Dựa trên 113 quan sát đã phỏng vấn, tác giả tổng hợp những thông tin chung về nông hộ và trình bày trong bảng 4.3 như sau:
Bảng 4.3: Thông tin chung về nông hộ
Đvt: Năm Chỉ tiêu Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
Tuổi chủ hộ 87 27 51,38 13,73
Kinh nghiệm 65 6 30,03 11,81
Học vấn 14 2 6,23 3,19
Thời gian cư trú 87 25 51,86 13,86
Nguồn: Số liệu tự khảo sát của tác giả, 10/2014
Tuổi chủ hộ: Tuổi chủ hộ tỉ lệ thuận với kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ. Thông thường, tuổi càng cao thì chủ hộ càng dày dặn kinh nghiệm và ngược lại. Tuổi chủ hộ cũng phần nào thể hiện tình trạng sức khỏe và khả năng lao động của chủ hộ. Trong 113 hộ, có 16 chủ hộ từ 70 - 87 tuổi, những chủ hộ này không còn khả năng lao động và không góp phần vào hoạt động tạo thu nhập của gia đình. Tuy nhiên chủ hộ đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền đạt lại kinh nghiệm sản xuất quý báu cho con cháu. Nhờ vào những kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm đã giúp cho hộ giảm thiểu được nhiều khoản chi phí và khai thác hiệu quả hơn nguồn lực sẵn có của gia đình, từ đó góp phần nâng cao nguồn thu nhập của hộ. Ngoài ra, những nông hộ lớn
42
tuổi thường gặp nhiều thuận lợi trong việc trao đổi mua bán do được xem là có uy tín cao.
Theo khảo sát của tác giả, số tuổi trung bình của chủ hộ hiện tại là 51,38 tuổi (cao nhất là 87 tuổi và thấp nhấp là 27 tuổi) với độ lệch chuẩn 13,73. Độ tuổi trung bình này ở nông thôn vẫn còn được xem như là tuổi lao động chính trong gia đình. Do tính chất của công việc nhà nông và đặc điểm của lao động nông thôn.
Kinh nghiệm: Là số năm hoạt động trong nghề của chủ hộ. Số năm làm nghề càng cao thì kinh nghiệm càng nhiều. Chủ hộ có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất có thể chủ động phòng ngừa thiên tai và dịch bệnh, giảm thiểu được thiệt hại. Bên cạnh đó, kinh nghiệm dày dặn cũng giúp chủ hộ dự đoán trước được mức cung ứng nông sản trên thị trường và mức giá dao động trong những dịp đặc biệt như vào mùa, lễ, tết, ... Qua bảng 4.4 cho thấy kinh nghiệm cao nhất của chủ hộ là 65 năm, thấp nhất là 6 năm, trung bình là 30 năm với độ lệch chuẩn là 11,81. Thường thì trong gia đình, thành viên có độ tuổi từ 14- 16 tuổi đã ra đồng phụ giúp cha mẹ, nên số năm kinh nghiệm tại huyện khá cao. Những hộ trồng lúa và nuôi heo thì số năm kinh nghiệm cao hơn những hộ trồng hoa màu và nuôi tôm.
Học vấn: Trình độ học vấn của chủ hộ được thể hiện qua số năm đi học. Học vấn cao giúp chủ hộ dễ dàng ứng phó với các thay đổi bất thường trong quá trình sản xuất, đồng thời giải quyết nhanh nhạy hơn khi gặp rủi ro. Bên cạnh đó, học vấn còn giúp chủ hộ tiếp cận với công nghệ và kỹ thuật. Thể hiện mức độ nhận nhận thức của chủ hộ đối với những chính sách của nhà nước về sản xuất nông nghiệp, thông tin thị trường. Như đã trình bày ở trên, số tuổi trung bình của chủ hộ cao, sống ở nông thôn và đa số tuổi trẻ đều đi qua dưới thời chiến tranh nên điều kiện học tập rất khó khăn. Vì vậy học vấn trung bình của chủ hộ khá thấp, chỉ khoảng lớp 6 (6,23), học vấn cao nhất là cao đẳng và thấp nhất là lớp 2.
Thời gian cư trú: là số năm hộ sinh sống tại địa phương. Trong 113 quan sát thì chỉ có 1 quan sát là từ nơi khác chuyển đến, nhưng thời gian cũng khoảng hơn 20 năm, còn lại tất cả đều sinh sống tại địa phương ngay từ nhỏ. Hiện trạng địa phương có người ở tỉnh khác đến sinh sống là rất ít gặp.Vì vậy số năm trung bình sống tại địa phương (51,26 năm) gần bằng tuổi trung bình của chủ hộ (51,38 năm). Hộ sống lâu nhất tại địa phương là 87 năm và ngắn nhất là 25 năm.
Quan hệ xã hội: Từ ngàn xưa ông cha ta đã có câu “nhất cận thân, nhì cận lân”, không chỉ trong lĩnh vực công nghiệp hay các lĩnh vực xã hội khác
43
mà trong sản xuất nông nghiệp câu nói này cũng phản ảnh đúng. Thật vậy, nhờ vào những mối quen biết bên ngoài có thể giúp nông hộ tiếp cận thị trường và học hỏi kinh nghiệm hiệu quả hơn, đó là tiêu chí đẩy thu nhập của hộ tăng cao. Bảng 4.4: Các mối quan hệ của mẫu khảo sát
Mối quan hệ Tần số (hộ) Tỷ trọng (%)
Quen biết trung ương 1 0,88
Quen biết cán bộ xã 60 53,10
Quen biết cán bộ địa phương 110 97,35
Quen biết cán bộ tín dụng 43 38,05
Quen biết thương lái 14 12,39
Quen biết cò lúa 18 15,93
Quen biết đại lý vật tư 65 57,52
Nguồn: Số liệu tự khảo sát của tác giả, 10/2014
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy, có 1 hộ có người thân hoăc bạn bè làm ở cơ quan nhà nước cấp trung ương, ứng với 0,88%, đa phần nông hộ có người thân, bạn bè làm ở các tổ chức xã hội, đoàn thể địa phương, với 110 hộ tương đương 97,35%. Tiếp đến, có 60 hộ có người thân, bạn bè làm ở cơ quan nhà nước cấp xã, huyện, tỉnh đạt 53,10%. Số hộ có người thân, bạn bè làm ở các tổ chức tín dụng (ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, quỹ tín dụng, …) là 43 hộ, chiếm 38.05%.
Ngoài ra, mối quan hệ xã hội của hộ còn mở rộng tới các thương lái với 14 hộ có quen biết, tương ứng 12,39%. Mối quan hệ với cò lúa có 18 hộ, chiếm 15,93%, cuối cùng mối quan hệ với các đại lý vật tư có 65 hộ tương đương với 57,52%. Đa số các mối quan hệ xã hội của nông hộ tập trung ở các tổ chức ở địa phương. Nguyên nhân là do cùng sống trong một xã với thời gian cư trú dài nên hầu như mọi người đều quen và thân thuộc với cán bộ địa phương. Một số hộ quen biết với cán bộ của cơ quan, ban ngành cấp huyện và các tổ chức tín dụng là vì có chủ hộ hoặc người thân làm cán bộ cấp ấp, cấp xã. Các mối quan hệ xã hội như một cầu nối giúp hộ học hỏi và tiếp cận thông tin một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn. Đồng thời, mối quan hệ bảo đảm uy tín cho nông hộ khi vay vốn hay mua chịu vật tư, vì vậy nó đem lại khá nhiều thuận lợi trong quá trình canh tác của hộ.
Tài sản
Tài sản là một trong những tiêu chí đo lường mức độ giàu nghèo của nông dân, được tích lũy theo thời gian và năng lực làm việc. Đồng thời, tài sản
44
gián tiếp thể hiện thu nhập và địa vị của người dân. Tác giả đã thống kê thông tin tài sản của 113 quan sát như sau:
Bảng 4.5: Thông tin tài sản của mẫu khảo sát
Chỉ tiêu Đơn vị Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Diện tích đất canh tác 1000m2 41 10 25,24 6,84 Diện tích đất thổ cư 1000m2 0,3 0,3 0,3 0 Tổng tài sản triệu đồng 1.027 337 680,53 164,10
Nguồn: Số liệu tự khảo sát của tác giả, 10/2014.
Đối với nông hộ, diện tích đất canh tác vừa là tài sản, vừa là tư liệu sản xuất cơ bản. Diện tích đất nhiều thì hộ có thể mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng các loại cây trồng và vật nuôi, giúp hộ nâng cao thu nhập. Đó cũng là thuận lợi của hộ khi thế chấp vay tiền ở các tổ chức chính thức vì diện tích đất rộng thì số tiền vay được nhiều hơn. Theo khảo sát, 100% hộ đã được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất. Hộ có diện tích đất canh tác nhiều nhất là 41.000 m2, ít nhất là 10.000 m2, trung bình mỗi hộ sở hữu 25.240 m2 đất nông nghiệp. Do hiện nay nhà nước qui định diện tích đất thổ cư mỗi gia đình không được vượt quá 300 m2, nên diện tích của nông dân tại huyện chỉ tầm xấp xĩ 300 m2 . Đất thổ cư cũng là một nguồn tài sản có giá trị, có thể thế chấp khi nông hộ cần vay tín dụng ở các tổ chức chính thức.
Mẫu khảo sát có 113 hộ nhưng chỉ có 54 căn nhà kiên cố, điều này cho thấy rằng hiện trạng nhà ở của người dân trong huyện còn gặp nhiều hạn chế. Theo khảo sát, càng xa trung tâm huyện thì càng có nhiều nhà kê cũ kỹ, không đảm bảo an toàn khi có thiên tai xảy ra. Lý do là vì người dân không đủ khoản chi cho việc cất nhà, một phần là vì một số nông dân cảm thấy khó khăn trong việc vận chuyển vật liệu xây dựng đến nhà, và họ không dành sự quan tâm cao cho việc trang hoàng nhà cửa. Tuy nhiên, lại có đến 100% các hộ có tài sản trên 10 triệu đồng. Chiếm đa số là phương tiện vận chuyển như xuồng, võ lãi, xe máy. Một số rất ít hộ có tài sản là máy cày, máy bơm nước, ... Do đặc điểm của vùng sông nước, nên mỗi nhà đều phải có phương tiện đường thủy để đảm bảo nhu cầu đi lại, sinh hoạt và sản xuất. Điều này giống như một sự cần thiết quen thuộc trong đời sống người dân tại huyện. Hoạt động nông nghiệp của bà con ở U Minh chủ yếu là theo truyền thống, hầu hết gia đình đều không có lò sấy lúa, nhà xưởng, kho bãi, bà con tận dụng khoảng sân trước nhà làm sân phơi lúa, nên các tài sản hiện đại tại huyện đều rất hiếm. Đa số các hộ đều có tivi, radio, ... phục vụ đời sống tinh thần và góp phần nâng cao khả năng tiếp
45
cận xã hội bên ngoài. Mặc dù, giá trị tài sản này không cao nhưng cũng phần nào cho thấy sự gia tăng trong thu nhập của nông dân trong giai đoạn gần đây.
Trong năm 2013, không có hộ nào gửi tiền ngân hàng. Thực trạng huy động vốn tại huyện chủ yếu được xúc tiến ở các hộ kinh doanh lớn, gần chợ và khu công nghệp Khánh An. Chơi hụi vốn được xem là một hình thức tiết kiệm phổ biến của bà con nông dân, đặc biệt ở U Minh số lượng người dân chơi hụi khá đông, trong 113 quan sát có 44 quan sát (chiếm 38,94%) trả lời có chơi hụi, chủ yếu các chân hụi dao động từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng. Tuy nhiên, chơi hụi chủ yếu được tiến hành dựa trên niềm tin của bà con với chủ hụi và hầu hết giao dịch chỉ được thỏa thuận miệng nên khi rủi ro xảy ra chính quyền địa phương rất khó để can thiệp. Vì vậy, địa phương hạn chế hình thức chơi hụi và khuyến cáo bà con không nên tham gia. Trong quá trình phỏng vấn, các hộ khá thận trọng khi chia sẻ về vấn đề này.
Tiện nghi gia đình: Trong thời buổi công nghệ thông tin đang phát triển mạnh trên khắp cả nước, thì việc gia đình tiếp cận với các thiết bị này thể hiện trình độ dân trí được nâng cao, đảm bảo một đời sống tinh thần được phong phú hơn. Theo kết quả khảo sát 113 hộ của tác giả thì có 69 hộ ( tương ứng 61,06%) sử dụng điện thoại cố định, 12 hộ sử dụng mạng internet (tương ứng 10,62%), 113 hộ (tương ứng 100%) đều sử dụng điện thoại di động và hệ thống điện công cộng, tuy nhiên không có hộ nào sử dụng hệ thống nước máy. Lý do là địa bàn khảo sát ở những xã vùng sâu, hệ thống nước máy chỉ có ở những khu vực gần trung tâm thị trấn. Số hộ sử dụng internet đa số tập trung ở các tuyến đường gần khu công nghiệp, còn một số tuyến khác đường dây nối mạng chưa về tới. Mạng lưới điện ở huyện rất được xem trọng, chính vì thế mà trong những năm gần đây chính quyền các cấp luôn thúc đẩy để hệ thống điện đến được với tất cả bà con. Đây là một nhân tố quan trọng góp phần phát triển kinh tế địa phương cũng như nâng cao mức sống cho bà con.
Tập huấn: Như đã trình bày ở phần cơ sở lý thuyết, chính quyền địa phương rất quan tâm đến việc tập huấn của nông hộ. Vì vậy, ủy ban xã thường tự tổ chức hoặc phối hợp với trung tâm giống cây trồng tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo đầu bờ hoặc tham quan và mời nông dân tham gia. Tuy nhiên, để đạt được kết quả như mong muốn thì cần phải có sự hợp tác từ phía nông hộ. Trên thực tế, có số ít người tiếp cận được với các buổi tập huấn, bởi do họ không có thời gian rảnh và thông tin bị hạn chế. Theo khảo sát, có 69/113 chủ hộ tham gia các buổi tập huấn, chiếm 61,06% số quan sát. Việc tham gia tập huấn giúp hộ hiểu rõ hơn về kỹ thuật nuôi trồng, các loại giống mới và cách sử dụng hiệu quả vật tư nông nghiệp, từ đó cải thiện kết quả sản xuất.
46
Lao động
Theo mẫu khảo sát thì số khẩu trung bình của một hộ là 4,99 người. Hộ có số khẩu nhiều nhất là 8, những hộ này thường từ 2-3 thế hệ chung sống. Hộ có số khẩu ít nhất là 2, đa phần những hộ này là các cặp vợ chồng trẻ, được gia đình cho đất ở riêng. Mức thu nhập của hộ phụ thuộc vào số lao động trong một gia đình. Độ tuổi lao động nhà nước quy định là từ 15-60 tuổi đối với nam và từ 15-55 tuổi đối với nữ. Tuy nhiên, đối với những hộ chỉ có 2 hoặc 3 thành viên thì bắt buộc họ phải lao động đến khi nào còn có thể. Ở vùng nông thôn, số tuổi lao động có thể tăng lên đến 65 hoặc 70, tùy thuộc vào khả năng và sức khỏe của lao động. Trong 113 quan sát của mẫu khảo sát thì số lao động cao nhất của hộ là 5 thành viên, ít nhất là 2 thành viên, số lao động trung bình là 3,11 lao động/hộ với độ lệch chuẩn 0,86.
Bảng 4.6: Tình hình lao động của mẫu khảo sát
Chỉ tiêu Đơn vị tính Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
Số nhân khẩu Người 8 2 4,99 1,36
Số lao động Người 5 2 3,11 0,86
Nguồn: Số liệu tự khảo sát của tác giả, 10/2014
Số nhân khẩu trung bình của hộ là 4,99, số lao động trung bình của hộ là 3,11. Con số chênh lệch 1,88 người/hộ (tương đương 212 người trong 113 hộ) chính là số người phụ thuộc trong hộ. Người phụ thuộc là người không có khả năng lao động hoặc không có cơ hội lao động tạo thu nhập. Có ba loại phụ thuộc: phụ thuộc trẻ em (trẻ em dưới 15 tuổi chưa đủ khả năng lao động), phụ thuộc người già (người ngoài độ tuổi lao động và không còn khả năng lao động) và phụ thuộc khác.
Bảng 4.7: Số người phụ thuộc trong gia đình
Số người phụ thuộc Tần số (người) Tỷ trọng (%)
0 6 5,31 1 27 23,89 2 56 49,56 3 23 20,35 4 1 0,88 Tổng 113 100,00
Nguồn: Số liệu tự khảo sát, 10/2014
Bảng 4.7 cho thấy, có 1 hộ có số người phụ thuộc là 4, chiếm 0,88%. Đây cũng là số người phụ thuộc cao nhất trong mẫu khảo sát. Số hộ có 1, 2 và 3
47
người phụ thuộc lần lượt là 27, 56 và 23 hộ. Có 6 hộ, tương đương 5,31%, không có người phụ thuộc hay nói cách khác tất cả các thành viên đều có khả năng lao động. Nhìn chung, số người phụ thuộc trung bình mỗi hộ gần bằng 2 nên số lượng người phụ thuộc ảnh hưởng tương đối đến thu nhập của hộ.