặng nhất (người dân phải chịu 40% chi phí cho đoạn
đường bê tông đi qua trước nhà). Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa họ không
sẵn lòng đóng góp cho sự phát triển của giao thông nông thôn. Nguyên nhân là
vì thu nhập bình quân của những người được phỏng vấn thấp, trong khi khoản
phí đóng góp cho địa phương mà họ phải nộp thực sự cao. Tất cả những người
được phỏng vấn đều cho rằng giao thông nông thôn rất quan trọng, thậm chí
việc nâng cấp đường nông thôn còn quan trọng hơn cải tạo các tuyến đường
trọng tâm trong huyện.
32
Bảng 3.7: Thống kê số tuyến đường xã và cầu bê tông ở huyện U Minh
Tổng số tuyến
đường
Phân bố
Tổng số cầu bê
tông
Tổng chiều
dài (km)
Thị trấn U Minh
9
22
19,2
Xã Nguyễn Phích
21
97
44
Xã Khánh Tiến
9
46
33
Xã Khánh Lâm
6
46
9
Xã Khánh Hội
5
25
15
Xã Khánh Hòa
6
35
21
Xã Khánh Thuận
5
29
27
14
40
37
75
340
205,2
Xã Khánh An
Tổng cộng
Nguồn: Phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện U Minh
Nhìn chung, mạng lưới giao thông nông thôn của huyện U Minh khá dày
đặc và bị chia cắt nhỏ. Trên địa bàn huyện có tổng cộng 75 tuyến lộ bê tông,
chiều dài hơn 205 km và 340 cây cầu tải trọng trung bình khoảng 2,2 tấn. Tuy
nhiên, quy mô các tuyến lộ còn nhỏ, trung bình bề rộng của các lộ khoảng 2,0
mét. Chủ yếu là lộ đi dọc theo các kênh rạch, do nhà nước và nhân dân cùng
góp vốn. Xã Nguyễn Phích có số tuyến lộ và số cầu nhiều nhất trong huyện,
với 21 tuyến và 97 cây cầu. Bởi vì đây là xã có diện tích rộng và và số kênh
rạch nhiều nhất. Trong đó, có 10 cây cầu đang trong tình trạng hư hỏng. Số
cầu này đều nằm trên tuyến đường giao thương chính của bà con trong xã, vì
vậy mà quá trình đi lại và vận chuyển vật tư, nông sản của bà con gặp nhiều
khó khăn. Tiếp đến là xã Khánh An với 14 tuyến lộ bê tông và 40 cây cầu.
Đây là xã có khu công nghiệp Khí - Điện - Đạm Cà Mau đang hoạt động, nên
giao thông trong xã đang ngày một hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu tiếp cận của
bà con, tạo điều kiện để bà con đi lại làm việc và tham gia hoạt động thương
mại. Huyện có 3 xã Khánh Tiến, Khánh Lâm và Khánh Hòa có số tuyến
đường ít nhưng số cầu thì nhiều, trung bình có trên 42 cây cầu bê tông tại mỗi
xã. Đây là các xã có mạng lưới giao thông phức tạp, khó khăn. Đa số đường
xá bị chia cắt bởi nhiều sông ngòi, đầm, kênh, ... Chính vì vậy mà việc xây
dựng giao thông đường xã tại địa phương gặp rất nhiều cản trở.
Tuyến đường bê tông từ Nguyễn Phích đến thị trấn U Minh đang trong
tình trạng hư hỏng và chưa được sửa chữa, nên quá trình vận chuyển của bà
con qua tuyến này gặp khó khăn, mất nhiều thời gian. Tuy nhiên đối với các
xã vùng xa như Khánh Thuận, Khánh Tiến có các tuyến lộ bê tông về tới xã,
33
bà con đã cảm thấy phấn khởi trong việc tiếp cận giao thông, mở ra một hướng
phát triển kinh tế - hàng hóa mới.
Hiện tại, U Minh có 4 tuyến đường giao thông tỉnh và 25 tuyến đường
huyện. Tuy nhiên trong tuyến huyện có đến 15 tuyến lộ đất đen. Điều này một
phần do đặc điểm địa lý của huyện, một phần do sự đầu tư về hạ tầng của
huyện còn kém. Do đó, các tuyến lộ này chỉ có thể di chuyển bằng đường bộ
khi vào mùa nắng. Còn đến mùa mưa bà con phải đi lại bằng xuồng ghe, nên
việc vận chuyển và buôn bán nông sản thường bị chậm trễ.Tuyến lộ tỉnh nối
liền thành phố Cà Mau về tới thị trấn U Minh (dài 42,6km), và từ huyện U
Minh đến các huyện lân cận như Thới Bình, Trần Văn Thời giúp thuận lợi
trong việc giao lưu hàng hóa với huyện bạn, làm tiền đề cho sự phát triển
thương mại nông nghiệp và thủy sản ở huyện.
Bên cạnh giao thông đường bộ, giao thông đường thủy ở U Minh đóng
một vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo đi lại và lưu thông hàng
hóa tại địa phương. Với tổng chiều dài hơn 385 km đường sông, mật độ trung
bình 1,03km/km2. Các con sông, kênh phân bố trải đều khắp huyện tạo nên
một mạng lưới thủy nội địa rộng lớn. Thời gian gần đây, giao thương trên sông
tại các xã đang phát triển mạnh. Đặc biệt là thu mua nông sản và buôn bán
thực phẩm, hàng tiêu dùng. Điều này làm cho việc thương mại phục vụ các
điều kiện sinh hoạt hằng ngày của người dân tiện lợi và ít tốn thời gian hơn, do
bà con không phải di chuyển đến tận trung tâm chợ xã, thị trấn. Bà con có thể
mua tại nhà với các ghe hàng và xuồng hàng trên sông.
Bảng 3.8: Các tuyến đường thủy chính ở huyện U Minh
Tên sông, kênh
Chiều dài (km)
Cấp KT
Rạch Tiểu Dừa
36
IV
U Minh - Khánh Hội
17
-
Tuyến kênh Biện Nhị
18
V
Khánh Tiến-U Minh
-
-
U Minh-Khánh Hội
-
-
U Minh-Sông Trẹm
-
-
U Minh-Hàng Gòn
-
-
Ghi chú
Huyện U Minh
Cái Tàu-Khánh Hội
Nguồn: Phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện U Minh
Hiện tại, huyện có 7 tuyến đường thủy chính nối liền các xã trong huyện.
Đồng thời, là đấu mối giao lưu quan trọng của bà con ở ven các kênh rạch với
các ngư dân ở ven biển, cửa biển (xã Khánh Hội và Khánh Tiến).
34
Tính đến nay, huyện U Minh có 30 bến khách ngang sông và 4 bến thủy
nội địa đang hoạt động. Trong đó có 15 bến hiện hữu và 15 bến mới, chủ yếu
nằm trên trục đường chính của huyện, dọc theo bờ sông Cái Tàu – Biện Nhị.
Quy mô bến phà nhỏ, nhưng công suất hoạt động rất cao. Do nhu cầu đi lại
của dân cư trong vùng khá nhiều. Trong huyện chỉ có bến Khánh An là bến
đạt chuẩn, trung bình mỗi lượt phà chở khoảng 20 chiếc xe máy, 30 người đi
bộ. Đây là bến phà nằm trên sông Cái Tàu, là nơi giao thông huyết mạch của 3
huyện: U Minh, Thới Bình, Trần Văn Thời, và thành phố Cà Mau. Chính vì
vậy, bến phà hoạt động liên tục và tối đa công suất vào những giờ cao điểm.
Còn những bến khách còn lại, chủ yếu là phà nhỏ (chở khoảng 6 chiếc xe
máy), không an toàn và trên phà không có bất kì phương tiện cứu sinh nào.
Nhưng do hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt nên người dân vẫn phải đi
những chuyến phà đó nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại hằng ngày.
Bên cạnh việc tiếp cận giao thông của bà con đang ngày một được nâng
cao, thì những vấn đề nóng bỏng của xã hội cũng ngày một gay gắt. Đặc biệt
là tai nạn giao thông. Tính đến những tháng đầu năm, huyện đã xảy ra 7 vụ tai
nạn giao thông nghiêm trọng, làm chết 1 người, bị thương 13 người (tăng 3 vụ
so với cùng kỳ). Phát hiện 1.539 trường hợp vi phạm luật giao thông đường
bộ, xử phạt hành chính 1.405 trường hợp. Với tổng tiền phạt gần 1,5 tỷ đồng.
Riêng với đường thuỷ, cảnh sát giao thông đã phát hiện 27 trường hợp vi
phạm.
Nhìn chung, tình hình tiếp cận giao thông của nông dân ở huyện U Minh
chỉ ở mức trung bình. Người dân ở một số xã còn gặp nhiều trở ngại trong việc
di chuyển bằng đường bộ. Hệ thống đường huyện còn nhiều tuyến chưa được
bê tông hóa. Ngoài ra, bề rộng mặt đường và cầu nhỏ, tải trọng cầu thấp, mạng
lưới sông ngòi dày đặc hay cạn nước vào mùa khô. Đó là những nguyên nhân
chính gây khó khăn cho việc thu mua nông sản của hộ và sự phát triển của
huyện.
3.1.2 Khả năng tiếp cận thị trường và thực trạng thị trường của nông
hộ huyện U Minh
Tính đến năm 2014, huyện U Minh có 4 chợ. Bao gồm 2 chợ huyện (chợ
U Minh và Khánh Hội), 2 chợ xã (chợ Khánh An và Khánh Hòa). Nhìn chung,
hệ thống chợ trên địa bàn huyện chưa thật sự phát triển. Chỉ có 4 chợ trên tổng
số 8 xã, thị trấn, không có chợ nào đạt tiêu chí nông thôn mới. Các chợ chủ
yếu chỉ phục vụ nhu cầu mua, bán hàng tiêu dùng của người dân chứ chưa
thực hiện được chức năng thúc đẩy dịch vụ, thương mại phát triển. Bên cạnh
35
đó, lượng cung ứng hàng hóa tại các chợ còn hạn chế. Tình hình ô nhiễm
nguồn nước tại các sông gần chợ đang ngày càng gay gắt.
Hiện nay, huyện có hơn 77 cửa hàng vật tư nông nghiệp, phân bố đồng
đều khắp các xã trong huyện. Do U Minh là huyện có diện tích sản xuất nông
nghiệp khá lớn, hầu hết các hộ gia đình đều là nông dân. Nghề nghiệp chính
của hộ là trồng lúa, chăn nuôi nên nhu cầu sử dụng vật tư nông nghiệp rất cao.
Đa số các cửa hàng lớn đều nằm gần trung tâm thị trấn và các cụm dân cư
đông người như ngã tư, ngã ba có tuyến đường nhựa hoặc bê tông đi ngang.
Cho nên thuận tiện cho những chủ cửa hàng trong việc mua bán. Thế nhưng,
đối với bà con ở các xã vùng sâu, vùng xa thì việc tiếp cận còn gặp nhiều trở
ngại.
Huyện U Minh là huyện tập trung số lượng nhiều các nhà máy xay xát.
Trên địa bàn huyện có 51 nhà máy đang hoạt động. Tuy nhiên, các nhà máy
này có quy mô nhỏ, đa số do các hộ gia đình kinh doanh cá thể. Số nhà máy
xay xát dàn trãi đều khắp các ấp, các xã, không phân biệt đường giao thông.
Một phần là do nhu cầu của người dân đối với việc xay xát cao, một phần do
kinh doanh loại hình này không vướng phải nhiều khó khăn đối với nguồn
nguyên liệu đầu vào. Cho nên, số nhà máy xay xát nằm cạnh ven tuyến đường
bộ lẫn đường thủy. Do nằm trên trục đường thủy nên rất dễ dàng cho bà con
xay xát nông sản số lượng lớn, di chuyển bằng xuồng, ghe.
Tình hình tiếp cận thị trường của nông hộ ở huyện U Minh không đồng
đều giữa các xã. Ở những xã nằm trên hệ thống giao thông của tỉnh và có
tuyến đường nhựa, bê tông đi ngang thì rất thuận tiện. Còn đối với những hộ
thuộc các xã có nhiều kênh rạch khúc khủy, giao thông đường bộ kém phát
triển thì gặp nhiều bất cập, tốn kém chi phí. Tuy nhiên, các cấp ban ngành
trong huyện đang tiến hành phê duyệt các dự án nâng cấp chợ, và mở thêm
một số chợ xã mới để đáp ứng nhu cầu trao đổi cho bà con, thúc đầy kinh tế
địa phương phát triển. Đồng thời, trạm Thủy lợi thường xuyên kiểm tra cống,
đập, ... chủ động trong việc tiêu thoát nước phục vụ sản xuất và ngăn mặn giữ
ngọt.
3.3.3 Tình hình thu nhập của nông hộ huyện U Minh
Thu nhập của người dân ở huyện U Minh chủ yếu là từ hoạt động sản
xuất nông nghiệp như trồng lúa, trồng hoa màu, nuôi tôm, nuôi gia súc gia
cầm, … Chỉ có một bộ phận nhỏ là có nguồn thu nhập ổn định từ việc kinh
doanh cá thể, tiểu thủ công nghiệp.
36
3.3.3.1 Tình hình sản xuất nông nghiệp của nông hộ huyện U Minh
Trồng lúa
Huyện U Minh là một huyện thuần nông, nhưng trong một vài năm trở
lại đây, do quá trình xâm mặn của một số vùng ven biển nên hoạt động nông
nghiệp của bà con gặp phải nhiều khó khăn và buộc phải thay đổi mô hình sản
xuất. Ở một số xã như Khánh An, Khánh Thuận, Nguyễn Phích nông dân
không thể trồng lúa ở cả hai vụ, mà phải thay vào đó là một vụ lúa và một vụ
tôm, để thích ứng với chế độ nước ở hai mùa. Đồng thời đây cũng là mô hình
được bà con ủng hộ vì nguồn thu nhập từ vụ lúa - tôm cao hơn so với hai vụ
lúa trong năm. Điều này đã làm cho sản lượng lúa ở huyện thuyên giảm đi một
lượng đáng kể.
Bảng 3.9: Diện tích gieo trồng và sản lượng lúa của nông dân huyện U Minh
giai đoạn 2011-2013
Năm
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
2011
32.168
127.455
2012
33.022
139.988
2013
33.514
136.751
Nguồn: Báo cáo tổng hợp của UBND huyện U Minh
Qua bảng số liệu trên, ta thấy rằng diện tích gieo trồng và sản lượng lúa
tại huyện U Minh giai đoạn 2011-2013 có sự chuyển biến nhẹ. Diện tích gieo
trồng đều tăng qua các năm. Tuy nhiên, số héc ta tăng thêm không nhiều. Còn
với sản lượng lúa năm 2012 cao hơn năm 2011 gần 13.000 tấn, đến năm 2013
thì sản lượng lại giảm gần 4.000 tấn. Lý do là trong năm 2013 thời tiết diễn
biến phức tạp, nắng nóng kéo dài sau đó bão và mưa lớn trên diện rộng làm
lúa hè thu bị ngập úng, nhiễm phèn gây thiệt hại trên 550 héc ta (mức thiệt hại
70% trở lên). Bên cạnh đó, tình hình sâu bệnh trên thân lúa ngày càng trầm
trọng, nhất là ở xã Nguyễn Phích và Khánh Lâm.
Trồng hoa màu
Diện tích trồng hoa màu năm 2013 là 240 ha. Trong đó diện tích vườn
chiếm 135,5 ha. Các loại cây trồng khác như: mía (180 ha); cây ăn trái (1.350
ha); cây dừa (900 ha); cây chuối (3.500 ha). Do điều kiện đất đai và khí hậu
vùng miền tại huyện U Minh thích hợp với các loại cây hằng năm nên diện
tích trồng các loại cây này lớn, điển hình là cây ăn quả các loại và cây chuối.
37
Chăn nuôi
Năm 2013, đàn gia súc có 36.315 con đạt 103,7% kế hoạch. Đàn gia cầm
khoảng 265.000 con đạt 100% kế hoạch. Những tháng đầu năm, huyện đã phát
hiện 3 ổ dịch cúm gia cầm (H5N1), tiêu hủy 804 con gia cầm. Tiêm vắc xin và
cấp thuốc sát trùng cho 527 hộ lân cận.
Nuôi trồng và đánh bắt thủy sản
Tổng sản lượng thủy sản năm 2013 đạt 45.874 tấn, đạt 108% so với kế
hoạch, thấp hơn cùng kỳ 425 tấn. Trong đó, sản lượng tôm thu hoạch đạt
6.773 tấn, tương đương với cùng kỳ 2012. Sản lượng thu hoạch cá đồng, cá ao
hồ đạt 17.800 tấn, cao hơn 300 tấn so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, toàn huyện có
730 phương tiện khai thác biển với tổng công suất 44.825 CV, sản lượng khai
thác biển đạt gần 24.000 tấn, đạt 94,8% kế hoạch,cao hơn 300 tấn so với cùng
kỳ 2012. Thời gian qua do ảnh hưởng của thời tiết, môi trường nước biến động
nên một số nơi xuất hiện dịch bệnh làm lượng tôm nuôi chết khá nhiều, thiệt
hại khoảng 25 ha, mức độ thiệt hại từ 70-100%.
Công tác triển khai thực hiện các mô hình
Năm 2013 huyện đã tổ chức tập huấn 51 lớp, 24 cuộc hội thảo về thực
hiện đề án lúa tôm với 3.960 lượt nông dân tham dự. Triển khai xây dựng mô
hình cánh đồng mẫu trên lúa cao sản ở xã Khánh Lâm với diện tích 104 ha, có
93 hộ tham gia, năng suất bình quân đạt 5,5 tấn/ha. Xây dựng mô hình cánh
đồng mẫu trên lúa tôm ở xã Nguyễn Phích với diện tích 120 ha, năng suất 4,5
tấn/ha. Ngoài ra, huyện còn xây dựng mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến
theo VietGap, mô hình nuôi vịt thịt an toàn sinh học ở xã Khánh Lâm.
Tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện U Minh ngày càng đa
dạng các mô hình, nhằm nâng cao năng suất thu hoạch cho bà con. Bên cạnh
đó, công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi được quan tâm
đặc biệt nhằm giảm tối đa rủi ro sản xuất cho bà con. Chính vì thế, trong
những năm gần đây sản lượng thu hoạch nông sản của nông hộ đều tăng, góp
phần nâng cao thu nhập cho hộ. Tuy nhiên, quá trình sản xuất nông nghiệp
trong huyện cũng còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là về khả năng tiếp cận
giống mới, tình hình thời tiết thay đổi bất thường, dịch bệnh xuất hiện trên
diện rộng, ...
3.3.3.2 Thu nhập của nông dân huyện U Minh
Thu nhập của nông dân huyện U Minh chủ yếu là qua hoạt động sản xuất
nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. GDP bình quân đầu người của huyện năm
2012 là 18,5 triệu đồng, năm 2013 là 21,2 triệu đồng. Tăng 2,7 triệu so với
38
năm 2012. Ước thực hiện năm 2014 là 23,2 triệu đồng. Đây là mức thu nhập
bình quân tương đối thấp so với một số địa phương khác.
Bảng 3.10: Thu nhập bình quân đầu người huyện U Minh năm 2012-2013
Đvt: Triệu đồng
Đơn vị
2012
2013
Cả nước
30,8
38,0
Cà Mau
23,3
41,6
U Minh
18,5
21,2
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Năm 2012, thu nhập bình quân huyện U Minh thấp hơn thu nhập bình
quân của tỉnh Cà Mau 4,8 triệu đồng và cả nước 12,3 triệu đồng. Đến 2013,
khoảng cách này lại tiếp tục kéo ra xa hơn, chỉ tiêu này chỉ lần lượt bằng
50,1% (kém 20,3 triệu) và 56,05% (kém 16,8 triệu) so với tỉnh nhà và cả nước.
Tuy nhiên, huyện U Minh đang trong giai đoạn phát triển, nên theo dự đoán
thu nhập bình quân đầu người sẽ tiếp tục tăng vào những năm tiếp theo. Điều
này sẽ mở ra một cuộc sống hoàn thiện hơn cho người dân, đồng thời nâng vị
thế của cả huyện lên tầm cao mới.
39
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA GIAO THÔNG VÀ THỊ
TRƯỜNG ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ HUYỆN U MINH
4.1 MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT
Mẫu khảo sát được thu thập bằng cách tiếp xúc và phỏng vấn trực tiếp
113 hộ nông dân tại 4 xã của huyện U Minh bằng bảng câu hỏi chuẩn bị sẵn.
Trong 113 hộ, tác giả phỏng vấn được 96 chủ hộ, chiếm 82,3%, 17,70% đáp
viên còn lại là dù không phải chủ hộ nhưng cũng là thành viên quan trọng
trong gia đình, có tham gia vào quá trình sản xuất nên thông tin thu được
mang tính chính xác và đại diện khá cao.
Bảng 4.1: Cơ cấu mẫu khảo sát tại các xã trên địa bàn huyện U Minh
Xã
Khánh
Lâm
Số quan sát (hộ)
Tỷ trọng (%)
Nguyễn
Phích
Khánh
An
Khánh
Thuận
Tổng
cộng
37
30
26
20
113
32,74
26,55
23,01
17,70
100,00
Nguồn: Số liệu tự khảo sát của tác giả, 10/2014
Theo hình 4.1, dữ liệu được khảo sát tại các xã Khánh Lâm, Nguyễn
Phích, Khánh An và Khánh Thuận. Cụ thể, xã Khánh Lâm có 37 đáp viên
được phỏng vấn, chiếm 32,74%, đồng thời chiếm tỷ trọng số đáp viên tham
gia trả lời cao nhất; kế tiếp là ở xã Nguyễn Phích có 30 đáp viên được chọn
với tỷ lệ là 26,55%. Ở xã Khánh An có số đáp viên được chọn chiếm 23,01%,
tương ứng có 26 đáp viên và cuối cùng là xã Khánh Thuận với 20 đáp viên
được chọn, tương ứng chiếm 17,70%. Thông qua quá trình tiếp xúc thực tế tác
giả nhận thấy tại mỗi xã nông hộ sẽ có đặc điểm riêng về hoạt động sản xuất
nông nghiệp, cũng như có những đặc trưng và khó khăn riêng.
4.1.1 Thông tin nhân khẩu học
Thông qua kết quả phỏng vấn trực tiếp 113 nông hộ tại huyện U Minh,
tác giả đã thống kê được thông tin về nhân khẩu học của huyện như sau:
Bảng 4.2: Thông tin chung về nhân khẩu học
Thông tin
Tần số (người)
Tỷ trọng (%)
Giới tính
Nam
Dân tộc
Nữ
Kinh
Hoa
Khơ-me
103
10
94
2
17
91,15
8,85
83,19
15,04
1,77
Nguồn: Số liệu tự khảo sát của tác giả, 10/2014
40
Qua số liệu trên ta thấy, trong 113 hộ được phỏng vấn có đến 103 hộ chủ
hộ là nam, chiếm 91,15%. Chủ hộ là nữ chỉ có 10 hộ, chiếm 8,85%, trong đó
10 hộ đều do chồng đã qua đời. Như vậy, nếu không gặp vấn đề về bệnh tật
hay tai nạn không may thì người đàn ông vẫn là chủ hộ. Điều này hoàn toàn
phù hợp với truyền thống của nước ta và của phương Đông, người đàn ông
luôn luôn giữ vai trò trụ cột trong gia đình. Thực tiễn này cũng dễ hiểu vì đàn
ông vốn nhanh nhạy, tháo vát và mạnh mẽ hơn phụ nữ. Ngoài ra, do hoạt động
sản xuất chính tại địa phương là nông nghiệp, vốn rất vất vả và đòi hỏi nhiều
sức khỏe nên thích hợp với cơ địa của người nam hơn.
Theo số liệu khảo sát thì có đến 83,19% hộ có chủ hộ dân tộc Kinh, tức
94 hộ; 17 chủ hộ dân tộc Khơ-me, chiếm 15,04% và hai chủ hộ dân tộc Hoa,
chiếm 1,77%. Các dân tộc trên địa bàn huyện sinh sống đan xen nhau, cùng
chia sẽ kinh nghiệm trồng trọt và các lễ hội truyền thống. Góp phần làm phong
phú đời sống tinh thần và bản sắc văn hóa của cả huyện.
4.1.2 Thông tin chung về nông hộ
Dựa trên 113 quan sát đã phỏng vấn, tác giả tổng hợp những thông tin
chung về nông hộ và trình bày trong bảng 4.3 như sau:
Bảng 4.3: Thông tin chung về nông hộ
Đvt: Năm
Chỉ tiêu
Lớn nhất
Nhỏ nhất
Trung bình
Độ lệch chuẩn
Tuổi chủ hộ
87
27
51,38
13,73
Kinh nghiệm
65
6
30,03
11,81
Học vấn
14
2
6,23
3,19
Thời gian cư trú
87
25
51,86
13,86
Nguồn: Số liệu tự khảo sát của tác giả, 10/2014
Tuổi chủ hộ: Tuổi chủ hộ tỉ lệ thuận với kinh nghiệm sản xuất của chủ
hộ. Thông thường, tuổi càng cao thì chủ hộ càng dày dặn kinh nghiệm và
ngược lại. Tuổi chủ hộ cũng phần nào thể hiện tình trạng sức khỏe và khả
năng lao động của chủ hộ. Trong 113 hộ, có 16 chủ hộ từ 70 - 87 tuổi, những
chủ hộ này không còn khả năng lao động và không góp phần vào hoạt động
tạo thu nhập của gia đình. Tuy nhiên chủ hộ đóng một vai trò quan trọng trong
việc truyền đạt lại kinh nghiệm sản xuất quý báu cho con cháu. Nhờ vào
những kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm đã giúp cho hộ giảm thiểu được
nhiều khoản chi phí và khai thác hiệu quả hơn nguồn lực sẵn có của gia đình,
từ đó góp phần nâng cao nguồn thu nhập của hộ. Ngoài ra, những nông hộ lớn
41
tuổi thường gặp nhiều thuận lợi trong việc trao đổi mua bán do được xem là có
uy tín cao.
Theo khảo sát của tác giả, số tuổi trung bình của chủ hộ hiện tại là 51,38
tuổi (cao nhất là 87 tuổi và thấp nhấp là 27 tuổi) với độ lệch chuẩn 13,73. Độ
tuổi trung bình này ở nông thôn vẫn còn được xem như là tuổi lao động chính
trong gia đình. Do tính chất của công việc nhà nông và đặc điểm của lao động
nông thôn.
Kinh nghiệm: Là số năm hoạt động trong nghề của chủ hộ. Số năm làm
nghề càng cao thì kinh nghiệm càng nhiều. Chủ hộ có nhiều kinh nghiệm
trong sản xuất có thể chủ động phòng ngừa thiên tai và dịch bệnh, giảm thiểu
được thiệt hại. Bên cạnh đó, kinh nghiệm dày dặn cũng giúp chủ hộ dự đoán
trước được mức cung ứng nông sản trên thị trường và mức giá dao động trong
những dịp đặc biệt như vào mùa, lễ, tết, ... Qua bảng 4.4 cho thấy kinh nghiệm
cao nhất của chủ hộ là 65 năm, thấp nhất là 6 năm, trung bình là 30 năm với
độ lệch chuẩn là 11,81. Thường thì trong gia đình, thành viên có độ tuổi từ 1416 tuổi đã ra đồng phụ giúp cha mẹ, nên số năm kinh nghiệm tại huyện khá
cao. Những hộ trồng lúa và nuôi heo thì số năm kinh nghiệm cao hơn những
hộ trồng hoa màu và nuôi tôm.
Học vấn: Trình độ học vấn của chủ hộ được thể hiện qua số năm đi học.
Học vấn cao giúp chủ hộ dễ dàng ứng phó với các thay đổi bất thường trong
quá trình sản xuất, đồng thời giải quyết nhanh nhạy hơn khi gặp rủi ro. Bên
cạnh đó, học vấn còn giúp chủ hộ tiếp cận với công nghệ và kỹ thuật. Thể hiện
mức độ nhận nhận thức của chủ hộ đối với những chính sách của nhà nước về
sản xuất nông nghiệp, thông tin thị trường. Như đã trình bày ở trên, số tuổi
trung bình của chủ hộ cao, sống ở nông thôn và đa số tuổi trẻ đều đi qua dưới
thời chiến tranh nên điều kiện học tập rất khó khăn. Vì vậy học vấn trung bình
của chủ hộ khá thấp, chỉ khoảng lớp 6 (6,23), học vấn cao nhất là cao đẳng và
thấp nhất là lớp 2.
Thời gian cư trú: là số năm hộ sinh sống tại địa phương. Trong 113
quan sát thì chỉ có 1 quan sát là từ nơi khác chuyển đến, nhưng thời gian cũng
khoảng hơn 20 năm, còn lại tất cả đều sinh sống tại địa phương ngay từ nhỏ.
Hiện trạng địa phương có người ở tỉnh khác đến sinh sống là rất ít gặp.Vì vậy
số năm trung bình sống tại địa phương (51,26 năm) gần bằng tuổi trung bình
của chủ hộ (51,38 năm). Hộ sống lâu nhất tại địa phương là 87 năm và ngắn
nhất là 25 năm.
Quan hệ xã hội: Từ ngàn xưa ông cha ta đã có câu “nhất cận thân, nhì
cận lân”, không chỉ trong lĩnh vực công nghiệp hay các lĩnh vực xã hội khác
42
mà trong sản xuất nông nghiệp câu nói này cũng phản ảnh đúng. Thật vậy, nhờ
vào những mối quen biết bên ngoài có thể giúp nông hộ tiếp cận thị trường và
học hỏi kinh nghiệm hiệu quả hơn, đó là tiêu chí đẩy thu nhập của hộ tăng cao.
Bảng 4.4: Các mối quan hệ của mẫu khảo sát
Mối quan hệ
Tần số (hộ)
Tỷ trọng (%)
Quen biết trung ương
1
0,88
Quen biết cán bộ xã
60
53,10
110
97,35
Quen biết cán bộ tín dụng
43
38,05
Quen biết thương lái
14
12,39
Quen biết cò lúa
18
15,93
Quen biết đại lý vật tư
65
57,52
Quen biết cán bộ địa phương
Nguồn: Số liệu tự khảo sát của tác giả, 10/2014
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy, có 1 hộ có người thân hoăc bạn bè làm
ở cơ quan nhà nước cấp trung ương, ứng với 0,88%, đa phần nông hộ có người
thân, bạn bè làm ở các tổ chức xã hội, đoàn thể địa phương, với 110 hộ tương
đương 97,35%. Tiếp đến, có 60 hộ có người thân, bạn bè làm ở cơ quan nhà
nước cấp xã, huyện, tỉnh đạt 53,10%. Số hộ có người thân, bạn bè làm ở các tổ
chức tín dụng (ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, quỹ tín dụng, …) là 43 hộ,
chiếm 38.05%.
Ngoài ra, mối quan hệ xã hội của hộ còn mở rộng tới các thương lái với
14 hộ có quen biết, tương ứng 12,39%. Mối quan hệ với cò lúa có 18 hộ,
chiếm 15,93%, cuối cùng mối quan hệ với các đại lý vật tư có 65 hộ tương
đương với 57,52%. Đa số các mối quan hệ xã hội của nông hộ tập trung ở các
tổ chức ở địa phương. Nguyên nhân là do cùng sống trong một xã với thời
gian cư trú dài nên hầu như mọi người đều quen và thân thuộc với cán bộ địa
phương. Một số hộ quen biết với cán bộ của cơ quan, ban ngành cấp huyện và
các tổ chức tín dụng là vì có chủ hộ hoặc người thân làm cán bộ cấp ấp, cấp
xã. Các mối quan hệ xã hội như một cầu nối giúp hộ học hỏi và tiếp cận thông
tin một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn. Đồng thời, mối quan hệ bảo đảm uy
tín cho nông hộ khi vay vốn hay mua chịu vật tư, vì vậy nó đem lại khá nhiều
thuận lợi trong quá trình canh tác của hộ.
Tài sản
Tài sản là một trong những tiêu chí đo lường mức độ giàu nghèo của
nông dân, được tích lũy theo thời gian và năng lực làm việc. Đồng thời, tài sản
43
gián tiếp thể hiện thu nhập và địa vị của người dân. Tác giả đã thống kê thông
tin tài sản của 113 quan sát như sau:
Bảng 4.5: Thông tin tài sản của mẫu khảo sát
Chỉ tiêu
Lớn
nhất
Đơn vị
Nhỏ
nhất
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Diện tích đất canh tác
1000m2
41
10
25,24
6,84
Diện tích đất thổ cư
1000m2
0,3
0,3
0,3
0
Tổng tài sản
triệu đồng
1.027
337
680,53
164,10
Nguồn: Số liệu tự khảo sát của tác giả, 10/2014.
Đối với nông hộ, diện tích đất canh tác vừa là tài sản, vừa là tư liệu sản
xuất cơ bản. Diện tích đất nhiều thì hộ có thể mở rộng quy mô sản xuất, đa
dạng các loại cây trồng và vật nuôi, giúp hộ nâng cao thu nhập. Đó cũng là
thuận lợi của hộ khi thế chấp vay tiền ở các tổ chức chính thức vì diện tích đất
rộng thì số tiền vay được nhiều hơn. Theo khảo sát, 100% hộ đã được cấp
chứng nhận quyền sử dụng đất. Hộ có diện tích đất canh tác nhiều nhất là
41.000 m2, ít nhất là 10.000 m2, trung bình mỗi hộ sở hữu 25.240 m2 đất nông
nghiệp. Do hiện nay nhà nước qui định diện tích đất thổ cư mỗi gia đình
không được vượt quá 300 m2, nên diện tích của nông dân tại huyện chỉ tầm
xấp xĩ 300 m2 . Đất thổ cư cũng là một nguồn tài sản có giá trị, có thể thế chấp
khi nông hộ cần vay tín dụng ở các tổ chức chính thức.
Mẫu khảo sát có 113 hộ nhưng chỉ có 54 căn nhà kiên cố, điều này cho
thấy rằng hiện trạng nhà ở của người dân trong huyện còn gặp nhiều hạn chế.
Theo khảo sát, càng xa trung tâm huyện thì càng có nhiều nhà kê cũ kỹ, không
đảm bảo an toàn khi có thiên tai xảy ra. Lý do là vì người dân không đủ khoản
chi cho việc cất nhà, một phần là vì một số nông dân cảm thấy khó khăn trong
việc vận chuyển vật liệu xây dựng đến nhà, và họ không dành sự quan tâm cao
cho việc trang hoàng nhà cửa. Tuy nhiên, lại có đến 100% các hộ có tài sản
trên 10 triệu đồng. Chiếm đa số là phương tiện vận chuyển như xuồng, võ lãi,
xe máy. Một số rất ít hộ có tài sản là máy cày, máy bơm nước, ... Do đặc điểm
của vùng sông nước, nên mỗi nhà đều phải có phương tiện đường thủy để đảm
bảo nhu cầu đi lại, sinh hoạt và sản xuất. Điều này giống như một sự cần thiết
quen thuộc trong đời sống người dân tại huyện. Hoạt động nông nghiệp của bà
con ở U Minh chủ yếu là theo truyền thống, hầu hết gia đình đều không có lò
sấy lúa, nhà xưởng, kho bãi, bà con tận dụng khoảng sân trước nhà làm sân
phơi lúa, nên các tài sản hiện đại tại huyện đều rất hiếm. Đa số các hộ đều có
tivi, radio, ... phục vụ đời sống tinh thần và góp phần nâng cao khả năng tiếp
44
cận xã hội bên ngoài. Mặc dù, giá trị tài sản này không cao nhưng cũng phần
nào cho thấy sự gia tăng trong thu nhập của nông dân trong giai đoạn gần đây.
Trong năm 2013, không có hộ nào gửi tiền ngân hàng. Thực trạng huy
động vốn tại huyện chủ yếu được xúc tiến ở các hộ kinh doanh lớn, gần chợ và
khu công nghệp Khánh An. Chơi hụi vốn được xem là một hình thức tiết kiệm
phổ biến của bà con nông dân, đặc biệt ở U Minh số lượng người dân chơi hụi
khá đông, trong 113 quan sát có 44 quan sát (chiếm 38,94%) trả lời có chơi
hụi, chủ yếu các chân hụi dao động từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng. Tuy nhiên,
chơi hụi chủ yếu được tiến hành dựa trên niềm tin của bà con với chủ hụi và
hầu hết giao dịch chỉ được thỏa thuận miệng nên khi rủi ro xảy ra chính quyền
địa phương rất khó để can thiệp. Vì vậy, địa phương hạn chế hình thức chơi
hụi và khuyến cáo bà con không nên tham gia. Trong quá trình phỏng vấn, các
hộ khá thận trọng khi chia sẻ về vấn đề này.
Tiện nghi gia đình: Trong thời buổi công nghệ thông tin đang phát triển
mạnh trên khắp cả nước, thì việc gia đình tiếp cận với các thiết bị này thể hiện
trình độ dân trí được nâng cao, đảm bảo một đời sống tinh thần được phong
phú hơn. Theo kết quả khảo sát 113 hộ của tác giả thì có 69 hộ ( tương ứng
61,06%) sử dụng điện thoại cố định, 12 hộ sử dụng mạng internet (tương ứng
10,62%), 113 hộ (tương ứng 100%) đều sử dụng điện thoại di động và hệ
thống điện công cộng, tuy nhiên không có hộ nào sử dụng hệ thống nước máy.
Lý do là địa bàn khảo sát ở những xã vùng sâu, hệ thống nước máy chỉ có ở
những khu vực gần trung tâm thị trấn. Số hộ sử dụng internet đa số tập trung ở
các tuyến đường gần khu công nghiệp, còn một số tuyến khác đường dây nối
mạng chưa về tới. Mạng lưới điện ở huyện rất được xem trọng, chính vì thế
mà trong những năm gần đây chính quyền các cấp luôn thúc đẩy để hệ thống
điện đến được với tất cả bà con. Đây là một nhân tố quan trọng góp phần phát
triển kinh tế địa phương cũng như nâng cao mức sống cho bà con.
Tập huấn: Như đã trình bày ở phần cơ sở lý thuyết, chính quyền địa
phương rất quan tâm đến việc tập huấn của nông hộ. Vì vậy, ủy ban xã thường
tự tổ chức hoặc phối hợp với trung tâm giống cây trồng tổ chức các buổi tập
huấn, hội thảo đầu bờ hoặc tham quan và mời nông dân tham gia. Tuy nhiên,
để đạt được kết quả như mong muốn thì cần phải có sự hợp tác từ phía nông
hộ. Trên thực tế, có số ít người tiếp cận được với các buổi tập huấn, bởi do họ
không có thời gian rảnh và thông tin bị hạn chế. Theo khảo sát, có 69/113 chủ
hộ tham gia các buổi tập huấn, chiếm 61,06% số quan sát. Việc tham gia tập
huấn giúp hộ hiểu rõ hơn về kỹ thuật nuôi trồng, các loại giống mới và cách sử
dụng hiệu quả vật tư nông nghiệp, từ đó cải thiện kết quả sản xuất.
45
Lao động
Theo mẫu khảo sát thì số khẩu trung bình của một hộ là 4,99 người. Hộ
có số khẩu nhiều nhất là 8, những hộ này thường từ 2-3 thế hệ chung sống. Hộ
có số khẩu ít nhất là 2, đa phần những hộ này là các cặp vợ chồng trẻ, được gia
đình cho đất ở riêng. Mức thu nhập của hộ phụ thuộc vào số lao động trong
một gia đình. Độ tuổi lao động nhà nước quy định là từ 15-60 tuổi đối với nam
và từ 15-55 tuổi đối với nữ. Tuy nhiên, đối với những hộ chỉ có 2 hoặc 3 thành
viên thì bắt buộc họ phải lao động đến khi nào còn có thể. Ở vùng nông thôn,
số tuổi lao động có thể tăng lên đến 65 hoặc 70, tùy thuộc vào khả năng và sức
khỏe của lao động. Trong 113 quan sát của mẫu khảo sát thì số lao động cao
nhất của hộ là 5 thành viên, ít nhất là 2 thành viên, số lao động trung bình là
3,11 lao động/hộ với độ lệch chuẩn 0,86.
Bảng 4.6: Tình hình lao động của mẫu khảo sát
Lớn nhất
Nhỏ nhất
Trung bình
Độ lệch
chuẩn
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Số nhân khẩu
Người
8
2
4,99
1,36
Số lao động
Người
5
2
3,11
0,86
Nguồn: Số liệu tự khảo sát của tác giả, 10/2014
Số nhân khẩu trung bình của hộ là 4,99, số lao động trung bình của hộ là
3,11. Con số chênh lệch 1,88 người/hộ (tương đương 212 người trong 113 hộ)
chính là số người phụ thuộc trong hộ. Người phụ thuộc là người không có khả
năng lao động hoặc không có cơ hội lao động tạo thu nhập. Có ba loại phụ
thuộc: phụ thuộc trẻ em (trẻ em dưới 15 tuổi chưa đủ khả năng lao động), phụ
thuộc người già (người ngoài độ tuổi lao động và không còn khả năng lao
động) và phụ thuộc khác.
Bảng 4.7: Số người phụ thuộc trong gia đình
Số người phụ thuộc
Tần số (người)
Tỷ trọng (%)
0
6
5,31
1
27
23,89
2
56
49,56
3
23
20,35
4
1
0,88
113
100,00
Tổng
Nguồn: Số liệu tự khảo sát, 10/2014
Bảng 4.7 cho thấy, có 1 hộ có số người phụ thuộc là 4, chiếm 0,88%. Đây
cũng là số người phụ thuộc cao nhất trong mẫu khảo sát. Số hộ có 1, 2 và 3
46
người phụ thuộc lần lượt là 27, 56 và 23 hộ. Có 6 hộ, tương đương 5,31%,
không có người phụ thuộc hay nói cách khác tất cả các thành viên đều có khả
năng lao động. Nhìn chung, số người phụ thuộc trung bình mỗi hộ gần bằng 2
nên số lượng người phụ thuộc ảnh hưởng tương đối đến thu nhập của hộ.
4.1.3 Các yếu tố tác động đến tình hình sản xuất nông nghiệp của hộ
4.1.3.1 Các nguồn thông tin được hỗ trợ
Không chỉ trong kinh tế hay công nghiệp - dịch vụ, ngay cả đối với nông
nghiệp thì thông tin cũng đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, do học vấn
và trình độ thấp nên đa phần nông hộ tiếp cận thông tin một cách thụ động, tức
chỉ có thông tin qua các nguồn hỗ trợ. Qua quá trình khảo sát 113 hộ nông
dân, tác giả đã thống kê các số hộ được hỗ trợ như sau:
Bảng 4.8: Các nguồn thông tin được hỗ trợ của nông hộ
Nguồn thông tin
Tần số (hộ)
Tỷ trọng (%)
Kiến thức chọn giống
69
61,06
Kỹ thuật trồng lúa
68
60,18
Thông tin về giá lúa
0
0
Thông tin về giá vật tư
0
0
51
45,13
0
0
Thông tin tín dụng
Khác
Nguồn: Số liệu tự khảo sát của tác giả, 10/2014
Theo kết quả từ bảng 4.8, trong tổng số 113 hộ có 61,06% (69 hộ) được
hỗ trợ kiến thức chọn giống, sử dụng phân bón, nông dược. Có 60,18% (68
hộ) được hổ trợ kỹ thuật trồng lúa, thông thường nguồn hỗ trợ này đến với
nông dân qua các cuộc tập huấn, hội thảo, tham quan, … của hội khuyến nông
xã hoặc phòng nông nghiệp huyện. Còn thông tin về các nguồn tín dụng thì có
45,13% (51 hộ) được hổ trợ, chủ yếu là các cán bộ ở ấp phát động các nguồn
vay bán chính thức đến bà con. Nhưng số lượt nông hộ nhận được thông tin
này còn hạn chế, do khoảng cách địa lý và quan hệ quen biết của nông hộ với
cán bộ tín dụng chưa được rộng khắp.
Thông tin thị trường đầu ra cho các mặt hàng nông sản và giá vật tư nông
nghiệp hầu như không được hỗ trợ. Người dân không nắm được giá nông sản
do chính phủ niêm yết và thực trạng xuất nhập khẩu lúa gạo của chính phủ. Đa
phần người dân tự tìm hiểu thông tin thị trường trên ti vi, báo, đài, bạn bè, …
hoặc được hỗ trợ bởi thương lái, nhưng cũng chỉ được cung cấp và so sánh giá
cả của 2 hoặc 3 thương lái để quyết định bán nông sản. Vật tư nông nghiệp
47
thường thì người nông dân biết đến qua các bản tin thị trường hoặc đến ngay
cửa hàng để dọa giá, đây là tiêu thức ít được quan tâm và hỗ trợ nhất tại
huyện. Người nông dân phải tự mình thu thập thông tin và quyết định.
4.1.3.2 Những khó khăn nông hộ thường gặp
Nông nghiệp là một trong những ngành nghề chịu tác động mạnh bởi các
yếu tố khách quan. Trong quá trình canh tác hằng năm, nông hộ phải đối mặt
với hàng loạt những rủi ro như: thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, giá sản phẩm không
ổn định, … Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập của hộ.
Bảng 4.9: Những rủi ro nông hộ thường gặp
Rủi ro
Tần số
Tỷ trọng (%)
Thiên tai
22
19,47
Mất mùa, dịch bệnh
53
46,90
8
7,08
23
20,35
7
6,19
113
100,00
Thành viên gia đình ốm đau
Giá sản phẩm thấp và không ổn định
Mua nhầm vật tư kém chất lượng
Tổng cộng
Nguồn: Số liệu tự khảo sát của tác giả, 10/2014
Huyện U Minh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, khí hậu gió
mùa ôn hòa nên thuận tiện cho các loài sâu bệnh phát triển trên cây trồng. Vì
thế nên kết quả điều tra 113 hộ có đến 53 hộ (46,90%) cho rằng rủi ro lớn nhất
là dịch bệnh. Trong vài năm gần đây, cứ đến mùa xuống giống bà con trong
huyện phải đối mặt với tình trạng sâu rầy, sâu cuốn lá, sâu đục thân trên cây
lúa. Ngoài ra nông dân còn gặp phải nhiều loại bênh trên thân lúa như bệnh
lùn xoắn lá, bệnh đạo ôn, bệnh vàng lá đốm, ... Theo một số nông dân cho biết
các loài sâu bệnh này lây lan rất nhanh, mỗi mùa gây thiệt hại đến vài chục
héc ta lúa trên diện rộng, mức độ thiệt hại từ 50-70%. Đây cũng là nỗi lo lắng
lớn nhất của bà con khi sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, tình hình chăn
nuôi cũng gặp không ít khó khăn khi dịch heo tai xanh, cúm gia cầm H5N1 đe
dọa. Năm 2014, huyện đã phát hiện 3 ổ cúm H5N1, thiêu hủy hơn 800 gia
cầm. Dù đã được địa phương hỗ trợ một phần chi phí nhưng mức thiệt hại
người dân phải chịu vẫn rất lớn. Một số xã canh tác vụ lúa - vụ tôm còn gặp
phải dịch bệnh đối với tôm. Chủ yếu là các bệnh đỏ thân, da thiết, đốm trắng
do chịu ảnh hưởng của triều cường và lượng mưa hàng năm. Chi phí thiệt hại
trên những đồng nuôi tôm là nặng nề nhất, do bà con thường nuôi với số lượng
lớn, dịch bệnh dễ lan rộng. Cho nên có những vụ bà con mất trắng tay. Thêm
48
vào đó, người nuôi tôm ở huyện không nhận được sự hỗ trợ nào từ phía Nhà
nước để bù đắp rủi ro thiệt hại.
Do không được tập huấn nhiều về những thông tin thị trường đầu ra như
giá cả, lượng cung và nhu cầu của khách hàng nên nông hộ thường xuyên phải
bán nông sản với giá thấp. Chính vì thế giá sản phẩm thấp và không ổn định là
rủi ro mà nhiều hộ gặp: 23 hộ tương đương 53,57%. Hiện nay, nhiều nông hộ
thường bán lúa ướt tại đồng ngay sau thu hoạch thay vì lúa khô như truyền
thống. Lý do là vì chi phí vận chuyển, sấy khô và bảo quản ngày càng cao.
Nắm bắt được xu hướng này, thương lái càng có điều kiện ép giá. Nhưng nông
dân vẫn phải bán vì theo quy luật giá cả thị trường, càng về cuối thời điểm giá
sẽ càng thấp. Nếu như nông dân không bán vụ này thì phải tốn thời gian phơi
khô và bảo quản đến mùa sau. Khi đó lại dôi ra thêm một khoản chi phí bảo
quản nông sản suốt một vụ, thường chi phí này lại cao hơn cả thiệt hại bán lúa
với giá thấp. Vì vậy mà giá cả không ổn định và tình trạng ép giá là nỗi lo to
lớn đối với nhiều bà con, nhất là bà con ở cách xa trung tâm xã, huyện.
Như tác giả đã đề cập ở trên, huyện U Minh chịu ảnh hưởng của khí hậu
gió mùa, lại thêm giáp biển nên mỗi năm luôn có nguy cơ đón nhiều cơn bão.
Vào mùa mưa, lượng mưa tại huyện thường lớn và kéo dài. Đến mùa khô, thì
thời tiết lại hanh khô, nắng hạn và độ ẩm cao. Gây rất nhiều trở ngại trong quá
trình sản xuất và bảo quản nông nghiệp. Theo kết quả điều tra, 100% nông hộ
đều cho rằng thời tiết, khí hậu ảnh hưởng đến kết quả sản xuất. Tuy nhiên, có
22 nông hộ (19,47%) cho rằng thiên tai là rủi ro lớn nhất mà họ gặp phải. Đặc
biệt là trong những năm gần đây, khí hậu thay đổi bất thường, có những hiện
tượng thời tiết bà con không thể đoán trước được. Chính vì vậy mà quá trình
canh tác gặp nhiều bất trắc, nếu lượng mưa nhiều thì giải pháp dùng máy bơm
nước là lựa chọn của hầu hết bà con, tuy nhiên giải pháp này tốn rất nhiều chi
phí. Còn vào những năm hạn hán, thì việc cánh đồng bị thất thu là điều tất yếu
mà nông dân phải chịu. Nghề nông vốn đã cực nhọc, lại bị phụ thuộc nhiều
vào yếu tố khách quan nhưng đa số bà con lại không nhận được sự hỗ trợ từ
địa phương. Đây là một bất cập lớn của nông nghiệp huyện U Minh.
Trong 113 hộ được phỏng vấn, có 8 hộ cho biết thành viên gia đình bị
ốm đau là khó khăn lớn nhất đối với họ. Bởi lẽ, thu nhập của gia đình phụ
thuộc vào số lượng lao động, nếu như lao động chính không may gặp phải
bệnh tật, hay sức khỏe không tốt thì có thể không kịp tiến độ gieo trồng hay
thu hoạch, từ đó mà hiệu quả sản xuất bị giảm xuống. Nếu như gia đình có số
lượng thành viên ít thì vấn đề này lại càng gây trở ngại đối với họ.
49
Ngoài những rủi ro đã kể ở trên, nông dân còn hay gặp phải rủi ro là mua
nhầm vật tư kém chất lượng. Theo khảo sát của tác giả thì có 7/113 hộ lựa
chọn đây là rủi ro mà họ gặp nhiều nhất trong vài năm gần đây. Tục ngữ dân
gian có câu “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” cho thấy tầm quan trọng
của phân bón đã được ông cha ta đúc kết từ rất lâu. Mỗi khi vào mùa, nông
dân thường đến cửa hàng lựa chọn từng loại phân bón thích hợp cho từng loại
giống và đặc thù của đất. Thế nhưng, khi đến lúc bón phân thì nông dân mới
phát hiện loại phân đang bón không phải là loại như đã in trên bao bì. Có
nhiều hộ lại gặp phải trường hợp mua nhầm phải vật tư đã quá hạn sử dụng.
Đây là những rủi ro cả người bán vật tư và người mua đều không muốn,
nhưng chi phí thiệt hại người gánh chịu chính là nông dân. Thêm vào đó, việc
bón phải loại phân kém chất lượng làm ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch,
thậm chí là sức khỏe người sử dụng.
4.1.3.3 Hoạt động tín dụng của nông hộ
Tín dụng đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động nông nghiệp của
nông hộ. Không chỉ giải quyết khó khăn cho nông hộ khi thiếu vốn sản xuất
mà còn thúc đẩy quá trình canh tác của hộ với quy mô lớn hơn, tạo điều kiện
tối đa cho hộ làm ăn, nâng cao thu nhập. Tại huyện U Minh có 2 ngân hàng
(Ngân hàng NN&PTNT và CSXH) đều đặt ở thị trấn cách trung tâm các xã
trung bình khoảng 13 km. Trong năm 2013, tình hình vay vốn của bà con diễn
ra khá mạnh mẽ, do huyện đang thực hiện chỉ tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp – dịch vụ, người dân ngày càng có nhu cầu phát triển
sản xuất với mong muốn tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Bảng 4.10: Số tổ chức tín dụng nông hộ tham gia giao dịch năm 2013
Nguồn vốn vay
Tần số (hộ)
Tỷ trọng (%)
83
73,45
Quỹ tín dụng
0
0,00
Người cho vay tính lãi
0
0,00
Mua chịu vật tư
97
85,84
Các tổ chức đoàn thể
30
26,55
Ngân hàng
Chính thức
Phi chính thức
Bán chính thức
Nguồn: Số liệu tự khảo sát của tác giả, 10/2014
Qua bảng số liệu ta thấy rằng số hộ vay từ nguồn chính thức khá cao, có
đến 83 hộ (73,45%). Đây là nguồn vay phổ biến nhất và phù hợp với nhiều đối
tượng. Nguồn bán chính thức, chủ yếu từ các tổ chức đoàn thể địa phương có
30 hộ (26,55) tham gia vay vốn. Còn đối vơi nguồn phi chính thức từ người
cho vay tính lãi thì không có hộ nào vay, lý do vì lãi suất cao và bị phụ thuộc
50
vào chủ nợ quá nhiều. Tuy nhiên hầu hết số hộ đều có mua chịu vật tư, vì nhu
cầu hoạt động nông nghiệp ở huyện là rất lớn, nhưng khảo sát của tác giả thì
hầu như tất cả hộ đều không nghĩ rằng mua chịu vật tư là hình thức vay phi
chính thức.
Các hộ đi vay thường sai hẹn trả nợ (chiếm 92,04%), lý do là vì quá trình
sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều rủi ro, nông dân không tranh thủ đủ số tiền
cho khoản trả nợ, đa số nông dân vay ở ngân hàng thì xin tiếp tục đáo hạn.
Bảng 4.11: Nguồn vay hộ ưu tiên khi có nhu cầu
Hình thức
Tần số (hộ)
Tỷ trọng (%)
Chính thức
55
48,67
Bán chính thức
57
50,44
Phi chính thức
1
0,88
113
100,00
Tổng cộng
Nguồn: Số liệu tự khảo sát của tác giả, 10/2014
Mặc dù số lượng nông hộ mua chịu vật tư nông nghiệp khá nhiều (97 hộ,
tức 85,84%) nhưng chỉ có 0,88% hộ trả lời ưu tiên vay từ nguồn vốn phi chính
thức khi có nhu cầu. Nguyên nhân là do nông hộ nghĩ rằng mua chịu vật tư đó
là phương pháp mua gối đầu trả chậm sau khi vụ mùa kết thúc (trung bình là 4
tháng). Người dân vẫn định nghĩa vay vốn là phải đóng lãi nhưng mua chịu vật
tư nông nghiệp lại không tốn lãi mà chỉ phải mua vật tư với giá cao hơn. Họ
chỉ thấy rằng khi mua chịu, thời gian tiến hành nhanh chóng, tiền được trả sau
khi thu hoạch xong, mà quên mất khoản chênh lệch về giá thực chất là lãi,
thậm chí mức lãi này còn khá cao. Đặc biệt, đối với những hộ không quen biết
với chủ đại lý vật tư thì mức lãi có thể cao gấp 2 lần so với hộ có quen biết. Có
50,44% số hộ ưu tiên chọn các tổ chức tín dụng bán chính thức là nguồn vay
khi có nhu cầu. Lý do là vì thủ tục đơn giản, lãi suất và chi phí vay thấp,
không cần phải thế chấp, cán bộ tín dụng ở địa phương thân thiện và dễ gần
gũi hơn.
Còn đối với các tổ chức tín dụng chính thức, mặc dù có uy tín lâu năm
nhưng chỉ có 55 hộ (48,67%) ưu tiên nguồn vay này, do khoảng cách từ nhà
nông hộ đến ngân hàng là khá xa, trung bình khoảng 13 km tính từ trung tâm
các xã. Điều này làm mất thời gian và tốn chi phí của nhiều hộ. Bên cạnh đó,
thủ tục vay tại ngân hàng huyện U Minh còn khá rườm rà, phải chờ đợi lâu, từ
đó gây tâm lý không thoải mái cho người vay.
51
4.1.4 Tình hình tiếp cận giao thông và thị trường của nông hộ
Giao thông huyện U Minh đang ngày một hoàn thiện, 89/113 số hộ trên
địa bàn khảo sát có đường bê tông và nhựa đi qua (chiều rộng mặt đường từ
1,2-1,5m), rất thuận lợi cho sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên, có tuyến
đường từ xã Nguyễn Phích đến Thị trấn U Minh đang trong tình trạng hư
hỏng. Khoảng cách trung bình từ nhà đên tỉnh lộ Cà Mau là 36,76 km, có hộ ở
xa tỉnh lộ tới 57 km. Việc vận chuyển lúa gạo được thực hiện chủ yếu bằng
đường thủy, vì vậy bề rộng của sông ngòi, kênh rạch ở huyện được tính toán
sao cho ghe tàu trọng tải lớn có thể di chuyển dễ dàng. Trung bình khoảng
cách từ nhà đến trung tâm huyện, tức thị trấn U Minh của hộ là 15,83 km.
Khoảng cách này tương đối xa cho nông hộ khi có nhu cầu phải vào thị trấn,
làm tốn thời gian và chi phí cho hộ. Đa số bà con buôn bán nông sản tại nhà,
nên chi phí vận chuyển nông sản phần nào được tiết kiệm.
Trong mẫu khảo sát, chỉ có vài hộ mua vật tư ở những cửa hàng gần nhà,
còn lại hầu hết nông hộ đều mua tại các cửa hàng chợ huyện. Bởi lẽ, các cửa
hàng vật tư ở chợ huyện đã có từ lâu đời, uy tín và chất lượng cao. Ngoài ra,
cửa hàng vật tư tại huyện đều kinh doanh với quy mô lớn, nông hộ vào đó có
thể thoải mái chọn lựa phân bón, nông dược và được tư vấn miễn phí từ người
có kinh nghiệm. Do đó, nhiều hộ sẵn sàng đánh đổi khoảng cách di chuyển
hơn 10 km để đến chợ huyện mua vật tư. Trên địa bàn huyện hiện có 2 ngân
hàng (NN&PTNT và CSXH). Khoảng cách trung bình từ nhà đến tổ chức tín
dụng gần nhất của mẫu khảo sát là 12,72 km, hộ gần nhất chỉ cách 2 km và hộ
xa nhất cách 18 km với độ lệch chuẩn 3,57.
Bảng 4.12: Khoảng cách giao thông và thị trường của hộ
Đvt: km
Chỉ tiêu
Lớn nhất
Nhỏ nhất
Trung bình
Độ lệch chuẩn
Khoảng cách từ nhà đến
giao thông thủy
5,0
0,0
2,03
1,72
Khoảng cách từ nhà hộ
đến tỉnh lộ
57,0
13
36,76
15,76
Khoảng cách từ nhà đến
trung tâm huyện
26,0
1,0
15,83
6,99
Khoảng cách từ nhà đến
đại lý vật tư
13,0
1,0
4,24
3,14
Nguồn: Số liệu tự khảo sát của tác giả, 10/2014
Nhìn chung tình hình giao thông tại địa bàn khảo sát khá phát triển.Tuy
nhiên, nhiều khu vực vẫn còn đường đất, đường đê do nông hộ tự đắp, điều
52
này gây khó khăn cho một số hộ trong việc đi lại cũng như tốn thêm chi phí và
thời gian.Về khả năng tiếp cận giao thông, tiếp cận thị trường của nông hộ thì
còn nhiều bất cập, do khoảng cách trung bình từ nhà đến các trục đường giao
thông chính và đến thị trường khá xa, nhất là đối với tỉnh lộ. Thực trạng trên
làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ khi thu hoạch nông sản, vì tốn thêm
khoản chi phí dôi ra do khoảng cách giao thông mang lại. Ngoài ra, khoảng
cách xa còn làm thông tin thị trường bị hạn chế, khiến nhiều hộ rơi vào thế bị
động khi trao đổi giá cả với thương lái.
4.1.5 Thu nhập của nông hộ
Thu nhập của nông hộ huyện U Minh trong một vài năm gần đây có sự
chuyển biến tích cực. Trung bình thu nhập của 113 hộ quan sát năm 2013 là
220,23 triệu đồng, giá trị cao nhất là 477,5 triệu đồng, thấp nhất là 84,5 triệu
đồng với độ lệch chuẩn là 68,91. Nhìn chung mức thu nhập này tương đối cao
so với huyện thuộc vùng sâu vùng xa như U Minh. Lý do là vì năm 2013 có
nhiều thương lái ở các tỉnh xa xuống huyện thu mua lúa, họ cạnh tranh với các
thương lái trong tỉnh nên mua lúa của nông hộ với giá cao. Bên cạnh đó, trong
năm qua một số hộ trong huyện đã gieo trồng giống lúa cao sản nên đạt năng
suất khá cao, theo khảo sát, có 15/113 hộ trồng các loại giống cao sản. Ngoài
ra, các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp của nông hộ đang dần được mở
rộng, đặc biệt là gia đình có thành viên lao động tại các khu chế xuất thủy sản,
khu công nghiệp, thường là các thành viên này có mức lương cao và ổn định,
nên góp phần tăng thu nhập.
Bảng 4.13: Các hoạt động tạo thu nhập của hộ năm 2013
Hoạt động tạo thu nhập
Số tiền (triệu đồng)
Trồng lúa
Tỷ trọng (%)
6.393,4
26,0
469
1,9
Chăn nuôi gia súc
1.570
6,4
Nuôi tôm
7.345
29,0
Nuôi thủy sản khác
821
3,2
Làm mướn
824
3,3
Buôn bán, dịch vụ
2.348
9,4
Công nhân, viên chức
4.498
18,0
Thu nhập từ cho thuê đất
111
0,5
Du lịch nông thôn
570
2,3
24.949,4
100,00
Trồng trọt khác
Tổng
Nguồn: Số liệu tự khảo sát của tác giả, 10/2014
53
Năm 2013, số hoạt động tạo thu nhập của nông hộ trên địa bàn khảo sát
khá đa dạng nhưng trồng lúa và nuôi tôm là hai hoạt động tạo thu nhập chính.
Tổng cộng có 76 trong tổng số 113 hộ tham gia nuôi tôm với số tiền là 7.345
triệu đồng, chiếm 29% tổng thu nhập. Tuy nhiên mô hình vụ lúa - vụ tôm chỉ
mới phát triển trong vài năm trở lại đây, nhưng lại góp phần tích cực trong
việc làm tăng thu nhập cho hộ. Còn hoạt động trồng lúa thì 100% hộ đều tham
gia, chiếm 26% tổng thu nhập với 6.393,4 triệu đồng. Trồng lúa như một nghề
truyền thống, không thể thiếu trong hoạt động nông nghiệp tại vùng khảo sát.
Vậy nên mặc dù giá và sản lượng lúa không ổn định nhưng nông hộ vẫn gắn
bó với nghề này. Bên cạnh đó, có một số hộ nuôi trồng các loại thủy sản nước
lợ và nước ngọt, chiếm 3,2% tổng thu nhập của hộ. Tuy rằng có ít hộ tham gia
nhưng đóng góp tương đối lớn vào thu nhập của hộ, vì giá cả của những loại
thủy sản này trên thị trường khá cao.
Lương từ công nhân, viên chức là nguồn đem lại thu nhập cao cho nông
hộ chỉ sau trồng lúa và nuôi tôm. Chỉ có 65/113 hộ tham gia nhưng lại đóng
góp đến 18% trong tổng thu nhập với số tiền khoảng 4.498 triệu đồng. Chủ
yếu là nguồn thu từ lương công chức của các thành viên làm việc tại xã,
huyện. Ngoài ra, còn có khá nhiều thành viên trong hộ làm công nhân tại khu
công nghiệp Khánh An và các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong tỉnh,vì
mức lương của các khu công nghiệp ở đấy cao và ổn định. Mặt khác, việc thu
nhập từ hoạt động công nhân viên chức chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập
cũng cho thấy trình độ lao động tại địa phương đang được cải thiện và nâng
cao.
Năm 2013, dịch cúm gia cầm bùng phát đã làm giảm mạnh số lượng gia
cầm trên địa bàn khảo sát. Chi phí tăng cao, giá bán thấp, dịch bệnh lan rộng
đã ảnh hưởng mạnh đến thu nhập nông hộ, nhưng vì chăn nuôi gia súc (heo)
và gia cầm (gà, vịt) là một trong những hoạt động tạo thu nhập lâu đời và
tương đối thích hợp với nhiều gia đình nên người dân vẫn bám trụ. Vì vậy
chăn nuôi vẫn là nguồn thu nhập cao với 1.570 triệu đồng, chiếm 6,4%. Bên
cạnh đó, kinh tế hộ gia đình còn được phong phú với các hình thức trồng hoa
màu, cây ăn quả hàng năm, nhưng số lượng và diện tích chiếm rất ít, chủ yếu
tiêu thụ trong các ấp và xã nên chỉ có 1,9% tổng thu nhập của hộ. Tuy nhiên,
theo kết quả khảo sát, ở xã Nguyễn Phích có một vài hộ hộ trồng cây ăn quả
theo hình thức vườn cây sinh thái, có thể thu hoạch theo mùa vào mỗi năm.
Đặc biệt huyện U Minh nổi tiếng với đặc sản dâu Cái Tàu, đây là một đặc
điểm để kinh doanh loại hình du lịch nông thôn, mang lại thu nhập cao cho hộ.
Thường là các chủ vườn sẽ mở cửa đón khách từ mùa hè, khoảng tháng 5 đến
tháng 8 hằng năm. Đây là thời điểm thích hợp cho nhiều gia đình, bạn trẻ đến
54
thư giãn và thưởng thức vị ngon của trái dâu. Theo các chủ vườn cho biết, thì
vườn không chỉ phục vụ khách địa phương, mà còn cả khách ở những tỉnh
khác đến tham quan, nên mặc dù số vườn ít nhưng khoản đóng góp vào tổng
thu nhập chiếm 2,3%, tương đương 600 triệu đồng.
Bên cạnh đó, các hoạt động phi nông nghiệp đóng góp ngày càng nhiều
vào tổng mức thu nhập. Dẫn đầu là hoạt động buôn bán, dịch vụ với 56/113 hộ
tham gia, đạt 2.348 triệu đồng và chiếm 9,4%. Các hoạt động dịch vụ thì khá
đa dạng như bán hàng tiêu dùng, sửa xe, hớt tóc, dịch vụ ăn uống, bán nông
sản tại nhà, kết hợp với dịch vụ du lịch nông thôn. Các loại hình buôn bán,
dịch vụ đặc biệt phát triển ở các hộ gần khu công nghiệp Khánh An và tỉnh lộ
Cà Mau. Hoạt động làm mướn có 12 hộ tham gia, chủ yếu là nghề làm hồ với
đóng góp 3,3% tổng thu nhập; cho thuê đất có một hộ tham gia với tỷ trọng là
0,5%.
Nhìn chung thu nhập của đa số nông hộ huyện U Minh ngày càng được
cải thiện. Tuy nhiên, vẫn còn những hộ có thu nhập thấp, các hộ này rơi vào
những hộ có diện tích đất canh tác thấp, không được hỗ trợ các kiến thức nuôi
trồng, nguồn vay tín dụng , … Chính vì vậy, những hộ này cần sự giúp đỡ từ
phía chính quyền địa phương, cơ quan ban ngành các cấp để vươn lên thoát
nghèo và nâng cao nguồn thu nhập gia đình.
4.2 PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA GIAO THÔNG VÀ THỊ TRƯỜNG
ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ
4.2.1 Kết quả mô hình hồi qui
Như đã trình bày trong cơ sở lý luận ở chương 2, đề tài sử dụng mô hình
hồi quy tuyến tính theo phương pháp bình quân bé nhất (OLS – Ordinary
Least Square) để phân tích sự ảnh hưởng của giao thông, thị trường và các
nhân tố khác đến thu nhập của nông hộ huyện U Minh. Mô hình nghiên cứu
được xây dựng như sau:
THUNHAP = β0 + β1KCGIAOTHONG + β2KCTHITRUONG + β3
DIENTICH + +β4HOCVAN + β5TAPHUAN + β6TUOICHUHO + β7QHXH +
+β8SOLAODONG + e
Biến phụ thuộc của mô hình là thu nhập của nông hộ (THUNHAP) và 8
biến độc lập là: khoảng cách giao thông (KCGIAOTHONG), khoảng cách thị
trường (KCTHITRUONG), diện tích đất canh tác (DIENTICH), trình độ học
vấn của chủ hộ (HOCVAN), mức độ tập huấn của chủ hộ (TAPHUAN), số tuổi
của chủ hộ (TUOICHUHO), các mối môi hệ xã hội (QHXH) và số lao động
trong hộ (SOLAODONG).
55
Số liệu và thông tin sau khi phỏng vấn 113 hộ được phân tích bằng phần
mềm Stata 11.0. Trước khi ước lượng, tác giả đã tiến hành kiểm định phương
sai sai số thay đổi, tự tương quan và đa cộng tuyến giữa các biến độc lập được
đưa vào mô hình. Kết quả kiểm định cho thấy mô hình vi phạm hiện tượng
phương sai sai số thay đổi. Tác giả đã khắc phục hiện tượng trên bằng hồi quy
Robust, thông qua kết quả sau khi khắc phục phương sai sai số thay đổi, mô
hình đã không còn vi phạm bất cứ hiện tượng nào, chứng tỏ rằng mô hình có ý
nghĩa thực tiễn cao.
Bảng 4.14: Kết quả mô hình hồi quy
Biến phụ thuộc: THUNHAP
Tên biến
Hệ số β
Giá trị P_value
KCGT
-1,508
0,000**
KCTT
3,531
0,007**
DTDATNN
4,727
0,000**
HOCVAN
-0,979
0,575
TAPHUAN
32,082
0,001**
TUOICHUHO
-0,609
0,130
QHXH
15,647
0,076***
SOLAODONG
26,472
0,000**
Hằng số
68,656
0,075
Số quan sát
113
Prob>F
0,0000
R2
0,6843
Nguồn: Tính toán từ số liệu tự khảo sát, 10/2014
Ghi chú: (**): có ý nghĩa ở mức 1%, (***): có ý nghĩa ở mức 10%
4.2.2 Phân tích mô hình ảnh hưởng của giao thông và thị trường đến
thu nhập nông hộ
Theo kết quả ở bảng 4.14 ta thấy rằng, giá trị Prob > F =0,0000 nhỏ hơn
rất nhiều so với mức ý nghĩa 1%. Điều đó cho thấy mô hình có ý nghĩa thống
kê, phù hợp với dữ liệu khảo sát và đủ độ tin cậy để suy rộng cho tổng thể. Hệ
số R2 = 0,6843 có nghĩa là 68,43% sự thay đổi trong thu nhập của nông hộ
được giải thích bởi sự tác động của các biến độc lập. Còn lại 30,57% sự thay
đổi trong thu nhập của nông hộ được giải thích bởi các yếu tố khác không có
mặt trong mô hình (e).
56
Theo kết quả phân tích mô hình hồi quy OLS, thu nhập của nông hộ
huyện U Minh, tỉnh Cà Mau chịu ảnh hưởng của 6 biến độc lập: khoảng cách
giao thông (KCGIAOTHONG), khoảng cách thị trường (KCTHITRUONG),
diện tích đất nông nghiệp của nông hộ (DTDATNN), sự tham gia tập huấn của
hộ tại địa phương (TAPHUAN), quan hệ xã hội giữa nông hộ với các cán bộ
xã-huyện-tỉnh (QHXH), số lao động trong gia đình hộ (SOLAODONG) với
những mức ý nghĩa khác nhau là 1% và 10%. Tuy nhiên, mô hình cũng có một
số yếu tố không có ý nghĩa về mặt thống kê như học vấn của chủ hộ
(HOCVAN) và tuổi của chủ hộ (TUOICHUHO). Cụ thể như sau:
Khoảng cách giao thông
Khoảng cách giao thông có ý nghĩa to lớn trong việc tăng thu nhập cho
nông hộ. Giống như kỳ vọng ban đầu của tác giả, khoảng cách từ nhà nông hộ
đến các tuyến đường chính càng ngắn thì thu nhập của nông hộ càng cao. Thật
vậy, kết quả mô hình hồi quy cho ta thấy rằng, biến KCGIAOTHONG có hệ số
âm ở mức ý nghĩa 1%. Điều đó có nghĩa càng gần các trục đường chính thì
việc đi lại, trao đổi nông sản của hộ càng thuận lợi. Đồng thời, khoảng cách
giao thông ngắn giúp hộ dễ dàng nắm bắt thông tin trên thị trường, cập nhật
kịp thời những biến động của giá cả. Từ đó hộ có những quyết định sáng suốt
hơn trong quá trình buôn bán sản phẩm.
Ngoài ra, khi nhà nông hộ gần với các tuyến đường chính làm cho chi
phí và thời gian vận chuyển vật tư giảm xuống đáng kể. Thêm vào đó, các
thương lái dễ dàng hơn khi di chuyển đến nơi thu mua nông sản, nên hạn chế
được tình trạng nông hộ bị ép giá, đồng thời hộ có thể đa dạng hóa thu nhập
bằng các hoạt động phi nông nghiệp khác như buôn bán, làm dịch vụ, ... khi
sống gần các tuyến đường trọng tâm của huyện. Khoảng cách giao thông ngắn
còn tạo điều kiện để cán bộ xuống địa phương thông báo và phổ biến thông tin
nông nghiệp, thông tin tín dụng nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, nếu bà con
sinh sống gần các tuyến đường chính thì việc học tập của con cái, việc tham
gia tập huấn và tiếp cận thông tin về các buổi tập huấn của chủ hộ sẽ đạt kết
quả cao. Đây là những nguyên nhân trực tiếp giúp tăng thu nhập cho nông hộ.
Cụ thể, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu khoảng cách giao
thông giảm 1 km thì thu nhập nông hộ sẽ tăng 1,508 triệu đồng. Đặc biệt,
trong thời buổi kinh tế phát triển thì hệ thống giao thông càng đóng vai trò
quan trọng trong việc cải thiện thu nhập và mức sống cho người dân, nhất là
đối với huyện vùng sâu vùng xa như U Minh.
57
Khoảng cách thị trường
Trong phần cơ sơ lý luận, tác giả nghiên cứu 2 loại khoảng cách thị
trường là khoảng cách thị trường đầu vào (khoảng cách từ nhà đến cửa hàng
vật tư nông nghiệp, ngân hàng hoặc các quỹ tín dụng, ...) và khoảng cách thị
trường đầu ra (khoảng cách từ nhà đến nơi bán nông sản). Nhưng thực tế tại
vùng khảo sát cho thấy, gần 100% nông hộ bán lúa tại đồng ngay sau thu
hoạch; gia súc, gia cầm, trái cây và rau màu đều được thương lái và khách
hàng đến mua tận nhà. Vì vậy khoảng cách giao thị trường đầu ra không ảnh
hưởng đến thu nhập. Vậy nên biến KCTHITRUONG trong mô hình chính là
khoảng cách thị trường đầu vào.
Biến KCTHITRUONG có hệ số dương ở mức ý nghĩa 1%, nghĩa là
khoảng cách từ nhà đến thị trường càng xa thì thu nhập nông hộ càng cao. Cụ
thể là khi các yếu tố khác không đổi, nếu khoảng cách thị trường tăng 1 km thì
thu nhập nông hộ sẽ tăng 3,531 triệu đồng. Lý do được giải thích như sau:
Các cửa hàng vật tư tại xã, ấp thường có quy mô nhỏ lẻ, chưa đáp ứng
được nhu cầu chọn lựa sản phẩm đối với nhiều hộ. Bên cạnh đó, những hộ
kinh doanh trong lĩnh vực này chỉ khoảng từ 2-3 năm, kinh nghiệm tư vấn
chưa được nhiều, trong khi các cửa hàng ở trung tâm huyện đều đã có từ lâu
và sự am hiểu của chủ cửa hàng về những loại phân bón, nông dược rất sâu
sắc.Với tâm lý buôn bán gần nhà nông dân nên chủ thể kinh doanh vật tư
thường đẩy giá và lãi suất khi mua chịu vật tư khá cao, điều này làm cho bà
con gặp nhiều ái ngại khi đến mua hàng. Còn ở chợ U Minh số lượng cửa hàng
nhiều, quy mô lớn, mức độ cạnh tranh cao nên mức lãi thấp hơn. Ngoài ra, khi
mua ở các cửa hàng trong chợ, thời gian trả chậm của nông hộ được gia hạn
lâu hơn (6 tháng so với 4 tháng khi mua ở các cửa hàng tại ấp) nên hộ có thể
sử dụng khoản tiền đó vào các hoạt động khác để tạo thêm thu nhập. Đó là lí
do vì sao khoảng cách xa hơn, chi phí đi lại nhiều hơn mà thu nhập của hộ vẫn
tăng.
Tại trung tâm ấp và xã chỉ có các tổ chức tín dụng bán chính thức như hội
phụ nữ, hội khuyến nông, hội thanh niên, ... Số tiền vay được từ các tổ chức
này thường nhỏ (dao động khoảng 10-20 triệu) nên không đủ cho hộ đầu tư
vào những hoạt động sản xuất lớn. Thêm vào đó, khi hộ vay với số tiền ít sẽ
xảy ra tình trạng tiêu dùng số tiền đó cho các sinh hoạt hằng ngày trước khi
mở vốn kinh doanh. Do đó, nợ vẫn nợ nhưng thu nhập không tăng. Vì vậy, dù
khoảng cách xa nhưng nông hộ vẫn thích vay tiền ở các tổ chức tín dụng trong
thị trấn vì số tiền vay đáp ứng được nhu cầu đầu tư cho nông hộ, từ đó khả
năng nâng cao thu nhập sẽ cao hơn.
58
Cũng như khoảng cách giao thông, khoảng cách thị trường có ý nghĩa
quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế vùng và được kỳ vọng sẽ tương
quan nghịch với thu nhập. Tức khoảng cách từ nhà đến thị trường càng ngắn
thì thu nhập của nông hộ càng tăng vì tiết kiệm được thời gian và chi phí vận
chuyển. Nếu gần thị trường, hộ cũng sẽ nắm bắt và thu thập thông tin dễ dàng
hơn, thu nhập nâng cao từ đó. Tuy nhiên, do đặc thù của vùng nghiên cứu nên
mô hình cho ra kết quả ngược lại kỳ vọng.
Diện tích
Như đã phân tích, diện tích đất canh tác càng lớn thì thu nhập của hộ
càng cao. Kết quả ước lượng đã kiểm chứng những cơ trên là phù hợp: biến
DTDATNN có hệ số dương ở mức ý nghĩa 1%. Diện tích lớn tạo điều kiện cho
hộ tham gia trồng trọt và chăn nuôi được số lượng nhiều hơn, đa dạng được
mô hình canh tác, từ đó giúp hộ nâng cao năng suất và sản lượng. Ngoài ra hộ
cũng có thể cho thuê đất để có thêm thu nhập. Đất đai còn là nguồn tài sản thế
chấp có giá trị nên hộ sẽ được vay nhiều hơn nếu sở hữu một diện tích đất
canh tác lớn, tình trạng thiếu vốn của hộ sẽ được giải quyết, giúp đầu tư sản
xuất trở nên hiệu quả hơn.
Tập huấn
Kết quả khảo sát cho thấy khả năng tiếp cận thông tại địa phương nghiên
cứu còn hạn chế. Đa số nông hộ đều có học vấn thấp nên việc tự tìm hiểu và
chủ động nâng cao kiến thức sản xuất gặp nhiều trở ngại. Vì vậy các buổi tập
huấn, tọa đàm với các cán bộ khuyến ngư hay tham quan mô hình canh tác
thành công rất có ý nghĩa đối với nông hộ.
Tham gia tập huấn không chỉ giúp chủ hộ nâng cao kiến thức về chọn
giống gieo trồng; các loại sâu bệnh phổ biến; kỹ thuật sản xuất hiệu quả mà
còn am hiểu hơn cách thức sử dụng phân bón, nông dược an toàn và tiết kiệm.
Các buổi tập huấn, hội thảo còn là cơ hội để chủ hộ trao đổi kinh nghiệm sản
xuất của mình với những bà con khác trong xã, giúp hộ kiểm tra lại mức độ
phù hợp giữa kinh nghiệm đã tích lũy với tình hình thực tế, để từ đó hộ đưa ra
những điều chỉnh hợp lý cho quá trình canh tác. Chính vì thế, việc thường
xuyên tham gia tập huấn ở huyện U Minh giúp cho nông hộ cải thiện thu nhập
đáng kể. Thật vậy, biến TAPHUAN có hệ số dương ở mức ý nghĩa 1%. Trong
điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu chủ hộ có tham gia tập huấn thì thu
nhập nông hộ sẽ tăng 32,081 triệu đồng.
Số lao động
59
Như đã trình bày, số lao động là một trong những nhân tố trực tiếp tác
động đến thu nhập của nông hộ vì đó là chủ thể chính tạo ra thu nhập. Kết quả
nghiên cứu cũng cho thấy lý thuyết trên là hợp lý: biến lao động có hệ số
dương ở mức ý nghĩa 1%. Điều này có nghĩa nếu một gia đình càng nhiều lao
động thì thu nhập càng cao, vì sản lượng thu hoạch tạo ra sẽ nhiều hơn trong
khi chi phí thuê mướn nhân công được giảm xuống. Ngoài ra, ngày nay tỷ lệ
lao động hoạt động trong các lĩnh vực phi nông nghiệp ngày càng tăng lên do
thu nhập từ nguồn này rất cao. Vậy nên nếu hộ có thêm một thành viên hoạt
động trong lĩnh vực này thì thu nhập sẽ tăng đáng kể. Thông qua kết quả mô
hình hồi quy, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu hộ tăng thêm 1
lao động thì thu nhập của hộ sẽ tăng thêm 26,472 triệu đồng.
Quan hệ xã hội
Từ xưa cho đến nay, mối quan hệ xã hội được xem như là một mắc xích
quan trọng dẫn đến thành công trong công việc. Lĩnh vực nông nghiệp cũng
không ngoại lệ, khi gia đình nông hộ có thành viên hoặc người thân, bạn bè
làm trong cơ quan nhà nước cấp xã, huyện, tỉnh thì sẽ dễ dàng hơn trong việc
tiếp cận những chủ trương, chính sách của nhà nước về quá trình phát triển
nông nghiệp tại địa phương. Từ đó hộ áp dụng vào mô hình sản xuất của mình,
bắt kịp với sự tiến bộ của đất nước và tăng thêm thu nhập. Bên cạnh đó, quen
biết cán bộ tổ chức tín dụng cũng giúp nông hộ thuận lợi hơn khi vay vốn, do
có thêm nhiều nguồn thông tin vay, các thủ tục trở nên dễ dàng và tâm lý của
hộ thoải mái hơn. Giữ mối quan hệ tốt với chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp
hoặc các thương lái cũng là một trong những nguyên nhân giúp thu nhập nông
hộ tăng lên. Vì có quen biết hộ sẽ có khả năng mua chịu vật tư được số lượng
nhiều hơn, tranh thủ được khoản vốn để đầu tư kinh doanh khác. Còn đối với
mối quan hệ với thương lái, hộ có thể dễ dàng hơn trong việc thương lượng
giá cả, tìm hiểu thị trường cũng như hạn chế tình trạng bị ép giá.
Kết quả kiểm định đã cho thấy, quan hệ xã hội có tác động đến thu nhập
của nông hộ (biến QHXH có hệ số dương ở mức ý nghĩa 1%). Cụ thể, nếu hộ
có thành viên hoặc người thân, bạn bè làm trong cơ quan nhà nước các cấp
hay các tổ chức chính thức thì thu nhập sẽ tăng 15,647 triệu đồng, trong điều
kiện các yếu tố khác không đổi.
Tuổi chủ hộ
Tuổi chủ hộ thường tỷ lệ thuận với kinh nghiệm sản xuất của nông hộ.
Tuy nhiên theo kết quả nghiên cứu biến tuổi chủ hộ không có ý nghĩa thống
kê, tức tuổi chủ hộ không ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ. Kết quả này trái
ngược với cơ sở lý luận đã đề ra. Có thể giải thích như sau: ngày nay cùng với
60
những thay đổi của nền nông nghiệp cả nước, huyện U Minh cũng chịu nhiều
ảnh hưởng. Kinh nghiệm mà chủ hộ tích lũy cùng với thời gian sinh sống từ
lâu đã không còn ứng dụng hiệu quả vào mô hình sản xuất hiện tại. Bên cạnh
đó, ngày nay khí hậu bất thường với những hiện tượng không thể đoán trước
được, tình hình dịch bệnh thì xuất hiện càng nhiều loại côn trùng gây hại, mức
độ lan dịch ngày càng nghiêm trọng. Ngoài ra, kinh nghiệm sẵn có cũng không
còn thích hợp cho những giống cây trồng, vật nuôi mới.
Kinh nghiệm phần lớn do chủ hộ tự đúc kết qua quá trình làm việc nên
không phải lúc nào cũng chính xác tuyệt đối, kinh nghiệm dày dặn nhưng
không đúng thì khi áp dụng cũng không giúp hộ tăng thu nhập. Đa số các hộ
lớn tuổi thường có tâm lý cho rằng bản thân đã am hiểu nhiều nên không tích
cực tham gia các buổi tập huấn, tọa đàm. Bên cạnh đó, tuổi chủ hộ cao còn
phản ánh khả năng lao động bị tuột dốc, đây là một trong những nguyên nhân
khiến năng suất thu hoạch của hộ giảm sút đáng kể, chính vì thế mà thu nhập
cũng phần nào ảnh hưởng theo chiều hướng đi xuống.
Học vấn
Theo cơ sở lý luận ban đầu trong bài nghiên cứu, học vấn của chủ hộ
càng cao thì thu nhập của nông hộ càng tăng. Tuy nhiên biến HOCVAN trong
mô hình lại không có ý nghĩa thống kê, tức học vấn của chủ hộ không ảnh
hưởng đến thu nhập của nông hộ. Theo lý thuyết, sản xuất sẽ gặp rất nhiều trở
ngại nếu như chủ hộ có trình độ học vấn thấp. Thế nhưng, trên thực tế trình độ
học vấn chủ hộ thấp nhưng trong gia đình hộ có thành viên khác học vấn cao
thì hộ vẫn có thể tiếp thu được khoa học kỹ thuật và xử lý rủi ro nhanh chóng.
Ngoài ra, việc tham gia các buổi tập huấn cũng như học hỏi kinh nghiệm giữa
các hộ trong ấp, xã cũng giúp chủ hộ nâng cao kiến thức và sản xuất hiệu quả
hơn. Vì vậy, mặc dù học vấn của chủ hộ thấp nhưng nguồn thu nhập của hộ
vẫn tăng.
61
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP GIÚP NÔNG HỘ U MINH NÂNG CAO THU NHẬP
BẰNG CÁCH MỞ RỘNG CƠ HỘI TIẾP CẬN VỚI GIAO
THÔNG, THỊ TRƯỜNG
Qua quá trình khảo sát thực tế và xem xét lại kết quả kiểm định từ mô
hình hồi quy, tác giả nhận thấy rằng thu nhập của nông hộ huyện U Minh chịu
tác động bởi khoảng cách giao thông và khoảng cách thị trường. Bên cạnh đó,
các yếu tố khác như diện tích đất nông nghiệp, số lao động trong gia đình, mối
quan hệ của hộ với cán bộ, tham gia tập huấn các kỹ thuật sản xuất tại địa
phương cũng ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ. Duy chỉ có hai yếu tố học
vấn và tuổi chủ hộ là không tác động đến thu nhập của hộ. Trong thời kỳ đất
nước đang tập trung phát triển trên nhiều lĩnh vực, nông nghiệp ngày càng
đóng vai trò quan trọng trong hệ thống kinh tế quốc dân. Chính vì thế mà bài
toán tăng thu nhập cho nông hộ được quan tâm rất nhiều. Trong các yếu tố đã
phân tích trong bài nghiên cứu, yếu tố nào tương quan thuận với thu nhập cần
được phát huy, yếu tố nào tác động tiêu cực phải được khắc phục. Sau đây tác
giả xin đề xuất một số giải pháp giúp tăng thu nhập cho nông hộ ở huyện U
Minh, tỉnh Cà Mau bằng cách mở rộng cơ hội tiếp cận với giao thông và thị
trường.
5.1 GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
Thông qua kết quả từ mô hình đã nghiên cứu, khoảng cách giao thông từ
nhà của hộ đến các tuyến đường chính khá xa, trung bình khoảng 37km (đối
với tỉnh lộ), khoảng 16km (đối với trung tâm huyện). Vì vậy, chính quyền địa
phương cần gia tăng mức độ tiếp cận giao thông cho bà con, tăng cường vận
động các mạnh thường quân quyên góp vốn để xây dựng các tuyến lộ trước
mặt nhà cho nông hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ đến với hệ thống giao
thông chính của huyện. Bên cạnh đó, phủ rộng thông tin cho những hộ cách xa
tỉnh lộ bằng cách phối hợp với Đài truyền thanh huyện, gia tăng số lượng loa
phát thanh trên các tuyến đường, để bà con có thể nắm bắt kịp thời tình hình
kinh tế - xã hội trong tỉnh và cả nước. Đồng thời, nâng cao nhận thức của bà
con về hoạt động sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ hiện đại hóa. Ngoài ra,
chính quyền địa phương huyện U Minh
Bên cạnh đó, hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy ở huyện U
Minh vẫn còn nhiều bất cập đối với nông hộ. Các tuyến đường hương lộ còn
nhỏ hẹp, tuyến Nguyễn Phích – U Minh bị hư hỏng, số lượng cầu bê tông
nhiều nhưng tải trọng nhỏ và nhịp cầu yếu. Chính vì thế mà chính quyền địa
phương cần nhanh chóng vận động sửa chữa những tuyến đường, cầu bê tông
62
đang hư hỏng và có nguy cơ hư hỏng. Đồng thời, chính quyền đôn đốc thi
công các dự án mở rộng một số tuyến lộ còn nhỏ hẹp để giúp bà con dễ dàng
hơn khi vận chuyển nông sản,vật tư nông nghiệp.
Tại huyện U Minh, giao thông đường thủy đóng vai trò chủ đạo trong
việc tiếp cận thị trường nông sản đầu ra, đa số khoảng cách từ nhà nông hộ
đến các tuyến đường thủy tương đối gần, có những hộ ở ngay cạnh các con
sông lớn. Chính vì thế, công tác thủy lợi phải được quan tâm đúng mức, cán
bộ địa phương cần phối hợp với phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
trạm Thủy lợi huyện U Minh thường xuyên kiểm tra các cống, đập, chủ động
trong việc tiêu thoát nước phục vụ sản xuất và ngăn mặn giữ ngọt, hạn chế tối
đa việc lấn mặn từ cửa biển Khánh Hội và Khánh Tiến để đảm bảo môi trường
trồng lúa nước cho bà con ở lân cận. Đồng thời, chính quyền các cấp cần có kế
hoạch thiết kế lại hệ thống cầu bê tông trong huyện sao cho xuồng ghe có tải
trọng lớn thuận tiện lưu thông để mua bán nông sản, bà con đi lại dễ dàng.
Chính quyền địa phương cần mở mở rộng cơ hội tiếp cận với thị trường
cho bà con bằng cách khuyến khích các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện trong
lĩnh vực mua bán vật tư nông nghiệp đăng ký kinh doanh, để gia tăng số lượng
cửa hàng nhằm giảm tình trạng độc quyền tại các xã, ấp. Chính quyền địa
phương quy định trần lãi suất mua chịu cho tất cả cửa hàng, đồng thời quản lý
chặt chẽ hoạt động buôn bán giữa nông hộ và chủ cửa hàng, tránh gây tranh
cãi, xung đột về giá cả và thương hiệu vật tư. Cán bộ khuyến nông tại các xã
tổ chức những buổi tọa đàm hoặc buổi họp mặt các hộ kinh doanh vật tư để
trao đổi, nâng cao kinh nghiệm tư vấn các loại phân bón, nông dược cho bà
con. Để bà con không phải đến tận trung tâm huyện mua vật tư, rút ngắn được
khoảng cách vận chuyển và tiết kiệm thời gian cho hộ đầu tư vào sản xuất
khác.
Ngoài ra, các tổ chức tín dụng bán chính thức ở địa phương tăng cường
công tác phổ biến thông tin đến bà con, mở rộng các khoản vay đến nhiều đối
tượng hơn, đồng thời gia tăng số tiền vay để bà con không cần đi đến ngân
hàng trung tâm huyện mà vẫn tiếp cận nguồn vốn vay dễ dàng. Còn đối với
các tổ chức tín dụng chính thức, cần giảm các thủ tục rườm rà gây mất thời
gian cho người vay, phát động thêm nhiều chính sách ưu tiên cho nông dân.
Bên cạnh đó, huyện tăng cường thu hút đầu tư để có thêm một vài ngân hàng
kinh doanh tại huyện, làm phong phú thêm sự lựa chọn các nguồn vay cho bà
con, giúp bà con sử dụng vốn làm ăn hiệu quả hơn.
Theo kết quả từ mô hình nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng sự tham gia
tập huấn của nông hộ ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của hộ, cứ một hộ có
63
tham gia tập huấn thì thu nhập tăng 32 triệu đồng. Điều này cho thấy tầm quan
trọng của tập huấn đối với các hoạt động nông nghiệp tại địa phương. Bởi lẽ,
trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông thôn như hiện nay, việc bắt
kịp với những tiến bộ của xã hội là mấu chốt quan trọng để sản xuất có hiệu
quả. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát thì chỉ có 69/113 hộ có tham gia tập
huấn. Chính vì thế, chính quyền địa phương cần chú trọng công tác tập huấn
cho nông hộ. Chính quyền kết hợp với các cán bộ, kỹ sư nông nghiệp tổ chức
nhiều hơn các buổi tọa đàm, hội thảo để cung cấp đến bà con những kiến thức,
quy trình canh tác mới và dẫn dắt bà con tham quan các mô hình trồng trọt đạt
năng suất cao. Đồng thời, chính quyền tăng cường phổ biến thông tin về các
buổi tập huấn đến bà con ở vùng sâu vùng xa, vận động bà con cùng tham gia.
Các nguồn thông tin thị trường cần được quan tâm đặc biệt, vì hầu như
100% nông hộ ở huyện U Minh không được hỗ trợ mảng thông tin này. Chính
quyền địa phương nên thường xuyên cung cấp thông tin về giá lúa, giá vật tư
đến nông hộ, tránh tình trạng hộ bị ép giá khi vào mùa thu hoạch. Những nhu
cầu trên thị thường nông sản như số lượng và chủng loại cũng cần được phổ
biến đến bà con, để giúp bà con định hướng đúng đắn trong quá trình canh tác
nhằm thu được lợi nhuận cao hơn. Thông tin có thể đến với nông dân dưới
nhiều hình thức khác nhau như: cử cán bộ đến địa phương tuyên truyền, dán
thông tin ở địa điểm công cộng, hoặc thông qua đài truyền thanh huyện, ...
Học vấn của chủ hộ tại địa bàn khảo sát khá thấp, trung bình số năm đi
học chỉ đạt 6 năm. Do các chủ hộ hầu hết đã lớn tuổi, chịu ảnh hưởng bởi hoàn
cảnh đất nước và xã hội nên số năm học vấn không cao. Mặc dù, theo kết quả
từ mô hình nghiên cứu, học vấn không ảnh hưởng đến thu nhập của hộ. Thế
nhưng, trong thời buổi đất nước đang tiến gần với quá trình công nghiệp hóa –
hiện đại hóa thì trình độ học vấn của các thành viên trong gia đình đóng vai trò
rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế, xã hội. Chính vì vậy, chính
quyền địa phương cần xem trọng việc nâng cao trình độ cho bà con, chính
quyền nên mở các lớp bổ túc văn hóa kết hợp với hỗ trợ kĩ thuật canh tác.
Quan tâm nhiều hơn lĩnh vực giáo dục, đặc biệc là giáo dục nông thôn. Hoàn
thiện cơ sở vật chất, tiếp tục đẩy mạnh công trình xây dựng trường học tại các
xã nghèo, động viên và hỗ trợ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến lớp,
phát hiện và bồi dưỡng những học sinh giỏi, có năng khiếu. Khi trình độ học
vấn người dân được nâng cao, các cấp chính quyền nên tạo điều kiện để bà
con tham gia các hoạt động tạo thu nhập khác như làm công nhân, viên chức,
tham gia kinh doanh buôn bán-dịch vụ, ... Đây là những công việc đem lại
nguồn thu nhập cao và ổn định cho bà con.
64
5.2 GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NÔNG HỘ
Đối với các con đường bê tông trước nhà nông hộ, chính phủ chỉ trợ cấp
60% chi phí xây dựng. Phần còn lại tự bà con có trách nhiệm và tinh thần
đóng góp vật chất lẫn sức lực, chung tay thực hiện với chính quyền. Có như
vậy thì khả năng tiếp cận giao thông của nông dân ngày càng được nâng cao.
Đồng thời, trong quá trình sử dụng nông hộ phải có ý thức giữ gìn và bảo quản
các công trình giao thông. Khi các tuyến lộ xuống cấp, hộ nên tự giác sửa
chữa và nâng cấp không nên ỷ lại và đợi chờ chính quyền.
Mỗi gia đình cố gắng có một chiếc xe gắn máy hoặc nhiều hơn vì hiện
nay đó là phương tiện giao thông cơ bản giúp nông hộ đi lại dễ dàng và tiết
kiệm thời gian. Bên cạnh đó, xe gắn máy còn giúp bà con mở rộng khả năng
tiếp cận giao thông và thị trường. Việc đi mua vật tư nông nghiệp, làm thủ tục
vay vốn hay tham gia tập huấn cũng thuận tiện và nhanh chóng hơn nếu di
chuyển bằng xe máy. Ngoài ra, do huyện có đặc thù song ngòi dày đặc, hộ nên
chuẩn bị thêm xuồng, ghe hoặc vỏ lãi để thuận tiện đi ruộng đồng, mua bán
nông sản và chuyên chở vật tư với số lượng lớn.
Nông hộ nên chủ động thu thập thông tin về tình hình sản xuất nông
nghiệp của địa phương qua các phương tiện truyền thông như ti vi, báo, đài
phát thanh, ... Bên cạnh đó, hộ cũng thường xuyên cập nhật những biến động
về giá cả trên thị trường, xu hướng tiêu dùng của khách hàng, xác định giống
cây trồng, vật nuôi đang được ưa chuộng để từ đó giúp hộ sản xuất hiệu quả
hơn. Nông hộ nên chủ động tạo mối quan hệ thân thiện với thương lái, cò lúa
để có điều kiện dọa giá, so sánh giá cả, tránh tình trạng rơi vào thế bị ép giá
khi bán nông sản. Ngoài ra, hộ cũng nên tạo quan hệ với các chủ cửa hàng vật
tư để dễ dàng trao đổi kiến thức phân bón, nông dược. Khi có quen biết hộ sẽ
nhận được nhiều ưu đãi như mua chịu với lãi suất thấp và số lượng nhiều hơn,
kéo dài được thời gian trả chậm, ... Tuy rằng trị giá của những ưu đãi này
không cao nhưng cũng phần nào giúp tiết kiệm chi phí sản xuất cho hộ.
Các buổi tập huấn đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng thu nhập
cho hộ, chính vì vậy chủ hộ nên dành thời gian chủ động tham gia các buổi tập
huấn, hội thảo có tổ chức tại địa phương. Qua đó, hộ có thêm nhiều thông tin
hữu ích trong sản xuất, đồng thời mở mang được nhiều kiến thức mới, ứng
dụng những khoa học kỹ thuật vào quá trình canh tác đã cũ kỹ từ lâu đời.
Ngoài ra, các buổi tập huấn còn là cơ hội để hộ gia tăng các mối quan hệ xã
hội của mình.
65
Ngày nay công nghệ không ngừng phát triển, có những kinh nghiệm từ
xưa đã không còn hiệu quả khi áp dụng vào quá trình canh tác. Do đó, nông hộ
phải thường xuyên kiểm tra xem vốn kinh nghiệm có còn đúng với thực tiễn
hay không và liệu có còn phù hợp với tình hình sản xuất hiện tại hay không.
Ngoài ra, nông hộ còn phải thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với các hộ
khác, để tránh tình trạng nhìn nhận vấn đề một hướng và khách quan. Đồng
thời hộ cũng nên kết hợp kinh nghiệm sẵn có với kiến thức và kỹ thuật hiện
đại.
66
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Đề tài “Tiếp cận giao thông, thị trường và thu nhập của nông hộ ở
huyện U Minh tỉnh Cà Mau” tập trung nghiên cứu và phân tích tác động của
khoảng cách giao thông, khoảng cách thị trường và các nhân tố khác đến thu
nhập của nông hộ. Nhìn chung, thu nhập của nông hộ huyện U Minh tương đối
thấp và còn phụ thuộc nhiều nông nghiệp.
Có 113 hộ nông dân ở bốn xã Khánh Lâm, Nguyễn Phích, Khánh An, và
Khánh Thuận của huyện U Minh được chọn phỏng vấn. Sau khi khảo sát và
tổng hợp thông tin, với sự trợ giúp của phần mềm Stata 11.0, tác giả nhận thấy
thu nhập của nông hộ chịu ảnh hưởng bởi 6/8 nhân tố được đưa vào mô hình
nghiên cứu: khoảng cách giao thông, khoảng cách thị trường, diện tích đất
nông nghiệp, số lao động, các mối quan hệ xã hội và mức độ tham gia tập
huấn của chủ hộ. Hai nhân tố không có ý nghĩa thống kê trong mô hình là tuổi
chủ hộ và học vấn của chủ hộ.
Giao thông và thị trường không chỉ đóng vai trò trong khâu tiếp cận
thông tin đầu vào mà còn là kênh tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm nông sản. Nhìn
chung, khả năng tiếp cận giao thông và thị trường của hộ khá thấp, khoảng
cách trung bình đến trục đường chính là 15,83 km và khoảng cách tiếp cận thị
trường trung bình là 8,23 km. Giao thông đường bộ chỉ quan trọng trong quá
trình sinh hoạt hằng ngày và tiếp cận thị trường đầu vào (đi mua vật tư nông
nghiệp, đi vay vốn). Còn giao thông đường thủy mới thật sự đóng vai trò chủ
đạo cho thị trường đầu ra tại huyện. Hệ thống giao thông đường thủy chằng
chịt, nhiều kênh rạch có thể dẫn đến tận nhà nông hộ là một lợi thế cho quá
trình tiêu thụ nông sản của hộ.
Kết quả ước lượng của các biến số đại diện cho các nhân tố diện tích đất
nông nghiệp, số lao động, các mối quan hệ xã hội và tham gia tập huấn của
chủ hộ đều có hệ số dương và có ý nghĩa thống kê tại các mức ý nghĩa 1% và
10%. Điều này cho thấy tất cả các nhân tố trên đều tác động đến thu nhập của
nông hộ theo tỷ lệ thuận.
Do đặc thù của vùng nghiên cứu và tập tính canh tác của người dân nên
kết quả nghiên cứu có một số khác biệt với cơ sở lý thuyết và kỳ vọng của tác
giả. Hai biến TUOICHUHO và HOCVAN không có ý nghĩa trong mô hình, tức
thu nhập nông hộ không bị tác động bởi số tuổi chủ hộ và trình độ học vấn của
chủ hộ. Kết quả này không giống với những đề tài tương tự đã nghiên cứu
67
trước đó. Nguyên nhân là do thu nhập của nông hộ không chỉ phụ thuộc vào
học vấn chủ hộ mà nó còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của các thành viên
khác. Hay chủ hộ lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm nhưng những kinh nghiệm đó
so với sự phát triển của hiện tại đã bị lạc hậu thì dù có ít hay nhiều kinh
nghiệm cũng không ảnh hưởng đến thu nhập.
Do hạn chế về thời gian và kiến thức nên đề tài còn nhiều thiếu sót về nội
dung lẫn hình thức. Tác giả hi vọng đề tài sẽ giúp chính quyền và người dân
huyện U Minh một phần nào đó thấy được tầm quan trọng của giao thông và
thị trường đối với thu nhập nông hộ. Và cũng hi vọng rằng đây sẽ là nguồn tài
liệu tham khảo cho những nghiên cứu cùng đề tài sau này.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương đẩy mạnh vận động bà con cùng góp vốn xây
dựng tuyến lộ bê tông trước nhà. Đồng thời, chính quyền tăng cường công tác
kiểm tra các tuyến đường giao thông trong huyện, khắc phục và sửa chữa
những con đường, cầu, cống đang bị hư hỏng để đảm bảo quá trình vận
chuyển thuận lợi, an toàn cho nông hộ. Đặc biệt chú trọng quan tâm giao
thông đường thủy vì vận chuyển nông sản tại địa phương chủ yếu bằng ghe,
thuyền. Các cơ quan chức năng xem xét và mở rộng mạng lưới kênh rạch
nhằm đảm bảo lượng nước và độ sâu cho lưu thông. Tăng cường công tác
quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, đồng thời tập trung tháo gỡ những khó khăn,
vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình chuyển tiếp và công
trình trọng điểm. Bên cạnh đó, chính quyền nên tổ chức huy động vốn đối ứng
trong dân để mỗi xã phấn đấu xây dựng một công trình lộ bê tông đạt tiêu
chuẩn. Khi thi công nên chú ý đến kết cấu sao cho phù hợp với mục tiêu vận
tải của địa phương.
Tăng cường công tác quản lý trong lĩnh vực thương mại, tiếp tục quy
hoạch phát triển các điểm chợ trong huyện. Mở rộng mạng lưới bán lẻ, đưa
hàng hóa về các vùng sâu vùng xa, đồng thời kết hợp công tác kiểm soát bình
ổn giá thị trường. Ngoài ra, chính quyền địa phương cần mở rộng hợp tác với
các công ty, doanh nghiệp kinh doanh vật tư nông nghiệp để đẩy mạnh công
tác khuyến nông. Kết hợp với phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Trạm bảo vệ thực vật huyện U Minh để tổ chức thêm nhiều buổi tập huấn, hội
thảo với những kiến thức chuyên sâu, giúp bà con trao dồi kỹ năng và kinh
nghiệm canh tác. Các buổi tập huấn nên gom thành từng cụm, chọn những địa
điểm tổ chức gần với nơi ở của hộ, để hộ dễ dàng di chuyển và nắm bắt tình
68
hình hơn. Đồng thời, tạo điều kiện cho nông hộ tham quan các mô hình sản
xuất hiệu quả để hộ có thể ứng dụng vào quá trình sản xuất của mình.
Chính quyền cần quan tâm triển khai các đề án nâng cao năng suất lúa,
đề án chăn nuôi gắn liền với công tác phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia
cầm. Nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu hiệu quả, duy trì và giữ vững ổn định
diện tích trồng lúa, không để người dân tự phát đưa nước mặn vào vùng nước
ngọt để nuôi tôm. Bên cạnh đó, các cán bộ cần chỉ đạo và con tận dụng tối đa
diện tích đất trồng, bờ liếp để trồng hoa màu, ... đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm.
Hiện nay, thông tin về giá vật tư, giá nông sản và lượng cung cầu trên thị
trường tại huyện hầu như bị hệ thống thương lái kiểm soát, bà con chỉ có thể
tìm hiểu thông qua trao đổi giữa người thân, bạn bè gần nhà. Vì vậy, chính
quyền địa phương cần quản lý chặt chẽ khâu này, tránh tình trạng người nông
dân rơi vào thế bị động khi buôn bán nông sản. Chính quyền nên cập nhật
thường xuyên thông tin thị trường và những chính sách mới của chính phủ để
kịp thời thông tin về tận địa phương, nhất là các ấp ở vùng sâu vùng xa. Đề
nghị mở thêm chuyên mục thông tin nông nghiệp trên báo, đài, ti vi, ... để bà
con dễ dàng tiếp cận hơn. Đồng thời, tích cực huy động vốn để đảm bảo nguồn
vay cho các dự án sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho
người dân. Ngoài ra, chính quyền cũng cần dành sự quan tâm nhiều hơn trong
khâu hỗ trợ bà con khi có dịch bệnh, mất mùa xảy ra, chia sẽ với bà con phần
nào thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần.
Chính quyền tăng cường đầu tư, mở rộng mạng lưới điện quốc gia ở các
vùng nông thôn, đảm bảo 100% các hộ đều có điện để phục vụ sinh hoạt và
sản xuất. Bên cạnh đó, cơ quan ban ngành cần đẩy mạnh chương trình nước
sạch, vệ sinh môi trường bằng các nguồn vốn hỗ trợ cho nông dân khoan giếng
nước và hệ thống nước nối mạng. Bởi vì, nước sạch là tiền đề sản xuất nông
nghiệp hiệu quả và nâng cao thu nhập cho hộ.
Trong những năm gần đây, thời tiết thay đổi bất thường, có nhiều thiên
tai không thể lường trước được. Theo kết quả khảo sát, 100% hộ được phỏng
vấn đều cho rằng khí hậu thay đổi ảnh hưởng rất lớn đến kết quả canh tác.
Chính vì vậy, các cấp chính quyền cần tăng cường công tác phòng chống lụt
bão, tổ chức trực ban 24/24 để ứng phó kịp thời. Chủ động triển khai kế hoạch
khắc phục hậu quả khi thiên tai xảy ra, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho
người dân.
69
6.2.2 Đối với nông hộ
Cần có thái độ tích cực với chính quyền trong việc góp vốn xây dựng
những tuyến đường bê tông trước nhà, để nâng cao khả năng tiếp cận giao
thông. Chủ động giao lưu để thu thập thông tin trên thị trường, nắm bắt những
xu hướng sản xuất mới nhất. Đây là tiêu chí quan trọng giúp hộ cải thiện thu
nhập.
Bên cạnh đó, nông hộ cần xem trọng việc tự học hỏi và tập huấn để có
thể tiếp cận và ứng dụng thành tựu của công nghệ hiện đại vào sản xuất. Tạo
điều kiện tối đa cho con em đi học, nâng cao trình độ để sau này hoạt động
trong lĩnh vực phi nông nghiệp nhằm nâng cao thu nhập.
Đất đai là tư liệu cơ bản và quan trọng nhất cho sản xuất nông nghiệp.
Khi gặp khó khăn về vốn, hộ nên giao dịch với các nguồn tín dụng tín thức
hoặc bán chính thức chứ không nên sang nhượng hoặc cầm cố. Ngoài ra, nên
chú ý lựa chọn mô hình canh tác, giống cây trồng phù hợp với từng loại đất và
diện tích đất để có thể đem lại mức lợi nhuận cao nhất.
Nông hộ nên tập trung đa dạng hóa nông nghiêp: xen canh rau màu và
nuôi gia súc, gia cầm, nuôi tôm và thủy sản khác với trồng lúa để giảm thiểu
rủi ro. Hạn chế sự phụ thuộc từ nguồn thu nông nghiệp bằng cách học thêm
các nghề tiểu thủ công nghiệp, tận dụng thời gian rảnh rỗi giữa các vụ mùa đi
làm mướn hoặc buôn bán thêm.
Chủ động liên hệ với cán bộ địa phương để nắm rõ thông tin về chính sách
nông nghiệp của huyện nhà và các nguồn vốn vay. Thường xuyên nghe đài,
xem ti vi, xem báo để biết tình hình thị trường về giá cả và nhu cầu. Mỗi gia
đình nên cố gắng trang bị thêm phương tiện xe gắn máy hoặc võ lãi để di
chuyển nhằm giúp việc tiếp cận giao thông và thị trường dễ dàng hơn.
Do đặc điểm địa hình và khí hậu tại huyện, mỗi năm thường xảy ra bão,
lụt, lốc xoáy, triều cường, ... nên mỗi gia đình cần có ý thức phòng tránh thiên
tai, chuẩn bị tâm lý sẵn sàng ứng phó với những thiệt hại do thiên tai gây ra.
70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục tài liệu tiếng Việt
Đinh Phi Hổ, 2003. Kinh tế nông nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống
kê.
Đàm Thị Hưng, 2011.Các giải pháp đẩy mạnh tiếp cận thị trường nông
sản cho phụ nữ nông thôn huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên. Luận văn Thạc sĩ.
Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Đào Thế Tuấn, 1997. Kinh tế hộ nông dân. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính
trị Quốc gia.
Đào Trần Hiếu Nghĩa, 2014. Tiếp cận giao thông, thị trường và thu nhập
của nông hộ huyện Thới Lai thành phố Cần Thơ. Luận văn Đại học. Đại học
Cần Thơ.
Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu
nghiên cứu với SPSS. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Hồng Đức.
Lê Khương Ninh và Cao Văn Hơn, 2012. Tính dụng thương mại:
Trường hợp mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ ở An Giang, kỷ yếu
khoa học, trang 166 - 174, Trường Đại học Cần Thơ.
Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình kinh tế lượng. Hà Nội: Nhà xuất bản
Văn hóa thông tin.
Nguyễn Hữu Trí và Phan Thị Giác Tâm, 2008. Ảnh hưởng của tiếp cận
cơ sở hạ tầng đến thu nhập nông hộ ở huyện Chợ Mới tỉnh An Giang. Báo cáo
khoa học: Số 34, trang 25-28. Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh,
tháng 11 năm 2008.
Danh mục tài liệu tiếng anh
A. Adejobi, P. Amaza and G. Ayoola, 2006. Enhancing the access of
rural households to output markets for increased farm income. In:
International Asociation of Agricultural economists Conference. Australia,
August 12-18, 2006.
Marsh S.P, MacAulay T.G and Hung Pham Van 2006. Agricutural
development and land policy in Vietnam. ACIAR Monograph.
Rodrigue, J., 2013.The geography of transport systems. [Online] avilalbe
at: http://www.people.hofstra.edu/geotrans/eng/ch7en/conc7en/ch7c1en.html
[Accessed at 22 August 2014].
71
PHỤ LỤC 1
KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ
* Mô hình hồi quy
. reg THUNHAP KCGIAOTHONG KCTHITRUONG
SOLAODONG
DTDATNN
Source |
SS
df
MS
-------------+-----------------------------Model | 363971.734
8 45496.4667
Residual | 167910.579
104 1614.52479
-------------+-----------------------------Total | 531882.312
112 4748.94922
HOCVAN
TAPHUAN
TUOICHUHO QHXH
Number of obs
F( 8,
104)
Prob > F
R-squared
Adj R-squared
Root MSE
=
=
=
=
=
=
113
28.18
0.0000
0.6843
0.6600
40.181
-----------------------------------------------------------------------------THUNHAP |
Coef.
Std. Err.
t
P>|t|
[95% Conf. Interval]
-------------+---------------------------------------------------------------KCGT | -1.507826
.3214462
-4.69
0.000
-2.145265
-.8703856
KCTT |
3.531323
1.418587
2.49
0.014
.7182123
6.344435
DTDATNN |
4.727096
.6645801
7.11
0.000
3.409209
6.044983
HOCVAN | -.9793283
1.753969
-0.56
0.578
-4.457514
2.498858
TAPHUAN |
32.0817
8.924022
3.59
0.000
14.38502
49.77837
TUOICHUHO | -.6087474
.4299354
-1.42
0.160
-1.461325
.2438307
QHXH |
15.64772
8.270496
1.89
0.061
-.752985
32.04842
SOLAODONG |
26.47244
6.50208
4.07
0.000
13.57857
39.36631
_cons |
68.65604
37.68515
1.82
0.071
-6.075021
143.3871
------------------------------------------------------------------------------
* Kiểm định đa cộng tuyến
. corr SOLAODONG TUOICHUHO HOCVAN KCGT KCTT QHXH DTDATNN TAPHUAN
(obs=113)
| SOLAOD~G TUOICH~O
HOCVAN
KCGT
KCTT
QHXH DTDATNN
TAPHUAN
-------------+----------------------------------------------------------------------SOLAODONG |
1.0000
TUOICHUHO |
0.6192
1.0000
HOCVAN | -0.5483 -0.4655
1.0000
KCGT |
0.0762 -0.2678 -0.3221
1.0000
KCTT |
0.0256
0.0414 -0.3764
0.3936
1.0000
QHXH |
0.1097
0.2052
0.0710 -0.3251 -0.1663
1.0000
DTDATNN |
0.3745
0.4259 -0.2958 -0.0766 -0.0285 -0.0542
1.0000
TAPHUAN |
0.2758
0.2525
0.0295 -0.2365 -0.1863
0.1664
0.3583
1.0000
Hệ số phóng đại phương sai
. vif
Variable |
VIF
1/VIF
-------------+---------------------TUOICHUHO |
2.42
0.413901
SOLAODONG |
2.19
0.457331
HOCVAN |
2.14
0.466904
KCGT |
1.78
0.561363
DTDATNN |
1.44
0.696749
KCTT |
1.38
0.726016
TAPHUAN |
1.33
0.754571
QHXH |
1.20
0.836121
-------------+---------------------Mean VIF |
1.73
72
* Kiểm định hiện tượng tự tương quan
. tsset THOIGIAN
time variable:
delta:
THOIGIAN, 1 to 113
1 unit
. durbina
Durbin's alternative test for autocorrelation
--------------------------------------------------------------------------lags(p) |
chi2
df
Prob > chi2
-------------+------------------------------------------------------------1
|
2.181
1
0.1397
--------------------------------------------------------------------------H0: no serial correlation
. bgodfrey
Breusch-Godfrey LM test for autocorrelation
--------------------------------------------------------------------------lags(p) |
chi2
df
Prob > chi2
-------------+------------------------------------------------------------1
|
2.343
1
0.1258
--------------------------------------------------------------------------H0: no serial correlation
* Kiểm định phương sai sai số thay đổi
. imtest,white
White's test for Ho: homoskedasticity
against Ha: unrestricted heteroskedasticity
chi2(42)
Prob > chi2
=
=
65.27
0.0122
Cameron & Trivedi's decomposition of IM-test
--------------------------------------------------Source |
chi2
df
p
---------------------+----------------------------Heteroskedasticity |
65.27
42
0.0122
Skewness |
17.98
8
0.0214
Kurtosis |
0.57
1
0.4498
---------------------+----------------------------Total |
83.83
51
0.0026
--------------------------------------------------. hettest
Breusch-Pagan / Cook-Weisberg test for heteroskedasticity
Ho: Constant variance
Variables: fitted values of THUNHAP
chi2(1)
Prob > chi2
=
=
10.24
0.0014
73
* Mô hình hồi quy đã điều chỉnh
. reg THUNHAP KCGIAOTHONG KCTHITRUONG
SOLAODONG,robust
DTDATNN
Linear regression
HOCVAN
TAPHUAN
TUOICHUHO QHXH
Number of obs
F( 8,
104)
Prob > F
R-squared
Root MSE
=
=
=
=
=
113
33.13
0.0000
0.6843
40.181
-----------------------------------------------------------------------------|
Robust
THUNHAP |
Coef.
Std. Err.
t
P>|t|
[95% Conf. Interval]
-------------+---------------------------------------------------------------KCGT | -1.507826
.3705816
-4.07
0.000
-2.242703
-.7729484
KCTT |
3.531323
1.282696
2.75
0.007
.9876881
6.074959
DTDATNN |
4.727096
.69087
6.84
0.000
3.357075
6.097117
HOCVAN | -.9793283
1.741067
-0.56
0.575
-4.43193
2.473273
TAPHUAN |
32.0817
9.477018
3.39
0.001
13.28841
50.87498
TUOICHUHO | -.6087474
.399082
-1.53
0.130
-1.400142
.1826472
QHXH |
15.64772
8.74044
1.79
0.076
-1.6849
32.98034
SOLAODONG |
26.47244
6.062153
4.37
0.000
14.45097
38.49392
_cons |
68.65604
38.13108
1.80
0.075
-6.959316
144.2714
------------------------------------------------------------------------------
74
PHỤ LỤC 2
THÔNG TIN VỀ NÔNG HỘ
Ấp, khu vực: ___ Phường, xã: ______ Huyện, thị xã: ____ Tỉnh, thành phố _____
1. Tổng số thành viên trong gia đình: _____ Người.
2. Số thành viên trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động: ______ Người
3. Thông tin về thành viên ở câu 2
Giới tính
Học vấn
TT Quan hệ với chủ hộ Tuổi
Nghề nghiệp
(1 – nam; 0 – nữ)
(lớp) (*)
3.1 Chủ hộ
1
0
3.2
1
0
3.3
3.4
1
1
0
0
3.5
1
0
3.6
1
0
3.7
1
0
(*) Ghi chú: Nếu đã tốt nghiệp trung học phổ thông thì ghi 13 – trung cấp chuyên
nghiệp; 14 – cao đẳng; 15 – đại học; 16 – sau đại học
4. Dân tộc của chủ hộ: 1 – Kinh; 2 – Khmer; 3 – Hoa; 4 – Chăm; 5 – Khác: ___
5. Ông (Bà) đã sinh sống ở địa phương:
năm
6. Khoảng cách từ nơi ở của gia đình đến
6.1. Trung tâm xã hay thị tứ:
km
6.6. Hương lộ:
km
6.2. Trung tâm huyện hay thị trấn:
km 6.7. Tỉnh lộ:
km
6.3. Thị xã hay thành phố:
km
6.8. Quốc lộ:
km
6.4. Tổ chức tín dụng gần nhất:
__km
6.9. Đường giao thông thủy:
km
7. Tiện nghi của gia đình
7.1. Điện thoại cố định
0 – Không; 1 – Có
7.2. Điện thoại di động
0 – Không; 1 – Có
7.3. Điện từ hệ thống điện công cộng
0 – Không; 1 – Có
7.4. Nước máy
0 – Không; 1 – Có
7.5. Internet
0 – Không; 1 – Có
8. Gia đình có thành viên, người thân hay bạn bè (Khoanh số thích hợp)
TT
Tiêu thức
1 – Có; 0 - Không
8.1
Làm việc ở cơ quan nhà nước cấp xã, huyện, tỉnh
1
0
8.2
8.3
Làm việc ở cơ quan nhà nước trung ương
Làm việc ở các tổ chức xã hội hay đoàn thể ở địa
phương
Làm việc ở ngân hàng thương mại, hợp tác xã tín dụng
1
1
0
0
1
0
1
1
0
0
1
0
8.4
hay quỹ tín dụng
8.5 Là thương lái lúa (gạo)
8.6 Là cò lúa (gạo)
8.7
Là đại lý vật tư nông nghiệp
75
9. Tài sản của gia đình năm 2013
TT
Loại tài sản
Số lượng
9.1
Đất thổ cư (m2)
9.2
Đất nông nghiệp (m2)
9.3
Trong đó: đất trồng lúa (m2)
Đất mặt nước nuôi tôm (m2)
9.4
Đất mặt nước nuôi thủy sản khác (m2)
9.5
Nhà ở kiên cố (m2)
9.6
Nhà xưởng, kho bãi, … (m2)
9.7
Tài sản có giá trị ≥ 10 tr.đ (cái)
9.8
9.9
Lò sấy lúa (m2)
Sân phơi (m2)
9.10
9.11
9.12
9.13
Phương tiện vận chuyển (trọng tải: tấn)
Gia súc (con)
Gia cầm (con)
Tiền gởi ngân hàng
Giá trị (tr.đ)
9.14
9.15
Tiền chơi hụi
Tài sản khác
Tổng cộng
10. Thông tin về hoạt động sản xuất lúa 2010–2013
TT
Tiêu chí
2010
2011
2012
2013
10.1 Sản lượng thu hoạch (tấn)
10.2 Số lượng lúa bán ra (tấn)
10.3 Giá bán lúa cao nhất (đồng/kg) + vụ (*)
10.4 Giá bán lúa thấp nhất (đồng/kg) + vụ (*)
10.5 Chi phí sản xuất lúa (tr.đ)
Giống lúa được trồng nhiều nhất
1
1
1
0
1
0
(1 – đặc sản; 0 – thường)
0
0
(*) Ghi chú: 1 – vụ Đông xuân; 2 – vụ Hè thu; 3 – vụ Thu đông (hay khác). Thí
dụ: Nếu giá bán lúa cao nhất là 5.200 đ/kg vào vụ Đông xuân thì ghi: 5.200 + 1.
Nếu giá bán lúa thấp nhất là 4.500 đ/kg vào vụ Thu đông thì ghi 4.500 + 3.
11. Thu nhập của gia đình từ hoạt động khác năm 2013 (tr.đ/năm)
10.6
TT
Hoạt động
Thu nhập TT
11.1 Trồng trọt (khác với lúa)
11.2
Chăn nuôi gia súc, gia
cầm
76
Hoạt động
11.8
Công nhân, viên
chức, …
11.9
Cho thuê đất
Thu nhập
Sản xuất tiểu thủ công
nghiệp
Từ người thân ở trong
11.11
nước
Từ người thân ở nước
11.12
ngoài
11.3 Nuôi tôm
11.10
11.4 Nuôi thủy sản khác
11.5 Làm mướn
11.6 Buôn bán, làm dịch vụ,
11.13 Khác
…
11.7 Du lịch nông thôn
Tổng cộng
12. Thông tin mà Ông (Bà) hay các thành viên trong gia đình được hỗ trợ ?
TT
Tiêu thức
1 – Có; 0 – Không
12.1 Kiến thức chọn giống, sử dụng phân bón, nông dược,
1
0
…
12.2 Kỹ thuật trồng lúa
1
0
12.3 Thông tin về giá lúa
1
0
12.4 Thông tin về giá vật tư
1
0
12.5 Thông tin về các nguồn tín dụng
1
0
12.6 Khác
1
0
13. Ông (Bà) vui lòng cho biết rủi ro thường gặp nhất ? (Chọn 1 trong các
khả năng)
1 – thiên tai (lũ lụt, hạn hán, …)
2 – dịch bệnh
3 – thành viên trong gia đình bị mất việc 4 – thành viên trong gia đình ốm đau
5 – giá lúa thấp và không ổn định
6 – giá vật tư nông nghiệp tăng bất ngờ
7 – mua nhầm vật tư kém chất lượng
8 – Khác ____________________
14. Số ngân hàng và quỹ tín dụng mà Ông (Bà) đã có quan hệ giao dịch là: ____
15. Thông tin về hoạt động vay tín dụng năm 2013
Số tiền
xin vay
Nguồn
TT
(Tr.đ)
vay
Số
tiền
vay
được
(tr.đ)
Lãi
suất
(%/
năm)
Thế chấp
(1– Có;
0 -Không)
Chi
phí
vay (*)
(tr.đ)
Mục đích sử dụng
(1 – sản xuất kinh
doanh; 2 – tiêu
dùng; 3 – trả nợ)
Chính
1 0
1 2 3
thức
Bán
15.2 chính
1 0
1 2 3
thức
Phi
15.3 chính
1 0
1 2 3
thức
16. Nếu không vay tín dụng chính thức thì nguyên nhân là
16.1. Không muốn vay do
1 – Không có nhu cầu
2 – chưa từng vay vốn ở ngân hàng
3 – số tiền vay được quá ít so với nhu cầu
4 – thời hạn vay quá ngắn
5 – chi phí vay quá cao
6 – thủ tục vay quá rườm rà
7 – Không thích thiếu nợ
8 – phải chờ đợi lâu không kịp thời vụ
9 – Không có khả năng trả nợ
10 – khác (ghi rõ): ____________
16.2. Muốn vay, nhưng không vay được do
1 – Không có tài sản thế chấp
2 – Không được bảo lãnh
15.1
77
3 – Không biết vay ở đâu
4 – Không quen cán bộ tín dụng
5 – Không lập được kế hoạch xin vay được chấp nhận 6 – Không biết thủ tục xin vay
7 – Không được vay mà không rõ lý do
8 – Có khoản vay quá hạn
9 – Khác (ghi rõ): __________________________________________________
17. Số lần vay cho đến cuối năm 2013 và thời điểm vay lần đầu
TT
Nguồn tín dụng
Số lần vay tính từ lần
đầu đến cuối năm 2013
Thời điểm vay
lần đầu (năm)
Các ngân hàng và quỹ tín dụng
nhân dân (chính thức)
Các tổ chức xã hội, đoàn thể (bán
17.2
chính thức)
17.1
17.3 Phi chính thức
18. Khi cần vay tiền, Ông (Bà) ưu tiên vay ở nguồn nào? (Chọn 1 trong 3)
1 – chính thức
2 – bán chính thức
3 – phi chính thức
19. Ông (Bà) có từng sai hẹn trả nợ các tổ chức tín dụng? 0 – Không; 1 – Có
Nếu có, số lần sai hẹn là:
20. Nếu có sai hẹn (Câu 18) thì nguyên nhân là: ________________________
21. Khi gặp khó khăn trong trả nợ các tổ chức tín dụng, Ông (Bà) sẽ trả nợ
bằng cách
1 – bán tài sản
2 – vay phi chính thức
3 – vay bán chính thức
4 – vay tổ chức tín dụng khác
5 – khác _____________________________________________________
22. Phương thức bán lúa thông thường của Ông (Bà) là
1 – bán thông qua cò lúa
2 – bán cho thương lái
3 – bán cho doanh nghiệp
4 – bán cho doanh nghiệp theo hợp đồng
5 – khác ___________________________________________________
23. Ông (Bà) thường bán lúa
1 – ngay sau khi thu hoạch
2 – khi giá tốt mới bán
3 – Cả hai, với tỷ lệ ___ % bán ngay sau thu hoach và ___ % bán khi giá tốt
4 – Khác ________________________________________________
24. Hình thức thanh toán khi mua vật tư cho sản xuất năm 2013
Thời
Chênh lệch giữa giá
Thời gian
gian
mua vật tư theo hình
ứng tiền
quen
thức ứng tiền trước
trước/trả biết với
Diễn giải
Số
(hay trả chậm) so với
chậm
người
tiền
trả bằng tiền mặt (%)
(tháng)
bán
(tháng)
24.1. Người mua (nông
-hộ) trả tiền mặt
(i) Phân bón
(ii) Nông dược
24.2. Người mua (nông
(i) Phân bón
(ii) Nông dược
24.3. Người mua (nông
hộ) trả chậm
(i) Phân bón
78
(ii) Nông dược
24.4. Hình thức khác
(i) Phân bón
(ii) Nông dược
Tổng cộng
- giá mua- bằng
(*) Ghi chú: Giả sử giá mua vật tư theo hình thức trả chậm cao hơn
tiền mặt là 10% thì ghi +10%. Giả sử giá mua vật tư theo hình thức ứng tiền trước
thấp hơn giá mua bằng tiền mặt 10% thì ghi –10%.
25. Hình thức thanh toán khi bán lúa năm 2013
Chênh lệch giữa giá
Thời gian
bán lúa theo hình Thời gian ứng
Số tiền
quen biết với
thức ứng tiền trước tiền trước/trả
Diễn giải
(tr.đ)
người mua
(hay trả chậm) so chậm (tháng)
(tháng)
với trả bằng tiền
mặt--(%)
Người mua trả tiền
mặt mua ứng
Người
tiền trước
Người
mua trả
chậm
Khác
Tổng cộng
(*) Ghi chú: Giả sử giá bán lúa theo hình thức người mua trả chậm cao hơn giá mua
bằng tiền mặt là 10% thì ghi +10%. Giả sử giá bán lúa theo hình thức người mua ứng
tiền trước thấp hơn giá mua bằng tiền mặt 10% thì ghi − 10%.
26. Ông (Bà) thường tìm hiểu thông tin về giá bán lúa thông qua
1 – phương tiện truyền thông (báo, đài, …)
2 – người thân, bạn bè
3 – chính quyền địa phương, doanh nghiệp
4 – thương lái
5 – cò lúa
6 – đại lý vật tư
7 – khác ___________________________________________________
27. Ông (Bà) thường kỳ vọng về giá bán lúa sắp tới dựa vào (Chọn 1 trong
các khả năng)
1 – giá bán lúa đã qua và hiện tại
2 – thông tin tự thu thập được và từ những người thông hiểu về giá lúa
3 – Không kỳ vọng gì cả
4 – khác: ____________________
28. Theo Ông (Bà), giải pháp để bình ổn giá bán lúa cho nông hộ là: _________
___________________________________________________________________
29. Ông (Bà) đã làm nghề trồng lúa trong:
năm
30. Biến đổi khí hậu (mưa nắng thất thường, nước biển dâng gây ngập
mặn, hạn hán, …) có ảnh hưởng đến kết quả sản xuất lúa của gia đình
không ? 0 – Không; 1 – Có
31. Nếu chọn 1 (Có) ở Câu 30 thì giải pháp để giảm thiểu rủi ro này là: _
___________________________________________________________________
79
[...]... nhập của nông hộ huyện U Minh tỉnh Cà Mau để đề xuất giải pháp giúp nông hộ tiếp cận giao thông, thị trường hi u quả hơn nhằm nâng cao thu nhập 1.2.2 Mục ti u cụ thể Để đạt được mục ti u chung của đề tài, cần giải quyết những mục ti u cụ thể như sau: Mục ti u 1: Phân tích thực trạng thu nhập của nông hộ, giao thông và thị trường ở huyện U Minh, tỉnh Cà Mau Mục ti u 2: Phân tích ảnh hưởng của giao thông... những huyện cách xa thành phố nhất của tỉnh Cà Mau, và cũng là huyện có nhi u tuyến đường giao thông hạn chế Từ những lý luận và thực tiễn trên, tác giả nhận thấy sự cần thiết khi nghiên c u đề tài: Tiếp cận giao thông, thị trường và thu nhập của nông hộ ở huyện U Minh tỉnh Cà Mau 1.2 MỤC TI U NGHIÊN C U 1.2.1 Mục ti u chung Đề tài tập trung phân tích ảnh hưởng của giao thông và thị trường đến thu nhập. .. CHƯƠNG 3 TÌNH HÌNH GIAO THÔNG, THỊ TRƯỜNG VÀ THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ HUYỆN U MINH TỈNH CÀ MAU 3.1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH CÀ MAU Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã phê chuẩn việc tách tỉnh Minh Hải ra làm hai tỉnh Cà Mau và Bạc Li u Đến tháng 1 năm 1997 tỉnh Cà Mau chính thức trở thành đơn vị hành chính độc lập bao gồm một thị xã (Cà Mau) và 6 huyện (Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời,... thu nhập của nông hộ huyện U Minh - Chương 5: Giải pháp giúp nông hộ U Minh nâng cao thu nhập bằng cách mở rộng cơ hội tiếp cận với giao thông, thị trường - Chương 6: Kết luận và kiến nghị 3 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C U 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái niệm nông hộ Hộ nông dân là đối tượng nghiên c u chủ y u của khoa học nông nghiệp và phát triển nông thôn, vì tất cả các hoạt động nông. .. c u Đối tượng nghiên c u là các hộ có sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện U Minh, tỉnh Cà Mau 2 1.3.4 Phạm vi nội dung C u trúc của bài luận văn được chia thành 6 chương, cụ thể như sau: - Chương 1: Giới thi u - Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên c u - Chương 3: Tình hình giao thông, thị trường và thu nhập của nông hộ huyện U Minh - Chương 4: Phân tích ảnh hưởng của giao thông và thị trường. .. thông và thị trường đến thu nhập của nông hộ Mục ti u 3: Đề xuất giải pháp giúp nông hộ nâng cao thu nhập bằng cách mở rộng cơ hội tiếp cận với giao thông và thị trường 1.3 PHẠM VI NGHIÊN C U 1.3.1 Không gian Đề tài được nghiên c u trên địa bàn huyện U Minh tỉnh Cà Mau 1.3.2 Thời gian Các số li u thứ cấp sử dụng trong đề tài được thu thập trong giai đoạn từ năm 2010 – 2013 Số li u sơ cấp được thu thập... tổng hợp các thu nhập thực được nhận bởi các cá nhân hay hộ gia đình Thông thường thu nhập cá nhân phải ch u đánh thu thu nhập Các hình thái cơ bản của thu nhập: - Thu nhập bằng tiền là số thu nhập mà một người có được trong thời kì nhất định dưới hình thái tiền tệ 4 - Thu nhập bằng hiện vật là thu nhập mà một người nhận được bằng các sản vật và dịch vụ - Thu nhập chuyển giao là khoản thu nhập mà người... li u Phương pháp phân tích được chọn ứng với từng mục ti u cụ thể như sau: Mục ti u 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh các chỉ số tương đối, tuyệt đối để mô tả tình hình thu nhập của nông hộ và thực trạng giao thông, thị trường tại huyện U Minh Mục ti u 2: Xây dựng mô hình hồi qui nhằm làm rõ ảnh hưởng của giao thông, thị trường và các y u tố khác đến thu nhập của nông hộ. .. vật tư nông nghiệp cho đến tiếp cận các trung tâm kỹ thu t, dịch vụ nông nghiệp thì quá trình sản xuất của nông hộ sẽ dễ dàng và thu n lợi hơn 2.1.5.2 Ảnh hưởng của các y u tố khác đến thu nhập nông hộ Thu nhập của nông hộ không chỉ bị tác động bởi giao thông và thị trường, bên cạnh đó còn có nhi u các y u tố khác Diện tích đất canh tác là một trong những nhân tố điển hình, đóng một vai trò quan trọng... thôn, ti u thủ công nghiệp, nghề rừng, Chính vì vậy thu nhập của hộ nông dân bao gồm toàn bộ những kết quả của các ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ và một số ngành khác như sửa chữa, sản xuất nguyên vật li u, chế biến nông sản, … mang lại Thu nhập của nông hộ bao gồm: - Thu nhập từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thu sản - Thu nhập từ sản xuất ngành nghề phi nông, lâm nghiệp, thu sản (sau khi đã