3.1.2.1 Khí hậu, thủy văn
Cà Mau là tỉnh đồng bằng ven biển, nằm trong khu vực nội chí tuyến bắc bán cầu cận xích đạo, đồng thời chịu ảnh hưởng của gió mùa Châu Á ôn hòa nên có hai mùa mưa nắng rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, trung bình từ 170 đến 200 ngày/năm. Mùa nắng kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình dao động từ 26,6 đến 27,7 độ C, riêng tháng tháng 4 và tháng 5 nhiệt độ khoảng 29 – 30 độ. Giờ nắng trung bình cả năm 2.269 giờ, độ ẩm 83%. Tốc độ gió trung bình hằng năm ở Cà Mau nhỏ,
20
tuy nhiên do tỉnh nằm trong cơ chế hoạt động gió mùa Đông Nam Á nên thường hay có những có nhiều bão. Thời tiết và khí hậu ở Cà Mau thuận lợi cho việc phát triển ngư – nông – lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn.
Cà Mau có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và đan xen nhau như mạng nhện, chiếm 3,02% diện tích tự nhiên. Trong đó có nhiều sông lớn, mực nước sâu và bồi đắp lượng lớn phù sa vào đất liền như các sông: Tam Giang, Gành Hào, Bảy Háp, Sông Đốc, Cái Tàu, … tạo điều kiện thuận lợi cho nền nông nghiệp phát triển. Tổng chìu dài sông ngòi khoảng 7.000 km, rất thuận tiện cho giao thông đường thủy. Chế độ thủy triều ở khu vực tỉnh Cà Mau chịu tác động trực tiếp của chế độ bán nhật triều không đều biển Đông và biển Tây. Biên độ triều biển Đông tương đối lớn khoảng 300-350 cm vào các ngày triều cường và từ 180-220 cm vào các ngày triều kém.
3.1.2.2. Địa hình
Cà Mau là vùng đồng bằng có nhiều sông rạch, địa hình thấp, bằng phẳng và thường xuyên bị ngập nước. Hướng địa hình nghiêng dần từ bắc xuống nam, từ đông bắc xuống tây nam. Những vùng trũng cục bộ Thới Bình, Cà Mau có quan hệ địa hình lòng sông cổ. Những ô trũng U Minh, Trần Văn Thời là những vùng “trũng treo” nội địa được giới hạn bởi đê tự nhiên của hệ thống các con sông: Sông Đốc, Cái Tàu, Sông Trẹm và gò cao ven biển Tây. Phần lớn đất đai ở Cà Mau là do phù sa các dòng sông bồi lắng, tích tụ qua nhiều năm tạo thành. Bờ biển phía đông từ cửa Gành Hào (huyện Đầm Dơi) đến vùng cửa sông Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển) hàng năm bị xói lở trên 20 mét, ngược lại vùng Bãi Bồi Mũi Cà Mau thì được bồi đắp đến từ 50 đến 80 mét mỗi năm.
3.1.2.3 Đất đai
Cà Mau là vùng đất mới do phù sa từ sông Cửu Long bồi tụ, được hình thành bởi 2 dòng hải lưu ở biển Đông và Vịnh Thái Lan.
Bảng 3.2: Các nhóm đất chính ở tỉnh Cà Mau
Tên nhóm đất Diện tích (ha) Phân bố
Đất mặn 150.278 Đầm Dơi, Cái Nước, Ngọc Hiển, Năm Căn, Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình Đất phèn 334.925 Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời
Đất than bùn 10.564 U Minh, Trần Văn Thời
Đất bãi bồi 9.507 Ngọc Hiển, Phú Tân
21
Nhìn chung đất đai của tỉnh là đất trẻ, mới được khai phá sử dụng nên có độ phì nhiêu trung bình khá và hàm lượng chất hữu cơ cao. Nhóm đất phèn nhiễm mặn chủ yếu phân bố ở những vùng ven biển. Đối với diện tích đất phèn không ngập mặn có thể trồng lúa trong mùa mưa, trồng các cây công nghiệp chịu phèn như: mía, khóm, chuối, tràm, … Đối với diện tích phèn bị ngập mặn có thể trồng rừng ngập mặn, nuôi thủy sản. Riêng nhóm đất than bùn chỉ phân bố ở huyện U Minh và Trần Văn Thời, do hai huyện này có diện tích trồng tràm khá lớn, đất than bùn chủ yếu nằm ở dưới lớp thảm rừng tràm. Bảng 3.3: Hiện trạng sử dụng đất ở tỉnh Cà Mau năm 2011
Đvt: nghìn ha Loại đất Diện tích Tỷ trọng (%) Đất nông nghiệp 168,8 53,7 Đất lâm nghiệp 112,3 35,7 Đất chuyên dùng 26,9 8,6 Đất ở 6,3 2 Tổng cộng 314,3 100,0 Nguồn: Tổng cục thống kê
Tỉnh Cà Mau có tổng diện tích đất đai là 314,3 nghìn ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 168,8 nghìn ha, chiếm 53,7%. Qua đây ta thấy, lĩnh vực sản xuất chính của tỉnh là nông nghiệp. Chủ yếu là trồng lúa nước, cây hoa màu; các loại cây ăn quả lâu năm và hàng năm; đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác. Bên cạnh đó, Cà Mau còn nổi trội về thế mạnh trồng rừng nên diện tích đất trong khu vực lâm nghiệp khá cao, chiếm 35,7% tổng diện tích đất cả tỉnh. Còn lại là đất chuyên dùng và đất ở chiếm tỷ trọng khá nhỏ, khoảng hơn 10%. Chủ yếu là diện tích đất dân cư sinh sống, đất tôn giáo.