CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.6 Mô hình nghiên cứu
Từ các cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ở phần trên và thông qua lƣợc khảo tài liệu có liên quan, tác giả xây dựng mô hình hồi quy nghiên cứu thu nhập của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu huyện Phụng Hiệp nhƣ sau:
THUNHAP = β0 + β1TUOI + β2TRINHDO + β3DTDATNN + β4KHOANGCACH + β5KINHNGHIEM + β6SID + β7TYLELD + β8TAPHUAN + β9VAYTINDUNG + e
Trong đó:
Thu nhập (THUNHAP): là biến phụ thuộc trong mô hình. Biến này đo lường thu nhập bình quân đầu người của nông hộ trong năm (triệu đồng/người/năm).
Tuổi (TUOI): là tuổi của chủ hộ. Tuổi của chủ hộ càng cao họ càng có nhiều tài sản, kinh nghiệm trong sản xuất và có uy tín hơn chủ hộ trẻ tuổi. Vì thế chủ hộ càng lớn tuổi sẽ có nhiều khả năng tạo ra thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, chủ hộ lớn tuổi gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu khoa học – kỹ thuật, đổi mới tƣ duy,... năng suất lao động cũng là một hạn chế đối với việc tạo ra thu nhập của chủ hộ lớn tuổi. Vỡ vậy, hệ số tương quan β1 này sẽ được xỏc định rừ hơn trong quỏ trình phân tích.
Trình độ học vấn (TRINHDO): là trình độ học vấn của chủ hộ. Biến này đƣợc tính toán bằng số năm học của chủ hộ. Đối với những chủ hộ có trình độ học vấn cao, họ sẽ có kế hoạch sản xuất nông nghiệp tốt hơn, góp phần giảm chi phí, tăng năng suất và hiệu quả hơn những chủ hộ có trình độ học vấn không cao.
Thêm vào đó, việc áp dụng khoa học – kỹ thuật, chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi sẽ gặp ít rủi ro hơn. Do đó, những chủ hộ có trình độ học vấn cao sẽ có thu nhập cao hơn. Hệ số β2 này kỳ vọng có hệ số dương.
Diện tích đất (DTDATNN): là diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người và được tính bằng m2. Khi diện tích đất càng nhiều nông hộ sẽ trồng trọt và
13
chăn nuôi với số lƣợng nhiều hơn, thuận lợi cho việc áp dụng kỹ thuật sản xuất mới vào sản xuất nông nghiệp để làm tăng năng suất và thu nhập. Vì vậy, hệ số β3 này kỳ vọng mang dấu dương.
Khoảng cách (KHOANGCACH): là khoảng cách từ nơi ở của hộ đến trung tâm huyện và đƣợc kính bằng km (kilomet). Hệ số β4 này kỳ vọng có hệ số âm.
Khoảng cách từ nơi ở của hộ đến trung tâm huyện càng xa thì việc tiếp cận với thông tin về vốn, giống, khoa học – công nghệ,… gặp nhiều khó khăn hơn. Vấn đề giao thông khó khăn, tốn kém thời gian và tiền bạc cũng là một bất lợi đối với những nông hộ ở xa trung tâm huyện.
Kinh nghiệm (KINHNGHIEM): biến thể hiện kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ và đƣợc mô tả bằng số năm tham gia sản xuất nông nghiệp. Hệ số β5 kỳ vọng mang hệ số dương. Những hộ có ít kinh nghiệm sẽ gặp nhiều rủi ro hơn những hộ có nhiều kinh nghiệm. Kinh nghiệm giúp nông hộ sớm phát hiện đƣợc những biến đổi bất lợi trên cây trồng, vật nuôi. Ngoài ra, do tham gia lâu năm vào sản xuất nông nghiệp nên chủ hộ cũng có những mối quan hệ xã hội với một số thương lái, do đó, sản phẩm nông nghiệp làm ra sẽ có giá cao hơn, góp phần làm tăng giá trị cho nông sản và nâng cao thu nhập của nông hộ.
Mức độ đa dạng hóa thu nhập (SID): là biến đo lường mức độ đa dạng hóa thu nhập của nông hộ, đƣợc xác định bằng chỉ số đa dạng hóa (chỉ số Simpson). Do các đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, nên đa dạng hóa đƣợc xem là một chiến lƣợc của nông hộ để hạn chế rủi ro, đảm bảo thu nhập. Ngoài ra, khi hộ thực hiện đa dạng hóa thu nhập, các hoạt động có thể hỗ trợ cho nhau, do vậy tổng thu nhập từ kết hợp các hoạt động sẽ lớn hơn nếu hộ chỉ chuyên môn hóa vào một hoạt động. Vì vậy, mức độ đa dạng đƣợc mong đợi tỷ lệ thuận với thu nhập của nông hộ. Hệ số β6 của biến này được kỳ vọng mang giá trị dương.
Tỷ lệ lao động (TYLELD): là tỷ lệ lao động của hộ và đƣợc mô tả là tỷ lệ phần trăm (%) giữa số người lao động tham gia sản xuất nông nghiệp so với tổng số thành viên trong hộ gia đình. Khi hộ có qui mô lớn, số lao động nhiều là một lợi thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp. Tỷ lệ lao động lớn đồng nghĩa với việc số người ăn theo thấp; đây là nguồn lực mạnh để tạo ra thu nhập cho nông hộ. Hệ số β7 kỳ vọng là hệ số dương.
Tập huấn (TAPHUAN): là tham gia tập huấn của hộ. Đây là một biến giả.
Biến này nhận hai giá trị là 0 và 1. Biến nhận giá trị 0 khi chủ hộ không tham gia tập huấn, và là 1 khi chủ hộ có tham gia tập huấn. Thông thường, chủ hộ tham gia tập huấn sẽ có kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tốt hơn những hộ không tham gia tập huấn. Từ đó giảm thiểu đƣợc những rủi ro trong sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập nông hộ. Hệ số β8 kỳ vọng mang hệ số dương.
14
Tín dụng (VAYTINDUNG): tín dụng đƣa vào mô hình nhƣ một biến giả.
Biến thể hiện cho nông hộ có vay tín dụng chính thức hay không. Biến nhận giá trị là 0 nếu nông hộ không vay và nhận giá trị là 1 nếu có vay tín dụng chính thức.
Vốn là một yếu tố rất quan trọng trong đầu tƣ sản xuất nông nghiệp. Khi hộ vay vốn tín dụng với số lƣợng lớn sẽ giúp nông hộ có kế hoạch đầu tƣ vào máy móc thiết bị, thuê nhân công,… tốt hơn, làm tăng năng suất lao động, sản lƣợng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Vì thế, hệ số β9 kỳ vọng mang giá trị dương.
BẢNG 2.1: DIỄN GIẢI VÀ KỲ VỌNG CÁC BIẾN ĐỘC LẬP TRONG MÔ HÌNH HỒI QUI
Biến Diễn giải Đơn vị đo lường Dấu kỳ vọng
TUOI Tuổi của chủ hộ Năm +/-
TRINHDO Trình độ học vấn của chủ hộ Số lớp học của chủ hộ + DTDATNN Diện tích đất nông nghiệp
bình quân đầu người m2 +
KHOANGCACH Khoảng cách hộ đến trung
tâm huyện Km -
KINHNGHIEM Kinh nghiệm của chủ hộ Năm +
SID
Mức độ đa dạng hóa thu nhập
của hộ Chỉ số Simpson, có giá
trị từ 0 đến 1 +
TYLELD Tỷ lệ lao động của nông hộ % +
TAPHUAN Tham gia tập huấn 1 = có, 0 = không +
VAYTINDUNG Tín dụng chính thức 1 = có vay
0 = không vay +
Nguồn: Kỳ vọng của tác giả Ghi chú: Dấu “+” thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận với biến phụ thuộc
Dấu “-” thể hiện mối quan hệ tỷ lệ nghịch với biến phụ thuộc
15