Đối với các con đường bê tông trước nhà nông hộ, chính phủ chỉ trợ cấp 60% chi phí xây dựng. Phần còn lại tự bà con có trách nhiệm và tinh thần đóng góp vật chất lẫn sức lực, chung tay thực hiện với chính quyền. Có như vậy thì khả năng tiếp cận giao thông của nông dân ngày càng được nâng cao. Đồng thời, trong quá trình sử dụng nông hộ phải có ý thức giữ gìn và bảo quản các công trình giao thông. Khi các tuyến lộ xuống cấp, hộ nên tự giác sửa chữa và nâng cấp không nên ỷ lại và đợi chờ chính quyền.
Mỗi gia đình cố gắng có một chiếc xe gắn máy hoặc nhiều hơn vì hiện nay đó là phương tiện giao thông cơ bản giúp nông hộ đi lại dễ dàng và tiết kiệm thời gian. Bên cạnh đó, xe gắn máy còn giúp bà con mở rộng khả năng tiếp cận giao thông và thị trường. Việc đi mua vật tư nông nghiệp, làm thủ tục vay vốn hay tham gia tập huấn cũng thuận tiện và nhanh chóng hơn nếu di chuyển bằng xe máy. Ngoài ra, do huyện có đặc thù song ngòi dày đặc, hộ nên chuẩn bị thêm xuồng, ghe hoặc vỏ lãi để thuận tiện đi ruộng đồng, mua bán nông sản và chuyên chở vật tư với số lượng lớn.
Nông hộ nên chủ động thu thập thông tin về tình hình sản xuất nông nghiệp của địa phương qua các phương tiện truyền thông như ti vi, báo, đài phát thanh, ... Bên cạnh đó, hộ cũng thường xuyên cập nhật những biến động về giá cả trên thị trường, xu hướng tiêu dùng của khách hàng, xác định giống cây trồng, vật nuôi đang được ưa chuộng để từ đó giúp hộ sản xuất hiệu quả hơn. Nông hộ nên chủ động tạo mối quan hệ thân thiện với thương lái, cò lúa để có điều kiện dọa giá, so sánh giá cả, tránh tình trạng rơi vào thế bị ép giá khi bán nông sản. Ngoài ra, hộ cũng nên tạo quan hệ với các chủ cửa hàng vật tư để dễ dàng trao đổi kiến thức phân bón, nông dược. Khi có quen biết hộ sẽ nhận được nhiều ưu đãi như mua chịu với lãi suất thấp và số lượng nhiều hơn, kéo dài được thời gian trả chậm, ... Tuy rằng trị giá của những ưu đãi này không cao nhưng cũng phần nào giúp tiết kiệm chi phí sản xuất cho hộ.
Các buổi tập huấn đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng thu nhập cho hộ, chính vì vậy chủ hộ nên dành thời gian chủ động tham gia các buổi tập huấn, hội thảo có tổ chức tại địa phương. Qua đó, hộ có thêm nhiều thông tin hữu ích trong sản xuất, đồng thời mở mang được nhiều kiến thức mới, ứng dụng những khoa học kỹ thuật vào quá trình canh tác đã cũ kỹ từ lâu đời. Ngoài ra, các buổi tập huấn còn là cơ hội để hộ gia tăng các mối quan hệ xã hội của mình.
66
Ngày nay công nghệ không ngừng phát triển, có những kinh nghiệm từ xưa đã không còn hiệu quả khi áp dụng vào quá trình canh tác. Do đó, nông hộ phải thường xuyên kiểm tra xem vốn kinh nghiệm có còn đúng với thực tiễn hay không và liệu có còn phù hợp với tình hình sản xuất hiện tại hay không. Ngoài ra, nông hộ còn phải thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với các hộ khác, để tránh tình trạng nhìn nhận vấn đề một hướng và khách quan. Đồng thời hộ cũng nên kết hợp kinh nghiệm sẵn có với kiến thức và kỹ thuật hiện đại.
67
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Đề tài “Tiếp cận giao thông, thị trường và thu nhập của nông hộ ở huyện U Minh tỉnh Cà Mau” tập trung nghiên cứu và phân tích tác động của
khoảng cách giao thông, khoảng cách thị trường và các nhân tố khác đến thu nhập của nông hộ. Nhìn chung, thu nhập của nông hộ huyện U Minh tương đối thấp và còn phụ thuộc nhiều nông nghiệp.
Có 113 hộ nông dân ở bốn xã Khánh Lâm, Nguyễn Phích, Khánh An, và Khánh Thuận của huyện U Minh được chọn phỏng vấn. Sau khi khảo sát và tổng hợp thông tin, với sự trợ giúp của phần mềm Stata 11.0, tác giả nhận thấy thu nhập của nông hộ chịu ảnh hưởng bởi 6/8 nhân tố được đưa vào mô hình nghiên cứu: khoảng cách giao thông, khoảng cách thị trường, diện tích đất nông nghiệp, số lao động, các mối quan hệ xã hội và mức độ tham gia tập huấn của chủ hộ. Hai nhân tố không có ý nghĩa thống kê trong mô hình là tuổi chủ hộ và học vấn của chủ hộ.
Giao thông và thị trường không chỉ đóng vai trò trong khâu tiếp cận thông tin đầu vào mà còn là kênh tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm nông sản. Nhìn chung, khả năng tiếp cận giao thông và thị trường của hộ khá thấp, khoảng cách trung bình đến trục đường chính là 15,83 km và khoảng cách tiếp cận thị trường trung bình là 8,23 km. Giao thông đường bộ chỉ quan trọng trong quá trình sinh hoạt hằng ngày và tiếp cận thị trường đầu vào (đi mua vật tư nông nghiệp, đi vay vốn). Còn giao thông đường thủy mới thật sự đóng vai trò chủ đạo cho thị trường đầu ra tại huyện. Hệ thống giao thông đường thủy chằng chịt, nhiều kênh rạch có thể dẫn đến tận nhà nông hộ là một lợi thế cho quá trình tiêu thụ nông sản của hộ.
Kết quả ước lượng của các biến số đại diện cho các nhân tố diện tích đất nông nghiệp, số lao động, các mối quan hệ xã hội và tham gia tập huấn của chủ hộ đều có hệ số dương và có ý nghĩa thống kê tại các mức ý nghĩa 1% và 10%. Điều này cho thấy tất cả các nhân tố trên đều tác động đến thu nhập của nông hộ theo tỷ lệ thuận.
Do đặc thù của vùng nghiên cứu và tập tính canh tác của người dân nên kết quả nghiên cứu có một số khác biệt với cơ sở lý thuyết và kỳ vọng của tác giả. Hai biến TUOICHUHO và HOCVAN không có ý nghĩa trong mô hình, tức thu nhập nông hộ không bị tác động bởi số tuổi chủ hộ và trình độ học vấn của chủ hộ. Kết quả này không giống với những đề tài tương tự đã nghiên cứu
68
trước đó. Nguyên nhân là do thu nhập của nông hộ không chỉ phụ thuộc vào học vấn chủ hộ mà nó còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của các thành viên khác. Hay chủ hộ lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm nhưng những kinh nghiệm đó so với sự phát triển của hiện tại đã bị lạc hậu thì dù có ít hay nhiều kinh nghiệm cũng không ảnh hưởng đến thu nhập.
Do hạn chế về thời gian và kiến thức nên đề tài còn nhiều thiếu sót về nội dung lẫn hình thức. Tác giả hi vọng đề tài sẽ giúp chính quyền và người dân huyện U Minh một phần nào đó thấy được tầm quan trọng của giao thông và thị trường đối với thu nhập nông hộ. Và cũng hi vọng rằng đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu cùng đề tài sau này.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương đẩy mạnh vận động bà con cùng góp vốn xây dựng tuyến lộ bê tông trước nhà. Đồng thời, chính quyền tăng cường công tác kiểm tra các tuyến đường giao thông trong huyện, khắc phục và sửa chữa những con đường, cầu, cống đang bị hư hỏng để đảm bảo quá trình vận chuyển thuận lợi, an toàn cho nông hộ. Đặc biệt chú trọng quan tâm giao thông đường thủy vì vận chuyển nông sản tại địa phương chủ yếu bằng ghe, thuyền. Các cơ quan chức năng xem xét và mở rộng mạng lưới kênh rạch nhằm đảm bảo lượng nước và độ sâu cho lưu thông. Tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, đồng thời tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình chuyển tiếp và công trình trọng điểm. Bên cạnh đó, chính quyền nên tổ chức huy động vốn đối ứng trong dân để mỗi xã phấn đấu xây dựng một công trình lộ bê tông đạt tiêu chuẩn. Khi thi công nên chú ý đến kết cấu sao cho phù hợp với mục tiêu vận tải của địa phương.
Tăng cường công tác quản lý trong lĩnh vực thương mại, tiếp tục quy hoạch phát triển các điểm chợ trong huyện. Mở rộng mạng lưới bán lẻ, đưa hàng hóa về các vùng sâu vùng xa, đồng thời kết hợp công tác kiểm soát bình ổn giá thị trường. Ngoài ra, chính quyền địa phương cần mở rộng hợp tác với các công ty, doanh nghiệp kinh doanh vật tư nông nghiệp để đẩy mạnh công tác khuyến nông. Kết hợp với phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm bảo vệ thực vật huyện U Minh để tổ chức thêm nhiều buổi tập huấn, hội thảo với những kiến thức chuyên sâu, giúp bà con trao dồi kỹ năng và kinh nghiệm canh tác. Các buổi tập huấn nên gom thành từng cụm, chọn những địa điểm tổ chức gần với nơi ở của hộ, để hộ dễ dàng di chuyển và nắm bắt tình
69
hình hơn. Đồng thời, tạo điều kiện cho nông hộ tham quan các mô hình sản xuất hiệu quả để hộ có thể ứng dụng vào quá trình sản xuất của mình.
Chính quyền cần quan tâm triển khai các đề án nâng cao năng suất lúa, đề án chăn nuôi gắn liền với công tác phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu hiệu quả, duy trì và giữ vững ổn định diện tích trồng lúa, không để người dân tự phát đưa nước mặn vào vùng nước ngọt để nuôi tôm. Bên cạnh đó, các cán bộ cần chỉ đạo và con tận dụng tối đa diện tích đất trồng, bờ liếp để trồng hoa màu, ... đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hiện nay, thông tin về giá vật tư, giá nông sản và lượng cung cầu trên thị trường tại huyện hầu như bị hệ thống thương lái kiểm soát, bà con chỉ có thể tìm hiểu thông qua trao đổi giữa người thân, bạn bè gần nhà. Vì vậy, chính quyền địa phương cần quản lý chặt chẽ khâu này, tránh tình trạng người nông dân rơi vào thế bị động khi buôn bán nông sản. Chính quyền nên cập nhật thường xuyên thông tin thị trường và những chính sách mới của chính phủ để kịp thời thông tin về tận địa phương, nhất là các ấp ở vùng sâu vùng xa. Đề nghị mở thêm chuyên mục thông tin nông nghiệp trên báo, đài, ti vi, ... để bà con dễ dàng tiếp cận hơn. Đồng thời, tích cực huy động vốn để đảm bảo nguồn vay cho các dự án sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân. Ngoài ra, chính quyền cũng cần dành sự quan tâm nhiều hơn trong khâu hỗ trợ bà con khi có dịch bệnh, mất mùa xảy ra, chia sẽ với bà con phần nào thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần.
Chính quyền tăng cường đầu tư, mở rộng mạng lưới điện quốc gia ở các vùng nông thôn, đảm bảo 100% các hộ đều có điện để phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Bên cạnh đó, cơ quan ban ngành cần đẩy mạnh chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường bằng các nguồn vốn hỗ trợ cho nông dân khoan giếng nước và hệ thống nước nối mạng. Bởi vì, nước sạch là tiền đề sản xuất nông nghiệp hiệu quả và nâng cao thu nhập cho hộ.
Trong những năm gần đây, thời tiết thay đổi bất thường, có nhiều thiên tai không thể lường trước được. Theo kết quả khảo sát, 100% hộ được phỏng vấn đều cho rằng khí hậu thay đổi ảnh hưởng rất lớn đến kết quả canh tác. Chính vì vậy, các cấp chính quyền cần tăng cường công tác phòng chống lụt bão, tổ chức trực ban 24/24 để ứng phó kịp thời. Chủ động triển khai kế hoạch khắc phục hậu quả khi thiên tai xảy ra, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người dân.
70
6.2.2 Đối với nông hộ
Cần có thái độ tích cực với chính quyền trong việc góp vốn xây dựng những tuyến đường bê tông trước nhà, để nâng cao khả năng tiếp cận giao thông. Chủ động giao lưu để thu thập thông tin trên thị trường, nắm bắt những xu hướng sản xuất mới nhất. Đây là tiêu chí quan trọng giúp hộ cải thiện thu nhập.
Bên cạnh đó, nông hộ cần xem trọng việc tự học hỏi và tập huấn để có thể tiếp cận và ứng dụng thành tựu của công nghệ hiện đại vào sản xuất. Tạo điều kiện tối đa cho con em đi học, nâng cao trình độ để sau này hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp nhằm nâng cao thu nhập.
Đất đai là tư liệu cơ bản và quan trọng nhất cho sản xuất nông nghiệp. Khi gặp khó khăn về vốn, hộ nên giao dịch với các nguồn tín dụng tín thức hoặc bán chính thức chứ không nên sang nhượng hoặc cầm cố. Ngoài ra, nên chú ý lựa chọn mô hình canh tác, giống cây trồng phù hợp với từng loại đất và diện tích đất để có thể đem lại mức lợi nhuận cao nhất.
Nông hộ nên tập trung đa dạng hóa nông nghiêp: xen canh rau màu và nuôi gia súc, gia cầm, nuôi tôm và thủy sản khác với trồng lúa để giảm thiểu rủi ro. Hạn chế sự phụ thuộc từ nguồn thu nông nghiệp bằng cách học thêm các nghề tiểu thủ công nghiệp, tận dụng thời gian rảnh rỗi giữa các vụ mùa đi làm mướn hoặc buôn bán thêm.
Chủ động liên hệ với cán bộ địa phương để nắm rõ thông tin về chính sách nông nghiệp của huyện nhà và các nguồn vốn vay. Thường xuyên nghe đài, xem ti vi, xem báo để biết tình hình thị trường về giá cả và nhu cầu. Mỗi gia đình nên cố gắng trang bị thêm phương tiện xe gắn máy hoặc võ lãi để di chuyển nhằm giúp việc tiếp cận giao thông và thị trường dễ dàng hơn.
Do đặc điểm địa hình và khí hậu tại huyện, mỗi năm thường xảy ra bão, lụt, lốc xoáy, triều cường, ... nên mỗi gia đình cần có ý thức phòng tránh thiên tai, chuẩn bị tâm lý sẵn sàng ứng phó với những thiệt hại do thiên tai gây ra.
71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục tài liệu tiếng Việt
Đinh Phi Hổ, 2003. Kinh tế nông nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
Đàm Thị Hưng, 2011.Các giải pháp đẩy mạnh tiếp cận thị trường nông sản cho phụ nữ nông thôn huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Đào Thế Tuấn, 1997. Kinh tế hộ nông dân. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
Đào Trần Hiếu Nghĩa, 2014. Tiếp cận giao thông, thị trường và thu nhập của nông hộ huyện Thới Lai thành phố Cần Thơ. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ.
Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Hồng Đức. Lê Khương Ninh và Cao Văn Hơn, 2012. Tính dụng thương mại: Trường hợp mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ ở An Giang, kỷ yếu khoa học, trang 166 - 174, Trường Đại học Cần Thơ.
Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình kinh tế lượng. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin.
Nguyễn Hữu Trí và Phan Thị Giác Tâm, 2008. Ảnh hưởng của tiếp cận cơ sở hạ tầng đến thu nhập nông hộ ở huyện Chợ Mới tỉnh An Giang. Báo cáo khoa học: Số 34, trang 25-28. Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2008.
Danh mục tài liệu tiếng anh
A. Adejobi, P. Amaza and G. Ayoola, 2006. Enhancing the access of rural households to output markets for increased farm income. In: International Asociation of Agricultural economists Conference. Australia, August 12-18, 2006.
Marsh S.P, MacAulay T.G and Hung Pham Van 2006. Agricutural development and land policy in Vietnam. ACIAR Monograph.
Rodrigue, J., 2013.The geography of transport systems. [Online] avilalbe
at: http://www.people.hofstra.edu/geotrans/eng/ch7en/conc7en/ch7c1en.html
72
PHỤ LỤC 1
KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ
* Mô hình hồi quy
. reg THUNHAP KCGIAOTHONG KCTHITRUONG DTDATNN HOCVAN TAPHUAN TUOICHUHO QHXH