Tình hình thu nhập của nông hộ huyệ nU Minh

Một phần của tài liệu tiếp cận giao thông, thị trường và thu nhập của nông hộ ở huyện u minh tỉnh cà mau (Trang 48)

Thu nhập của người dân ở huyện U Minh chủ yếu là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng lúa, trồng hoa màu, nuôi tôm, nuôi gia súc gia cầm, … Chỉ có một bộ phận nhỏ là có nguồn thu nhập ổn định từ việc kinh doanh cá thể, tiểu thủ công nghiệp.

37

3.3.3.1 Tình hình sản xuất nông nghiệp của nông hộ huyện U Minh

Trồng lúa

Huyện U Minh là một huyện thuần nông, nhưng trong một vài năm trở lại đây, do quá trình xâm mặn của một số vùng ven biển nên hoạt động nông nghiệp của bà con gặp phải nhiều khó khăn và buộc phải thay đổi mô hình sản xuất. Ở một số xã như Khánh An, Khánh Thuận, Nguyễn Phích nông dân không thể trồng lúa ở cả hai vụ, mà phải thay vào đó là một vụ lúa và một vụ tôm, để thích ứng với chế độ nước ở hai mùa. Đồng thời đây cũng là mô hình được bà con ủng hộ vì nguồn thu nhập từ vụ lúa - tôm cao hơn so với hai vụ lúa trong năm. Điều này đã làm cho sản lượng lúa ở huyện thuyên giảm đi một lượng đáng kể.

Bảng 3.9: Diện tích gieo trồng và sản lượng lúa của nông dân huyện U Minh giai đoạn 2011-2013

Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)

2011 32.168 127.455

2012 33.022 139.988

2013 33.514 136.751

Nguồn: Báo cáo tổng hợp của UBND huyện U Minh

Qua bảng số liệu trên, ta thấy rằng diện tích gieo trồng và sản lượng lúa tại huyện U Minh giai đoạn 2011-2013 có sự chuyển biến nhẹ. Diện tích gieo trồng đều tăng qua các năm. Tuy nhiên, số héc ta tăng thêm không nhiều. Còn với sản lượng lúa năm 2012 cao hơn năm 2011 gần 13.000 tấn, đến năm 2013 thì sản lượng lại giảm gần 4.000 tấn. Lý do là trong năm 2013 thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài sau đó bão và mưa lớn trên diện rộng làm lúa hè thu bị ngập úng, nhiễm phèn gây thiệt hại trên 550 héc ta (mức thiệt hại 70% trở lên). Bên cạnh đó, tình hình sâu bệnh trên thân lúa ngày càng trầm trọng, nhất là ở xã Nguyễn Phích và Khánh Lâm.

Trồng hoa màu

Diện tích trồng hoa màu năm 2013 là 240 ha. Trong đó diện tích vườn chiếm 135,5 ha. Các loại cây trồng khác như: mía (180 ha); cây ăn trái (1.350 ha); cây dừa (900 ha); cây chuối (3.500 ha). Do điều kiện đất đai và khí hậu vùng miền tại huyện U Minh thích hợp với các loại cây hằng năm nên diện tích trồng các loại cây này lớn, điển hình là cây ăn quả các loại và cây chuối.

38

Chăn nuôi

Năm 2013, đàn gia súc có 36.315 con đạt 103,7% kế hoạch. Đàn gia cầm khoảng 265.000 con đạt 100% kế hoạch. Những tháng đầu năm, huyện đã phát hiện 3 ổ dịch cúm gia cầm (H5N1), tiêu hủy 804 con gia cầm. Tiêm vắc xin và cấp thuốc sát trùng cho 527 hộ lân cận.

Nuôi trồng và đánh bắt thủy sản

Tổng sản lượng thủy sản năm 2013 đạt 45.874 tấn, đạt 108% so với kế hoạch, thấp hơn cùng kỳ 425 tấn. Trong đó, sản lượng tôm thu hoạch đạt 6.773 tấn, tương đương với cùng kỳ 2012. Sản lượng thu hoạch cá đồng, cá ao hồ đạt 17.800 tấn, cao hơn 300 tấn so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, toàn huyện có 730 phương tiện khai thác biển với tổng công suất 44.825 CV, sản lượng khai thác biển đạt gần 24.000 tấn, đạt 94,8% kế hoạch,cao hơn 300 tấn so với cùng kỳ 2012. Thời gian qua do ảnh hưởng của thời tiết, môi trường nước biến động nên một số nơi xuất hiện dịch bệnh làm lượng tôm nuôi chết khá nhiều, thiệt hại khoảng 25 ha, mức độ thiệt hại từ 70-100%.

Công tác triển khai thực hiện các mô hình

Năm 2013 huyện đã tổ chức tập huấn 51 lớp, 24 cuộc hội thảo về thực hiện đề án lúa tôm với 3.960 lượt nông dân tham dự. Triển khai xây dựng mô hình cánh đồng mẫu trên lúa cao sản ở xã Khánh Lâm với diện tích 104 ha, có 93 hộ tham gia, năng suất bình quân đạt 5,5 tấn/ha. Xây dựng mô hình cánh đồng mẫu trên lúa tôm ở xã Nguyễn Phích với diện tích 120 ha, năng suất 4,5 tấn/ha. Ngoài ra, huyện còn xây dựng mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến theo VietGap, mô hình nuôi vịt thịt an toàn sinh học ở xã Khánh Lâm.

Tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện U Minh ngày càng đa dạng các mô hình, nhằm nâng cao năng suất thu hoạch cho bà con. Bên cạnh đó, công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi được quan tâm đặc biệt nhằm giảm tối đa rủi ro sản xuất cho bà con. Chính vì thế, trong những năm gần đây sản lượng thu hoạch nông sản của nông hộ đều tăng, góp phần nâng cao thu nhập cho hộ. Tuy nhiên, quá trình sản xuất nông nghiệp trong huyện cũng còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là về khả năng tiếp cận giống mới, tình hình thời tiết thay đổi bất thường, dịch bệnh xuất hiện trên diện rộng, ...

3.3.3.2 Thu nhập của nông dân huyện U Minh

Thu nhập của nông dân huyện U Minh chủ yếu là qua hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. GDP bình quân đầu người của huyện năm 2012 là 18,5 triệu đồng, năm 2013 là 21,2 triệu đồng. Tăng 2,7 triệu so với

39

năm 2012. Ước thực hiện năm 2014 là 23,2 triệu đồng. Đây là mức thu nhập bình quân tương đối thấp so với một số địa phương khác.

Bảng 3.10: Thu nhập bình quân đầu người huyện U Minh năm 2012-2013 Đvt: Triệu đồng Đơn vị 2012 2013 Cả nước 30,8 38,0 Cà Mau 23,3 41,6 U Minh 18,5 21,2 Nguồn: Tổng cục Thống kê

Năm 2012, thu nhập bình quân huyện U Minh thấp hơn thu nhập bình quân của tỉnh Cà Mau 4,8 triệu đồng và cả nước 12,3 triệu đồng. Đến 2013, khoảng cách này lại tiếp tục kéo ra xa hơn, chỉ tiêu này chỉ lần lượt bằng 50,1% (kém 20,3 triệu) và 56,05% (kém 16,8 triệu) so với tỉnh nhà và cả nước. Tuy nhiên, huyện U Minh đang trong giai đoạn phát triển, nên theo dự đoán thu nhập bình quân đầu người sẽ tiếp tục tăng vào những năm tiếp theo. Điều này sẽ mở ra một cuộc sống hoàn thiện hơn cho người dân, đồng thời nâng vị thế của cả huyện lên tầm cao mới.

40

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA GIAO THÔNG VÀ THỊ TRƯỜNG ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ HUYỆN U MINH 4.1 MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mẫu khảo sát được thu thập bằng cách tiếp xúc và phỏng vấn trực tiếp 113 hộ nông dân tại 4 xã của huyện U Minh bằng bảng câu hỏi chuẩn bị sẵn. Trong 113 hộ, tác giả phỏng vấn được 96 chủ hộ, chiếm 82,3%, 17,70% đáp viên còn lại là dù không phải chủ hộ nhưng cũng là thành viên quan trọng trong gia đình, có tham gia vào quá trình sản xuất nên thông tin thu được mang tính chính xác và đại diện khá cao.

Bảng 4.1: Cơ cấu mẫu khảo sát tại các xã trên địa bàn huyện U Minh

Xã Khánh Lâm Nguyễn Phích Khánh An Khánh Thuận Tổng cộng Số quan sát (hộ) 37 30 26 20 113 Tỷ trọng (%) 32,74 26,55 23,01 17,70 100,00

Nguồn: Số liệu tự khảo sát của tác giả, 10/2014

Theo hình 4.1, dữ liệu được khảo sát tại các xã Khánh Lâm, Nguyễn Phích, Khánh An và Khánh Thuận. Cụ thể, xã Khánh Lâm có 37 đáp viên được phỏng vấn, chiếm 32,74%, đồng thời chiếm tỷ trọng số đáp viên tham gia trả lời cao nhất; kế tiếp là ở xã Nguyễn Phích có 30 đáp viên được chọn với tỷ lệ là 26,55%. Ở xã Khánh An có số đáp viên được chọn chiếm 23,01%, tương ứng có 26 đáp viên và cuối cùng là xã Khánh Thuận với 20 đáp viên được chọn, tương ứng chiếm 17,70%. Thông qua quá trình tiếp xúc thực tế tác giả nhận thấy tại mỗi xã nông hộ sẽ có đặc điểm riêng về hoạt động sản xuất nông nghiệp, cũng như có những đặc trưng và khó khăn riêng.

4.1.1 Thông tin nhân khẩu học

Thông qua kết quả phỏng vấn trực tiếp 113 nông hộ tại huyện U Minh, tác giả đã thống kê được thông tin về nhân khẩu học của huyện như sau:

Bảng 4.2: Thông tin chung về nhân khẩu học

Thông tin Giới tính Dân tộc

Nam Nữ Kinh Hoa Khơ-me

Tần số (người) 103 10 94 2 17

Tỷ trọng (%) 91,15 8,85 83,19 15,04 1,77

41

Qua số liệu trên ta thấy, trong 113 hộ được phỏng vấn có đến 103 hộ chủ hộ là nam, chiếm 91,15%. Chủ hộ là nữ chỉ có 10 hộ, chiếm 8,85%, trong đó 10 hộ đều do chồng đã qua đời. Như vậy, nếu không gặp vấn đề về bệnh tật hay tai nạn không may thì người đàn ông vẫn là chủ hộ. Điều này hoàn toàn phù hợp với truyền thống của nước ta và của phương Đông, người đàn ông luôn luôn giữ vai trò trụ cột trong gia đình. Thực tiễn này cũng dễ hiểu vì đàn ông vốn nhanh nhạy, tháo vát và mạnh mẽ hơn phụ nữ. Ngoài ra, do hoạt động sản xuất chính tại địa phương là nông nghiệp, vốn rất vất vả và đòi hỏi nhiều sức khỏe nên thích hợp với cơ địa của người nam hơn.

Theo số liệu khảo sát thì có đến 83,19% hộ có chủ hộ dân tộc Kinh, tức 94 hộ; 17 chủ hộ dân tộc Khơ-me, chiếm 15,04% và hai chủ hộ dân tộc Hoa, chiếm 1,77%. Các dân tộc trên địa bàn huyện sinh sống đan xen nhau, cùng chia sẽ kinh nghiệm trồng trọt và các lễ hội truyền thống. Góp phần làm phong phú đời sống tinh thần và bản sắc văn hóa của cả huyện.

4.1.2 Thông tin chung về nông hộ

Dựa trên 113 quan sát đã phỏng vấn, tác giả tổng hợp những thông tin chung về nông hộ và trình bày trong bảng 4.3 như sau:

Bảng 4.3: Thông tin chung về nông hộ

Đvt: Năm Chỉ tiêu Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Tuổi chủ hộ 87 27 51,38 13,73

Kinh nghiệm 65 6 30,03 11,81

Học vấn 14 2 6,23 3,19

Thời gian cư trú 87 25 51,86 13,86

Nguồn: Số liệu tự khảo sát của tác giả, 10/2014

Tuổi chủ hộ: Tuổi chủ hộ tỉ lệ thuận với kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ. Thông thường, tuổi càng cao thì chủ hộ càng dày dặn kinh nghiệm và ngược lại. Tuổi chủ hộ cũng phần nào thể hiện tình trạng sức khỏe và khả năng lao động của chủ hộ. Trong 113 hộ, có 16 chủ hộ từ 70 - 87 tuổi, những chủ hộ này không còn khả năng lao động và không góp phần vào hoạt động tạo thu nhập của gia đình. Tuy nhiên chủ hộ đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền đạt lại kinh nghiệm sản xuất quý báu cho con cháu. Nhờ vào những kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm đã giúp cho hộ giảm thiểu được nhiều khoản chi phí và khai thác hiệu quả hơn nguồn lực sẵn có của gia đình, từ đó góp phần nâng cao nguồn thu nhập của hộ. Ngoài ra, những nông hộ lớn

42

tuổi thường gặp nhiều thuận lợi trong việc trao đổi mua bán do được xem là có uy tín cao.

Theo khảo sát của tác giả, số tuổi trung bình của chủ hộ hiện tại là 51,38 tuổi (cao nhất là 87 tuổi và thấp nhấp là 27 tuổi) với độ lệch chuẩn 13,73. Độ tuổi trung bình này ở nông thôn vẫn còn được xem như là tuổi lao động chính trong gia đình. Do tính chất của công việc nhà nông và đặc điểm của lao động nông thôn.

Kinh nghiệm: Là số năm hoạt động trong nghề của chủ hộ. Số năm làm nghề càng cao thì kinh nghiệm càng nhiều. Chủ hộ có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất có thể chủ động phòng ngừa thiên tai và dịch bệnh, giảm thiểu được thiệt hại. Bên cạnh đó, kinh nghiệm dày dặn cũng giúp chủ hộ dự đoán trước được mức cung ứng nông sản trên thị trường và mức giá dao động trong những dịp đặc biệt như vào mùa, lễ, tết, ... Qua bảng 4.4 cho thấy kinh nghiệm cao nhất của chủ hộ là 65 năm, thấp nhất là 6 năm, trung bình là 30 năm với độ lệch chuẩn là 11,81. Thường thì trong gia đình, thành viên có độ tuổi từ 14- 16 tuổi đã ra đồng phụ giúp cha mẹ, nên số năm kinh nghiệm tại huyện khá cao. Những hộ trồng lúa và nuôi heo thì số năm kinh nghiệm cao hơn những hộ trồng hoa màu và nuôi tôm.

Học vấn: Trình độ học vấn của chủ hộ được thể hiện qua số năm đi học. Học vấn cao giúp chủ hộ dễ dàng ứng phó với các thay đổi bất thường trong quá trình sản xuất, đồng thời giải quyết nhanh nhạy hơn khi gặp rủi ro. Bên cạnh đó, học vấn còn giúp chủ hộ tiếp cận với công nghệ và kỹ thuật. Thể hiện mức độ nhận nhận thức của chủ hộ đối với những chính sách của nhà nước về sản xuất nông nghiệp, thông tin thị trường. Như đã trình bày ở trên, số tuổi trung bình của chủ hộ cao, sống ở nông thôn và đa số tuổi trẻ đều đi qua dưới thời chiến tranh nên điều kiện học tập rất khó khăn. Vì vậy học vấn trung bình của chủ hộ khá thấp, chỉ khoảng lớp 6 (6,23), học vấn cao nhất là cao đẳng và thấp nhất là lớp 2. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thời gian cư trú: là số năm hộ sinh sống tại địa phương. Trong 113 quan sát thì chỉ có 1 quan sát là từ nơi khác chuyển đến, nhưng thời gian cũng khoảng hơn 20 năm, còn lại tất cả đều sinh sống tại địa phương ngay từ nhỏ. Hiện trạng địa phương có người ở tỉnh khác đến sinh sống là rất ít gặp.Vì vậy số năm trung bình sống tại địa phương (51,26 năm) gần bằng tuổi trung bình của chủ hộ (51,38 năm). Hộ sống lâu nhất tại địa phương là 87 năm và ngắn nhất là 25 năm.

Quan hệ xã hội: Từ ngàn xưa ông cha ta đã có câu “nhất cận thân, nhì cận lân”, không chỉ trong lĩnh vực công nghiệp hay các lĩnh vực xã hội khác

43

mà trong sản xuất nông nghiệp câu nói này cũng phản ảnh đúng. Thật vậy, nhờ vào những mối quen biết bên ngoài có thể giúp nông hộ tiếp cận thị trường và học hỏi kinh nghiệm hiệu quả hơn, đó là tiêu chí đẩy thu nhập của hộ tăng cao. Bảng 4.4: Các mối quan hệ của mẫu khảo sát

Mối quan hệ Tần số (hộ) Tỷ trọng (%)

Quen biết trung ương 1 0,88

Quen biết cán bộ xã 60 53,10

Quen biết cán bộ địa phương 110 97,35

Quen biết cán bộ tín dụng 43 38,05

Quen biết thương lái 14 12,39

Quen biết cò lúa 18 15,93

Quen biết đại lý vật tư 65 57,52

Nguồn: Số liệu tự khảo sát của tác giả, 10/2014

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy, có 1 hộ có người thân hoăc bạn bè làm ở cơ quan nhà nước cấp trung ương, ứng với 0,88%, đa phần nông hộ có người thân, bạn bè làm ở các tổ chức xã hội, đoàn thể địa phương, với 110 hộ tương đương 97,35%. Tiếp đến, có 60 hộ có người thân, bạn bè làm ở cơ quan nhà nước cấp xã, huyện, tỉnh đạt 53,10%. Số hộ có người thân, bạn bè làm ở các tổ chức tín dụng (ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, quỹ tín dụng, …) là 43 hộ, chiếm 38.05%.

Ngoài ra, mối quan hệ xã hội của hộ còn mở rộng tới các thương lái với 14 hộ có quen biết, tương ứng 12,39%. Mối quan hệ với cò lúa có 18 hộ, chiếm 15,93%, cuối cùng mối quan hệ với các đại lý vật tư có 65 hộ tương đương với 57,52%. Đa số các mối quan hệ xã hội của nông hộ tập trung ở các tổ chức ở địa phương. Nguyên nhân là do cùng sống trong một xã với thời gian cư trú dài nên hầu như mọi người đều quen và thân thuộc với cán bộ địa phương. Một số hộ quen biết với cán bộ của cơ quan, ban ngành cấp huyện và các tổ chức tín dụng là vì có chủ hộ hoặc người thân làm cán bộ cấp ấp, cấp xã. Các mối quan hệ xã hội như một cầu nối giúp hộ học hỏi và tiếp cận thông tin một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn. Đồng thời, mối quan hệ bảo đảm uy tín cho nông hộ khi vay vốn hay mua chịu vật tư, vì vậy nó đem lại khá nhiều

Một phần của tài liệu tiếp cận giao thông, thị trường và thu nhập của nông hộ ở huyện u minh tỉnh cà mau (Trang 48)