Đối với chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu tiếp cận giao thông, thị trường và thu nhập của nông hộ ở huyện u minh tỉnh cà mau (Trang 80 - 82)

Chính quyền địa phương đẩy mạnh vận động bà con cùng góp vốn xây dựng tuyến lộ bê tông trước nhà. Đồng thời, chính quyền tăng cường công tác kiểm tra các tuyến đường giao thông trong huyện, khắc phục và sửa chữa những con đường, cầu, cống đang bị hư hỏng để đảm bảo quá trình vận chuyển thuận lợi, an toàn cho nông hộ. Đặc biệt chú trọng quan tâm giao thông đường thủy vì vận chuyển nông sản tại địa phương chủ yếu bằng ghe, thuyền. Các cơ quan chức năng xem xét và mở rộng mạng lưới kênh rạch nhằm đảm bảo lượng nước và độ sâu cho lưu thông. Tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, đồng thời tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình chuyển tiếp và công trình trọng điểm. Bên cạnh đó, chính quyền nên tổ chức huy động vốn đối ứng trong dân để mỗi xã phấn đấu xây dựng một công trình lộ bê tông đạt tiêu chuẩn. Khi thi công nên chú ý đến kết cấu sao cho phù hợp với mục tiêu vận tải của địa phương.

Tăng cường công tác quản lý trong lĩnh vực thương mại, tiếp tục quy hoạch phát triển các điểm chợ trong huyện. Mở rộng mạng lưới bán lẻ, đưa hàng hóa về các vùng sâu vùng xa, đồng thời kết hợp công tác kiểm soát bình ổn giá thị trường. Ngoài ra, chính quyền địa phương cần mở rộng hợp tác với các công ty, doanh nghiệp kinh doanh vật tư nông nghiệp để đẩy mạnh công tác khuyến nông. Kết hợp với phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm bảo vệ thực vật huyện U Minh để tổ chức thêm nhiều buổi tập huấn, hội thảo với những kiến thức chuyên sâu, giúp bà con trao dồi kỹ năng và kinh nghiệm canh tác. Các buổi tập huấn nên gom thành từng cụm, chọn những địa điểm tổ chức gần với nơi ở của hộ, để hộ dễ dàng di chuyển và nắm bắt tình

69

hình hơn. Đồng thời, tạo điều kiện cho nông hộ tham quan các mô hình sản xuất hiệu quả để hộ có thể ứng dụng vào quá trình sản xuất của mình.

Chính quyền cần quan tâm triển khai các đề án nâng cao năng suất lúa, đề án chăn nuôi gắn liền với công tác phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu hiệu quả, duy trì và giữ vững ổn định diện tích trồng lúa, không để người dân tự phát đưa nước mặn vào vùng nước ngọt để nuôi tôm. Bên cạnh đó, các cán bộ cần chỉ đạo và con tận dụng tối đa diện tích đất trồng, bờ liếp để trồng hoa màu, ... đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hiện nay, thông tin về giá vật tư, giá nông sản và lượng cung cầu trên thị trường tại huyện hầu như bị hệ thống thương lái kiểm soát, bà con chỉ có thể tìm hiểu thông qua trao đổi giữa người thân, bạn bè gần nhà. Vì vậy, chính quyền địa phương cần quản lý chặt chẽ khâu này, tránh tình trạng người nông dân rơi vào thế bị động khi buôn bán nông sản. Chính quyền nên cập nhật thường xuyên thông tin thị trường và những chính sách mới của chính phủ để kịp thời thông tin về tận địa phương, nhất là các ấp ở vùng sâu vùng xa. Đề nghị mở thêm chuyên mục thông tin nông nghiệp trên báo, đài, ti vi, ... để bà con dễ dàng tiếp cận hơn. Đồng thời, tích cực huy động vốn để đảm bảo nguồn vay cho các dự án sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân. Ngoài ra, chính quyền cũng cần dành sự quan tâm nhiều hơn trong khâu hỗ trợ bà con khi có dịch bệnh, mất mùa xảy ra, chia sẽ với bà con phần nào thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần.

Chính quyền tăng cường đầu tư, mở rộng mạng lưới điện quốc gia ở các vùng nông thôn, đảm bảo 100% các hộ đều có điện để phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Bên cạnh đó, cơ quan ban ngành cần đẩy mạnh chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường bằng các nguồn vốn hỗ trợ cho nông dân khoan giếng nước và hệ thống nước nối mạng. Bởi vì, nước sạch là tiền đề sản xuất nông nghiệp hiệu quả và nâng cao thu nhập cho hộ.

Trong những năm gần đây, thời tiết thay đổi bất thường, có nhiều thiên tai không thể lường trước được. Theo kết quả khảo sát, 100% hộ được phỏng vấn đều cho rằng khí hậu thay đổi ảnh hưởng rất lớn đến kết quả canh tác. Chính vì vậy, các cấp chính quyền cần tăng cường công tác phòng chống lụt bão, tổ chức trực ban 24/24 để ứng phó kịp thời. Chủ động triển khai kế hoạch khắc phục hậu quả khi thiên tai xảy ra, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người dân.

70

Một phần của tài liệu tiếp cận giao thông, thị trường và thu nhập của nông hộ ở huyện u minh tỉnh cà mau (Trang 80 - 82)