Mặc dù, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhiều chính sách khuyến nông đã được chú ý triển khai trong thời gian qua nhưng thu nhập hàng năm của người dân huyện Phụng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGÔ THỊ BÍCH LOAN
THU NHẬP VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế học
Mã số ngành: 523401
Tháng 12 – 2013
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGÔ THỊ BÍCH LOAN
THU NHẬP VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Em xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến thầy Lê Khương Ninh, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và truyền đạt nhiều kiến thức quý báo cho em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Em xin trân trọng cảm ơn giáo viên khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Trường Đại Học Cần Thơ, những người đã trang bị cho em kiến thức quý báo để giúp em hoàn thành luận văn này
Em xin chân thành cảm ơn bà con nông dân trong địa bàn huyện Phụng Hiệp đã giúp đỡ tận tình và hỗ trợ em trong suốt quá trình thu thập số liệu
Em xin kính chúc thầy cô được nhiều sức khỏe và thành công trong cuộc sống Chúc bà con nông dân quê mình được mùa bội thu Em xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Người thực hiện
Trang 4TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ
đề tài khoa học nào
Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Người thực hiện
Ngô Thị Bích Loan
Trang 5NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên người hướng dẫn: LÊ KHƯƠNG NINH
Học vị: Phó Giáo Sư - Tiến Sĩ
Chuyên ngành: Kinh tế
Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
Họ và tên sinh viên: NGÔ THỊ BÍCH LOAN
Mã số sinh viên: 414056
Chuyên ngành: Kinh tế học
Tên đề tài: Thu nhập và giải pháp nâng cao thu nhập của nông hộ huyện Phụng
Hiệp, tỉnh Hậu Giang
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1 Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
2 Về hình thức:
3 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
4 Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
5 Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu)
6 Các nhận xét khác
7 Kết luận (cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…)
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2013
NGƯỜI NHẬN XÉT
Trang 6NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Trang 7MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1
1.2.1 Mục tiêu chung 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.3.1 Không gian nghiên cứu 2
1.3.2 Thời gian nghiên cứu 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2
1.4 CẤU TRÚC ĐỀ TÀI 2
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 3
2.1.1 Lược khảo tài liệu 3
2.1.2 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp 5
2.1.3 Khái niệm hộ và nông hộ 5
2.1.4 Khái niệm thu nhập và thu nhập nông hộ 6
2.1.5 Cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ 7
2.1.6 Mô hình nghiên cứu 12
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 15
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 15
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 15
CHƯƠNG 3 18
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI 18
HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG 18
3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG 18
3.1.1 Vị trí địa lý 18
3.1.2 Địa hình 19
3.1.3 Khí hậu 19
3.1.4 Dân số và lao động 20
3.1.5 Kinh tế - xã hội 20
3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP NĂM 2012 CỦA HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG 23
3.2.1 Tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2012 của huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang 23
3.2.2 Thu nhập của nông hộ huyện Phụng Hiệp 25
Trang 8CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NHẬP CỦA
NÔNG HỘ HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG 27
4.1 MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT 27
4.1.1 Thông tin cơ bản của nông hộ theo mẫu điều tra 28
4.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân 31
4.1.3 Thu nhập của nông hộ 35
4.2 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG 40
CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP NÔNG HỘ HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG 45
5.1 GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NÔNG HỘ 45
5.2 GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 46
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47
6.1 KẾT LUẬN 47
6.2 KIẾN NGHỊ 48
6.2.1 Đối với tổ chức tín dụng 48
6.2.2 Đối với chính quyền địa phương 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
PHỤ LỤC 52
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Kỳ vọng về dấu các hệ số của biến trong mô hình hồi qui 13
Bảng 4.1 Thống kê các địa phương khảo sát 24
Bảng 4.2 Khoảng cách đến trung tâm xã, huyện, thị xã 24
Bảng 4.3 Hệ thống điện thoại, điện công cộng, nước máy 25
Bảng 4.4 Qui mô diện tích đất nông nghiệp của nông hộ 26
Bảng 4.5 Thông tin về tài sản của nông hộ 27
Bảng 4.6 Số lượng gia súc, gia cầm của nông hộ 28
Bảng 4.7 Các nguồn thu nhập của nông hộ 29
Bảng 4.8 Thu nhập của nông hộ năm 2010-2011 31
Bảng 4.9 Thông tin quen biết với các tổ chức 33
Bảng 4.10 Nguồn thông tin vay vốn của nông hộ 34
Bảng 4.11 Các nguồn vay ưu tiên của nông hộ 35
Bảng 4.12 Lý do ưu tiên chọn nguồn vay 36
Bảng 4.13 Mong muốn đối với các tổ chức tín dụng 37
Bảng 4.14 Dân tộc của chủ hộ 38
Bảng 4.15 Một số thông tin về nông hộ 39
Bảng 4.16 Trình độ học vấn của chủ hộ 39
Bảng 4.17 Nghề nghiệp chính của chủ hộ 40
Bảng 4.18 Nguồn cung cấp các kiến thức cho nông hộ 42
Bảng 4.19 Các rủi ro nông hộ thường gặp 43
Bảng 4.20 Ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập 45
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1: Nguồn thu nhập của nông hộ, 2011 30 Hình 2: Chi tiêu của nông hộ 32 Hình 3: Hộ có vay và không có vay từ ngân hàng năm 2011 33
Trang 11DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
-
CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa OLS Phương pháp bình phương bé nhất
Trang 12CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam Nước ta được nhiều nước trong khu vực và thế giới biết đến như là một nước xuất khẩu gạo lớn
và có truyền thống sản xuất nông nghiệp từ rất lâu đời Tuy nhiên, nền nông nghiệp nước ta vẫn còn lạc hậu và thô sơ, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp theo hình thức khai thác nguồn tài nguyên sẵn có, manh mún và nhỏ lẻ,… từ đó dẫn đến chất lượng và sản lượng nông sản chưa cao
Đồng bằng sông Cửu Long có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, có tiềm năng lớn nhất để phát triển nông nghiệp, đặc biệt diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở nơi đây chiếm 80% trên tổng diện tích đất ĐBSCL là vùng đất màu mỡ được thiên nhiên đặc biệt ưu đãi về khí hậu, đất đai,… thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp như sản xuất cây lương thực, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản,
và đặc biệt là phát triển vườn cây ăn trái mang lại giá trị xuất khẩu lớn Tuy nhiên,
áp lực dân số và khoa học – kỹ thuật còn yếu kém đã tạo ra một rào cản lớn cho việc phát triển nền nông nghiệp tiên tiến
Phụng Hiệp là huyện có dân số và diện tích lớn nhất Hậu Giang Đời sống của người dân chủ yếu phụ thuộc vào việc sản xuất nông nghiệp Hậu Giang có trên 80% dân số sống ở nông thôn, hộ nghèo chiếm 11,5% (2011) Mặc dù, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhiều chính sách khuyến nông
đã được chú ý triển khai trong thời gian qua nhưng thu nhập hàng năm của người dân huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang vẫn còn ở mức thấp 805 USD/người/năm
Thu nhập của nông hộ là một yếu tố quan trọng của quá trình xây dựng các chính sách phát triển kinh tế địa phương vì thế phân tích thu nhập và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập là rất cần thiết Xuất phát từ những lý luận và thực tiễn
trên, đề tài “Thu nhập và giải pháp nâng cao thu nhập của nông hộ ở huyện
Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang” mong muốn tìm hiểu về thu nhập của nông hộ; tìm
hiểu và phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến thu nhập của người dân trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang Từ đó, tác giả đề xuất giải pháp giúp cho nông hộ trên địa bàn có thể cải thiện thu nhập, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Tác giả thực hiện đề tài này nhằm tìm hiểu tình hình thu nhập của nông hộ, đồng thời xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ
Trang 13thuộc huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho nông hộ
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung trên, đề tài có những mục tiêu cụ thể như sau:
Mục tiêu 1: Phân tích tình hình thu nhập của nông hộ sản xuất nông nghiệp
trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ sản xuất
nông nghiệp thuộc địa bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao thu nhập của hộ sản xuất
nông nghiệp huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
Thông tin số liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ năm
2010 đến năm 2012
Thông tin số liệu sơ cấp được thu thập dựa trên phỏng vấn trực tiếp nông hộ bằng bảng câu hỏi trên địa bàn nghiên cứu năm 2013
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nông hộ sản xuất nông nghiệp thuộc
3 xã và 1 thị trấn (Tân Long, Long Thạnh, Hòa Mỹ và Thị trấn Kinh Cùng) của huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
1.4 CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Khái quát tình hình kinh tế - xã hội huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
Chương 4: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
Chương 5: Giải pháp nâng cao thu nhập của nông hộ huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
Chương 6: Kết luận và kiến nghị
Trang 14CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Lược khảo tài liệu
Do nguồn thông tin còn nhiều hạn chế nên không thể liệt kê tất cả bài nghiên cứu, vì thế ở phần này tác giả xin giới thiệu một số nghiên cứu về thu nhập nông hộ như sau:
Tác giả Huỳnh Thị Đan Xuân và Mai Văn Nam đã thực hiện nghiên cứu
“Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ chăn nuôi gia cầm ở
ĐBSCL” Các tác giả sử dụng số liệu sơ cấp thu thập (307 nông hộ) ở các tỉnh
Long An, Cần Thơ, Đồng Tháp, Trà Vinh, Hậu Giang Nghiên cứu sử dụng phương pháp CBA (phân tích lợi ích chi phí) và phương pháp hồi quy tuyến tính
để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ chăn nuôi gia cầm ở ĐBSCL
Qua quá trình nghiên cứu, tác giả kết luận có 95% thu nhập của các hộ gia đình phụ thuộc vào các hoạt động nông nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ là tổng diện tích đất của hộ, vốn vay, kiểm dịch, thu nhập từ chăn nuôi gia cầm, thu nhập từ chăn nuôi khác và thu nhập phi nông nghiệp Ngoài ra nghiên cứu còn đưa ra giải pháp nâng cao thu nhập cho nông hộ chăn nuôi là cần phải sử dụng nguồn lực đất đai hợp lí, mạnh dạn vay vốn đầu tư khi thiếu vốn, tham gia đầy đủ các quá trình kiểm dịch đàn vật nuôi, quan tâm đến nguồn thu nhập từ chăn nuôi và phi nông nghiệp
Bài nghiên cứu “Giải pháp nâng cao thu nhập của nông hộ tại vùng ngọt
hóa tỉnh Cà Mau” do tác giả Đặng Minh Quân thực hiện trong luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ năm 2012 Đề tài mô tả thực trạng sản xuất và thu nhập của hộ nông dân, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân ở tỉnh Cà Mau Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp của Cục Thống kê tỉnh Cà Mau và một số đơn
vị hành chính có liên quan qua các năm 2009, 2010 và 2011; số liệu sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp 296 hộ nông dân trong vùng ngọt hóa từ tháng 11/2011 đến tháng 03/2012 tại các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Bình Thới và Tp.Cà Mau, thuộc tỉnh Cà Mau Tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả
và mô hình hồi quy tuyến tính để xử lí và phân tích số liệu
Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố như trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm của chủ hộ, tổng diện tích đất của hộ, số nhân khẩu, số khả năng đa dạng hóa (SID), và tỷ lệ lao động có ảnh hưởng quan trọng đến thu nhập của hộ nông dân Yếu tố cơ sở hạ tầng chưa có ý nghĩa về mặt thống kê Trên cơ sở kết quả
Trang 15nghiên cứu tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nông trên địa bàn
Tác giả Nguyễn Văn Đông (2012) đã thực hiện nghiên cứu “Phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ tại xã Long Phước, huyện Long
Hồ, tỉnh Vĩnh Long” Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp thống
kê mô tả, phân tích doanh thu – chi phí – lợi nhuận và phương pháp hồi quy tương quan Số liệu thứ cấp tác giả sử dụng từ các bài báo cáo, tạp chí chuyên ngành, Cục Thống kê huyện Long Hồ,… Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn 120 hộ nông dân bằng phương pháp phân tầng và ngẫu nhiên trên địa bàn nghiên cứu Địa bàn nghiên cứu gồm ba ấp: Phước Ngươn, Phước Ngươn B, Long Thuận Kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập từ nông nghiệp của nông hộ bị tác động bởi diện tích đất, số hoạt động nông nghiệp, số lao động nông nghiệp Các yếu tố tuổi chủ hộ, học vấn chủ hộ, kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, tham gia Hội nông dân chưa có ý nghĩa thống kê Đối với tổng thu nhập của nông hộ thì bị chịu ảnh hưởng của các yếu tố diện tích đất, số người lao động nông nghiệp, số lao động phi nông nghiệp, số hoạt động sản xuất nông nghiệp, học vấn trung bình Các yếu tố học vấn chủ hộ, số năm kinh nghiệm hoạt động sản xuất của chủ hộ không
có tác động đến tổng thu nhập của hộ
Bài nghiên cứu “ Thu nhập và giải pháp nâng cao thu nhập cho nông hộ
tại huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng” được tác giả Quách Mạnh Thường thực
hiện trong luận văn tốt nghiệp năm 2012 Đề tài phân tích thu nhập của nông hộ, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân ở huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập nông hộ trên địa bàn Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp của Cục Thống kê huyện Châu Thành và một số đơn vị hành chánh; Số liệu sơ cấp thu được qua phỏng vấn ngẫu nhiên trực tiếp từ 110 hộ nông dân trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả
và xử lý số liệu bằng mô hình hồi quy tuyến tính theo phương pháp ước lượng bình phương bé nhất (OLS)
Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố như: trình độ học vấn, diện tích đất nông nghiệp, thu nhập phi nông nghiệp và tỷ lệ lao động trong hộ có tác động tích cực đến thu nhập của hộ
Tác giả Võ Thanh Tuyền (2011) đã thực hiện đề tài “Phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trên địa bàn huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre” Đề tài sử dụng số liệu sơ cấp thu thập từ 104 hộ nông dân thuộc bốn xã: An
Định, Thành Thới A, An Thới, Cẩm Sơn của huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các đơn vị hành chánh
Trang 16Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả và mô hình hồi quy theo phương pháp ước lượng bình phương bé nhất (OLS) để phân tích các yếu tố tác động đến thu nhập Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến như tài sản, thu nhập
từ hoạt động phi nông nghiệp, khoảng cách từ nơi của chủ hộ đến trung tâm huyện đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng thu nhập của nông hộ Tuy nhiên có một vài yếu tố không tác động đến thu nhập của nông hộ như tuổi, giới tính, trình
độ học vấn, nghề nghiệp, tỷ lệ lao động, kinh nghiệm, đa dạng hóa thu nhập và khả năng tiếp cận tín dụng
2.1.2 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội Sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm:
- Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp Tuy ruộng đất bị giới hạn về mặt diện tích, con người không thể làm tăng thêm theo ý muốn chủ quan, nhưng khả năng sản xuất của ruộng đất là chưa có giới hạn, con người có thể cải tạo và bồi dưỡng đất làm cho ruộng đất ngày càng màu mỡ hơn, sản xuất ra nhiều sản phẩm trên mỗi đơn vị diện tích
- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi Các loại cây trồng và vật nuôi phát triển theo quy luật sinh học nhất định, chúng rất nhạy cảm với yếu tố ngoại cảnh Mọi sự thay đổi về điều kiện thời tiết, khí hậu, môi trường điều tác động trực tiếp đến chu kỳ sống, sự phát triển của cây trồng, vật nuôi, đến kết quả thu hoạch sản phẩm cuối cùng
- Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao Do sự biến thiên về điều kiện thời tiết, khí hậu mỗi loại cây trồng có sự thích ứng nhất định với điều kiện đó, dẫn đến những mùa vụ khác nhau Vì vậy, trong sản xuất nông nghiệp, người nông dân
có thể tận dụng những lợi thế tự nhiên để có thể sản xuất ra những nông sản với chi phí thấp, chất lượng cao Tuy nhiên, cũng do tính thời vụ nên thường dẫn đến tình trạng thiếu lao động, vật tư, công cụ, máy móc trong mùa vụ và dư thừa trong lúc nông nhàn Ngoài ra, sản phẩm nông nghiệp khó dự trữ, dễ hư hỏng nên việc thu hoạch hàng loạt theo mùa vụ đã ảnh hưởng nhiều đến giá cả nông sản trên thị trường
2.1.3 Khái niệm hộ và nông hộ
Hộ đã có từ lâu đời, hiện nay hộ vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển Hộ có bản chất là sự hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành viên trong gia đình cố gắng làm sao tạo ra nhiều của cải vật chất để nuôi sống và tăng thêm tích lũy cho gia đình và xã hội
Trang 17Tác giả Harris (1981) cho rằng “Hộ là một đơn vị tự nhiên tạo ra nguồn lao động” Phát biểu này sau đó được phát triển thành “Hộ là một đơn vị đảm bảo quá trình tái sản xuất nguồn lao động thông qua việc tổ chức nguồn thu nhập chung”
Theo Liên hiệp quốc, “Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ”
Hộ có hai đặc điểm chính như sau:
+ Thứ nhất: Hộ là một tập hợp chủ yếu và phổ biến của những thành viên
có chung huyết thống Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp đặc biệt là các thành viên của hộ không cùng chung huyết thống (con nuôi hoặc người tình nguyện được sự đồng ý của tất cả thành viên trong hộ công nhận cùng hoạt động kinh tế chung lâu dài)
+ Thứ hai: Hộ phải là một đơn vị kinh tế, có nguồn lao động, có vốn và chương trình, kế hoạch kinh doanh chung, là đơn vị vừa sản xuất vừa tiêu dùng, có cùng chung ngân quỹ và được phân phối theo lợi ích mang tính chất thỏa thuận
Nông hộ (hộ nông dân) là đơn vị sản xuất cơ bản Theo nhà nông học người Nga – Traianop, hộ nông dân là đơn vị sản xuất “rất ổn định và là phương tiện tuyệt vời để tăng trưởng kinh tế và phát triển nông nghiệp”
Giáo sư Frank Ellis, Trường Đại học tổng hợp Cambridge (1988) định nghĩa: “Hộ nông dân là hộ gia đình là nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao”
Nói chung, nông hộ là những hộ sống ở nông thôn, có ngành nghề sản xuất chính là nông nghiệp, nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu bằng nghề nông Ngoài hoạt động nông nghiệp, nông hộ còn tham gia các hoạt động phi nông nghiệp (thủ công nghiệp, mua bán,…)
2.1.4 Khái niệm thu nhập và thu nhập nông hộ
2.1.4.1 Thu nhập
Trong kinh tế cá nhân/gia đình là gồm thu nhập cá nhân, từ lao động (tiền công, tiền lương bao gồm cả lương hưu, các khoản trợ cấp bao gồm cả học bổng), thu nhập tài chính (lãi tiết kiệm, lãi mua bán chứng khoán, thu nhập từ cho thuê bất động sản) và thu nhập khác (tiền thưởng,…) Thu nhập trong kinh tế doanh nghiệp là doanh thu và các khoản thu nhập khác
Trang 18Thu nhập bằng tiền là số thu nhập mà một người có được trong thời kỳ nhất
định dưới hình thái tiền tệ
Thu nhập bằng hiện vật là thu nhập mà người ta nhận được bằng các sản
vật và dịch vụ
Thu nhập chuyển giao là khoản thu nhập mà người nhận được không phải
đổi lại một hàng hóa hay hiện vật nào như tiền hưu trí, tiền bảo hiểm xã hội và các khoản trợ cấp khác
Thu nhập nhất thời là thu nhập mà một người không thể biết chắc chắn có
thể kiếm được hay nhận được đều đặn trong tương lai
2.1.4.2 Thu nhập của nông hộ
Thu nhập của nông hộ là tổng thu nhập hàng năm của tất cả các thu nhập từ việc làm công, làm thuê, từ hoạt động sản xuất nông, lâm, thủy sản và sản xuất kinh doanh ngành nghề và dịch vụ, chế biến,…của chủ hộ
Thu nhập nông nghiệp là lượng tiền mặt hoặc hiện vật mà các thành viên
trong hộ thu được từ sản xuất nông nghiệp chẳng hạn như sản xuất lúa, hoa màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản (đã trừ chi phí sản xuất và thuế)
Thu nhập phi nông nghiệp là lượng tiền mặt hoặc hiện vật mà các thành
viên trong hộ thu được từ các nguồn khác ngoài hoạt động sản xuất nông nghiệp như tiền lương, tiền công từ làm dịch vụ, tài xế, thợ hồ, thợ mộc,…
Thu nhập từ thuê mướn nông nghiệp là lượng tiền mặt hoặc hiện vật mà các
thành viên trong hộ thu được từ hoạt động làm thuê cho người khác như làm đất, lao động làm thuê nông nghiệp (bón phân, làm cỏ, tưới nước, đào ao,…)
2.1.5 Cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ Lao động
Nguồn lực lao động là lực lượng sản xuất quan trọng nhất của xã hội Lao động là yếu tố đặc biệt tham gia vào quá trình sản xuất không chỉ về số lượng người lao động mà còn về chất lượng nguồn lao động Theo lý thuyết, số lượng lao động trong hộ được xác định là số người trong độ tuổi lao động (nam từ 15 đến 60 tuổi, nữ từ 15 đến 55 tuổi) Hộ thường sử dụng nguồn lao động có sẵn trong gia đình để tham gia sản xuất nông nghiệp, ít thuê mướn lao động, do đó, những thành viên ngoài độ tuổi lao động cũng tham gia phụ giúp những công việc đơn giản vào mùa thu hoạch, sự tham gia này cũng góp phần tạo nên thu nhập cho hộ
Đã có nhiều nghiên cứu về sự ảnh hưởng của số lượng và chất lượng lao động đến thu nhập của nông hộ Nghiên cứu của Huỳnh Trường Huy và cộng sự
Trang 19(2008) đã cho thấy, trong điều kiện sản xuất ít cơ giới hóa, số lượng lao động là yếu tố quan trọng giúp hộ tăng thu nhập
Tỷ lệ lao động của hộ là một tỷ lệ nói lên số lượng lao động của hộ, có tác động tới thu nhập bình quân của các thành viên trong hộ Khi hộ có quy mô lớn hơn nghĩa là số lao động nhiều hơn sẽ tạo được thu nhập bình quân trên một lao động cao hơn; do các hộ này có thể khai thác được lợi thế kinh tế nhờ tỷ lệ lao động hộ lớn hơn Mặt khác, với những hộ sản xuất nông nghiệp có tỷ lệ lao động lớn thì năng suất lao động cận biên có thể giảm Tỷ lệ lao động lớn làm cho tỷ lệ người ăn theo thấp; đây là nguồn lực mạnh tạo ra thu nhập cho hộ, cũng có thể hộ
có quy mô lớn sẽ tạo ra được thu nhập lớn hơn so với hộ có quy mô hộ nhỏ hơn
Chỉ tiêu tỷ lệ lao động:
Tỷ lệ lao động =
Tổng số lao động
Quy mô hộ
Tuy nhiên, trong thực tế do sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ và trình
độ của lao động nông thôn còn thấp, khó tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp nên thời gian nhàn rỗi còn lớn Bên cạnh đó, nông hộ cũng có ý thức tốt hơn trong việc tạo điều kiện học hành cho con cái nên số người trong độ tuổi lao động thì nhiều nhưng tham gia lao động và tạo thu nhập thì không nhiều Do đó, đối với một số hộ tuy có tỷ lệ lao động cao nhưng không tăng thêm được thu nhập cho nông hộ
Trình độ học vấn và kinh nghiệm của nông hộ thể hiện chất lượng lao động của hộ Theo nhà nghiên cứu Yang (2004), học vấn là vấn đề mấu chốt của sự phát triển Xã hội hiện đại thì trình độ học vấn trở thành yếu tố quan trọng quyết định lợi thế của mỗi người trong đời sống xã hội Những lao động có trình độ thấp hoặc chưa qua đào tạo thường gắn với những công việc có thu nhập thấp, không ổn định
và ngược lại Nông dân có trình độ học vấn cao sẽ có nhiều thuận lợi, vì trình độ học vấn tạo điều kiện cho nông hộ áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng hiệu quả phân bón,… Ngoài ra, trình độ học vấn cao giúp nông hộ tăng khả năng nắm bắt thông tin và tìm kiếm cơ hội việc làm phi nông nghiệp
Trong gia đình thì chủ hộ thường được nhìn nhận là người có vị thế cao, họ thường đóng vai trò chính trong việc tổ chức sản xuất, kinh doanh và là người đưa
ra các quyết định quan trọng trong gia đình Vì thế, trình độ học vấn của chủ hộ không chỉ tác động đến thu nhập của riêng bản thân họ mà còn ảnh hưởng đến thu nhập của cả hộ và trình độ học vấn, nghề nghiệp, cơ hội việc làm cho con cái họ trong tương lai
Trang 20Ngược lại, đối với nông hộ có trình độ học vấn thấp, họ ít được đào tạo về chuyên môn làm nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp lại phụ thuộc vào điều kiện
tự nhiên, nên sản xuất dựa vào kinh nghiệm Kinh nghiệm của chủ hộ đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của hộ, thông thường, hộ có nhiều kinh nghiệm sẽ phòng tránh được những rủi ro do thời tiết, khí hậu, lựa chọn thời điểm xuống giống và thu hoạch phù hợp, góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ Theo tác giả Đặng Thị Thảo Triều (2012) hộ có nhiều kinh nghiệm thì sẽ gặp ít rủi
ro trong quá trình sản xuất nông nghiệp
Vốn vay
Vốn là yếu tố đầu vào rất cần thiết cho sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng Vốn là một yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả sản xuất và thu nhập của nông hộ Có nhiều nghiên cứu phân tích về vai trò của vốn đối với thu nhập của nông hộ Theo Lê Khương Ninh (2011), trong nông nghiệp, vốn là yếu tố đầu vào không thể thiếu do người sản xuất luôn cần vốn để mua máy móc, vật tư nông nghiệp, giống, thuê lao động,… nhằm đảm bảo tính thời vụ và phòng tránh rủi ro, qua đó làm tăng thu nhập Ngoài ra, vốn đầu tư cho nông nghiệp có thể giúp nông hộ đầu tư vào thủy lợi hoặc các công nghệ mới nhằm đa dạng hóa sản xuất và thu nhập, mua sắm thiết bị đầu vào, trang trải chi phí tiếp thị, lấp khoảng trống thu nhập trước mùa thu hoạch để không phải chịu sức ép bán sản phẩm ngay sau khi thu hoạch với giá thấp (Stephen Mink và cộng sự, 2004)
Vốn dành cho sản xuất nông nghiệp xuất phát từ nhiều nguồn (vốn tích lũy từ ngay trong khu vực nông thôn, vốn ngân sách, vốn đầu tư nước ngoài và vốn vay tín dụng chính thức, bán chính thức hay phi chính thức) Đối với nông hộ, nguồn vốn của hộ bao gồm vốn tự tích lũy, vốn vay hay nguồn hỗ trợ từ nhà nước, từ tổ chức xã hội, từ người thân,… Trong bối cảnh nước ta hiện nay, thu nhập của nông
hộ còn thấp, nên thường không đủ tích lũy để tái đầu tư, vốn đầu tư từ ngân sách
bị hạn chế vì phải phân phối cho các khu vực khác của nền kinh tế, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho nông nghiệp thì không đáng kể và thiếu hấp dẫn với các nhà đầu tư và nguồn vốn bán chính thức hay phi chính thức thường nhỏ lẻ nên ít được
sử dụng cho sản xuất Do đó, vốn vay từ các tổ chức tín dụng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp của các nông hộ (Lê Khương Ninh, 2011)
Nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Trần Bá Duy (2008) đã cho thấy thiếu vốn đầu tư là nguyên nhân dẫn đến năng suất thấp, kéo theo thu nhập của nông hộ thấp Thu nhập thấp dẫn đến tiết kiệm thấp và điều này lại là nguyên nhân của sự thiếu hụt vốn đầu tư và lại dẫn đến thu nhập thấp Để giải quyết vấn đề thiếu vốn,
Trang 21nông hộ cần phải có nguồn vốn từ bên ngoài, do đó vốn vay là yếu tố quan trọng giúp nông hộ giải quyết những khó khăn về tài chính
Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy, các nông hộ gặp nhiều khó khăn khi vay vốn tín dụng chính thức Theo Nguyễn Văn Ngân và Lê Khương Ninh (2008), ở Việt Nam cũng như các nước đang phát triển, Chính phủ đã thành lập các tổ chức tín dụng nông thôn chuyên biệt để cung cấp vốn cho nông hộ với lãi suất thấp Mặc
dù được xác định là đối tượng cho vay chủ yếu nhưng nhiều nông hộ vẫn không tiếp cận được nguồn vốn (nhất là những người nghèo ở vùng xa xôi) nên họ bị lệ thuộc vào nguồn vốn tín dụng phi chính thức Nguyên nhân tình trạng này là do các tổ chức tín dụng không thể thực hiện lãi suất thấp bù đắp cho chi phí và rủi ro cao khi nông hộ không có tài sản thế chấp Từ đó dẫn đến tín dụng phi chính thức phát triển mạnh, vì người dân ở nông thôn rất cần tiền để trang trải cho các chi phí đột xuất (cưới hỏi, ma chay, học hành của con cái,…)
Khi bị lệ thuộc vào tín dụng phi chính thức, nông hộ phải chịu lãi suất rất cao Lãi suất vay phải trả của nông hộ là một chi phí đầu vào của sản xuất, do đó, giảm được chi phí này sẽ giảm được chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả sản xuất
Vai trò của vốn tín dụng đối với sản xuất nông nghiệp
Nguồn vốn tín dụng tạo điều kiện cho hộ duy trì và mở rộng sản xuất, làm cho hoạt động sản xuất có hiệu quả hơn Bởi vì với nông hộ, khi chưa thu hoạch sản phẩm, chưa có hàng hóa để bán thì nông hộ chưa có thu nhập Trong khi đó,
họ cần tiền để trang trải chi phí sản xuất, mua sắm đổi mới trang thiết bị và nhiều khoản chi khác
Nguồn vốn tín dụng còn có vai trò to lớn về mặt xã hội Thông qua việc cho vay mở rộng sản xuất đối với các nông hộ, nguồn vốn tín dụng gián tiếp giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn, có việc làm sẽ giúp làm giảm các tiêu cực
xã hội Nguồn vốn tín dụng còn góp phần giúp các ngành nghề phát triển, nâng cao đời sống, văn hóa tinh thần; khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị được rút ngắn Ngoài ra, nếu thực hiện tốt hoạt động tín dụng, sẽ làm cho tình hình cho vay nặng lãi trong nông thôn được giảm dần, góp phần nâng cao thu nhập nông hộ, cải thiện cuộc sống nông thôn
Đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được trong nông nghiệp Đất đai là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các hoạt động nông nghiệp, đặc biệt là trong trồng trọt và chăn nuôi
Phần lớn thu nhập của nông dân phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp Thêm vào đó, sản xuất nông nghiệp của nước ta chủ yếu sử dụng chân tay và đất tự nhiên
Trang 22nên diện tích đất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với thu nhập của nông
hộ Theo tác giả Phạm Thị Ngọc Đào (2012), diện tích đất nông nghiệp bình quân
sẽ có ảnh hưởng thuận chiều với thu nhập bình quân đầu người của nông hộ Các
hộ nông dân có diện tích đất nông nghiệp nhiều thường là các hộ khá, giàu Phần lớn hộ nghèo có diện tích đất nhỏ hơn hoặc không có đất sản xuất Hộ có diện tích đất ít hoặc không có đất nông nghiệp là một khó khăn lớn cho việc nâng cao thu nhập Nông hộ khó áp dụng kỹ thuật hiện đại trên mảnh đất nhỏ bé của mình, từ
đó dẫn đến sản lượng thấp, chất lượng nông sản không đều, giá thành không cao
Đa dạng hóa thu nhập
Theo Joshi và cộng sự (2002), đa dạng hóa thu nhập là sự gia tăng về số lượng nguồn thu nhập và sự cân đối giữa các nguồn thu nhập với nhau Do đó, nếu như nông hộ có hai nguồn thu nhập thì thì được xem là đa dạng hóa hơn hộ khác chỉ có một nguồn thu nhập, và hộ có hai nguồn thu nhập mà mỗi nguồn chiếm 50% tổng thu nhập sẽ đa dạng hơn hộ với mỗi nguồn thu nhập chiếm 90% tổng thu nhập Một định nghĩa khác về đa dạng hóa thu nhập cho rằng đa dạng hóa thu nhập là việc chuyển dịch từ cây trồng có giá trị thấp sang cây trồng có giá trị cao hơn, hay chuyển sang chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc tham gia ngành nghề phi nông nghiệp
Do đó, có nhiều hình thức đa dạng hóa thu nhập của nông hộ, nông hộ có thể tránh phụ thuộc vào nguồn thu nhập từ sự độc canh cây lúa hoặc cây ăn trái, thay đổi cơ cấu mùa vụ, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi Bên cạnh đó, do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ và thu nhập thấp hơn so với các ngành khác, do đó nông hộ có thể đa dạng hóa thu nhập bằng việc tham gia các hoạt động phi nông nghiệp Các thành viên của nông hộ tham gia vào các ngành nghề của xã hội hoặc tranh thủ thời gian nhàn rỗi để tự kinh doanh nhỏ (quán nước, tạp hóa), phục vụ một số dịch vụ ở nông thôn (điện thoại công cộng, sửa xe, chạy xe ôm,…) để tạo ra nguồn thu nhập cho nông hộ
Đo lường đa dạng hóa thu nhập
Block và Webb sử dụng tỷ trọng từ hoạt động trồng trọt và so sánh với các nguồn khác để đánh giá mức độ đa dạng hóa thu nhập Họ cho rằng nếu như tỷ trọng này nhỏ có nghĩa là mức độ đa dạng hóa cao và ngược lại Tuy nhiên, phương pháp này có điểm yếu là không thể đo lường đối với hộ không tham gia hoạt động trồng trọt
Đa dạng hóa thu nhập không chỉ phụ thuộc vào tỷ trọng thu nhập từ trồng trọt mà còn phụ thuộc vào số lượng hoạt động mà hộ tham gia Trong lĩnh vực sinh học, có một chỉ số được sử dụng rộng rãi để đo lường mức độ đa dạng sinh
Trang 23SID = 1 - Pi 2
Trong đó, Pi là tỷ trọng thu nhập từ mỗi nguồn i, SID dao động từ 0 đến 1 Nếu hộ nào chỉ có một nguồn thu nhập thì Pi = 1, kết quả là SID = 0 Hay nói cách khác, số nguồn thu nhập càng tăng thì tỷ trọng Pi càng giảm, khi đó SID tiến về 1 Joshi đã sử dụng chỉ số này để so sánh mức độ đa dạng hóa thu nhập ở các nước Nam Á bởi vì chỉ số khắc phục được điểm yếu trong phương pháp của Block và
Webb
2.1.6 Mô hình nghiên cứu
Từ các cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ở phần trên và thông qua lược khảo tài liệu có liên quan, tác giả xây dựng mô hình hồi quy nghiên cứu thu nhập của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu huyện Phụng Hiệp như sau:
THUNHAP = β 0 + β 1 TUOI + β 2 TRINHDO + β 3 DTDATNN +
β 4 KHOANGCACH + β 5 KINHNGHIEM + β 6 SID + β 7 TYLELD +
β 8 TAPHUAN + β 9 VAYTINDUNG + e
Trong đó:
Thu nhập (THUNHAP): là biến phụ thuộc trong mô hình Biến này đo
lường thu nhập bình quân đầu người của nông hộ trong năm (triệu đồng/người/năm)
Tuổi (TUOI): là tuổi của chủ hộ Tuổi của chủ hộ càng cao họ càng có
nhiều tài sản, kinh nghiệm trong sản xuất và có uy tín hơn chủ hộ trẻ tuổi Vì thế chủ hộ càng lớn tuổi sẽ có nhiều khả năng tạo ra thu nhập cao hơn Tuy nhiên, chủ
hộ lớn tuổi gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu khoa học – kỹ thuật, đổi mới tư duy, năng suất lao động cũng là một hạn chế đối với việc tạo ra thu nhập của chủ
hộ lớn tuổi Vì vậy, hệ số tương quan β1 này sẽ được xác định rõ hơn trong quá trình phân tích
Trình độ học vấn (TRINHDO): là trình độ học vấn của chủ hộ Biến này
được tính toán bằng số năm học của chủ hộ Đối với những chủ hộ có trình độ học vấn cao, họ sẽ có kế hoạch sản xuất nông nghiệp tốt hơn, góp phần giảm chi phí, tăng năng suất và hiệu quả hơn những chủ hộ có trình độ học vấn không cao Thêm vào đó, việc áp dụng khoa học – kỹ thuật, chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi sẽ gặp ít rủi ro hơn Do đó, những chủ hộ có trình độ học vấn cao sẽ có thu nhập cao hơn Hệ số β2 này kỳ vọng có hệ số dương
Diện tích đất (DTDATNN): là diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu
người và được tính bằng m2 Khi diện tích đất càng nhiều nông hộ sẽ trồng trọt và
Trang 24chăn nuôi với số lượng nhiều hơn, thuận lợi cho việc áp dụng kỹ thuật sản xuất mới vào sản xuất nông nghiệp để làm tăng năng suất và thu nhập Vì vậy, hệ số β3 này kỳ vọng mang dấu dương
Khoảng cách (KHOANGCACH): là khoảng cách từ nơi ở của hộ đến trung
tâm huyện và được kính bằng km (kilomet) Hệ số β4 này kỳ vọng có hệ số âm Khoảng cách từ nơi ở của hộ đến trung tâm huyện càng xa thì việc tiếp cận với thông tin về vốn, giống, khoa học – công nghệ,… gặp nhiều khó khăn hơn Vấn đề giao thông khó khăn, tốn kém thời gian và tiền bạc cũng là một bất lợi đối với những nông hộ ở xa trung tâm huyện
Kinh nghiệm (KINHNGHIEM): biến thể hiện kinh nghiệm sản xuất của
chủ hộ và được mô tả bằng số năm tham gia sản xuất nông nghiệp Hệ số β5 kỳ vọng mang hệ số dương Những hộ có ít kinh nghiệm sẽ gặp nhiều rủi ro hơn những hộ có nhiều kinh nghiệm Kinh nghiệm giúp nông hộ sớm phát hiện được những biến đổi bất lợi trên cây trồng, vật nuôi Ngoài ra, do tham gia lâu năm vào sản xuất nông nghiệp nên chủ hộ cũng có những mối quan hệ xã hội với một số thương lái, do đó, sản phẩm nông nghiệp làm ra sẽ có giá cao hơn, góp phần làm tăng giá trị cho nông sản và nâng cao thu nhập của nông hộ
Mức độ đa dạng hóa thu nhập (SID): là biến đo lường mức độ đa dạng
hóa thu nhập của nông hộ, được xác định bằng chỉ số đa dạng hóa (chỉ số Simpson) Do các đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, nên đa dạng hóa được xem
là một chiến lược của nông hộ để hạn chế rủi ro, đảm bảo thu nhập Ngoài ra, khi
hộ thực hiện đa dạng hóa thu nhập, các hoạt động có thể hỗ trợ cho nhau, do vậy tổng thu nhập từ kết hợp các hoạt động sẽ lớn hơn nếu hộ chỉ chuyên môn hóa vào một hoạt động Vì vậy, mức độ đa dạng được mong đợi tỷ lệ thuận với thu nhập của nông hộ Hệ số β6 của biến này được kỳ vọng mang giá trị dương
Tỷ lệ lao động (TYLELD): là tỷ lệ lao động của hộ và được mô tả là tỷ lệ
phần trăm (%) giữa số người lao động tham gia sản xuất nông nghiệp so với tổng
số thành viên trong hộ gia đình Khi hộ có qui mô lớn, số lao động nhiều là một lợi thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp Tỷ lệ lao động lớn đồng nghĩa với việc số người ăn theo thấp; đây là nguồn lực mạnh để tạo ra thu nhập cho nông hộ Hệ số
β7 kỳ vọng là hệ số dương
Tập huấn (TAPHUAN): là tham gia tập huấn của hộ Đây là một biến giả
Biến này nhận hai giá trị là 0 và 1 Biến nhận giá trị 0 khi chủ hộ không tham gia tập huấn, và là 1 khi chủ hộ có tham gia tập huấn Thông thường, chủ hộ tham gia tập huấn sẽ có kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tốt hơn những hộ không tham gia tập huấn Từ đó giảm thiểu được những rủi ro trong sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập nông hộ Hệ số β kỳ vọng mang hệ số dương
Trang 25Tín dụng (VAYTINDUNG): tín dụng đưa vào mô hình như một biến giả
Biến thể hiện cho nông hộ có vay tín dụng chính thức hay không Biến nhận giá trị
là 0 nếu nông hộ không vay và nhận giá trị là 1 nếu có vay tín dụng chính thức Vốn là một yếu tố rất quan trọng trong đầu tư sản xuất nông nghiệp Khi hộ vay vốn tín dụng với số lượng lớn sẽ giúp nông hộ có kế hoạch đầu tư vào máy móc thiết bị, thuê nhân công,… tốt hơn, làm tăng năng suất lao động, sản lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp Vì thế, hệ số β9 kỳ vọng mang giá trị dương
BẢNG 2.1: DIỄN GIẢI VÀ KỲ VỌNG CÁC BIẾN ĐỘC LẬP
TRONG MÔ HÌNH HỒI QUI
TRINHDO Trình độ học vấn của chủ hộ Số lớp học của chủ hộ +
DTDATNN Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người m2 +
KHOANGCACH Khoảng cách hộ đến trung
SID
Mức độ đa dạng hóa thu nhập
VAYTINDUNG Tín dụng chính thức 1 = có vay
Nguồn: Kỳ vọng của tác giả
Ghi chú: Dấu “+” thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận với biến phụ thuộc
Dấu “-” thể hiện mối quan hệ tỷ lệ nghịch với biến phụ thuộc
Trang 262.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Huyện Phụng Hiệp có tất cả 12 xã và 3 thị trấn, với đa số nông hộ làm nghề nông Đề tài nghiên cứu chọn ngẫu nhiên 3 xã và 1 thị trấn: Tân Long, Long thạnh, Hòa Mỹ và thị trấn Kinh Cùng làm đại diện để lấy mẫu, sau đó suy ra thông tin chung cho toàn huyện
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1 Số liệu thứ cấp
Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập, xử lý và tổng hợp từ kết quả tổng kết của Cục Thống kê huyện Phụng Hiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp và thông tin từ các bài báo cáo, tạp chí chuyên ngành, …
2.2.2.2 Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp trong đề tài được thu thập trên cơ sở bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp 120 nông hộ ở huyện Phụng Hiệp Tác giả dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện tại 3 xã và 1 thị trấn: xã Tân Long, Long Thạnh, Hòa Mỹ và thị trấn Kinh Cùng
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
Mục tiêu 1: Phân tích tình hình thu nhập của nông hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
Đối với mục tiêu này tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả
tổng quát về đặc điểm chung của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu như quy mô nhân khẩu, quy mô lao động, diện tích đất,… Từ đó rút ra được những nhân tố thuận lợi và bất lợi cho thu nhập của nông hộ
Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày
số liệu Phương pháp này được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin thu thập
+ Bảng tần số: là số lần xuất hiện của một quan sát, tần số của một tổ là số quan sát rơi vào giới hạn của tổ đó Bảng phân phối tần số là bảng tóm tắt dữ liệu được xếp thành từng tổ khác nhau, dựa trên những tần số xuất hiện của các đối tượng trong cơ sở dữ liệu so sánh tỷ lệ, phản ánh số liệu
+ Giá trị trung bình: bằng tổng tất cả các giá trị biến quan sát chia cho số quan sát
+ Phương sai: là trung bình giữa bình phương các độ lệch giữa các biến và trung bình giữa các biến đó
Trang 27Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ sản xuất
nông nghiệp thuộc địa bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
Tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ
Phương pháp hồi quy tuyến tính là phương pháp biến độc lập (đa biến) ảnh hưởng đến biến phụ thuộc (nhiều chiều) như thế nào Phương pháp hồi quy tuyến tính là phương pháp dùng để dự đoán, ước lượng giá trị của một biến (biến phụ thuộc) theo giá trị của một hay nhiều biến khác (biến độc lập) Việc thiết lập phương trình hồi quy nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến một chỉ tiêu quan trọng nào đó Đồng thời chọn ra những yếu tố có ảnh hưởng và có ý nghĩa để phát huy các yếu tố này
Mô hình hồi quy có dạng:
Giải thích các kết quả hồi quy:
Khi các yếu tố khác không đổi, cứ tăng một đơn vị của Xi thì tăng/ giảm lần
ai đơn vị của biến Y (tùy theo dấu Xi đứng trước biến ai trong phương trình)
Hệ số tương quan bội (Multiple R – Multiple correlation coeffcient): nói lên mối liên hệ chặt chẽ giữa biến phụ thuộc Y vào biến độc lập Xi Hệ số tương quan bội R càng lớn thể hiện mối liên hệ này càng chặt chẽ
Hệ số xác định R2 (R – Square): tỷ lệ % biến động của Y được giải thích bởi các biến độc lập Xi hoặc % các Xi ảnh hưởng đến Y, phần còn lại do các yếu tố khác mà đề tài này chưa ngiên cứu R2 càng lớn càng tốt
Hệ số xác định đã điều chỉnh (Adjusted R Square): dùng để trắc nghiệm xem có nên thêm vào một biến độc lập nữa không Khi thêm vào một biến mà R2tăng lên thì ta quyết định thêm biến đó vào mô hình hồi quy
Trang 28F là cơ sở để bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết H0 (H0: tất cả các tham số hồi quy đều bằng 0 hay các Xi không liên quan tuyến tính với Y H1 khác 0 tức là các
Xi có liên quan tuyến tính với Y)
F càng lớn thì khả năng bác bỏ H0 càng cao Bác bỏ khi F > F tra bảng Singificance: mức ý nghĩa
Sig.F nói lên ý nghĩa của phương trình hồi quy, Sig.F càng nhỏ càng tốt, độ tin cậy càng cao (Sig.F ~ α) Thay vì tra bảng F, Sig.F cho ta kết luận ngay mô hình hồi quy có ý nghĩa khi Sig.F < mức ý nghĩa α nào đó
P – value: giá trị xác suất P, là mức ý nghĩa α nhỏ nhất mà ở đó giả thuyết
H0 bị bác bỏ
Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập của hộ sản xuất
nông nghiệp huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
Kết hợp kết quả phân tích ở các mục tiêu trên với phương pháp thống kê
mô tả, so sánh với các giả thiết đặt ra, từ đó làm tiền đề cho việc đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao thu nhập cho nông hộ trên địa bàn nghiên cứu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội
Trang 29CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG 3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG
Huyện Phụng Hiệp được thành lập vào tháng 09/2005 trên cơ sở phân vạch địa giới hành chính của huyện Phụng Hiệp (cũ) để thành lập hai đơn vị là thị xã Ngã Bảy và huyện Phụng Hiệp theo Nghị định 98/NĐ – CP ngày 26/07/2005 của Chính phủ
Huyện Phụng Hiệp là huyện thuần nông, đất rộng, người đông vào bậc nhất của tỉnh Hậu Giang Lúc mới chia huyện, hạ tầng giao thông – kinh tế – xã hội còn thấp kém, vậy mà chỉ hơn 5 năm, Phụng Hiệp giờ đây có bước phát triển rõ rệt, nhất là cơ sở hạ tầng Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện từ năm
2005 – 2010 là 12,29% Thu nhập bình quân đầu người đạt tương đương 805USD Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn đạt 2.470 tỷ đồng, vượt 45% kế hoạch, gấp 2,2 lần so với giai đoạn 2001 – 2005, đặc biệt vốn nhân dân đóng góp chiếm đến 78,87% Huyện đã tập trung xây dựng và hoàn thành nhiều công trình trọng điểm như: kiên cố hóa trường lớp, xây dựng trạm y tế và các công trình phúc lợi xã hội,… Nổi bật nhất là cơ sở hạ tầng nông thôn, đã xây dựng và nâng cấp được 430 km đường, 196 cầu bê tông, nạo vét thủy lợi trên 3 triệu m3
, khép kín phục vụ tưới tiêu gần 70% đất nông nghiệp Về điện khí hóa nông thôn, toàn huyện có 43.744 hộ sử dụng điện, chiếm tỷ lệ 92% “Năm 2009, Chính phủ tặng
cờ thi đua cho huyện chúng tôi với thành tích là huyện dẫn đầu trong phong trào xây dựng giao thông nông thôn”
3.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Phụng Hiệp gồm 15 đơn vị hành chánh (3 thị trấn và 12 xã): thị trấn
Kinh Cùng, thị trấn Cây Dương, thị trấn Búng Tàu, xã Tân Long, Long Thạnh, Phụng Hiệp, Thạnh Hòa, Bình Thành, Tân Bình, Hòa An, Hòa Mỹ, Hiệp Hưng, Tân Phước Hưng, Phương Bình, Hương Phú Phụng Hiệp là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Hậu Giang
Trung tâm huyện Phụng Hiệp nằm trên tỉnh lộ 927 cách trung tâm tỉnh Hậu Giang 37 km về phía Đông, đồng thời cách trung tâm thành phố Cần Thơ 36 km
về phía Nam, ranh giới hành chính của huyện như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Châu Thành và huyện Châu Thành A
- Phía Nam giáp huyện Long Mỹ và tỉnh Sóc Trăng
- Phía Đông giáp thị xã Ngã Bảy và huyện Châu Thành
Trang 30- Phía Tây giáp huyện Vị Thủy
Với vị trí địa lý như trên, cho thấy huyện Phụng Hiệp có những lợi thế như sau:
- Nằm kế cận với thị xã Ngã Bảy, trung tâm động lực phát triển kinh tế –
xã hội vùng Đông – Bắc của tỉnh Hậu Giang Ngoài ra Phụng Hiệp nằm gần thành phố Cần Thơ là trung tâm động lực phát triển về khoa học và công nghệ của vùng ĐBSCL, còn có nhiều trục giao thông chính chạy qua, nhất là Quốc lộ 1A, Quốc lộ
61, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để huyện có thể đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện theo hướng CNH – HĐH, nhất là các khu vực gần với các đô thị và ven các trục lộ chính
- Huyện Phụng Hiệp nằm gần sông Hậu và có nhiều kênh trục chạy qua, đồng thời quy mô đất đai và dân số của huyện lớn, có thể xem là tiềm năng và lợi thế to lớn cho việc phát triển kinh tế – xã hội, nhất là lĩnh vực nông nghiệp
Bên cạnh những thuận lợi, vị trí địa lý của huyện cũng có những hạn chế cơ bản:
- Trung tâm huyện cách quốc lộ 1A khoảng 10km, hơn 2/3 diện tích tự nhiên của huyện nằm trong vùng giáp nước, nên có nhiều yếu tố tự nhiên, nhất là tình trạng ngập úng, hạn chế đến quá trình phát triển kinh tế – xã hội
3.1.2 Địa hình
Địa hình của huyện nhìn chung khá bằng phẳng, cao độ có xu thế thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây và thấp dần vào giữa huyện, đã tạo thành các khu vực có địa hình cao thấp khác nhau và chia thành 4 tiểu vùng: tiểu vùng 1 có độ cao trên 1,2 m (vùng gò), tiểu vùng 2 có độ cao 0,9 – 1,2 m, tiểu vùng 3 có độ cao 0,6 – 0,9 m, tiểu vùng 4 có độ cao 0,3 – 0,6 m
Phụng Hiệp có hệ thống sông ngòi chằng chịt với nhiều con sông lớn nhỏ Sông Hậu là nguồn cung cấp nước chủ yếu trên địa bàn huyện với nguồn nước dồi dào quanh năm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp
3.1.3 Khí hậu
Huyện Phụng Hiệp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, khí hậu phân hóa theo hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, có những đặc trưng
cơ bản:
- Nhiệt độ cao đều trong năm (trung bình 26,8oC), tháng 4 nóng nhất (nhiệt
độ trung bình 28,3 oC) và tháng 1 thấp nhất (nhiệt độ trung bình 25,5 oC), nắng
Trang 31nhiều (trung bình 2.445 giờ/năm, 6,7 giờ/ngày), rất thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, đem lại năng suất và chất lượng cao
- Lượng mưa bình quân đạt 1.635 mm và mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11 chiếm khoảng 90% tổng lượng mưa của năm Đặc biệt trong các tháng mưa nhiều thường gây ra tình trạng ngập cục bộ ở những vùng trũng Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 3 với lượng mưa chỉ chiếm 10% tổng lượng mưa nên gây thiếu nước cho cây trồng, nhất là ở những vùng cao
- Độ ẩm tương đối trung bình trong năm phân hóa theo mùa, chênh lệch trung bình giữa tháng có độ ẩm cao nhất và tháng có độ ẩm thấp nhất là khoảng 11% Độ ẩm trung bình thấp nhất là vào khoảng tháng 3 và tháng 4 với 77% và giá trị độ ẩm trung bình trong năm là 82%
3.1.4 Dân số và lao động
Phụng Hiệp là huyện có diện tích lớn nhất, do đó huyện cũng là nơi tập trung dân cư đông nhất Dân số trung bình của huyện là 193.704 người (2012), chiếm 26,3% dân số toàn tỉnh Mật độ dân số bình quân vào khoảng 400 người/km2 Dân
cư phân bố không đều, tập trung nhiều ở nông thôn (170.496 người), ở thành thị (23.208 người) Trong đó, dân số tập trung nhiều nhất là xã Tân Bình với 19.582 người và ít nhất là xã Phụng Hiệp với 6.545 người
Dân số huyện có xu hướng tăng qua các năm Năm 2010, huyện có 191.265 người, năm 2011 là 192.606 người, và năm 2012 là 193.704 người Mức tăng dân
số trên 1.000 người/năm Với dân số đông như hiện nay đã tạo ra một nguồn lao động rất dồi dào cho xã hội Nguồn lao động huyện tăng từ 119.586 người năm
2010 lên 122.781 người năm 2012 Số người trong độ tuổi lao động chiếm 94%, ngoài độ tuổi lao động nhưng có khả năng lao động chiếm 6% Trong đó, lao động trong ngành kinh tế là 105.642 người Số người phụ thuộc chiếm 1/3 tổng số dân đồng nghĩa với cứ có 2 người lao động thì có 1 người phụ thuộc Tỷ lệ dân số này
đã nói lên rằng huyện đang có một lực lượng lao động dồi dào
Trang 32Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phụng Hiệp năm 2012
HÌNH 3.1 CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN PHỤNG HIỆP NĂM 2012
Từ nền kinh tế thuần nông, do chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, đến nay đã hình thành khá rõ ba khu vực kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp – xây dựng, thương mại - dịch vụ, góp phần tích cực vào giải quyết các vấn đề xã hội,
nâng cao mức sống người dân Đến nay huyện đã đạt được thành tựu đáng khích lệ
với tỷ trọng nông nghiệp chiếm 41,13%, công nghiệp – xây dựng là 31,85% và thương mại – dịch vụ chiếm 27,02%
Nông nghiệp vẫn là thế mạnh của huyện, những năm qua, ngành nông nghiệp huyện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, trên cơ sở quy hoạch phát triển sản xuất hợp lý, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và sinh thái của từng vùng Nếu như năm 1985, phần lớn diện tích đất nông nghiệp chỉ độc canh cây lúa, nhiều diện tích phải bỏ hoang do trũng thấp, nhiễm phèn, thì đến nay năm 2007, nông dân đã khai thác và canh tác trên toàn bộ diện tích với gần 40.000 ha Nhiều vùng chuyên canh lúa, mía, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao Các loại cây đặc sản, như: bưởi năm roi, cam sành, quýt đường, sầu riêng, măng cụt, xoài cát Hòa Lộc,… đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao mức
sống người dân, xóa hộ đói, giảm hộ nghèo
Ngoài lúa và cây ăn trái, huyện Phụng Hiệp còn chú trọng phát triển cây mía, là vùng nguyên liệu mía của tỉnh Hậu Giang Niên vụ mía năm 2010, huyện Phụng Hiệp trồng gần 9.000 ha mía, trong đó diện tích do Công ty Mía đường Cần Thơ (Casuco) và Công ty Mía đường – cồn Long Mỹ Phát bao tiêu hơn 7.000 ha Giá mía do hai công ty này mua ở mức từ 720 – 800 đồng/kg
Năm 2012, Theo lãnh đạo Phòng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp, tại các trà mía trên địa bàn huyện phát triển rất tốt và ít sâu