4.1 MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT
4.1.1 Thông tin cơ bản của nông hộ theo mẫu điều tra
Theo kết quả điều tra nông hộ huyện Phụng Hiệp, tình hình nhân khẩu học của huyện nhƣ sau:
BẢNG 4.2 THÔNG TIN VỀ NHÂN KHẨU
Thông tin Số quan sát Tỷ trọng (%)
Giới tính Nam 102 85,00
Nữ 18 15,00
Dân tộc Kinh 118 98,33
Khmer 2 1,67
Nguồn: số liệu khảo sát điều tra tháng 09/2013
Dựa vào số liệu khảo sát điều tra cho thấy có 102 trong 120 chủ hộ là nam chiếm tỷ trọng 85% và số chủ hộ là nữ chiếm 15%. Nếu chủ hộ là nam thì sẽ nhạy bén trong hoạt động sản xuất kinh doanh hơn chủ hộ là nữ, vì phần lớn nữ làm công việc nội trợ, buôn bán và có vai trò thứ yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua bảng thống kê trên, có 118 chủ hộ là dân tộc kinh chiếm 98,33%, chỉ có 2 chủ hộ là dân tộc Khmer chiếm 1,67%.
4.1.1.1. Đặc điểm nông hộ
Thông qua kết quả phỏng vấn tại địa bàn nghiên cứu cho thông tin về các hộ sản xuất nông nghiệp nhƣ sau:
BẢNG 4.3 THÔNG TIN CHUNG VỀ NÔNG HỘ Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Cao nhất
Thấp nhất
Trung bình
Độ lệch chuẩn
(Sd)
Tuổi chủ hộ Năm 86 25 50,69 12,51
Trình độ học vấn chủ hộ Lớp 12 0 5,04 2,58
Nhân khẩu Người 9 2 4,25 1,35
Kinh nghiệm sản xuất Năm 56 3 29,69 11,50
Nguồn: số liệu khảo sát điều tra tháng 09/2013
29
Tuổi của chủ hộ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ. Đối với người dân ở nông thôn, do đặc điểm ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nên tuổi của chủ hộ thường gắn với kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. Chủ hộ có tuổi càng cao thì càng tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, từ đó chủ hộ có thể đƣa ra các quyết định mang tính hiệu quả cao hơn.
Qua kết quả điều tra, tuổi trung bình của chủ hộ là 50,69 tuổi, cao nhất là 86 tuổi và thấp nhất là 25 tuổi.
Trình độ học vấn chủ hộ đƣợc thể hiện qua lớp học mà hộ tham gia học.
Trong gia đình, chủ hộ thường đóng vai trò chính trong việc sản xuất, kinh doanh, và là người đưa ra những quyết định, vì vậy, trình độ học vấn của chủ hộ không chỉ tác động trực tiếp đến khả năng tạo ra thu nhập của bản thân họ mà còn ảnh hưởng đến trình độ học vấn, nghề nghiệp, và cơ hội tìm kiếm việc làm của con cái hoặc các thành viên khác trong gia đình. Nhƣ trình bày ở bảng 4.3, chủ hộ có học vấn cao nhất là 12 lớp và thấp nhất là 0 lớp; học vấn trung bình của chủ hộ là 5,04 lớp, cho thấy trình độ học vấn của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu còn thấp (chỉ đạt trình độ bậc tiểu học). Nguyên nhân trên là do các hộ đƣợc phỏng vấn đa số là những chủ hộ có tuổi khá cao, sống trong thời chiến hoặc bị ảnh hưởng của chiến tranh, và vì vậy mà cơ sở hạ tầng chƣa đƣợc phục hồi và phát triển, điều kiện để đến lớp còn nhiều khó khăn và hạn chế.
Nhân khẩu là số người cùng sống chung trong một gia đình, trừ người làm thuê cho hộ. Số nhân khẩu trong hộ cao nhất là 9 người, thấp nhất là 2 người và trung bình là 4,25 người. Số nhân khẩu trung bình của hộ là khá cao. Phần lớn các gia đình gồm hai, ba thế hệ trở lên sống chung một gia đình. Tùy thuộc vào mỗi hộ gia đình có số thành viên trong độ tuổi lao động là cao hay thấp mà có thể biết đƣợc khả năng tạo ra của cải vật chất đáp ứng cho cuộc sống là nhiều hay ít. Hộ có số thành viên trong độ tuổi lao động cao, sẽ đảm bảo đƣợc nguồn lao động ổn định và giảm chi phí sản xuất.
Đa số các hộ đƣợc khảo sát đều tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ cũng gắn với số năm hộ tham gia sản xuất nông nghiệp. Chủ hộ có nhiều năm kinh nghiệm sẽ gặp ít rủi ro trong sản xuất hơn những hộ mới vào nghề. Kinh nghiệm sản xuất trung bình của chủ hộ là 29,96 năm, hộ có số năm kinh nghiệm cao nhất là 56 năm và thấp nhất là 3 năm.
Qua kết quả khảo sát cho thấy, đa số hộ có 2 thành viên trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng cao nhất là 36,67% với 44 nông hộ. Nông hộ chỉ có 1 thành viên trong độ tuổi lao động chiếm 9,17% với 11 hộ và hộ có 7 thành viên trong độ tuổi lao động là 2 hộ chiếm 1,67%.
30
BẢNG 4.4 SỐ NGƯỜI TRONG ĐỘ TUỔI LAO ĐỘNG CỦA HỘ
Số lao động Số hộ Tỷ trọng (%)
1 11 9,17
2 44 36,67
3 28 23,33
4 22 18,33
5 10 8,33
6 3 2,5
7 2 1,67
Tổng cộng 120 100,00
4.1.1.2 Tài sản, đất đai của nông hộ
Đối với nông hộ, điều kiện để sản xuất, nâng cao thu nhập là nông hộ có đất sản xuất, vốn, tài sản để sản xuất và khi cần có thể thế chấp để vay vốn ngân hàng.
Đất sản xuất nông nghiệp là nguồn chính để tạo ra một khoản thu nhập cho gia đình.
BẢNG 4.5 THÔNG TIN VỀ TÀI SẢN, ĐẤT ĐAI CỦA NÔNG HỘ
Chỉ tiêu Đơn vị tính
Cao nhất
Thấp nhất
Trung bình
Độ lệch chuẩn
(Sd)
Diện tích đất nông nghiệp 1.000m2 40 1 9,72 7,82
Tài sản trung bình hộ Triệu đồng 1.370 70 597,88 292,94
Nguồn: số liệu khảo sát điều tra tháng 09/2013
Diện tích đất nông nghiệp là phần diện tích đất canh tác mà hộ sở hữu có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là tài sản và tƣ liệu sản xuất của hộ nông dân. Từ kết quả thống kê cho thấy, có 120/120 hộ đƣợc cấp giấy phép sử dụng đất
31
nông nghiệp (chiếm 100%) và không có hộ trong tình trạng không có quyền sử dụng đất nông nghiệp. Trong số 120 hộ đƣợc sử dụng đất nông nghiệp, hộ đƣợc sử dụng đất nông nghiệp với diện tích lớn nhất là 40.000m2 và nhỏ nhất là 1.000m2, trung bình mỗi hộ đƣợc sử dụng là 9.720m2 đất nông nghệp. Những hộ có nhiều đất sản xuất nông nghiệp thì có khả năng tạo ra nhiều thu nhập hơn những hộ có ít đất, việc sở hữu đất nông nghiệp nhiều sẽ đồng nghĩa với việc giúp cho hộ nông dân giảm đi khoảng chi phí sản xuất. Ngoài ra, đất nông nghiệp cũng tạo ra một khoản thu nhập bằng cách cho người khác thuê, hay là một tài sản để thế chấp khi đi vay vốn ở các tổ chức tín dụng chính thức.
Tổng tài sản của gia đình bao gồm đất thổ cƣ, đất nông nghiệp, nhà, xe, gia súc, gia cầm, tiền gởi ngân hàng, tiền chơi hụi, tài sản khác,… tổng giá trị tài sản trung bình của hộ là 597,88 triệu đồng. Trong đó, hộ có tổng giá trị tài sản lớn nhất là 1.370 triệu đồng, và hộ có tài sản thấp nhất là 70 triệu đồng.
4.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân