Tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2012 của huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu

Một phần của tài liệu thu nhập và giải pháp nâng cao thu nhập của nông hộ huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 34)

PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG

3.2.1 Tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2012 của huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang tỉnh Hậu Giang

Nông nghiệp vẫn là thế mạnh của huyện, những năm qua, ngành nông nghiệp huyện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, trên cơ sở huy hoạch phát triển sản xuất hợp lý, phù hợp với điều kiện thổ nhƣỡng và sinh thái của từng vùng. Nhiều vùng chuyên canh lúa, mía, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao mức sống ngƣời dân, xóa hộ đói, giảm hộ nghèo.

3.2.1.1 Trồng trọt

Trên địa bàn huyện có trồng nhiều loại cây trồng khác nhau, tuy nhiên cây lúa vẫn chiếm phần lớn diện tích gieo trồng của hộ sản xuất nông nghiệp. Năm 2012 toàn huyện gieo trồng đƣợc 52.035 ha lúa (3 vụ) giảm gần 2.412 ha so với năm 2011. Diện tích lúa gieo trồng giảm là do kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện, giảm diện tích cây trồng có giá trị kinh tế thấp sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao.

BẢNG 3.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA TOÀN HUYỆN NĂM 2010–2012

Năm 2010 2011 2012

Diện tích (ha) 54.196 54.447 52.035

Sản lƣợng (tấn) 284.481 297.507 295.543

Năng suất (tấn/ha) 5,25 5,47 5,68

24

Qua bảng trên, cho ta thấy, mặc dù diện tích có phần thu hẹp nhƣng thay vào đó sản lƣợng qua các năm vẫn cao (tăng 11.062 tấn trong năm 2010 – 2013), năng suất lao động tăng liên tục, năm sau cao hơn năm trƣớc, giữ mức 5 – 6 tấn/ha. Để đạt đƣợc kết quả nhƣ trên, ngành nông nghiệp đã tập trung khắc phục khó khăn, mạnh dạn áp dụng các biện pháp mới vào canh tác, phòng ngừa và điều trị bệnh dịch kịp thời.

Ngoài cây chủ lực là lúa, huyện Phụng Hiệp còn chú trọng phát triển cây mía, là vùng nguyên liệu mía của tỉnh Hậu Giang. Niên vụ mía năm 2012, huyện xuống giống đƣợc 9.705 ha, tăng 240 ha so với năm 2011. Sản lƣợng mía tăng theo phần mở rộng diện tích, tăng 50.550 tấn, đạt 823.836 tấn. Việc sản lƣợng tăng là do vài năm trở lại đây đầu ra của cây mía tƣơng đối ổn định. Cây mía đã đƣợc các công ty mía đƣờng trong tỉnh ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho bà con với giá 900 đồng/ký (giá sàn) cho mía đạt 10ccs

tại cầu cảng nhà máy; còn nông dân bán tại ruộng giao động từ 780 – 960 đồng/kg (tùy vào giống và chữ lƣợng đƣờng), lợi nhuận mà ngƣời dân kiếm đƣợc đã góp phần trang trải chi phí cho cuộc sống. Tuy nhiên hiện nay cây mía chƣa thực sự phát huy hết thế mạnh của nó, nguyên nhân là do kỹ thuật canh tác của ngƣời dân còn kém, mía đạt chữ lƣợng đƣờng không cao, bị đỗ ngã nhiều. Ngoài ra, ngƣời dân thƣờng mua giống bán trôi nổi trên thị trƣờng mà không rõ nguồn gốc do đó sức sinh trƣởng kém, dễ xảy ra dịch bệnh. Các giống mía đƣợc bà con ƣu tiên lựa chọn thƣờng là ROC16, QĐ11, QĐ13, ROC18, ROC22, Suphanburi7,…

Diện tích trồng cây ăn trái của huyện tăng qua các năm. Năm 2010, diện tích trồng cây ăn trái là 4.811 ha tăng lên 6.325 ha năm 2012. Năng suất đạt 5 – 7 tấn/ha. Sản lƣợng và năng suất cây ăn trái đều tăng nhờ vào ngƣời dân biết áp dụng khoa học – kỹ thuật vào canh tác. Lợi nhuận từ việc trồng cây ăn trái khá cao, nên ngƣời dân lên liếp chuyển sang trồng loại cây này. Thêm vào đó, bà con nông dân còn đƣợc hỗ trợ về vốn, kỹ thuật,… từ chƣơng trình khuyến khích trồng cây kinh tế có giá trị cao; đặc biệt là cây có múi, sầu riêng, măng cụt, xoài, nhãn.

Các loại rau – màu đƣợc bà con ƣu tiên trồng và mang lại năng suất cao nhƣ: ngò gai, bắp, dƣa hấu, dƣa leo, bầu, bí và các loại đậu. Diện tích gieo trồng đạt 4.852 ha, tăng 131 ha so với năm 2011. Ngƣời dân trồng xen rau – màu vào các liếp mía, vƣờn cây ăn trái khi còn nhỏ, hoặc bờ ruộng nhằm góp phần cải thiện thu nhập, nâng cao kinh tế gia đình.

3.2.1.2 Chăn nuôi

Đa phần vật nuôi trên địa bàn là heo, bò, dê, gà, vịt. Theo thống kê, tình hình chăn nuôi gia súc trong vài năm gần đây có xu hƣớng giảm. Cụ thể trong năm

25

2012, số lƣợng bò nuôi đƣợc 319 con, giảm 149 con so với năm 2010. Số lƣợng dê năm 2010 là 195 con giảm xuống còn 98 con (năm 2011). Số lƣợng heo cũng giảm đi đáng kể. Trái với chăn nuôi gia súc, tình hình chăn nuôi gia cầm trên địa bàn huyện có xu hƣớng tăng mạnh, tăng 83.840 con giai đoạn 2010 – 2012. Lƣợng gia cầm tăng mạnh là do công tác tiêm ngừa dịch bệnh đã triển khai triệt để, đƣợc thực hiện trên diện rộng và đạt kết quả cao.

Ngƣời dân huyện Phụng Hiệp còn tận dụng lợi thế tự nhiên để đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản. Phong trào chăn nuôi thủy sản trên địa bàn huyện nở rộ trong vài năm gần đây. Bƣớc đầu chăn nuôi theo hình thức bán công nghiệp, chủ yếu trong ao, vèo, lồng,… ven các tuyến kênh, rạch. Mỗi khi mùa nƣớc về, thay vì sản xuất lúa vụ 3 kém hiệu quả, ngƣời dân chuyển sang nuôi cá dƣới ruộng. Tuy nhiên, do quy mô các mô hình sản xuất nhỏ, chỉ góp phần cải thiện cuộc sống cho nhiều hộ dân nông thôn, chứ chƣa thể khai thác hết tiềm năng, thế mạnh nuôi trồng thủy sản tại địa phƣơng. Về thủy sản năm 2012, toàn huyện thả nuôi 3.999,05 ha cá các loại với sản lƣợng 30.694,5 tấn.

Một phần của tài liệu thu nhập và giải pháp nâng cao thu nhập của nông hộ huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)