PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG
Nhƣ đã trình bày ở phần phƣơng pháp nghiên cứu, mô hình hồi quy theo phƣơng pháp ƣớc lƣợng bình phƣơng bé nhất (OLS), đƣợc sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập bình quân đầu ngƣời của nông hộ huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
THUNHAP = β0 + β1TUOI + β2TRINHDO + β3DTDATNN + β4KHOANGCACH + β5KINHNGHIEM + β6SID + β7TYLELD + β8TAPHUAN + β9VAYTINDUNG + e
41
BẢNG 4.12 KẾT QUẢ MÔ HÌNH HỒI QUI THEO PHƢƠNG PHÁP BÌNH PHƢƠNG BÉ NHẤT
Biến số Hệ số β Giá trị t Giá trị P
Hằng số -6,868 -0,50 0,616 TUOI -0,326 -1,30 0,196 TRINHDO 2,153 2,91 0,004*** DTDATNN 4,763 4,08 0,000*** KHOANGCACH -0,327 -0,81 0,420 KINHNGHIEM 0,595 2,14 0,034** SID 19,006 2,26 0,026** TYLELD 0,066 0,87 0,386 TAPHUAN 0,823 0,22 0,830 VAYTINDUNG 5,191 1,53 0,128 Hệ số xác định R2 0,4417 Số quan sát 120
Ghi chú: (*): Mức ý nghĩa 10%, (**): Mức ý nghĩa 5%, (***): Mức ý nghĩa 1% Nguồn: số liệu khảo sát điều tra tháng 09/2013
Qua kết quả ở Bảng 4.10 cho thấy có tổng cộng 5 biến độc lập ảnh hƣởng đến thu nhập bình quân đầu ngƣời của nông hộ với các mức ý nghĩa khác nhau.
Trình độ học vấn của chủ hộ có ảnh hƣởng đến việc nâng cao thu nhập của nông hộ. Từ kết quả của mô hình cho thấy biến TRINHDO ảnh hƣởng thuận chiều đối với thu nhập bình quân đầu ngƣời của nông hộ ở mức ý nghĩa 1%. Điều này cho thấy trình độ học vấn càng cao thì thu nhập bình quân đầu ngƣời của nông hộ càng lớn. Nếu trình độ học vấn của hộ càng cao, họ càng có điều kiện tiếp cận và ứng dụng khoa học – kỹ thuật, nắm bắt thông tin liên quan đến sản xuất nông nghiệp tốt hơn (nhƣ các thông tin về giống, kỹ thuật sản xuất, thị trƣờng đầu ra, các nguồn vốn tín dụng,...). Ngoài ra, nông hộ còn có thể xây dựng đƣợc phƣơng án sản xuất tối ƣu để từ đó giảm thiểu chi phí lao động và thời gian bị gián đoạn
42
trong sản xuất. Từ đó, kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất của hộ đƣợc nâng cao. Cụ thể, kết quả mô hình cho thấy, nếu trình độ của chủ hộ tăng thêm một lớp thì thu nhập bình quân của hộ tăng thêm 2,153 triệu đồng/ngƣời/năm.
Diện tích đất bình quân đầu ngƣời của nông hộ cũng là một yếu tố rất quan trọng, quyết định đến thu nhập bình quân đầu ngƣời của nông hộ. Phần lớn thu nhập của nông hộ phụ thuộc vào hoạt động nông nghiệp và việc sản xuất nông nghiệp trên địa bàn của huyện hiện nay chủ yếu phụ thuộc vào diện tích đất nông nghiệp. Những hộ có nhiều đất thì khả năng sản xuất càng phong phú và đa dạng, nguồn vốn cho sản xuất lớn. Bên cạnh đó, nông hộ có đất nhiều, thì hộ cũng có nhiều khả năng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính thức hơn là phi chính thức, hạn chế đƣợc việc phải chịu mức lãi suất khá cao. Kết quả cho thấy, khi diện tích đất trung bình của hộ tăng thêm 1000m2 thì thu nhập bình quân của hộ tăng thêm 4,763 triệu đồng/ngƣời/năm.
Sản xuất nông nghiệp là một ngành khá đặc thù và nghề nông cũng là một nghề đặc biệt, nông hộ thƣờng không đƣợc đào tạo bài bản qua trƣờng lớp mà chủ yếu là “cha truyền con nối” và học hỏi từ những ngƣời xung quanh. Khi tham gia vào sản xuất, hộ sẽ tự mình đúc kết và tích lũy kinh nghiệm. Hộ có nhiều kinh nghiệm sản xuất sẽ có khả năng phòng tránh đƣợc một số rủi ro do các yếu tố tự nhiên gây ra. Do đó, kinh nghiệm sản xuất là một yếu tố rất quan trọng, góp phần làm tăng thu nhập cho nông hộ. Kết quả mô hình cho thấy, biến KINHNGHIEM có ảnh hƣởng đến thu nhập của nông hộ với hệ số tƣơng quan dƣơng và có ý nghĩa ở mức 5%, phù hợp với mô hình lý thuyết. Cụ thể trong kết quả nghiên cứu, khi chủ hộ tăng thêm 1 năm kinh nghiệm thì thu nhập bình quân của hộ sẽ tăng 0,595 triệu đồng/ngƣời/năm.
Mức độ đa dạng hóa thu nhập có ảnh hƣởng thuận chiều đến thu nhập bình quân đầu ngƣời của nông hộ trong mẫu khảo sát vì biến SID có hệ số dƣơng ở mức ý nghĩa 5%. Từ đó, ta thấy mức độ đa dạng hóa thu nhập tăng thì thu nhập bình quân đầu ngƣời của nông hộ tăng. Nông hộ thƣờng phải đối mặt với nhiều rủi ro trong quá trình sản xuất nông nghiệp nhƣ: thiên tai, dịch bệnh, thị trƣờng,... và vì thế, hộ tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp để giảm thiểu rủi ro và ổn định thu nhập. Ta thấy thu nhập từ hoạt động trồng trọt và chăn nuôi của hộ còn thấp, trong khi đó các nguồn thu nhập từ các thành viên của cả hộ hoạt động trong các ngành nghề nhƣ: kinh doanh, buôn bán, làm nghề tự do hay công nhân, viên chức thì mức thu nhập sẽ cao hơn và ổn định hơn nhiều. Do vậy, nông hộ càng đa dạng hóa thu nhập thì thu nhập bình quân đầu ngƣời sẽ càng tăng.
Tuổi của chủ hộ không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Trên lý thuyết, tuổi của chủ hộ càng cao thì càng tích lũy nhiều kinh nghiệm, sản xuất hiệu quả
43
hơn, và vì thế thu nhập bình quân đầu ngƣời của những hộ này cũng sẽ cao. Tuy nhiên, đối với những hộ đƣợc khảo sát thì tuổi của chủ hộ cao hay thấp cũng không ảnh hƣởng đến thu nhập bình quân của hộ. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc chủ hộ lớn tuổi hay nhỏ tuổi cũng có cơ hội nâng cao thu nhập bình quân nhƣ nhau.
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy biến KHOANGCACH không có ý nghĩa thống kê. Khoảng cách gần, xa là một yếu tố tƣơng đối quan trọng trong việc tiếp cận đến nguồn vốn, nguồn thông tin cần thiết cho ngƣời dân, tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển của công nghệ, các thông tin thị trƣờng, giá cả, tín dụng đều có thể về đến nông thôn một cách dễ dàng. Vì thế sẽ không có sự khác biệt nhiều giữa hộ gần huyện thị hay hộ ở xa nên theo mô hình nghiên cứu, khoảng cách đến các khu trung tâm huyện chỉ là yếu tố thiết yếu và không có ảnh hƣởng đến thu nhập.
TYLELD là biến không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Về nguyên tắc, khi hộ có qui mô dân số lớn, số lao động nhiều là một lợi thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp, góp phần làm tăng thu nhập bình quân đầu ngƣời cho nông hộ. Tuy nhiên, thực tế những nông hộ đƣợc khảo sát, số ngƣời trong độ tuổi lao động chƣa phản ánh đúng số lƣợng ngƣời thực sự tham gia lao động mang lại thu nhập cho hộ. Số lao động cao nhƣng số thành viên tham gia lao động thấp, số còn lại là học sinh, sinh viên. Đây là một nguồn lao động có trình độ cao, nhƣng đang ở dạng tiềm năng, còn hiện tại họ chƣa tạo ra thu nhập mà chi tiêu lại rất lớn. Tỷ lệ lao động lớn nhƣng cứng nhắc trong công việc, trình độ học vấn thấp và đất sản xuất nông nghiệp còn hạn chế,... cũng là một nguyên nhân làm cho tỷ lệ lao động lớn nhƣng không có ảnh hƣởng đến thu nhập. Theo nông hộ, sản xuất nông nghiệp hiện nay là cần phải thông minh và sáng suốt để lựa chọn các yếu tố đầu vào cũng nhƣ là đầu ra trong suốt quá trình sản xuất. Vì vậy, lực lƣợng lao động đƣợc xem là một yếu tố quan trọng nhƣng không phải là quan trọng nhất.
Biến tham gia tập huấn (TAPHUAN) không có ý nghĩa trong mô hình. Mặc dù chính quyền địa phƣơng đã khuyến khích tổ chức nhiều cuộc tập huấn, trao đổi kinh nghiệm trong nông dân, tuy nhiên, những hộ có tham gia tập huấn chƣa hẳn đã có thể áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Trình độ học vấn của nông hộ còn hạn chế, chƣa dám mạo hiểm áp dụng kỹ thuật mới,... là những nguyên nhân làm cho việc tham gia tập huấn chƣa thực sự đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong đợi. Và đó cũng là lý do để giải thích vì sao tham gia tập huấn không tác động đến thu nhập bình quân đầu ngƣời.
Theo kết quả nghiên cứu, biến VAYTINDUNG không có ý nghĩa thống kê
trong mô hình, nên việc vay tín dụng chính thức của nông hộ không ảnh hƣởng đến thu nhập. Về mặt lý thuyết thì nông hộ rất cần vốn cho sản xuất và nếu có
44
đƣợc nguồn vốn vay sẽ giúp cho nông hộ mở rộng đầu tƣ, góp phần làm tăng thu nhập hộ. Tuy nhiên, khi khảo sát thực tế, đa số những nông hộ có vay vốn tín dụng chính thức cùng gặp một tình trạng đó là sử dụng vốn vay không đúng mục đích. Phần lớn những nông hộ tìm đến nguồn vốn vay tín dụng là những hộ có hoàn cảnh khó khăn. Song, khi vay đƣợc tiền, họ thƣờng dùng số tiền vay đƣợc để giải quyết những vấn đề khó khăn trƣớc mắt thay vì đầu tƣ vào sản xuất nhƣ trên kế hoạch xin vay. Chính việc làm này mà nông hộ không thể phát huy tác dụng của những khoản tiền vay. Điều này có thể giải thích tại sao vốn vay không ảnh hƣởng đến thu nhập bình quân đầu ngƣời của những hộ đƣợc khảo sát.
Tóm lại, kết quả phân tích mô hình cho biết, các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập bình quân đầu ngƣời của hộ nông dân bao gồm: tuổi của chủ hộ, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu ngƣời, trình độ học vấn của chủ hộ, kinh nghiệm của chủ hộ và tham gia hoạt động phi nông nghiệp với mức ý nghĩa từ 5% đến 10%. Trong khi đó, các yếu tố khác nhƣ: khoảng cách từ hộ đến trung tâm huyện, tham gia tập huấn, vay tín dụng chính thức và tỷ lệ lao động của hộ không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Nói cách khác, các yếu tố này không tác động đến thu nhập bình quân đầu ngƣời của nông hộ.
45
CHƢƠNG 5
GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP NÔNG HỘ HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG
Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố nhƣ tuổi của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu ngƣời, kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ, tham gia hoạt động phi nông nghiệp có ảnh hƣởng quan trọng đến thu nhập bình quân đầu ngƣời của nông hộ. Từ kết quả nghiên cứu và điều kiện thực tế tại huyện Phụng Hiệp, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao thu nhập của nông hộ huyện Phụng Hiệp.