địa giới hành chính của huyện Phụng Hiệp (cũ) để thành lập hai đơn vị là thị xã Ngã Bảy và huyện Phụng Hiệp theo Nghị định 98/NĐ – CP ngày 26/07/2005 của Chính phủ.
Huyện Phụng Hiệp là huyện thuần nông, đất rộng, người đông vào bậc nhất của tỉnh Hậu Giang. Lúc mới chia huyện, hạ tầng giao thông – kinh tế – xã hội còn thấp kộm, vậy mà chỉ hơn 5 năm, Phụng Hiệp giờ đõy cú bước phỏt triển rừ rệt, nhất là cơ sở hạ tầng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện từ năm 2005 – 2010 là 12,29%. Thu nhập bình quân đầu người đạt tương đương 805USD.
Tổng vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội trên địa bàn đạt 2.470 tỷ đồng, vƣợt 45% kế hoạch, gấp 2,2 lần so với giai đoạn 2001 – 2005, đặc biệt vốn nhân dân đóng góp chiếm đến 78,87%. Huyện đã tập trung xây dựng và hoàn thành nhiều công trình trọng điểm như: kiên cố hóa trường lớp, xây dựng trạm y tế và các công trình phúc lợi xã hội,… Nổi bật nhất là cơ sở hạ tầng nông thôn, đã xây dựng và nâng cấp được 430 km đường, 196 cầu bê tông, nạo vét thủy lợi trên 3 triệu m3, khép kín phục vụ tưới tiêu gần 70% đất nông nghiệp. Về điện khí hóa nông thôn, toàn huyện có 43.744 hộ sử dụng điện, chiếm tỷ lệ 92%. “Năm 2009, Chính phủ tặng cờ thi đua cho huyện chúng tôi với thành tích là huyện dẫn đầu trong phong trào xây dựng giao thông nông thôn”.
3.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Phụng Hiệp gồm 15 đơn vị hành chánh (3 thị trấn và 12 xã): thị trấn Kinh Cùng, thị trấn Cây Dương, thị trấn Búng Tàu, xã Tân Long, Long Thạnh, Phụng Hiệp, Thạnh Hòa, Bình Thành, Tân Bình, Hòa An, Hòa Mỹ, Hiệp Hƣng, Tân Phước Hưng, Phương Bình, Hương Phú. Phụng Hiệp là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Hậu Giang.
Trung tâm huyện Phụng Hiệp nằm trên tỉnh lộ 927 cách trung tâm tỉnh Hậu Giang 37 km về phía Đông, đồng thời cách trung tâm thành phố Cần Thơ 36 km về phía Nam, ranh giới hành chính của huyện nhƣ sau:
- Phía Bắc giáp huyện Châu Thành và huyện Châu Thành A.
- Phía Nam giáp huyện Long Mỹ và tỉnh Sóc Trăng.
- Phía Đông giáp thị xã Ngã Bảy và huyện Châu Thành.
19 - Phía Tây giáp huyện Vị Thủy.
Với vị trí địa lý nhƣ trên, cho thấy huyện Phụng Hiệp có những lợi thế nhƣ sau:
- Nằm kế cận với thị xã Ngã Bảy, trung tâm động lực phát triển kinh tế – xã hội vùng Đông – Bắc của tỉnh Hậu Giang. Ngoài ra Phụng Hiệp nằm gần thành phố Cần Thơ là trung tâm động lực phát triển về khoa học và công nghệ của vùng ĐBSCL, còn có nhiều trục giao thông chính chạy qua, nhất là Quốc lộ 1A, Quốc lộ 61, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để huyện có thể đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện theo hướng CNH – HĐH, nhất là các khu vực gần với các đô thị và ven các trục lộ chính.
- Huyện Phụng Hiệp nằm gần sông Hậu và có nhiều kênh trục chạy qua, đồng thời quy mô đất đai và dân số của huyện lớn, có thể xem là tiềm năng và lợi thế to lớn cho việc phát triển kinh tế – xã hội, nhất là lĩnh vực nông nghiệp.
Bên cạnh những thuận lợi, vị trí địa lý của huyện cũng có những hạn chế cơ bản:
- Trung tâm huyện cách quốc lộ 1A khoảng 10km, hơn 2/3 diện tích tự nhiên của huyện nằm trong vùng giáp nước, nên có nhiều yếu tố tự nhiên, nhất là tình trạng ngập úng, hạn chế đến quá trình phát triển kinh tế – xã hội.
3.1.2 Địa hình
Địa hình của huyện nhìn chung khá bằng phẳng, cao độ có xu thế thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây và thấp dần vào giữa huyện, đã tạo thành các khu vực có địa hình cao thấp khác nhau và chia thành 4 tiểu vùng:
tiểu vùng 1 có độ cao trên 1,2 m (vùng gò), tiểu vùng 2 có độ cao 0,9 – 1,2 m, tiểu vùng 3 có độ cao 0,6 – 0,9 m, tiểu vùng 4 có độ cao 0,3 – 0,6 m.
Phụng Hiệp có hệ thống sông ngòi chằng chịt với nhiều con sông lớn nhỏ.
Sông Hậu là nguồn cung cấp nước chủ yếu trên địa bàn huyện với nguồn nước dồi dào quanh năm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.
3.1.3 Khí hậu
Huyện Phụng Hiệp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, khớ hậu phõn húa theo hai mựa rừ rệt là mựa mƣa và mựa khụ, cú những đặc trƣng cơ bản:
- Nhiệt độ cao đều trong năm (trung bình 26,8oC), tháng 4 nóng nhất (nhiệt độ trung bình 28,3 oC) và tháng 1 thấp nhất (nhiệt độ trung bình 25,5 oC), nắng
20
nhiều (trung bình 2.445 giờ/năm, 6,7 giờ/ngày), rất thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, đem lại năng suất và chất lượng cao.
- Lƣợng mƣa bình quân đạt 1.635 mm và mùa mƣa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11 chiếm khoảng 90% tổng lƣợng mƣa của năm. Đặc biệt trong các tháng mưa nhiều thường gây ra tình trạng ngập cục bộ ở những vùng trũng. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 3 với lƣợng mƣa chỉ chiếm 10% tổng lƣợng mƣa nên gây thiếu nước cho cây trồng, nhất là ở những vùng cao.
- Độ ẩm tương đối trung bình trong năm phân hóa theo mùa, chênh lệch trung bình giữa tháng có độ ẩm cao nhất và tháng có độ ẩm thấp nhất là khoảng 11%. Độ ẩm trung bình thấp nhất là vào khoảng tháng 3 và tháng 4 với 77% và giá trị độ ẩm trung bình trong năm là 82%.
3.1.4 Dân số và lao động
Phụng Hiệp là huyện có diện tích lớn nhất, do đó huyện cũng là nơi tập trung dân cư đông nhất. Dân số trung bình của huyện là 193.704 người (2012), chiếm 26,3% dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số bình quân vào khoảng 400 người/km2. Dân cư phân bố không đều, tập trung nhiều ở nông thôn (170.496 người), ở thành thị (23.208 người). Trong đó, dân số tập trung nhiều nhất là xã Tân Bình với 19.582 người và ít nhất là xã Phụng Hiệp với 6.545 người.
Dân số huyện có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2010, huyện có 191.265 người, năm 2011 là 192.606 người, và năm 2012 là 193.704 người. Mức tăng dân số trên 1.000 người/năm. Với dân số đông như hiện nay đã tạo ra một nguồn lao động rất dồi dào cho xã hội. Nguồn lao động huyện tăng từ 119.586 người năm 2010 lên 122.781 người năm 2012. Số người trong độ tuổi lao động chiếm 94%, ngoài độ tuổi lao động nhƣng có khả năng lao động chiếm 6%. Trong đó, lao động trong ngành kinh tế là 105.642 người. Số người phụ thuộc chiếm 1/3 tổng số dân đồng nghĩa với cứ có 2 người lao động thì có 1 người phụ thuộc. Tỷ lệ dân số này đã nói lên rằng huyện đang có một lực lƣợng lao động dồi dào.
3.1.5 Kinh tế - xã hội 3.1.5.1 Kinh tế
Phụng Hiệp là một trong những huyện có vị trí thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai. Liên tục nhiều năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện tăng cao, năm 2012 tăng 14,5% so với năm 2011.
21
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phụng Hiệp năm 2012
HÌNH 3.1 CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN PHỤNG HIỆP NĂM 2012
Từ nền kinh tế thuần nông, do chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, đến nay đó hỡnh thành khỏ rừ ba khu vực kinh tế: nụng nghiệp, cụng nghiệp – xõy dựng, thương mại - dịch vụ, góp phần tích cực vào giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao mức sống người dân. Đến nay huyện đã đạt được thành tựu đáng khích lệ với tỷ trọng nông nghiệp chiếm 41,13%, công nghiệp – xây dựng là 31,85% và thương mại – dịch vụ chiếm 27,02%.
Nông nghiệp vẫn là thế mạnh của huyện, những năm qua, ngành nông nghiệp huyện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, trên cơ sở quy hoạch phát triển sản xuất hợp lý, phù hợp với điều kiện thổ nhƣỡng và sinh thái của từng vùng. Nếu nhƣ năm 1985, phần lớn diện tích đất nông nghiệp chỉ độc canh cây lúa, nhiều diện tích phải bỏ hoang do trũng thấp, nhiễm phèn, thì đến nay năm 2007, nông dân đã khai thác và canh tác trên toàn bộ diện tích với gần 40.000 ha. Nhiều vùng chuyên canh lúa, mía, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các loại cây đặc sản, như: bưởi năm roi, cam sành, quýt đường, sầu riêng, măng cụt, xoài cát Hòa Lộc,… đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao mức sống người dân, xóa hộ đói, giảm hộ nghèo.
Ngoài lúa và cây ăn trái, huyện Phụng Hiệp còn chú trọng phát triển cây mía, là vùng nguyên liệu mía của tỉnh Hậu Giang. Niên vụ mía năm 2010, huyện Phụng Hiệp trồng gần 9.000 ha mía, trong đó diện tích do Công ty Mía đường Cần Thơ (Casuco) và Công ty Mía đường – cồn Long Mỹ Phát bao tiêu hơn 7.000 ha.
Giá mía do hai công ty này mua ở mức từ 720 – 800 đồng/kg.
Năm 2012, Theo lãnh đạo Phòng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp, tại các trà mía trên địa bàn huyện phát triển rất tốt và ít sâu
22
bệnh. Toàn huyện có trên 9.500 ha mía, đây là địa phương có diện tích lớn nhất nhì khu vực ĐBSCL.
Đƣợc biết, đến thời điểm hiện nay, trên 90% diện tích trồng mía của tỉnh đã được các nhà máy đường ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với bà con nông dân.
Trong đó, Công ty cổ phần mía đường Cần Thơ ký hợp đồng bao tiêu hơn 9.400 ha, Công ty cổ phần mía đường cồn Long Mỹ Phát bao tiêu hơn 4.400 ha. Giá mía đƣợc hai doanh nghiệp trên ký hợp đồng bao tiêu là 900 nghìn đồng/tấn,…
Bên cạnh thế mạnh cây lúa và cây mía truyền thống, huyện Phụng Hiệp còn tận dụng lợi thế tự nhiên để đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản. Dựa vào lợi thế của hai xã Hiệp Hưng và Tân Phước Hưng có các tuyến kênh lớn như: kênh Quản lộ Phụng Hiệp, Lái Hiếu, Cây Dương,… Huyện Phụng Hiệp đã quy hoạch thành công vùng nuôi thủy sản có giá trị thương phẩm của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
3.1.5.2 Xã hội
Trong những năm gần đây, huyện Phụng Hiệp đã tập trung đầu tƣ phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, đặc biệt là hệ thống giao thông nông thôn. Toàn huyện có 775,31 km đường các loại, trong đó: Quốc lộ 36,4 km, đường tỉnh 59,6 km, đường huyện 114,8 km và các tuyến giao thông nông thôn là 564,5 km. Hệ thống giao thông đường bộ về cơ bản đã hoàn chỉnh. Trước đây, phương tiện giao thông nông thôn chủ yếu là ghe, tàu thì đến nay, xe 2 bánh dễ dàng đi lại trong cả hai mùa mưa nắng. Trên tất cả tuyến đường nông thôn, xe ôtô con từ trung tâm huyện đã đến đƣợc các xã, thị trấn trên địa bàn. Giao thông thủy cũng đóng vai trò khá quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội huyện, trong đó các tuyến chính giao lưu với bên ngoài là kênh Quản lộ Phụng Hiệp, và giao lưu giữa các xã trong huyện có hàng trăm tuyến kênh, rạch nhỏ khác nên khá thuận lợi.
Năm 2012, huyện đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở sớm hơn một năm so với yêu cầu của tỉnh. Có 21/74 trường đã được kiên cố hóa, xóa trường tre lá tạm bợ và tình trạng học 3 ca. Trong năm 2012, huyện Phụng Hiệp có khoảng 74 trường ở 12 xã và 3 thị trấn, với gần 805 phòng học. Theo đánh giá của ngành giáo dục huyện Phụng Hiệp, ngoài 7 trường đạt chuẩn quốc gia, thì hầu hết các trường còn lại đều gặp khó khăn về cơ sở vật chất. Hiện nay ngành giáo dục tỉnh Hậu Giang đang thực hiện Chương trình kiên cố hóa trường lớp giai đoạn 2010 – 2013.
Công tác khám chữa bệnh cho nhân dân của huyện Phụng Hiệp còn gặp nhiều vấn đề khó khăn. Tuy nhiên, địa phương đã có nhiều nổ lực phát triển mạng lưới y tế cơ sở và làm tốt công tác tuyên truyền chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Chất lƣợng chăm súc sức khỏe nhõn dõn đƣợc nõng lờn rừ rệt, nhiều năm liền
23
không có dịch bệnh xảy ra trên diện rộng. Hằng năm, huyện Phụng Hiệp có trên 200.000 lượt người dân đến khám, chữa bệnh tại các trạm y tế xã, thị trấn. Huyện cũng đã triển khai chương trình sức khỏe cho mọi nhà đến tận 18/18 trạm y tế.
Huyện có 01 Trung tâm văn hóa, 11 nhà văn hóa với 12 thƣ viện, 112 nhà thông tin, đáp ứng nhu cầu văn hóa thông tin cho nhân dân trên địa bàn huyện. Hệ thống truyền thanh đƣợc bố trí đều khắp, 15 xã, thị trấn đƣợc phủ sóng phát thanh.
Huyện chú trọng đến công tác thương binh xã hội, xây dựng quỹ “đền ơn đáp nghĩa”, giải quyết các chính sách đối với gia đình có công với cách mạng nhƣ chi trả và trợ cấp, lương cho các đối tượng chính sách kịp thời, xây dựng các nhà tình nghĩa,…
3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP NĂM 2012 CỦA HUYỆN