giải pháp nâng cao việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện cái nước tỉnh cà mau

66 276 0
giải pháp nâng cao việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện cái nước tỉnh cà mau

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN KIỀU DIỄM GIẢI PHÁP NÂNG CAO VIỆC TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN CÁI NƯỚC TỈNH CÀ MAU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính - Ngân Hàng Mã số ngành: KT1121L2 Tháng 11 Năm 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN KIỀU DIỄM MSSV: LT11105 GIẢI PHÁP NÂNG CAO VIỆC TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN CÁI NƯỚC TỈNH CÀ MAU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số ngành: KT1121L2 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN VƯƠNG QUỐC DUY Tháng 11 Năm 2013 LỜI CẢM TẠ Trong suốt quá trình học tập tại Khoa Kinh Tế - Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ, em đã được sự hướng dẫn tận tình của Quý thầy cô và đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức bổ ích, đặc biệt là trong quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tâm của Thầy Vương Quốc Duy. Thầy đã chỉ dẫn và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin cảm ơn sự hỗ trợ Quý thầy cô Khoa Kinh Tế - QTKD trong việc thực hiện đề tài này. Sau cùng, em xin gởi lời cám ơn đến gia đình đã khuyến khích, động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và sự hỗ trợ, giúp đỡ của các bạn Lớp Tài Chính Ngân hàng 2 khóa 37 trong học tập cũng như lúc em thực hiện Luận văn tốt nghiệp. Kính chúc sức khỏe Quý Thầy cô, gia đình và các bạn. Cần Thơ, ngày 18 tháng 11 năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Kiều Diễm i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. . Cần Thơ, ngày 18 tháng 11 năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Kiều Diễm ii MỤC LỤC CHƯƠNG 1 ...................................................................................................1 GIỚI THIỆU .................................................................................................1 1.1 Lý do chọn đề tài ..................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................2 1.3 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................2 1.3.1 Không gian ......................................................................................2 1.3.2 Thời gian .........................................................................................2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................3 1.4 Lược khảo tài liệu ................................................................................3 CHƯƠNG 2 ...................................................................................................5 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................5 2.1 Phương pháp luận ................................................................................5 2.1.1 Khái niệm, chức năng và phân loại tín dụng nông thôn ....................5 2.1.1.1 Khái niệm tín dụng .......................................................................5 2.1.1.2 Chức năng của tín dụng ................................................................5 2.1.1.3 Phân loại tín dụng nông thôn ........................................................6 2.1.2 Vai trò của tín dụng trong phát triển nông thôn ................................7 2.1.3 Các lý thuyết về thị trường tài chính nông thôn ...............................8 2.1.3.1 Phương pháp tiếp cận thị trường vốn cổ điển ở các nước đang phát triển .........................................................................................................8 2.1.3.2 Phương pháp tiếp cận kìm hãm tài chính ....................................10 2.1.3.3 Phương pháp tiếp cận nền kinh tế có tổ chức mới ....................... 12 2.1.4 Giải thích những biến sử dụng trong mô hình Probit xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc vay được hay không của nông hộ ................. 13 2.2 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................16 2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu .............................................. 16 2.2.2 Phương pháp chọn mẫu .................................................................17 iii 2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu ......................................................... 17 2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu ....................................................... 17 CHƯƠNG 3 .................................................................................................19 THỰC TRẠNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN CÁI NƯỚC TỈNH CÀ MAU ................................ 19 3.1 Điều kiện tự nhiên - tình hình kinh tế xã hội tại địa bàn huyện Cái Nước ......................................................................................................... 19 3.1.1 Vị trí địa lý .................................................................................... 19 3.1.2 Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 19 3.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội .............................................................. 19 3.2 Tổng quan về các tổ chức tín dụng chính thức ở ĐBSCL và huyện Cái Nước...................................................................................................21 3.2.1 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ........................... 21 3.2.2 Ngân hàng Chính sách xã hội ........................................................ 22 3.2.3 Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn .....................................23 3.2.4 Quỹ tín dụng nhân dân...................................................................23 3.2.5 Những ngân hàng thương mại khác và những chương trình đặc biệt ............................................................................................................... 24 3.3 Tình hình chung của hộ và hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Cái Nước - tỉnh Cà Mau trong năm 2012 ....................................25 3.3.1 Tình hình đất đai của nông hộ theo kết quả điều tra ....................... 25 3.3.2 Tình hình chung ............................................................................ 26 3.3.3 Cơ cấu tham gia hộ tín dụng .......................................................... 29 3.3.4 Thị phần vốn vay của các ngân hàng ............................................. 30 3.3.5 Tình hình lượng vốn vay, kỳ hạn nợ và lãi suất ............................. 31 3.3.6 Mục đích xin vay và tình hình sử dụng vốn vay ............................. 32 3.3.7 Về việc trả nợ vay của nông hộ ...................................................... 33 3.3.8 Nguồn thông tin vay ......................................................................33 3.3.9 Thời hạn giải ngân vốn ..................................................................34 3.3.10 Nguồn tiền trả nợ ngân hàng ........................................................ 35 3.3.11 Tình hình lực lượng lao động....................................................... 36 iv 3.3.12 Khó khăn khi vay vốn ở ngân hàng.............................................. 36 CHƯƠNG 4 .................................................................................................39 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN CÁI NƯỚC TỈNH CÀ MAU ........................................................................................... 39 4.1 Dấu kỳ vọng của các biến giải thích sử dụng trong mô hình xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc vay được hay không của nông hộ ......... 39 4.2 Kết quả xử lý mô hình Probit về khả năng tiếp cận vốn tín dụng của nông hộ của huyện Cái Nước - tỉnh Cà Mau .......................................... 40 CHƯƠNG 5 .................................................................................................44 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ Ở ............................................... 44 5.1 Tồn tại và nguyên nhân .....................................................................44 5.1.1 Tồn tại ........................................................................................... 44 5.1.2 Nguyên nhân ................................................................................. 44 5.2 Các giải pháp nhằm giúp nông hộ nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức .................................................................................. 45 CHƯƠNG 6 .................................................................................................47 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................47 6.1 Kết luận .............................................................................................. 47 6.2 Kiến nghị ............................................................................................ 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 50 PHỤ LỤC.....................................................................................................51 v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Diễn giải sơ bộ mô hình .................................................................14 Bảng 3.2 Diện tích đất trung bình/hộ ............................................................. 25 Bảng 3.3 Thông tin chung về nhân khẩu học của nông hộ ............................. 26 Bảng 3.4 Thống kê tình hình chung của nông hộ ........................................... 27 Bảng 3.5 Trình độ học vấn ............................................................................ 28 Bảng 3.6 Thống kê tỷ lệ hộ có vay vốn ngân hàng ......................................... 29 Bảng 3.7 Thị phần vốn vay............................................................................ 30 Bảng 3.8 Tình hình vay vốn, kỳ hạn nợ và lãi suất cho vay trung bình .......... 31 Bảng 3.9 Mục đích xin vay và tình hình sử dụng vốn vay ............................. 32 Bảng 3.10 Trả nợ vay của nông hộ ................................................................ 33 Bảng 3.11 Nguồn thông tin vay vốn .............................................................. 34 Bảng 3.12 Thời hạn giải ngân trung bình ....................................................... 35 Bảng 3.13 Nguồn tiền trả nợ ngân hàng......................................................... 35 Bảng 3.14 Tình hình lực lượng lao động ....................................................... 36 Bảng 3.15 Khó khăn khi vay vốn ở ngân hàng............................................... 37 Bảng 4.16 Tổng hợp các biến và dấu kỳ vọng ............................................... 39 Bảng 4.17 Kết quả mô hình Probit về khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Cái Nước .............................................................. 40 vi DANH MỤC HÌNH Hình 3.1 Học vấn của chủ hộ ......................................................................... 29 Hình 3.2 Tỷ lệ có vay NH và không vay NH ................................................. 30 Hình 3.3 Thị phần vay vốn ngân hàng theo kết quả điều tra........................... 31 Hình 3.4 Mục đích xin vay và tình hình sử dụng vốn vay của nông hộ .......... 33 Hình 3.5 Thông tin vay vốn của nông hộ ....................................................... 34 vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long NHNo&PTNT Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn NHCSXH Ngân hàng Chính Sách Xã Hội NH Ngân hàng viii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài Việt Nam là một nước nông nghiệp, hơn 80% dân số sống bằng nghề nông trong đó hơn một nửa thuộc diện có thu nhập thấp, 40% doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn cho rằng thiếu vốn là khó khăn lớn nhất. Việt Nam rõ ràng cần có hệ thống tín dụng nông thôn vững mạnh để cải thiện kinh tế xã hội, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh tế nhằm nâng cao đời sống ở nông thôn. Qua 15 năm thực hiện chính sách đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã mang lại nhiều thay đổi ở nông thôn nước ta, các phương thức tập thể hoá nông nghiệp đã được xoá bỏ thay vào đó là các hộ sản xuất gia đình và được xem là những đơn vị kinh tế cơ bản của xã hội. Lĩnh vực nông nghiệp rất được chú trọng với những chính sách khuyến khích đã được áp dụng trong nông thôn, ưa đãi thuế nông nghiệp, các chính sách tín dụng ưu đãi cho các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh đối với các mặt hàng nông sản, từng bước ứng dụng khoa học công nghệ tiến bộ vào sản xuất nông nghiệp. Chính điều này đã làm tăng giá trị sản xuất, cũng như các hoạt động khác trong nông nghiệp. Do đó, Nhà nước cần cung cấp tín dụng nông thôn với lãi suất thấp là một trong những công cụ góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Cà Mau là một tỉnh thuộc vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, với dân số trên 1 triệu người và gần 85% dân số và lao động sống ở vùng nông thôn mà phần lớn là nghèo, thiếu vốn hoặc không có vốn đầu tư vào sản xuất. Mặt khác, do điều kiện tự nhiên trên 60% diện tích canh tác đều bị nhiễm phèn, mặn nên một năm chỉ sản xuất một vụ lúa, số người thiếu việc làm thường xuyên chiếm tỷ lệ cao, phải đi làm thuê ở các tỉnh khác. Do đó, cần sự hỗ trợ của nhà nước trong việc cung cấp tín dụng để đảm bảo việc sản xuất của nông hộ. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu trong việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của các nông hộ như thế nào. Điều này đã đặt ra hướng nghiên cứu cho đề tài “Giải pháp nâng cao 1 việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau” với mục đích tìm ra một số giải pháp giúp nông hộ của huyện tiếp cận vốn vay từ các tổ chức tín dụng chính thức được hiệu quả hơn. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Giải pháp nâng cao việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Cái Nước - tỉnh Cà Mau trong năm 2012, nhằm góp phần làm tăng hiệu quả của việc tiếp cận vốn vay tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Cái Nước - tỉnh Cà Mau. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Cái Nước - tỉnh Cà Mau - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Cái Nước - tỉnh Cà Mau. - Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần làm tăng hiệu quả của việc tiếp cận vốn vay tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Cái Nước - tỉnh Cà Mau. 1.3 Phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Không gian Đề tài “Giải pháp nâng cao việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Cái Nước - tỉnh Cà Mau” được thực hiện trong phạm vi huyện Cái Nước - tỉnh Cà Mau. 1.3.2 Thời gian Đề tài được thực hiện trên dữ liệu sơ cấp được phỏng vấn các hộ nông dân ở huyện Cái Nước - tỉnh Cà Mau từ tháng 09 năm 2013 đến tháng 10 năm 2013. Đề tài được thực hiện trong thời gian là 3 tháng 2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đề tài chủ yếu nghiên cứu về cách tiếp cận vốn vay của nông hộ nên đối tượng cần nghiên cứu là các hộ gia đình có nhu cầu vay vốn tín dụng chính thức ở huyện Cái Nước - tỉnh Cà Mau. 1.4 Lược khảo tài liệu - Cuộc khảo sát của Nathan Okurut (2006) về những nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng đối với người nghèo và người da màu ở Nam Phi trong thị trường tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức. Bằng việc sử dụng mô hình đa thức Logit và mô hình Heckman Probit, tác giả cho rằng người nghèo và người da màu ở Nam Phi có hạn chế trong việc tiếp cận các nguồn tín dụng này. Ở phạm vi quốc gia, việc tiếp cận thị trường tín dụng chính thức chịu tác động tích cực và mạnh mẽ bởi tuổi tác, giới tính, số thành viên trong hộ, trình độ học vấn, chi tiêu trên đầu người và chủng tộc. Việc nghèo khó có tác động tiêu cực và mạnh mẽ đến việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức. - Một nghiên cứu khác về tiếp cận tín dụng của nông hộ được thực hiện ở Việt Nam vào năm 1998 do tác giả Trần Thơ Đạt thực hiện. Bằng việc áp dụng mô hình Logit và phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất, tác giả đã khẳng định rằng các biến độc lập: quy mô đất, diện tích đất, tổng số thành viên trong hộ, tỷ lệ phụ thuộc, quan hệ họ hàng và địa vị xã hội có tác động mạnh mẽ đến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ. - Ở Việt Nam, tác giả Vũ Thị Thanh Hà đã có một cuộc nghiên cứu (1999) về so sánh sự đóng góp của nguồn tín dụng chính thức và phi chính thức đối với các khoản tín dụng nhỏ cho người nghèo ở Việt Nam. Bằng việc sử dụng mô hình Probit và Logit, tác giả chỉ ra rằng các nhân tố: số thành viên trong hộ và chi tiêu trên đầu người của hộ có tác động mạnh mẽ đến khả năng vay mượn của nông hộ và giá trị của món vay. Tuy nhiên, tuổi tác lại có tác động tiêu cực đến khả năng vay mượn nhưng lại có tác động tích cực đối với giá trị của món vay. Ngoài ra, quy mô của hộ lại có tác động tiêu cực đến khả năng tiếp cận cũng như việc vay mượn. 3 - Đề tài: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tính dụng chính thức và hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng” (năm 2008)_sinh viên thực hiện Hồ Hoàng Anh lớp Tài Chính Ngân Hàng 2 Khóa 30 trường Đại Học Cần Thơ. Trong đề tài tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy bằng mô hình kinh tế lượng thông qua mô hình Probit và Tobit để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và lượng vốn vay của nông hộ. Nhưng trong đề tài này chỉ sử mô hình Probit để nâng cao việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ. - Đề tài: “Phân tích khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của nông hộ trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long” (năm 2010)_sinh viên thực hiện Bùi Thị Minh Thơ lớp Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại 1 Khóa 33 trường Đại Học Cần Thơ. Trong đề tài tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy bằng mô hình kinh tế lượng thông qua mô hình Probit và Tobit để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và lượng vốn vay của nông hộ. Nhưng trong đề tài này chỉ sử mô hình Probit để nâng cao việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ. - Đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long” (năm 2010)_ Vương Quốc Duy & Lê Long Hậu thực hiện. Đề tài này tác giả sử dụng mô hình Probit để biết các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức ở Đồng Bằng Sông Cửu Long còn đề tài này tác giả chỉ nghiên cứu nông hộ ở huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau. 4 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp luận 2.1.1 Khái niệm, chức năng và phân loại tín dụng nông thôn 2.1.1.1 Khái niệm tín dụng Tín dụng là một hoạt động ra đời và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của sản xuất hàng hóa. Tín dụng là một quan hệ kinh tế thể hiện dưới hình thức vay mượn và có hoàn trả. Ngày nay tín dụng được hiểu theo nghĩa sau: Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. (Thái văn Đại, 2012) 2.1.1.2 Chức năng của tín dụng Tín dụng có ba chức năng: - Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ Đây là chức năng cơ bản nhất của tín dụng, nhờ chức năng này của tín dụng mà nguồn vốn tiền tệ trong xã hội được điều hòa từ nơi “thừa” sang nới “thiếu” để sử dụng nhằm phát triển nền kinh tế. Cả hai mặt tập trung và phân phối lại vốn đều được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả vì vậy tín dụng có ưu thế rõ rệt, nó kích thích mặt tập trung vốn nhàn rỗi bằng huy động và thúc đẩy việc sử dụng vốn cho các nhu cầu của sản xuất và đời sống, làm cho hiệu quả sử dụng vốn trong toàn xã hội tăng. - Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội Hoạt động tín dụng tạo điều kiện cho sự ra đời của các công cụ lưu thông tín dụng như kỳ phiếu, séc, thẻ thanh toán,…thay thế sự lưu thông tiền mặt và làm giảm chi phí in tiền, vận chuyển, bảo quản tiền. Thông qua Ngân hàng các 5 khách hàng có thể giao dịch với nhau bằng hình thức chuyển khoản hoặc bù trừ và cũng nhờ hoạt động tín dụng mà các nguồn vốn đang nằm trong xã hội được huy động để sử dụng cho sản xuất và lưu thông hàng hóa, làm cho tốc độ chu chuyển vốn trong phạm vi toàn xã hội tăng lên. - Kiểm soát các hoạt động kinh tế Thông qua tín dụng, Nhà nước có thể kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng vay vốn, mà cụ thể trong tín dụng nông thôn là của các hộ vay vốn qua mục đích vay của hộ và giám sát việc sử dụng vốn. Từ đó có thể theo sát tình hình phát triển của nông thôn và có những điều chỉnh thích hợp khi cần thiết. 2.1.1.3 Phân loại tín dụng nông thôn - Phân loại theo hình thức + Tín dụng chính thức là hình thức tín dụng hợp pháp, được sự cho phép của Nhà nước. Các tổ chức tín dụng chính thức hoạt động dưới sự giám sát và chi phối của ngân hàng Nhà nước. Các nghiệp vụ hoạt động phải chịu sự quy định của luật Ngân hàng như sự quy định khung lãi suất, huy động vốn, cho vay,…và những dịch vụ mà chỉ có các tổ chức tài chính chính thức mới cung cấp được. Các tổ chức tín dụng chính thức bao gồm các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng phục vụ người nghèo, Quỹ tín dụng nhân dân, các chương trình trợ giúp của chính phủ. + Tín dụng phi chính thức là các hình thức tín dụng nằm ngoài sự quản lý của nhà nước. Các hình thức này tồn tại khắp nơi và gồm nhiều nguồn cung vốn như cho vay chuyên nghiệp; thương lái cho vay; người thân, bạn bè, họ hàng; cửa hàng vật tư nông nghiệp; hụi…Lãi suất cho vay và những quy định trên thị trường này do người cho vay và người vay quyết định, trong đó, cho vay chuyên nghiệp là hình thức cho vay nặng lãi bị Nhà nước nghiêm cấm. - Phân loại theo kỳ hạn Tín dụng nông thôn có thể phân thành ba loại cơ bản sau: tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung hạn và tín dụng dài hạn. 6 + Tín dụng ngắn hạn Là loại tín dụng có thời hạn cho vay dưới 12 tháng. Đây là loại tín dụng phổ biến trong cho vay nông hộ ở nông thôn, các tổ chức tín dụng chính thức cũng thường cho vay loại này tương ứng với nguồn vốn là các khoản tiền gửi ngắn hạn. Trong thị trường tín dụng nông thôn, các nông hộ vay nguồn này chủ yếu là sử dụng cho sản xuất như mua phân bón, thuốc trừ sâu, cải tạo đất đai,…Lãi suất của các khoản vay này thường thấp. + Tín dụng trung hạn Là loại tín dụng có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm. Các nông hộ vay vốn loại này thường dùng cho việc mở rộng sản xuất, đầu tư phát triển nông nghiệp như mua giống, vật nuôi cây trồng cho sản xuất nông nghiệp. Loại tín dụng này ít phổ biến trong thị trường tín dụng nông thôn so với tín dụng ngắn hạn. + Tín dụng dài hạn Hình thức tín dụng này chủ yếu dành cho các đối tượng nông hộ đầu tư sản xuất có quy mô lớn và kế hoạch sản xuất khả thi. Cho vay hình thức này rất ít ở thị trường nông thôn vì rủi ro cao. Thời hạn của tín dụng dài hạn trên 5 năm. 2.1.2 Vai trò của tín dụng trong phát triển nông thôn - Góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp. - Góp phần nâng cao thu nhập và đời sống nông dân, thu hẹp sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị. - Thúc đẩy xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn, đảm bảo cho người dân có điều kiện áp dụng các kỹ thuật công nghệ vào sản xuất kinh doanh tiến bộ. - Đẩy mạnh phát triển ngành mũi nhọn thu nhiều ngoại tệ cho quốc gia. - Góp phần tích lũy cho ngành kinh tế. 7 - Gia tăng lợi nhuận cho các tổ chức tín dụng. - Góp phần xoá bỏ nạn cho vay nặng lãi ở nông nghiệp nông thôn. - Tạo công ăn việc làm cho người dân. Tóm lại, có thể nói rằng tín dụng không phải là thiết yếu cũng không phải là thích đáng để thúc đẩy phát triển nông thôn nhưng hệ thống tài chính có thể hoạt động như một sức mạnh. Hệ thống tài chính có ảnh hưởng đến phần vốn cho mục đích phát triển trong ba mặt chính. Đầu tiên, các tổ chức tài chính có thể ủng hộ các quy định hiệu quả về tài sản hữu hình bằng cách thực hiện những thay đổi trong chính ngân hàng và điều chỉnh thông qua các trung gian nắm giữ tài sản đa dạng. Thứ hai, các tổ chức tài chính có thể thực hiện các quy định trong lĩnh vực đầu tư mới có hiệu quả bằng cách làm trung gian giữa người tiết kiệm và những người phụ trách đầu tư. Ba là, các ngân hàng có thể kích hoạt sự tăng trưởng tỷ lệ tích lũy vốn bằng cách ra các khuyến khích nhằm tăng cường tiết kiệm, đầu tư và kinh doanh. 2.1.3 Các lý thuyết về thị trường tài chính nông thôn 2.1.3.1 Phương pháp tiếp cận thị trường vốn cổ điển ở các nước đang phát triển - Những giả định cho các chính sách cổ điển Các chính sách tài chính nông thôn cổ điển dựa trên các giả định sau: + Những hộ nghèo bị giới hạn về khả năng tiết kiệm. + Khi thiếu nguồn cấp tín dụng, nông dân phải trả lãi suất cao hơn bình thường cho những người cho vay phi chính thức. Điều nay dẫn đến việc người cho vay tiền độc quyền bóc lột và dần dần làm cho người nông dân bần cùng. + Việc thừa nhận các khoản vay của các tổ chức tài chính được xem là một sự trợ giúp để chống lại những thế lực xấu xa. + Lãi suất là nhân tố quyết định trong việc đi vay và nó góp phần tạo ra chi phí đi vay. Thông thường nhu cầu vay vốn của nông dân được coi là có lãi suất co giãn. 8 + Các tổ chức tài chính chính thức có những nguồn quỹ có hạn mức và trực tiếp để thực hiện các mục tiêu hoạt động và các nhóm khách hàng bằng cách giám sát cho vay chặt chẽ, tài trợ các khoản vay và bằng những công cụ khác. + Vì tín dụng tiêu dùng hầu như không có nên những nhà cho vay chính thức không cung cấp những khoản vay ngoài sản xuất. + Những ảnh hưởng bất lợi của các chính sách chỉ số giá và tỷ lệ hối đoái có thể được bù đắp bởi lãi suất tài trợ. - Phương pháp tiếp cận cổ điển Tại các nước đang phát triển, thị trường không hoàn hảo hạn chế vai trò của các trung gian tài chính trong thị trường vốn, theo trường phái này tiết kiệm nằm bên cung của nguồn vốn. Phương pháp tiếp cận cổ điển cho rằng thu nhập thấp giới hạn tiềm năng tiết kiệm ở các nước đang phát triển. Vì thế vai trò của chính phủ trong tăng tiết kiệm, tạo tín dụng và cấp vốn cho những nơi được ưu tiên trở nên rất quan trọng. Về mặt nhu cầu, tín dụng được coi là đầu vào quan trọng trong sản xuất và việc không có sẵn vốn là nguyên nhân của sự trì trệ, chậm tăng trưởng và làm giới hạn cơ hội đầu tư. Giả định rằng tăng trưởng phụ thuộc vào sự tích lũy vốn và vốn được đưa vào thị trường tín dụng sẽ thúc đẩy và trang bị cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng. Biểu hiện sinh lợi của nền nông nghiệp ở những nước đang phát triển nói riêng phụ thuộc vào khả năng sản xuất, sản lượng, mức thu nhập,…sẽ bị chậm lại vì thiếu cung tín dụng. Hơn nữa, lãi suất thị trường lại quá cao so với những hộ vay nhỏ, điều này buộc họ phải tìm nguồn vốn thiết yếu cho đầu tư tăng năng suất. Lãi suất cao trên thị trường bị coi là bốc lột vì nó tạo ra khe hở cho những người cho vay độc quyền kiếm lời. Vai trò của khuyến khích giá trong việc tạo ra nguồn tiết kiệm đã bị xóa bỏ, phương pháp tiếp cận cổ điển lại đặt nặng việc khuyến khích giá đầu vào. Tín dụng được xem là một trong những chi phí đầu vào của sản xuất, giảm lãi 9 suất sẽ làm giảm những chi phí đầu vào này và tạo nên sự khuyến khích cần thiết cho sự hình thành vốn sản xuất. Điều này sẽ làm tăng tốc độ học hỏi của người dân trong cải thiện kỹ thuật và động viên sản xuất. Trong trường hợp này, trường phái cổ điển ủng hộ cho các chính sách tín dụng lãi suất thấp đã được ban hành như trần lãi suất, luật chống cho vay nặng lãi, lãi suất trợ cấp. Kết quả không cân đối giữa số lượng cung và cầu tại mức lãi suất không cân bằng được biểu hiện thông qua số lượng tín dụng và hạn mức tín dụng. Vai trò của các chương trình tín dụng của chính phủ trở nên rất quan trọng trong việc can thiệp vào lập ngân quỹ cho từng vùng cụ thể, đặc biệt là nông nghiệp, và từng nhà sản xuất cụ thể, đặc biệt là các công ty nhỏ - những thành phần dễ bị ảnh hưởng nhất của thị trường chưa hoàn hảo. 2.1.3.2 Phương pháp tiếp cận kìm hãm tài chính Trường phái kìm hãm tài chính chống lại những lập luận của trường phái cổ điển. Trong khi cả hai trường phái đều hiểu là thị trường tín dụng bị phân khúc và kém hoàn hảo thì trường phái kìm hãm tài chính cho rằng hậu quả của các chính sách của chính phủ đã kìm hãm thị trường tài chính phát triển theo hướng của nó. Họ xuyên tạc rằng Chính phủ đã can thiệp quá sâu vào giá cả trên thị trường tự do như là một đặc trưng của các thị trường tài chính ở các nước đang phát triển. Lãi suất thấp phổ biến trong cho vay chính thức đã phá hỏng cung cầu hệ thống tài chính và bóp méo nhu cầu về các khoản vay, bằng cách đó, tín dụng hướng vào những khách hàng vay lớn, vào những người có quyền lực chính trị và vào những người có sự bảo trợ. Lý thuyết kìm hãm tài chính tập trung vào cả hai mặt: lượng tiền tiết kiệm và lượng tiền cho vay trong thị trường tài chính. Về mặt cung, lý thuyết này căn cứ vào sự xác nhận là các cá nhân sẽ chú trọng đến lợi nhuận khi họ gửi tiền trong điều kiện có rủi ro khi gửi tiền. Lợi nhuận là lãi suất của khoản tiết kiệm và rủi ro gửi tiền là tỷ lệ lạm phát. Do đó, phương pháp tiếp cận "sự co giãn lãi suất" cho rằng lãi suất thực cao và sự cố định giá cả là điều kiện cho việc rút tiền tiết kiệm, ngược lại lãi suất tín dụng thấp kìm hãm sự phát triển của các tổ chức tài chính chính thức. Vì có trần lãi suất mà các ngân hàng 10 không thể tăng nguồn huy động tiết kiệm, họ phụ thuộc phần lớn vào khung cấp tín dụng của ngân hàng trung ương. Kết quả là, những ngân hàng này trở thành kênh duy nhất của chính phủ mà không thể huy động được những nguồn tiết kiệm nông thôn. Thông qua các cơ hội đầu tư có sẵn trong nền nông nghiệp cổ điển, những nguồn tiết kiệm luôn được cầu về đầu tư sử dụng với lợi nhuận cao vượt xa mức lãi suất thực. Kỹ thuật hiện đại được nhận định là không thể chia sẽ hết được. Người nông dân với một lượng nhỏ quỹ đầu tư có thể mua kỹ thuật lạc hậu sẽ nhận phần lợi nhuận thấp. Ngược lại, nếu có đủ số vốn người ta sẽ tiếp cận với kỹ thuật hiện đại (ví dụ như máy kéo), do đó, lợi nhuận cao sẽ làm cho mức tiết kiệm tích lũy vượt xa ngưỡng thấp nhất ban đầu. Vì vậy mà lãi suất cao sẽ khuyến khích người gửi tiền mà không kìm hãm đầu tư. Trong bất kì trường hợp nào, mức lãi suất thấp và không cân bằng sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng trong chỉ định nguồn cung ứng. Gonzalé – Vega, Adams và những người khác cho rằng chính sách lãi suất thấp dẫn đến nhu cầu về các khoản vay, tạo nên áp lực về đầu cơ và buộc phải đưa ra các cơ chế không định giá. Điều này làm các ngân hàng cung cấp tín dụng rẽ nhưng lại không rẽ chút nào khi xem xét tất cả các chi phí khác. Mặc dù lãi suất danh nghĩa có thể thấp nhưng chi phí tiền mặt và chi phí cơ hội của người vay trong suốt thời gian thực hiện thủ tục vay vốn sẽ là rất cao. Tín dụng lãi suất thấp cũng dẫn đến tình trạng những khách hàng lớn nhận được các khoản vay lớn và khách hàng nhỏ nhận được số lượng hạn chế một cách chậm chạp, do đó, sẽ có những nhóm đầu cơ các nguồn tài trợ này. Tác giả Vega nhận định với mức lãi suất bắt buộc, các tổ chức tài chính tái phân phối lại danh mục tín dụng cho những hộ lớn quen biết hơn là lập quan hệ với những hộ vay nhỏ và các khách hàng có rủi ro cao hơn. Tín dụng lãi suất thấp cũng mở cánh cửa mới cho những kẻ tìm kiếm khe hở độc quyền. Lãi suất ngân hàng thấp hơn lãi suất thị trường đã loại trừ chính phủ ra khỏi thị trường, điều này không chỉ dẫn đến thị trường hoạt động kém hiệu quả và bị xuyên tạc mà còn cản trở việc vay vốn của người nghèo và tăng cơ hội cho tham nhũng và quan liêu. 11 Các cách giải quyết chính sách theo lý thuyết kìm hãm tài chính là giải phóng tự do cho tài chính và hạn chế sự can thiệp của Chính phủ vào mọi mặt trên thị trường tài chính. Điều này cũng bao gồm việc hạn chế mọi hình thức quản lý giá như trần lãi suất, hạn ngạch tín dụng, ngân quỹ cho vay và bù lỗ. 2.1.3.3 Phương pháp tiếp cận nền kinh tế có tổ chức mới Nguồn vốn cho vay thị trường tài chính nông thôn phải được hình thành chủ yếu từ nguồn tiết kiệm. Do đó, tích cực huy động tiết kiệm để tạo nguồn cho vay rất quan trọng, hơn nữa chính sách tạo ra những cơ hội tiết kiệm tốt giúp đỡ người nghèo hiệu quả hơn chính sách lãi suất thấp. Vốn tiết kiệm giúp người dân nghèo thoát khỏi vùng luẩn quẩn của sự nghèo đói: thu nhập thấp không dư thừa cho tiết kiệm - không đầu tư - năng suất thấp. Ngoài ra, huy động tốt có nghĩa nguồn vốn trong xã hội được sử dụng hiệu quả hơn, đảm bảo tính phát triển bền vững của các tổ chức tài chính vì giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài và đáp ứng được nhu cầu tín dụng của khách hàng, thu nhập thông tin về khách hàng tốt hơn, đánh giá tốt hơn về khả năng tín dụng của khách hàng đồng thời giảm chi phí, khả năng đổ vỡ tín dụng thấp hơn. Trường phái kinh tế có tổ chức mới chỉ ra rằng: thị trường tài chính nông thôn thường bị phân đoạn và hoạt động không hoàn hảo. Sự cố gắng của chính phủ trong mở rộng mạng lưới của tổ chức tài chính, tín dụng nông thôn trong nhiều trường hợp vẫn không thể bao phủ và đáp ứng hết nhu cầu dịch vụ tài chính, tín dụng đa dạng của dân chúng ở nông thôn. Họ còn cho rằng hạn chế tín dụng tồn tại ngay cả thị trường cạnh tranh tự do, chỉ riêng cơ chế lãi suất đã không đủ khả năng cân bằng giữa cung và cầu tín dụng. Do thiếu các định chế tài chính chính thức ở thị trường tài chính nông thôn mà những người vay món nhỏ đặc biệt là những người nghèo thường không gia nhập được thị trường tài chính chính thức. Hai hướng giải quyết là: tổ chức lại các định chế tài chính truyền thống và xây dựng lại các định chế tài chính mới để các định chế này hoạt động năng động hơn, gần khách hàng hơn nhằm giảm chi phí giao dịch, tăng hiệu quả họat động, thực hiện mối liên kết giữa thị trường tài chính chính thức và phi chính thức, các tổ chức tín dụng 12 chính thức sẽ sử dụng các tổ chức tín dụng không chính thức như là các kênh dẫn vốn của mình. Trường hợp nhiều nước như Đài Loan, Nam Triều Tiên, Indonesia… các chính sách vận dụng các lý thuyết mới này giúp hệ thống tài chính nông thôn phát triển vững mạnh và hoạt động có hiệu quả, đóng góp nhiều vào sự nghiệp phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn, cũng như cung ứng tốt các dịch vụ tiết kiệm tín dụng cho các nông dân nhỏ, người nghèo. 2.1.4 Giải thích những biến sử dụng trong mô hình Probit xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc vay được hay không của nông hộ Trong đề tài này mô hình Probit được sử dụng nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ. có vay không = 1 nếu nông hộ có vay vốn ngân hàng từ nguồn chính thức 0 nếu nông hộ không vay vốn từ nguồn chính thức 13 Bảng 2.1 Diễn giải sơ bộ mô hình TT Biến độc lập 1 Dân tộc Kinh Diễn giải sơ bộ Kinh = 1 Khác = 0 2 Khoảng cách 3 Điện thoại Km 2 Có = 1 Không = 0 Có = 1 Địa vị xã hội 4 Không = 0 5 Diện tích đất m2 6 Thu nhập VNĐ 7 Giới tính Nam = 1 Nữ = 0 8 Tuổi Từ tiểu học trở xuống = 1 9 Trình độ học vấn từ cấp tiểu Khác = 0 học trở xuống Giải thích những biến sử dụng trong mô hình Probit Sự tiếp cận vốn tín dụng chính thức có thể bị ảnh hưởng bởi một số biến giải thích như là dân tộc Kinh, khoảng cách, điện thoại, địa vị xã hội, diện tích đất, thu nhập,… mỗi biến có thể ảnh hưởng đến những mức độ tiếp cận vốn tín dụng khác nhau. Mức độ ảnh hưởng của những hộ có vay vốn thì khác biệt so với mức độ ảnh hưởng của những hộ không có vay vốn. Dân tộc Kinh Dân tộc Kinh là những hộ thuộc dân tộc Kinh. Cái Nước là một huyện chủ yếu là dân tộc Kinh sinh sống nên việc trao đổi và tiếp cận thông tin một 14 cách nhanh chóng. Nếu chủ hộ là dân tộc Kinh thì khả năng vay vốn sẽ càng cao hơn những dân tộc còn lại. Được mã hóa là 1 nếu là dân tộc Kinh, là 0 nếu là dân tộc còn lại (theo Thơ, 2010) Khoảng cách Khoảng cách là đoạn đường từ nhà đến trung tâm huyện. Những hộ có khoảng cách từ nhà đến huyện càng xa thì việc nắm bắt thông tin có thể gặp khó khăn và tốn kém chi phí đi lại. Do đó khoảng cách huyện càng xa thì khả năng vay vốn của nông hộ càng thấp. Biến này được tính theo đơn vị km2 (theo Thơ, 2010) Điện thoại Điện thoại là một biến giả cho biết việc nông hộ có sử dụng điện thoại hay không. Đây là một phương tiện liên lạc cần thiết cho mọi gia đình dùng để giao tiếp và trao đổi thông tin một cách nhanh chóng. Theo điều tra hầu hết nông hộ đều có sử dụng điện thoại. Việc có sử dụng điện thoại sẽ làm cho khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ tăng lên nông hộ có thể sử dụng điện thoại trao đổi gián tiếp với cán bộ ngân hàng để được cung cấp thông tin chính xác và tiết kiệm chi phí đi lại (theo Thơ, 2010) Địa vị xã hội Địa vị xã hội tức là những hộ có địa vị xã hội thì dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay do quen biết nhiều và được ngân hàng tin tưởng hơn những hộ không có chức vụ. Những hộ có chức vụ thì thuận lợi cho việc nắm bắt thông tin và có uy tín nhất định nên việc vay vốn đối với họ tương đối dễ hơn. (theo Anh, 2008) Diện tích đất Diện tích đất là đất đai sở hữu của nông hộ bao gồm đất ruộng, đất thổ cư, đất vườn. Đây là nhân tố liên quan đến giá trị tài sản thế chấp cho ngân hàng. Nó là cơ sở đầu tiên để ngân hàng làm căn cứ xét duyệt cho vay. Diện tích đất nông hộ thể hiện khả năng mở rộng sản xuất cũng như nhu cầu tín dụng của nông hộ. Có thể nói qui mô diện tích khác nhau thì khả năng tiếp cận 15 cũng như nhu cầu sử dụng khác nhau. Biến này được tính bằng m2 (theo Thơ, 2010) Thu nhập Thu nhập là tổng thu nhập trung bình trên năm của hộ. Nếu nông hộ có thu nhập càng cao thì họ có thể có nhu cầu tín dụng thấp bởi vì họ có đủ tiền để chi trả cho chi tiêu của họ. Biến này có đơn vị tính VNĐ (theo Thơ, 2010). Giới tính Giới tính là giới tính của chủ hộ. Nó là một biến giả được mã hóa là 1 nếu chủ hộ là nam, là 0 nếu chủ hộ là nữ. Thông thường chủ hộ là nữ ít thích tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính thức, họ thích vay từ những chương trình hỗ trợ vốn cho phụ nữ hơn vì thủ tục đơn giản và không cần phải thế chấp tài sản (theo Đạt, 1998) Tuổi Tuổi của chủ hộ càng cao thì chủ hộ có tài xoay sở, kinh nghiệm và có trách nhiệm với gia đình. Vì thế tuổi của chủ hộ càng cao thì họ càng đồng tình trong việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức. Ngược lại, những người trẻ tuổi thường có khuynh hướng tiêu dùng nhiều hơn tiết kiệm, do đó họ thường đi vay mượn từ nguồn khác nhiều hơn. Trình độ học vấn Trình độ học vấn được hiểu là số năm đến trường của chủ hộ. Đây là một biến giả mã hóa là 1 nếu chủ hộ có trình độ học vấn từ cấp tiểu học trở xuống, là 0 nếu chủ hộ có trình độ học vấn còn lại. Những chủ hộ có trình độ học vấn càng cao thì khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức càng cao. 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu Cái Nước là một huyện có nhiều tiềm năng kinh tế của tỉnh Cà Mau với dân số trung bình năm 2008 là 149.928 người, trong đó đa số là nông dân nghèo chiếm tỷ lệ khoảng 30,02%, hộ trung bình chiếm khoảng 55,54% và hộ 16 khá giàu chiếm tỷ lệ rất thấp khoảng 12,85% nên việc tiếp cận vốn vay còn hạn chế, do đó huyện Cái Nước được chọn để điều tra để tìm hiểu về cách thức tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ. 2.2.2 Phương pháp chọn mẫu - Đề tài sử dụng số liệu sơ cấp được thu thập từ mẫu điều tra nông hộ ở 3 xã Hòa Mỹ, Hưng Mỹ và Đông Hưng của huyện Cái Nước. Số liệu được thu thập theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân cụm để đảm bảo ý nghĩa thống kê của mẫu điều tra. - Cỡ mẫu thông dụng thường bị ảnh hưởng bởi 3 nhân tố chính là: độ biến động của dữ liệu, độ tin cậy trong nghiên cứu và tỷ lệ sai số MOE. Tổng hợp 3 yếu trên ta có công thức tính số mẫu: - Ta thấy cỡ mẫu n phụ thuộc vào các thông số p, MOE và Z. Với p = 0,5 (ta chọn trường hợp dữ liệu biến động cao nhất), tỷ lệ sai số MOE là 10%, và độ tin cậy 90% (α = 10% => Zα/2 = Z0,05 = 1,645). Ta có cỡ mẫu tối đa được xác định là: n = 0,25/ (0,1)2 *(1,645)2 = 68 - Thông thường các nghiên cứu trong thực tế thường sử dụng cỡ mẫu bằng hoặc lớn hơn 100 mà không cần tính toán cỡ mẫu vì cỡ mẫu này đã thuộc mẫu lớn bảo đảm cho tính suy rộng. Vì vậy em đã chọn cỡ mẫu là 130 để phỏng vấn. 2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu chính dùng trong bài viết này là số liệu sơ cấp được điều tra từ việc phỏng vấn 130 hộ nông dân ở huyện Cái Nước - tỉnh Cà Mau tháng 09 năm 2013 2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 17 Sử dụng phần mềm Stata 10.0 và phần mềm SPSS 16.0 để hỗ trợ cho việc phân tích số liệu. Đối với các mục tiêu, em phân tích theo từng mục tiêu cụ thể: - Mục tiêu 1: Đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Cái Nước – tỉnh Cà Mau được thực hiện thông qua công cụ thống kê mô tả nhằm mô tả và trình bày khái quát về thị trường tín dụng nông thôn ở huyện Cái Nước – tỉnh Cà Mau cũng như khả năng tiếp cận vốn vay của nông hộ. - Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức. Đối với mục tiêu này bài viết sử dụng phương pháp phân tích hồi quy bằng mô hình kinh tế lượng thông qua mô hình Probit. Mô hình Probit được sử dụng nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc nông hộ vay được hay không. Ta có mô hình Probit tổng quát sau: k y i*       j x ij  u i j 1 Trong đó: yi* chưa biết. Nó thường được gọi là biến ẩn. Chúng ta xem xét biến giả yi được khai báo như sau: 1 nếu yi* > 0 yi = 0 trường hợp khác Yi: biến phụ thuộc đây là một biến giả. Nó có giá trị là 1 nếu nông hộ có vay vốn ngân hàng, là 0 nếu nông hộ không có vay vốn từ nguồn tín dụng chính thức. Xij là các biến độc lập đây là các yếu tố ảnh hưởng đến việc nông hộ.có vay được vốn hay không như: dân tộc, khoảng cách, điện thoại, địa vị xã hội của chủ hộ, diện tích đất của chủ hộ, thu nhập, giới tính của chủ hộ, tuổi,… - Mục tiêu 3 : Dựa vào kết quả phân tích thống kê và chạy mô hình kinh tế lượng từ kết quả phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình, tham khảo các chính sách liên quan từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giúp nông hộ nâng cao việc tiếp cận vốn vay tín dụng chính thức của nông hộ. 18 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN CÁI NƯỚC TỈNH CÀ MAU 3.1 Điều kiện tự nhiên - tình hình kinh tế xã hội tại địa bàn huyện Cái Nước 3.1.1 Vị trí địa lý Nếu nhìn vào bản đồ hành chính thì huyện Cái Nước nằm ở vùng nội địa trung tâm phía Nam của tỉnh Cà Mau, cách thành phố Cà Mau 30 km. Vị trí địa lý của huyện từ 8,50 - 9,10 độ vĩ Bắc và từ 104,56 - 105,10 độ kinh Đông; phía Bắc giáp thành phố Cà Mau; phía Nam giáp huyện Năm Căn; phía Tây giáp huyện Phú Tân và huyện Trần Văn Thời; phía Đông giáp huyện Đầm Dơi. 3.1.2 Điều kiện tự nhiên Với diện tích 396,17 km². Dân số 149.928 người (2008). Cái Nước là một huyện của tỉnh Cà Mau: có vườn chim Chà Là, đầm Thị Tường nổi tiếng. Cũng giống như các địa phương khác trên bán đảo Cà Mau, địa hình của huyện là vùng đồng bằng, hệ thống sông ngòi chằn chịt, có lợi thế về tiềm năng đất đai, nguồn lao động dồi dào, do đó huyện chủ yếu phát triển cơ cấu kinh tế là nông - ngư nghiệp, dịch vụ - thương mại, tiểu thủ công nghiệp gắn với phát triển sản xuất đa canh và du lịch sinh thái. 3.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội - Kinh tế huyện Cái Nước Với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 13%/năm, GDP đầu người đạt 18 triệu đồng. Cái Nước là địa bàn trọng điểm nằm ở khu vực trung tâm của tỉnh Cà Mau, là vùng kinh tế nội địa trọng điểm ở cửa ngõ Nam Cà Mau, phần lớn người dân trong huyện sống bằng nghề trồng lúa nước. Từ năm 2000 trở đi do chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nên đã chuyển sang nuôi trồng thủy sản như: nuôi cua, tôm (tôm sú, tôm càng xanh, tôm thẻ chân trắng), toàn huyện có 19 42.626 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, tổng sản lượng thu hoạch đạt 21.500 tấn. Do nằm sâu trong nội đồng nên nông dân còn kết hợp trồng lúa trên đất nuôi tôm (mùa mưa nước lợ thì trồng lúa) với diện tích 3.000 ha, năng suất lúa bình quân 3 tấn/ha, huyện còn nuôi tôm công nghiệp kết hợp nuôi tôm quảng canh cải tiến, nuôi sò huyết, nuôi ếch, trồng bồn bồn, hoa màu… Những năm qua mô hình sản xuất theo hướng đa cây đa con bền vững đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho huyện Cái Nước, đặc biệt là mô hình nuôi cá chình kết hợp với cá bống tượng, các loại cá có giá trị kinh tế khác cũng đang được nhân rộng ra trên địa bàn huyện, trong tổng số gần 150 ha mặt nước nuôi cá ao hồ thì trong đó 2/3 diện tích là nuôi cá chình kết hợp với cá bống tượng. Từ khi áp dụng mô hình này, đời sống của bà con ở một số xã phát triển rất nhanh, cải thiện đáng kể mức sống của từng hộ gia đình, diện mạo nông thôn đã thay đổi nhanh chóng. Những tháng đầu năm nay do thời tiết thay đổi thất thường, đã làm cho tôm chết hàng loạt gây khó khăn cho người dân và ảnh hưởng lớn đến kinh tế huyện. - Xã hội huyện Cái Nước Cái Nước là một trong những huyện nằm trên trục quốc lộ 1A đoạn Cà Mau - Ngọc Hiển, huyện Cái Nước có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thị trấn Cái Nước và các xã: Lương Thế Trân, Thạnh Phú, Phú Hưng, Hưng Mỹ, Tân Hưng, Hòa Mỹ, Tân Hưng Đông, Đông Thới, Đông Hưng và Trần Thới, có các dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer cùng sinh sống; mật độ dân số trung bình 360 người/km 2 . Hiện nay toàn huyện đã triển khai thực hiện được 70.785m lộ đất đen, đưa vào sử dụng 45 công trình, trên 536 km lộ bê tông và 737 cầu giao thông nông thôn. Đường ô tô đã về đến trung tâm 11/11 xã, thị trấn. Len lõi vào tận những ngõ đường xóm, ấp là những con đường giao thông nông thôn thẳng tắp, nhiều nơi nhân dân có điều kiện họ tự bỏ tiền ra làm lộ, điều này khẳng định kinh tế người dân tại những nơi này đã thật sự phát triển, họ tự làm chủ biết gánh vác một phần trách nhiệm trong phát triển kinh tế - xã hội với Nhà 20 nước. Cùng với đường bộ, huyện có hàng trăm tuyến sông và kênh rạch lớn nhỏ đan xen với nhau, đặc biệt là tuyến sông Bảy Háp nối với kênh xáng Hòa Trung và kênh xáng Đội Cường, được xem là hệ thống huyết mạch vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy. Huyện có 6 bưu điện văn hoá xã; 8/11 xã, thị trấn được kết nối internet; 11/11 xã, thị trấn có thư báo về trong ngày. Nhìn chung mạng lưới bưu chính viễn thông đã đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc; 11/11 xã, thị trấn đều có điện lưới quốc gia; tỷ lệ hộ sử dụng điện toàn huyện đạt trên 80%. Các xã, thị trấn có trạm y tế và có bác sĩ phục vụ, trong đó có 7 trạm y tế được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Hiện huyện có 1 bệnh viện đang được đầu tư xây dựng mở rộng, nhằm phục vụ tốt hơn việc bệnh nhân quá tải. 3.2 Tổng quan về các tổ chức tín dụng chính thức ở ĐBSCL và huyện Cái Nước 3.2.1 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Được thành lập vào năm 1988 từ ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, hiện nay NHNo&PTNT được xem như một bộ phận của ngân hàng nhà nước Việt Nam với nhiệm vụ chính là tài trợ vốn cho các doanh nghiệp và nông hộ ở khu vực nông thôn. Với một mạng lưới rộng khắp cả nước với số lượng lớn các chi nhánh nằm rải rác ở Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng, ngân hàng đã trở thành một trong những tổ chức tài chính chính thức lớn nhất ở Việt Nam. Ngân hàng nông nghiệp hiện có khoảng hơn 2300 chi nhánh và điểm giao dịch được bố trí rộng khắp trên cả nước (năm 2009). Ở ĐBSCL, NHNo&PTNT cũng có một mạng lưới rộng ở khắp các huyện của các tỉnh ĐBSCL. Vì vậy NHNo&PTNT có một vai trò quan trọng trong việc cung cấp tín dụng cho người nghèo và gia đình nông thôn ở ĐBSCL để cải thiện mức sống cũng như góp phần xoá đói giảm nghèo. Hiện nay, chi nhánh NHNo& PTNT tỉnh Cà Mau có 7 chi nhánh gồm: Cái Nước, Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển, Thới Bình, tỉnh Cà Mau và thành phố Cà Mau. 21 Ở huyện Cái Nước có một chi nhánh NHNo&PTNT. Hoạt động chính là huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế, tập trung mở rộng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp trên toàn địa bàn trong huyện. Khách hàng chủ yếu là hộ sản xuất nông nghiệp, đây là đối tượng có nhu cầu vốn không lớn nhưng thường xuyên và vô hạn. Thị phần của NHNo&PTNT huyện Cái Nước chiếm 44,57% theo kết quả điều tra. 3.2.2 Ngân hàng Chính sách xã hội Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam được thiết lập vào 1995 như một cộng sự của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Tên ban đầu của nó là Ngân hàng Việt Nam cho người nghèo. Mục tiêu chính của ngân hàng này là góp phần vào công tác xóa đói nghèo nàn ở Việt Nam. Để đạt mục tiêu đó, ngân hàng chủ yếu cung cấp tín dụng và những khoản tiền vay với lãi suất thấp cho nông dân nghèo, những người không đủ điều kiện cho những khoản vay thương mại vì thiếu tài sản thế chấp. Việc xác định những hộ gia đình nghèo thì vô cùng khó cho nhân viên ngân hàng. Bởi vậy, việc tiếp xúc với những chính quyền địa phương đặc biệt cần thiết để ngân hàng có thể biết chính xác những hộ thực sự nghèo để cho vay. Các ủy ban nhân dân địa phương thường giúp đỡ Ngân hàng Việt Nam cho người nghèo trong việc xác định những hộ nghèo. Ngoài ra, ngân hàng còn được giúp đỡ bởi những tổ chức như hội Phụ nữ và Hiệp hội nông dân để quản lý tiền vay. Để được vay vốn từ Ngân hàng Việt Nam cho người nghèo, những người đi vay được yêu cầu gom lại thành những nhóm vay nợ. Những tổ chức nêu trên bảo đảm thế chấp và giúp bảo đảm trả lại tiền thay mặt cho những hộ gia đình nghèo (theo Putzeys, 2002). Vào năm 2003, Ngân hàng Việt Nam cho người nghèo đã được đổi tên thành ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam và còn được quản lý bởi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Hầu hết khách hàng của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam là những hộ gia đình nghèo mà có hay không có bằng khoán đỏ quyền sử dụng đất. 22 Ở huyện Cái Nước hiện nay có một phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam được thành lập theo QĐ 566/QĐ-HĐQT ngày 10 tháng 5 năm 2003. Đối tượng cho vay của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam là cho vay theo diện ưu đãi cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Thị phần của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam chiếm 55,43% theo kết quả điều tra. 3.2.3 Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Hầu hết các Ngân hàng thương mại Cổ phần nông thôn hiện tại hoạt động như là một dạng của Hợp tác xã tín dụng nông thôn ở vùng nông thôn. Năm 2007, chỉ còn có một Ngân hàng thương mại Cổ phần nông thôn. Một Ngân hàng thương mại Cổ phần nông thôn gồm khoảng 50 đến 60 cổ đông, trong đó một vài người là cổ đông lớn, tất cả các cổ đông đều là người dân địa phương có quen biết với nhau và thường họ là những người giàu có, sung túc. Phần lớn quỹ hoạt động của Ngân hàng thương mại Cổ phần nông thôn là lấy trực tiếp tư Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khoảng 50 – 80%. Lượng cho vay của ngân hàng cũng có nhiều hạn chế với những người nghèo, chỉ một phần nhỏ những hộ nông nghèo được vay ở Ngân hàng thương mại Cổ phần nông thôn. Phát vay của Ngân hàng chủ yếu thông qua Hội phụ nữ, Hội tổ chức vay theo nhóm và đi vay ở ngân hàng. Ngân hàng thương mại Cổ phần nông thôn rất thận trọng trong cho vay những người nghèo, vì thế mà khả năng mở rộng cho vay đến những hộ nông dân ở ngân hàng này là rất thấp. 3.2.4 Quỹ tín dụng nhân dân Quỹ tín dụng nhân dân là một phần của thị trường tín dụng nông thôn. Sau sự sụp đổ của những hợp tác xã tín dụng nông thôn trong cuối những năm 1980, hệ thống này được tổ chức lại bởi ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Sau này, nó được phát triển vào trong một mạng lưới của Quỹ tín dụng nhân dân (Trần Thơ Đạt, 1998). Sự hoạt động của thể chế này được tổ chức hợp lý và được đơn giản hóa để đáp ứng nhu cầu của những hộ gia đình nông thôn. Quỹ tín dụng nhân dân thường được bố trí ở những nơi gần gũi với khách hàng và 23 có thủ tục tiền vay một cách tương đối nhanh. Bởi vậy, nó có thể được xem như là một đối thủ cạnh tranh của những tổ chức tài chính khác trong thị trường nông thôn. Sự phát triển của loại tín dụng này ở ĐBSCL của Việt Nam được dựa vào mối quan hệ gần gũi giữa những thành viên trong quỹ. 3.2.5 Những ngân hàng thương mại khác và những chương trình đặc biệt Những ngân hàng thương mại khác ở Việt Nam gồm có Ngân hàng Công thương Việt nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu, Ngân hàng thương mại Á Châu, Ngân hàng phát triển Nhà, Ngân hàng Phương Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông,... Mặc dù những ngân hàng này thường được đặt ở những khu đô thị nhưng do mạng lưới hoạt động đa dạng nên vùng nông thôn vẫn được coi là một thị trường tiềm năng để cung cấp tín dụng. Chính vì vậy, những ngân hàng này có một vai trò quan trọng trong việc cung cấp tín dụng để bù đắp lại sự thiếu hụt vốn của những hộ gia đình ở nông thôn. Ở ĐBSCL, những ngân hàng thương mại hầu như có mặt ở khắp các tỉnh và vì vậy những hộ gia đình có một cơ hội tốt để nhận được trợ giúp từ các chương trình xóa đói giảm nghèo. Những ngân hàng này đã cung cấp một phần nhỏ lượng tín dụng nông thôn cho những hộ gia đình. Những chương trình tín dụng được hỗ trợ bởi chính phủ và các tổ chức phi chính phủ đã được coi là yếu tố cần thiết trong việc phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Tất cả các chương trình tín dụng được xem như những phương tiện để đẩy mạnh những hoạt động như hoạt động xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm và y tế. Trong đa số các chương trình, tín dụng được cung cấp với lãi suất ưu đãi tới những nhóm khách hàng mục tiêu. Ngoài ra, những chương trình chính phủ và phi chính phủ gồm có “Chương trình tạo công ăn việc làm”, “Chương trình trồng rừng năm triệu hecta”, “Chương trình xóa đói giảm nghèo số 135”. Mục đích tất cả các chương trình này cung cấp khoản tín dụng để cải tạo môi trường, cải thiện mức sống của hộ gia đình cũng như những mục đích từ thiện khác. Dựa vào mục tiêu này, những hộ gia đình nông 24 thôn được coi là như một phần trong những mục tiêu của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong việc cung cấp tín dụng với lãi suất thấp hay những khoản tín dụng miễn phí để cải thiện những mức sống của những hộ gia đình nông thôn. 3.3 Tình hình chung của hộ và hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Cái Nước - tỉnh Cà Mau trong năm 2012 3.3.1 Tình hình đất đai của nông hộ theo kết quả điều tra Đất đai của nông hộ bao gồm đất ruộng, đất vườn và đất thổ cư. Đất là loại tài sản quan trọng mà nông hộ dùng để thế chấp khi muốn vay vốn ở các tổ chức tín dụng chính thức. Tình hình đất đai của nông hộ huyện Cái Nước được thống kế trong bảng sau: Bảng 3.2 Diện tích đất trung bình/hộ Tần số ĐVT (m2) Đất ruộng 129 3.257 Đất vườn 87 5.822 Đất thổ cư 96 434 Diện tích đất trung bình/hộ Tổng diện tích đất trung bình 9.513 Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra của nông hộ 09/2013 Nhìn vào kết quả thống kê ta thấy nông hộ của huyện có diện tích đất vườn trung bình nhiều nhất khoảng 5.822 m2/hộ. Điều này cho thấy đất vườn trung bình mà mỗi hộ nông hộ sở hữu là khá cao. Tiếp đến là diện tích đất ruộng trung bình là 3.257 m2/hộ. Đây cũng là một diện tích khá lớn, tuy nhiên chỉ có một số hộ là nuôi tôm với quy mô lớn, còn lại chỉ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của gia đình. Cuối cùng là diện tích đất thổ cư có diện tích đất trung bình là 443 m2/hộ, diện tích đất này tương đối ít, một số hộ sử dụng đất ruộng để cất nhà. Nhìn chung, tổng diện tích đất trung bình của hộ là 9.645 m2, đây cũng là một con số tương đối cao chứng tỏ khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng của nông hộ dễ dàng hơn vì có tài sản thế chấp tương đối lớn. 25 3.3.2 Tình hình chung Bảng 3.3 Thông tin chung về nhân khẩu học của nông hộ Thông tin Tần số Tỷ lệ (%) Nam 107 82,3 Nữ 23 17,7 Kinh 89 68,46 Hoa 14 10,77 Khmer 27 20,77 Không 73 56,15 Phật Giáo 25 19,23 Thiên chúa 32 24,62 Giới tính Dân tộc Tôn giáo Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra của nông hộ 09/2013 Dựa vào bảng thống kê ta thấy trong tổng số 130 hộ được điều tra thì đa số hộ có giới tính chủ hộ nam 107 hộ tương đương với tỷ lệ 82,3%, còn lại là nữ chỉ chiếm 17,7%. Cho thấy chủ hộ là nam thì khả năng tiếp cận vốn tín dụng ở các tổ chức chính thức càng cao so với chủ hộ là nữ ít thích tiếp cận vốn tín dụng chính thức. Về dân tộc các hộ đều thuộc dân tộc Kinh, còn lại một số hộ là dân tộc Khmer và Hoa chiếm tỷ trọng thấp. Cụ thể dân tộc Kinh chiếm 68,46%, dân tộc Hoa 10,77% và dân tộc Khmer 20,77%. Mặt khác các hộ điều tra đa số là không tín ngưỡng tôn giáo chiếm 56,15% tổng thể điều tra, còn lại chủ yếu là Thiên Chúa chiếm 24,62%, Phật Giáo chiếm 19,23%. 26 Bảng 3.4 Thống kê tình hình chung của nông hộ Chỉ tiêu Thống kê Tuổi trung bình của chủ hộ (tuổi) 55 Số thành viên trung bình của hộ (người) 5 Học vấn trung bình của chủ hộ (lớp) 5 Tỷ lệ chủ hộ có vị trí trong xã (%) 10 Thu nhập trung bình hộ (triệu VNĐ) 149 Khoảng cách trung tâm xã trung bình (Km) 3 Khoảng cách trung tâm huyện trung bình (Km) 12 Khoảng cách thành phố trung bình (Km) 35 Có sử dụng điện thoại (%) 86,15 Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra của nông hộ 09/2013 Theo như kết quả điều tra cho thấy tuổi thọ trung bình của chủ hộ là khoảng 55 tuổi, đây là độ tuổi tương đối thể hiện kinh nghiệm cao trong sản xuất cũng như trong đời sống. Chính điều này đã giúp nông hộ rất nhiều trong hoạt động sản xuất kinh doanh vì họ có thể tận dụng kinh nghiệm của mình vào trong hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất và cải thiện cuộc sống của gia đình mình. Trung bình mỗi hộ có 5 thành viên, đây là nguồn cung cấp lao động tương đối lớn vì vậy nông hộ của huyện chủ yếu tự sản xuất chứ ít khi thuê mướn lao động. Trình độ học vấn của chủ hộ cũng tương đối, trung bình các chủ hộ có trình độ học vấn đến lớp 5. Điều này có thể cho thấy do cuộc sống trước đây có nhiều khó khăn nên những người này phải nghỉ học để kiếm tiền lo cho cuộc sống gia đình. Điều này có thể giải thích được việc hộ vay vốn chủ yếu từ Ngân hàng Chính sách xã hội hơn so với việc vay vốn ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Ngân hàng thương mại khác, vì để vay được tiền ở Ngân hàng Nông nghiệp và các Ngân hàng thương mại khác thì đòi hỏi người đi vay phải đến Ngân hàng làm các thủ tục về vay vốn, còn vay ở Ngân hàng Chính sách thì có cán bộ, 27 chính quyền địa phương hướng dẫn cách làm hồ sơ vay và thường là vay theo nhóm. Bên cạnh đó, tỷ lệ chủ hộ có vị trí trong làng xã chỉ chiếm 10% trong tổng số điều tra. Thu nhập trung bình mỗi hộ khoảng 149 triệu đồng/năm. Với khoảng thu nhập này sẽ vừa đủ chi tiêu dùng, chi cho sản xuất, nếu hộ nào có quy mô sản xuất lớn thì lượng đầu vào sẽ bị thiếu hụt nên tín dụng là rất cần thiết. Trung bình nơi sống của chủ hộ cách trung tâm xã là 3 km, cách trung tâm huyện là 12 km và cách thành phố là 35 km. Theo kết quả thống kê thì có khoảng 86,15% số hộ có sử dụng điện thoại, tuy không đạt được tuyệt đối nhưng theo thống kê này cũng khá có thể đảm bảo nông hộ có thể trao đổi với các tổ chức tín dụng dễ dàng hơn. Bảng 3.5 Trình độ học vấn Trình độ Tần số Tỷ lệ (%) Mù chữ 13 10 Tiểu học 45 34,6 Trung học cơ sở 47 36,2 Trung học phổ thông 25 19,2 130 100 Tổng cộng Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra của nông hộ 09/2013 Theo kết quả điều tra cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ cũng tương đối thấp trong đó có 34,6% số chủ hộ học đến tiểu học, nhiều nhất là trung học cơ sở chiếm 36,2% , kế đến là trung học phổ thông chiếm 19,2%, tuy nhiên vẫn còn 10% chủ hộ là mù chữ đa số là người già. Có thể nói trình độ học vấn chủ hộ là cũng tương đối cho thấy sự nổ lực của chính quyền địa phương trong công tác xóa mù chữ của huyện nhà cũng như ý thức tự vươn lên của các nông hộ trong huyện. Đây là yếu tố tích cực giúp các nông hộ có đủ kiến thức để dễ dàng trong việc tiếp cận nguồn vốn chính thức của nông hộ cũng như khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất góp phần cải thiện đời sống của chính gia đình mình. 28 Tỷ lệ (%) 40 35 30 25 20 15 10 Tỷ lệ (%) 5 0 Mù chữ Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Hình 3.1 Học vấn của chủ hộ 3.3.3 Cơ cấu tham gia hộ tín dụng Bảng 3.6 Thống kê tỷ lệ hộ có vay vốn ngân hàng Vay vốn Tần số Tỷ lệ (%) Có 92 70,77 Không 38 29,23 130 100 Tổng cộng Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra của nông hộ 09/2013 Theo kết quả điều tra thì trong tổng số 130 hộ được phỏng vấn có 92 hộ có vay vốn ở ngân hàng chiếm 70,77% trong tổng số hộ được phỏng vấn, còn lại là 38 hộ không có vay vốn chiếm 29,23%. Nhìn chung việc tiếp cận vốn của nông hộ chưa cao, những hộ không vay được là do tâm lý sợ mắc nợ, không có tài sản thế chấp,… Điều này một phần là do nguồn vốn của ngân hàng còn hạn chế không thể đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của nông hộ, một phần là do các nông hộ không đủ điều kiện cho vay vốn theo như quy định của ngân hàng. 29 Tỷ lệ (%) 80 60 Tỷ lệ (%) 40 20 0 Vay NH Không vay NH Hình 3.2 Tỷ lệ có vay NH và không vay NH 3.3.4 Thị phần vốn vay của các ngân hàng Sau đây là thị phần vốn vay của các ngân hàng ở huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau thống kê theo kết quả điều tra Bảng 3.7 Thị phần vốn vay Ngân hàng Tần số Tỷ lệ (%) NHNo&PTNT 41 44,57 Ngân hàng CSXH 51 55,43 92 100 Tổng Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra của nông hộ 09/2013 Theo kết quả điều tra trong tổng số 92 hộ có vay vốn ở ngân hàng của huyện thì có 41 hộ tham gia tín dụng ở ngân hàng nông nghiệp chiếm tỷ lệ 44,57% so với tổng thể, đây là những hộ đã có bằng đỏ quyền sử dụng đất nên có thể thế chấp vào ngân hàng để xin vay vốn, điều này cũng phù hợp vì đa số họ làm ruộng và nuôi tôm là chủ yếu nên khi cần vay vốn họ thường đi vay từ ngân hàng nông nghiệp vì lãi suất thấp, thời gian vay cũng tương đối dài và lượng vốn vay tương đối đáp ứng nhu cầu của họ. Ngân hàng thứ hai mà nông hộ ở đây vay là ngân hàng chính sách xã hộ chiếm tỷ lệ 55,43% so với tổng thể vì đa số nông dân của huyện cũng còn nghèo nên được hỗ trợ rất lớn từ phía nhà nước trong việc xóa đói giảm nghèo, một phần vì họ không có tài sản thế chấp nên chỉ có thể tiếp cận vốn thông qua kênh ngân hàng chính sách. 30 55,43% 44,57% Ngân hàng NN&PTNT Ngân hàng CSXH Hình 3.3 Thị phần vay vốn ngân hàng theo kết quả điều tra 3.3.5 Tình hình lượng vốn vay, kỳ hạn nợ và lãi suất Bảng 3.8 Tình hình vay vốn, kỳ hạn nợ và lãi suất cho vay trung bình Ngân hàng Tần Lượng vốn vay Kỳ số trung hạn bình trung (tháng) (1.000đ) nợ Lãi suất bình trung bình (%) NHNo&PTNT 41 39.701 18 1,07 NHCSXH 18.921 29 0,65 51 Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra của nông hộ 09/2013 Theo như điều tra trong tổng số 92 hộ xin vay thì lượng vốn vay trung bình tại NHNo&PTNT là 39,7 triệu đồng chủ yếu là vay theo cá nhân là chính, còn NHCSXH là 18,9 triệu đồng chủ yếu vay theo nhóm. Điều này cho thấy lượng vốn vay này đủ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nông hộ và khi cần nhiều vốn để sản xuất thì nông hộ thường tìm đến các ngân hàng để xin vay một phần vì lãi suất cũng tương đối thấp, thời gian vay vốn dài và thường không đòi hỏi tài sản thế chấp nếu vay từ ngân hàng chính sách. Các món vay có kỳ hạn nợ trung bình tại NHNo&PTNT là 18 tháng trong khi đó NHCSXH có kỳ hạn tương đối dài hơn là 29 tháng. Có thể nói đây là kỳ hạn nợ tương đối dài đủ để nông hộ có thể yên tâm sản xuất đồng thời có thể trả nợ cho ngân hàng khi đến hạn. Lãi suất cho vay trung bình mà nông hộ đi vay của NHNo&PTNT phải trả là 1,07%/tháng còn ở NHCSXH là 0,65%/tháng. Đây là lãi suất tương đối thấp nên các nông hộ có thể sử dụng đồng vốn vay được 31 vào việc sản xuất nông nghiệp. Tóm lại đây là mức lãi suất tương đối thấp và rất phù hợp với nông hộ trong huyện có thể sử dụng đồng vốn vay được vào sản xuất để cải thiện đời sống cũng như mở rộng việc sản xuất. 3.3.6 Mục đích xin vay và tình hình sử dụng vốn vay Bảng 3.9 Mục đích xin vay và tình hình sử dụng vốn vay Đvt: % Mục đích Sản xuất Kinh doanh Tiêu dùng Khác Xin vay 59,8 14,1 6,5 19,6 Sử dụng 46,7 6,5 18,5 28,3 Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra của nông hộ 09/2013 Theo kết quả điều tra hơn 59,8% người nộp đơn xin vay với mục đích sản xuất nhưng tình hình thực tế sử dụng có 46,7%, có 14,1% người nộp đơn xin vay với mục đích kinh doanh nhưng thực tế có 6,5% sử dụng cho mục đích kinh doanh, nộp đơn xin vay với mục đích tiêu dùng 6,5% nhưng thực tế sử dụng cho tiêu dùng 18,5% và cuối cùng 19,6% người nộp đơn xin vay với mục đích khác nhưng thực tế sử dụng đến 28,3%. Chênh lệch về tình hình xin vay và sử dụng nguyên nhân là do khoản vay nhỏ và đội ngũ cán bộ còn ít nên ngân hàng không thể quản lý hết được mà chỉ theo dõi những nông hộ có số tiền vay lớn. Nhìn chung, thấy mục đích xin vay cho tiêu dùng chiếm tỷ lệ thấp bởi vì ngân hàng ít khi cho vay với mục đích tiêu dùng đối với nông hộ trừ những khách hàng truyền thống và có uy tín, mà ngân hàng chủ yếu chỉ cho vay với mục đích phục vụ sản xuất là chính. 32 60 50 40 Xin vay 30 Sử dụng 20 10 0 Sản xuất Kinh doanh Tiêu dùng Khác Hình 3.4 Mục đích xin vay và tình hình sử dụng vốn vay của nông hộ 3.3.7 Về việc trả nợ vay của nông hộ Bảng 3.10 Trả nợ vay của nông hộ Chỉ Tiêu Trả nợ đúng hạn 94,57% Chi phí vay trung bình 52.000 đồng Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra của nông hộ 09/2013 Theo kết quả điều tra đa số các nông hộ đều trả nợ đúng hạn cho ngân hàng chiếm 94,57%. Điều đó chứng minh một phần nông hộ của huyện làm ăn có hiệu quả từ đồng vốn vay được nên có thể có lời và trả được nợ vay ngân hàng. Tuy nhiên, không phải tất cả các hộ đều sử dụng số tiền từ hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình để trả nợ vay mà vẫn còn một số nông hộ phải mượn người thân hoặc vay mượn khác để trả nợ ngân hàng. Chi phí các nông hộ phải bỏ ra để nhận được khoản tiền vay bao gồm chi phí đi lại, chi phí cho tổ trưởng nếu vay từ ngân hàng chính sách và các chi phí khác là khoảng 52.000 đồng. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của nông hộ do 52.000 đồng đối với hộ nông dân sản xuất thì không phải là món tiền nhỏ. 3.3.8 Nguồn thông tin vay 33 Bảng 3.11 Nguồn thông tin vay vốn Tiêu thức Tần số Tỷ lệ (%) Từ chính quyền địa phương 53 57,6 Người thân giới thiệu 13 14,1 Từ cán bộ tổ chức cho vay 9 9,8 Tự tìm đến tổ chức cho vay 17 18,5 Tổng 92 100 Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra của nông hộ 09/2013 Việc đi vay của nông hộ còn gặp nhiều khó khăn trong đó nguồn thông tin vay vốn là một trong những khó khăn khiến nông hộ khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức nhất. Theo kết quả điều tra nguồn thông tin mà nông hộ nhận được chủ yếu là từ chính quyền địa phương chiếm 57,6 %, người thân giới thiệu là 14,1%, từ cán bộ tổ chức cho vay là 9,8% và tự tìm đến tổ chức cho vay là 18,5%. Điều đó cho thấy việc tiếp cận thông tin vay vốn của nông hộ chủ yếu dựa vào chính quyền địa phương. Trong khi đó thông tin vay vốn từ cán bộ tổ chức cho vay lại chiếm tỷ lệ thấp điều này cho thấy khi quyết định cho vay ngân hàng thường thông qua chính quyền địa phương như là kênh thông tin quan trọng để giúp các nông hộ dễ tiếp cận với nguồn tín dụng chính thức. Tỷ lệ (%) 60 50 40 30 Tỷ lệ (%) 20 10 0 Từ chính quyền địa phương Người thân Từ cán bộ tổ Tự tìm đến tổ giới thiệu chức cho vay chức cho vay Hình 3.5 Thông tin vay vốn của nông hộ 3.3.9 Thời hạn giải ngân vốn 34 Bảng 3.12 Thời hạn giải ngân trung bình Thời hạn giải ngân trung bình Ngày NHNo&PTNT 5 NHCSXH 11 Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra của nông hộ 09/2013 Thời gian giải ngân trung bình để nông hộ nhận được khoản tiền vay là 5 ngày nếu đi vay từ ngân hàng nông nghiệp, còn nếu đi vay từ ngân hàng chính sách xã hội là 11 ngày. Đây là thời hạn giải ngân tương đối lâu chủ yếu là các nông hộ vay vốn từ ngân hàng chính sách, điều đó một phần là do nguồn vốn của ngân hàng chính sách xã hội còn hạn chế trong khi số hộ nghèo lại quá nhiều và để vay được vốn từ ngân hàng chính sách các nông hộ này đòi hỏi phải được tập trung vào một nhóm và ngân hàng sẽ thông qua nhóm trưởng để cho vay vốn nên thời gian chờ đợi tương đối lâu so với đi vay vốn từ ngân hàng nông nghiệp. Còn đi vay vốn từ ngân hàng nông nghiệp thì chủ yếu ngân hàng cho vay theo cá nhân nên thời gian chờ đợi ngắn hơn nhiều. 3.3.10 Nguồn tiền trả nợ ngân hàng Bảng 3.13 Nguồn tiền trả nợ ngân hàng Nguồn tiền trả nợ Tần số Tỷ lệ (%) Từ hiệu quả sxkd 58 66,7 Mượn người thân 13 14,9 Vay mượn khác 16 18,4 Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra của nông hộ 09/2013 Về tình hình trả nợ ngân hàng, theo kết quả điều tra có 58 nông hộ trả nợ ngân hàng là từ hiệu quả sản xuất kinh doanh của nông hộ chiếm tỷ lệ 66,7%, tuy nhiên vẫn còn một số nông hộ sử dụng vốn vay chưa tốt nên phải đi mượn người thân 13 nông hộ chiếm tỷ lệ 14,9% và vay mượn khác 16 nông hộ chiếm tỷ lệ 18,4%. 35 3.3.11 Tình hình lực lượng lao động Bảng 3.14 Tình hình lực lượng lao động Đvt: người Chỉ tiêu Số trẻ em trung bình/hộ 1 Số người già trung bình/hộ 1 Số người trong độ tuổi lao động trung bình/hộ 4 Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra của nông hộ 09/2013 Theo kết quả điều tra cho thấy trung bình mỗi hộ có một trẻ em dưới 15 tuổi và một người già trên 60 tuổi, trong đó nhiều nhất là số người trong độ tuổi lao động trung bình mỗi hộ khoảng 4 người. Điều này cho thấy đây là nơi có nguồn lao động dồi dào để phục vụ cho sản xuất trong huyện. Vì vậy việc sản xuất của nông hộ chỉ dựa vào sức lao động của các thành viên trong gia đình là chứ không cần phải thuê mướn từ bên ngoài nên giảm được rất nhiều chi phí trong sản xuất và bên cạnh đó cũng làm tăng doanh thu của nông hộ trong huyện. Bên cạnh việc sản xuất của gia đình những người trong độ tuổi này còn đi làm thêm bên ngoài nên thu nhập thêm của họ có thể đáp ứng nhu cầu chi tiêu của gia đình. 3.3.12 Khó khăn khi vay vốn ở ngân hàng 36 Bảng 3.15 Khó khăn khi vay vốn ở ngân hàng Tiêu chí Thuận lợi Tỷ lệ (%) Thủ tục rườm rà Khó khăn Tỷ lệ (%) 86 93,48 6 6,52 80 86,92 12 13,04 Thời gian chờ đợi lâu 76 82,61 16 17,39 Không có tài sản thế chấp 87 94,57 5 5,43 Lãi suất quá cao 89 96,74 3 3,26 84 91,3 8 8,7 83 90,22 9 9,78 Không biết thế nào để được vay Phải có xác nhận của địa phương Vốn vay không đáp ứng đủ cho mục đích sử dụng Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra của nông hộ 09/2013 *Khó khăn: Việc vay vốn ngân hàng của nông hộ gặp rất nhiều khó khăn trong đó thời gian chờ đợi được xem là khó khăn lớn nhất đối với nông hộ chiếm 17,39%, khó khăn không biết thế nào để được vay chiếm 13,04%, khó khăn tiếp theo là vốn vay không đáp ứng đủ cho mục đích sử dụng chiếm 9,78%, khó khăn về phải có xác nhận của địa phương chiếm 8,7%, khó khăn về thủ tục rườm rà chiếm 6,52%, khó khăn về không có tài sản thế chấp chiếm 5,43% và khó khăn sau cùng là lãi suất quá cao theo điều tra chiếm 3,26%. Đây là một số khó khăn của nông hộ ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay từ phía ngân hàng. *Thuận lợi - Thủ tục: thủ tục khi đi vay thì đơn giản hơn trước nhiều chiếm 93,48% trong tổng số người đi vay. Theo nông hộ cho biết lúc trước đi vay ở ngân hàng thì thủ tục rất phức tạp, phải qua nhiều trung gian và phải làm thủ tục nhiều nơi thì mới được vay tiền nhưng bây giờ thì thủ tục đi vay đã có mẫu sẵn, chỉ cần chính quyền địa phương xác nhận rồi vào ngân hàng nhờ cán bộ 37 tín dụng hướng dẫn là xong. Nếu như hộ nào đã vay nhiều lần thì thủ tục càng nhanh hơn. Chỉ còn 6,52% cho rằng thủ tục đi vay còn rườm rà, họ thấy còn phải qua nhiều nơi và phải làm nhiều giấy tờ. Đa số những hộ này là vay lần đầu hoặc không rành về thủ tục đi vay tiền. - Không biết thế nào để được vay: Khi cho vay ngân hàng thường thông qua chính quyền địa phương nên đây cũng chính là thuận lợi nông hộ khi đi vay chiếm 86,96% còn lại 13,04% không biết thế nào để vay là do ở vùng sâu nên chưa bắt kịp thông tin khi đi vay. - Thời gian chờ đợi: cũng được cải thiện, người dân chờ đợi cũng hơi dài mới được vay vốn. Theo 17,39% người đi vay cho biết thời gian chờ là lâu khoảng hơn 10 ngày mới được nhận vốn, vì đa số đây là những hộ vay vốn ở ngân hàng chính sách mà ngân hàng này chủ yếu cho vay theo nhóm do đó thời gian chờ đợi tương đối lâu còn ở ngân hàng nông nghiệp đa số là những hộ mới vay phải chờ cán bộ thẩm định mới xét duyệt cho vay. Còn lại 82,61% thì cho rằng thời gian chờ đợi là tương đối ít như vậy có thể dành nhiều thời gian cho sản xuất. - Không có tài sản thế chấp: đa phần số hộ đi vay thuận lợi vì có tài sản thế chấp 94,57%, còn lại 5,43% chủ yếu là hộ nghèo hoặc không có đất để thế chấp cho ngân hàng. - Lãi suất: đa số những hộ đi vay nhận thấy thuận lợi vì lãi suất thấp chiếm khoảng 96,74% trong tổng số người đi vay, còn lại 3,26% cho rằng lãi suất vẫn còn cao nên gặp khó khăn khi đi vay. - Xác nhận của địa phương: đa số nông hộ đi vay thuận lợi khi đi ra địa phương xác nhận chiếm 91,3% còn lại 8,7% cho rằng đi xác nhận không thuận lợi cho họ. - Vốn vay không đáp ứng đủ cho mục đích sử dụng: đa số hộ đi vay vốn ngân hàng đều đáp ứng đủ số tiền xin vay của nông hộ vì họ có tài sản thế chấp chiếm 90,22% còn lại 9,78% do họ không có đủ tài sản thế chấp cho ngân hàng hoặc không có phương án kinh doanh tốt. 38 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN CÁI NƯỚC TỈNH CÀ MAU 4.1 Dấu kỳ vọng của các biến giải thích sử dụng trong mô hình xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc vay được hay không của nông hộ Bảng 4.16 Tổng hợp các biến và dấu kỳ vọng Biến độc lập Ký hiệu Dân tộc Kinh dtoc Đơn vị Dấu kỳvọng Kinh = 1 + Khác = 0 Khoảng cách Km2 kcach - Có = 1 Điện thoại dthoai + Không = 0 Có = 1 Địa vị xã hội diavixh + Không = 0 Diện tích đất dtdat m2 + Thu nhập thunhap VNĐ - Giới tính gioitinh Nam = 1 + Nữ = 0 Tuổi Trình độ học vấn từ tiểu học trở xuống tuoi + dtieuhoc = 1 dtieuhoc Khac = 0 Dấu “+” thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận với biến phụ thuộc Dấu “-” thể hiện mối quan hệ tỷ lệ nghịch với biến phụ thuộc 39 4.2 Kết quả xử lý mô hình Probit về khả năng tiếp cận vốn tín dụng của nông hộ của huyện Cái Nước - tỉnh Cà Mau Mô hình khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ gồm các biến: dân tộc, khoảng cách từ nhà đến huyện, điện thoại, địa vị xã hội, diện tích đất, thu nhập, giới tính, tuổi, trình độ học vấn. Bảng 4.17 Kết quả mô hình Probit về khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Cái Nước TT Tên biến Hệ số góc Hệ số P 1 Dân tộc Kinh 0,9415 0,005 2 Khoảng cách từ nhà đến huyện -0,0308 0,728 3 Điện thoại 2,1751 0,000 4 Địa vị xã hội của chủ hộ -0,4121 0,391 5 Diện tích đất 0,0001 0,011 6 Thu nhập -0,006 0,069 7 Giới tính 1,7808 0,000 8 Tuổi -0,0009 0,937 9 Học vấn -0,7636 0,020 Tổng số quan sát: 130 Số quan sát dương: 92 Phần trăm dự báo đúng: 83,85% Giá trị log của hàm gần đúng: -47,64 Xác suất lớn hơn giá trị chi bình phương: 0,0000 Hệ số xác định R2 (%): 39,34% Ghi chú: Có ý nghĩa ở mức 10% nếu giá trị P nhỏ hơn 0,1 Có ý nghĩa ở mức 5% nếu giá trị P nhỏ hơn 0,05 40 Kết quả mô hình Probit cho thấy có 6 biến có ý nghĩa thống kê ở mức 10% là dân tộc Kinh, điện thoại, diện tích đất, thu nhập, giới tính, tiểu học. Giá trị kiểm định của mô hình (P = 0,0000), và phần trăm dự báo của mô hình là khá cao (83,85%), mức phù hợp của mô hình tương đối chấp nhận được. Giải thích của mô hình Probit về việc tiếp cận vốn của nông hộ:  Dân tộc Kinh Biến này có ý nghĩa tác động lên khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở mức 5% và có dấu cùng với dấu kỳ vọng. Chứng tỏ nông hộ đi vay vốn đa số là dân tộc Kinh dễ trao đổi thông tin và ở đây đa số dân tộc Kinh sinh sống. Khi chủ hộ là dân tộc Kinh thì khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ tăng so với dân tộc khác. Kết quả này khác với nghiên cứu của Thơ (2010). Trong nghiên cứu này thì biến dân tộc Kinh có ý nghĩa trong việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ còn nghiên cứu của Thơ không có ý nghĩa. Điện thoại Biến này có ý nghĩa tác động lên khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở mức 1% và có hệ số góc cùng với dấu kỳ vọng ban đầu chứng tỏ nông hộ có sử dụng điện thoại thì khả năng vay vốn sẽ tăng lên cao vì có thể dễ dàng liên lạc, trao đổi thông tin với ngân hàng. Kết quả này giống với nghiên cứu của Thơ (2010). Diện tích đất Biến này có ý nghĩa thống kê tác động lên khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở mức 5% và cùng với dấu kỳ vọng ban đầu. Diện tích đất thể hiện khả năng mở rộng sản xuất cũng như nhu cầu tín dụng của nông hộ, thường thì những hộ có diện tính đất càng nhiều họ thường có nhu cầu vay vốn càng cao để phục vụ sản xuất. Chứng tỏ nông hộ có diện tích đất càng nhiều thì khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức càng tăng. Đây là một yếu tố ngân hàng căn cứ vào đó để tiến hành cho vay. Kết quả này giống với nghiên cứu của Thơ (2010). 41 Thu nhập Biến này có ý nghĩa thống kê tác động lên khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở mức 10% và cùng với dấu kỳ vọng. Thu nhập thấp thì khả năng tiếp cận vốn tín dụng càng cao vì nông hộ có thu nhập thấp thì không đủ chi tiêu và nếu có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất thì cũng không đủ thu nhập để chi do đó họ có nhu cầu tiếp cận vốn tín dụng cao hơn. Kết quả này giống với nghiên cứu của Thơ (2010). Giới tính Biến này có ý nghĩa thống kê tác động lên khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở mức 1% và cùng dấu với kỳ vọng ban đầu. Cho rằng chủ hộ là nam thì thích vay ở các tổ chức tín dụng chính thức hơn, còn chủ hộ là nữ thì có khuynh hướng vay ở hội phụ nữ,… Khi chủ hộ là nam thì khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ tăng lên so với chủ hộ là nữ. Kết quả này khác với nghiên cứu của Thơ (2010). Trong nghiên cứu này thì biến giới tính là nam thì khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ tăng còn nghiên cứu của Thơ thì làm giảm khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ. Trình độ học vấn của chủ hộ từ tiểu học trở xuống Biến này có ý nghĩa thống kê tác động lên khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở mức 5% và cùng với dấu kỳ vọng ban đầu. Nếu chủ hộ có trình độ học vấn từ cấp tiểu học trở xuống thì khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức sẽ giảm so với hộ có trình độ học vấn ở cấp khác, nếu các yếu tố khác không đổi. Trình độ học vấn của hộ càng thấp thì khả năng tiếp cận vốn tín dụng càng thấp, vì những hộ có học vấn cao thường có những phương án sản xuất kinh doanh tốt hơn và họ thường kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Các biến còn lại không có ý nghĩa thống kê Biến là khoảng cách từ nhà đến huyện, địa vị xã hội của chủ hộ và tuổi của chủ hộ không có ý nghĩa. Khoảng cách từ nhà của hộ đến huyện cũng không ảnh hưởng tới việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ vì hiện 42 nay giao thông đi lại rất thuận tiện dù khoảng cách có xa hay gần. Trong mô hình này ta thấy biến địa vị xã hội của chủ hộ không có ý nghĩa do ở đây chủ yếu là nông dân nên ngân hàng ít chú trọng trong việc cho những người có chức vụ trong xã vay , ngoài ra việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ cũng không ảnh hưởng đến tuổi của chủ hộ.  Biến khoảng cách: Kết quả này khác với nghiên cứu của Thơ (2010). Trong nghiên cứu này thì biến khoảng cách không có ý nghĩa còn nghiên cứu của Thơ biến khoảng cách tác động đến việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ.  Biến địa vị xã hội của chủ hộ: Kết quả này khác với nghiên cứu của Anh (2008). Trong nghiên cứu này thì biến địa vị xã hội của chủ hộ không có ý nghĩa, điều này không hợp với những giả định và kết quả nghiên cứu trước còn nghiên cứu của Anh biến địa vị xã hội tác động đến việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ. 43 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN CÁI NƯỚC TỈNH CÀ MAU 5.1 Tồn tại và nguyên nhân 5.1.1 Tồn tại Từ kết quả điều tra về việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ, những tồn tại trong hoạt động tiếp cận vốn tín dụng chính thức nông hộ tại địa bàn huyện Cái Nước đó là: lượng vốn vay không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng; hộ vay sử dụng vốn sai mục đích, không đạt hiệu quả; hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích nhưng không đạt hiệu quả; hộ không trả được nợ; không có tài sản thế chấp, lãi suất cao, trình độ học vấn của chủ hộ. 5.1.2 Nguyên nhân - Cán bộ ngân hàng nhiều nơi vẫn coi giá trị tài sản thế chấp là điều kiện tiên quyết khi xem xét cho vay. - Trong năm 2012, tỷ lệ lạm là 6,81%. Tỷ lệ lạm phát khiến cho giá cả các mặt hàng nhu yếu phẩm phục vụ đời sống tăng lên. Đối với người có thu nhập cao, giá cả tăng vẫn còn có khả năng chấp nhận nhưng đối với đời sống nông hộ gặp nhiều khó khăn hơn, chi tiêu nhiều hơn, đời sống gặp khó khăn dẫn tới xu hướng vay để tiêu dùng. Đây là nguyên nhân dẫn tới sử dụng vốn vay không đúng mục đích. Thêm vào đó, chi phí cho các nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất cũng tăng trong khi thời tiết khắc nghiệt sâu bệnh nhiều làm giảm lợi nhuận của nông hộ dẫn tới khả năng không trả được nợ hoặc vay mượn từ nguồn phi chính thức với lãi suất cao để trả nợ. Lạm phát cũng là một yếu tố tác động gián tiếp đến việc vay vốn của nông hộ. Chính sách thắt chặt tiền tệ trong thời kì lạm phát buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất cho vay. Lãi suất không ảnh hưởng nhiều đến quyết định vay vốn của nông hộ đã vay vốn nhưng gây ảnh hưởng tâm lý đối với những hộ có nhu cầu vay. 44 - Nguồn vốn chưa đáp ứng được nhu cầu, mức cho vay bình quân của người nghèo và các đối tượng chính sách còn thấp, chưa tạo được khả năng tài chính cho họ tổ chức sản xuất, kinh doanh có thu nhập cao hơn, cải thiện được cuộc sống nhanh hơn. - Do trình độ học vấn của nông hộ còn hạn chế vẫn còn tình trạng mù chữ nên dẫn đến tình trạng một số nông hộ thiếu hiểu biết và còn mang tâm lý sợ mắc nợ ngân hàng. Vì vậy mà một số nông hộ cần vốn sản xuất nhưng không dám tiếp cận nguồn tín dụng chính thức để nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. - Việc vay vốn từ các tổ chức tài chính chính thức thì yếu tố pháp lý là nhân tố quan trọng để người đi vay có được xem xét cho vay hay không. Yếu tố pháp lý đầu tiên đó chính là thủ tục xét duyệt hồ sơ xin vay vốn. Hồ sơ giấy tờ phải có xác nhận của chính quyền địa phương. Việc xét duyệt đối với những hộ vay vốn có tài sản thế chấp thì tương đối nhanh và dễ dàng nhưng đối với những hộ nghèo vay theo diện chính sách đó là cả một khoảng thời gian dài chờ đợi. 5.2 Các giải pháp nhằm giúp nông hộ nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức - Để nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của nông hộ thì cũng cần nâng cao trình độ học vấn của nông hộ bởi vì sự thiếu hiểu biết mà một số nông hộ cần vốn nhưng không dám tiếp cận nguồn tín dụng chính thức để nâng cao hoạt động sản xuất của mình. Thêm vào đó nếu hiểu biết thủ tục vay vốn ngân hàng thì họ sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn tín dụng này. - Đối với nông hộ vay vốn thuộc diện hộ nghèo không có tài sản thế chấp. Việc tiếp cận đến nguồn tài chính chính thức chủ yếu là NH CSXH. Khi vay cần có kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể. Vạch rõ kế hoạch bắt đầu từ khâu chọn giống, chăm sóc, thu hoạch và thường xuyên theo dõi tình hình chi tiêu khi sử dụng đồng vốn vay. Việc làm này sẽ giúp nông hộ tránh sử dụng vốn sai mục đích, đồng thời khi quản lí nguồn vốn chặt chẽ, nông hộ sẽ có lợi nhuận nhiều hơn và trả nợ đúng hạn. 45 - Đối với những hộ vay vốn có tài sản thế chấp, ngoài việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn ra còn phải giữ uy tín với ngân hàng bằng việc đóng lãi đúng hạn, tăng gia sản xuất. - Nông hộ cần mạnh dạn và chủ động đến trao đổi trực tiếp với cán bộ ngân hàng những vấn đề mà nông hộ quan tâm thì sẽ thuận lợi hơn nhiều trong việc tiếp cận vốn vay của nông hộ. - Chính quyền cần giúp đỡ nông hộ trong việc xác nhận hồ sơ và hỗ trợ kỹ thuật sản xuất giúp nông hộ sản xuất kinh doanh có hiệu quả, góp phần cải thiện đời sống của nông hộ cũng như phát triển kinh tế địa phương. - Việc cung cấp thông tin vay vốn của các tổ chức chính thức còn yếu kém chủ yếu dựa vào chính quyền địa phương do đó đòi hỏi các tổ chức tín dụng phải có biện pháp để thông tin có thể đến với nông hộ chính xác và kịp thời. 46 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận Qua kết quả phân tích các nhân tố ảnh đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của nông hộ bằng mô hình Probit, ta thấy trong mô hình có 3 nhân tố tác động tốt đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ đó là giới tính của chủ hộ là nam giới, diện tích đất của nông hộ và nông hộ có sử dụng điện thoại. Bên cạnh đó, mô hình cũng có biến tác động không tốt đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ đó là trình độ học vấn của chủ hộ thấp cụ thể là những chủ hộ có trình độ ở cấp tiểu học thì khả năng tiếp cận tín dụng bị hạn chế hơn trong khi đó vẫn còn một số nông hộ còn mù chữ thiếu hiểu biết về thủ tục vay vốn ngân hàng và thường có tâm lý sợ mắc nợ ngân hàng nên không dám tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của ngân hàng mà lại đi vay bên ngoài với lãi suất cao hơn nhiều so với đi vay từ nguồn tín dụng chính thức. 6.2 Kiến nghị * Đối với nông hộ Nông hộ cần được khuyến khích chủ động hơn trong việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức và không còn tâm lý sợ mắc nợ ngân hàng nữa. Nông hộ cần ý thức và hưởng ứng tích cực các chương trình phổ cập giáo dục, áp dụng kế hoạch hóa gia đình. Tham gia các chương trình khuyến nông, các lớp khuyến nông do địa phương tổ chức. Trước khi vay vốn nông hộ cần có kế hoạch sử dụng vốn cụ thể, phương án sản xuất rõ ràng, bản thân không ngừng nổ lực tăng gia sản xuất, có ước nguyện làm giàu chính đáng. Nông hộ vay vốn về phục vụ cho sản xuất kinh doanh thì nên tuân thủ theo hồ sơ vay vốn vì nó đã được ngân hàng xét duyệt là có hiệu quả. Không nên sử dụng số tiền vay được cho tiêu dùng vì như vậy khi đến hạn các nông 47 hộ không còn nguồn tiền để trả nợ ngân hàng và phải vay bên ngoài với lãi suất rất cao. Nông hộ có trách nhiệm trong việc hoàn trả nợ ngân hàng đúng hạn và giữ uy tín cho bản thân. Từ đó cán bộ ngân hàng có thể đánh giá lịch sử vay vốn của nông hộ tốt và cũng thuận lợi cho nông hộ dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng chính thức vào những lần vay sau. * Đối với ngân hàng Ngân hàng cần xem xét lượng vốn cho vay đối với nông hộ trong khi giá trị tài sản của hộ rất lớn nhưng đa số họ chưa có bằng đỏ nên lượng vốn vay được còn có ít so với nhu cầu sản xuất thực tế của nông hộ. Nếu các ngân hàng xem xét kỹ vấn đề này thì lượng vốn vay được của nông hộ sẽ nhiều hơn. Khi xét duyệt hồ sơ, ngân hàng nên xem xét từng điều kiện cụ thể, mục đích và thời hạn vay vốn, khả năng tài chính và uy tín của khách hàng vay vốn để quyết định hạn mức tín dụng phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của nông dân. Ngân hàng cần nghiên cứu cho vay tiêu dùng đối với nông hộ để họ ổn định cuộc sống. Đối với trường hợp không có tài sản thế chấp ngân hàng cũng cần rà soát lại phương án sản xuất của nông hộ. Đồng thời, đánh giá phương án sản xuất có điều kiện phát triển cần phải phối hợp kiểm soát chặt chẽ để tạo cơ hội cho nông hộ vay vốn. Ngân hàng nên mở rộng chi nhánh đến cấp xã, đồng thời tổ chức các cuộc mít tinh tuyên truyền để giới thiệu các hoạt động của ngân hàng cho nông dân để khi có nhu cầu họ biết cách tiếp cận nguồn vốn vay chính thức này. * Đối với chính quyền địa phương Cán bộ xã cần nhanh chóng hơn trong công tác xác nhận các hồ sơ để các nông hộ có thể kịp thời vay được vốn để phục vụ sản xuất, cải thiện cuộc sống gia đình đồng thời phát triển kinh tế địa phương. 48 Chính quyền địa phương cần giúp đỡ nông hộ trong vấn đề tìm kiếm thị trường đầu ra, cung cấp nhiều thông tin về đầu ra có lợi nhất cho nông hộ tạo điều kiện để nông hộ sử dụng đồng vốn vay được hiệu quả. Chính quyền địa phương thường xuyên thu thập ý kiến, tổ chức các cuộc gặp gỡ giữa hộ nông dân và cán bộ ngân hàng để đánh giá nhu cầu vốn trong sản xuất và giải đáp những thắc mắc của hộ nông dân trong việc vay vốn. 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Mai Văn Nam (2006). Giáo trình kinh tế lượng, Nhà xuất bản thống kê. 2. Thái Văn Đại (2012). Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại, Trường Đại học Cần Thơ. 3. Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức 4. Phạm Lê Thông, Sử dụng chương trình Stata 10 5. Hồ Hoàng Anh, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng, luận văn tốt nghiệp đại học năm 2008 6. Bùi Thị Minh Thơ, phân tích khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của nông hộ trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long, luận văn tốt nghiệp đại học năm 2010 7. Vương Quốc Duy & Lê Long Hậu, các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2010 50 PHỤ LỤC probit vaynh dtoc kcach dthoai diavixh dtdat thunhap gioitinh tuoi dtieuhoc Iteration 0: log likelihood = -78.546655 Iteration 1: log likelihood = -51.047892 Iteration 2: log likelihood = -47.859419 Iteration 3: log likelihood = -47.644596 Iteration 4: log likelihood = -47.642788 Iteration 5: log likelihood = -47.642788 Probit regression Log likelihood = -47.642788 Number of obs = 130 LR chi2(9) = 61.81 Prob > chi2 = 0.0000 Pseudo R2 = 0.3934 --------------------------------------------------------------------------vaynh | Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval] -------------+------------------------------------------------------------dtoc | .9414846 .3344297 2.82 0.005 .2860145 1.596955 kcach | -.030079 .0863222 -0.35 0.728 -.1992673 .1391094 dthoai | 2.175137 .4878473 4.46 0.000 1.218974 3.1313 diavixh | -.4120773 .4801596 -0.86 0.391 -1.353173 .5290182 dtdat | .0000939 .0000369 2.55 0.011 .0000216 .0001662 thunhap | -6.12e-06 3.37e-06 -1.82 0.069 -.0000127 4.85e-07 gioitinh | 1.780837 .425773 4.18 0.000 .9463372 2.615337 tuoi | dtieuhoc | .0009065 -.7635589 _cons | .0115507 0.08 .3271628 -2.556284 -2.33 1.572095 -1.63 0.937 0.020 0.104 -.0217324 -1.404786 -5.637534 .0235454 -.1223316 .524966 --------------------------------------------------------------------------. lstat Probit model for vaynh -------- True -------Classified | D ~D | Total -----------+--------------------------+----------+ | 84 13 | 97 - | 8 25 | 33 -----------+--------------------------+----------Total | 92 38 | 130 Classified + if predicted Pr(D) >= .5 True D defined as vaynh != 0 -------------------------------------------------Sensitivity Pr( +| D) 91.30% Specificity Pr( -|~D) 65.79% Positive predictive value Pr( D| +) 86.60% Negative predictive value Pr(~D| -) 75.76% -------------------------------------------------False + rate for true ~D Pr( +|~D) 51 34.21% False - rate for true D Pr( -| D) 8.70% False + rate for classified + Pr(~D| +) 13.40% False - rate for classified - Pr( D| -) 24.24% -------------------------------------------------Correctly classified 83.85% lfit Probit model for vaynh, goodness-of-fit test number of observations = 130 number of covariate patterns = 130 Pearson chi2(120) = 104.88 Prob > chi2 = vaynh dtoc kcach dthoai diavixh 0.8356 dtdat thunhap gioitinh tuoi tieuhoc -------------+------------------------------------------------------------vaynh | 1.0000 dtoc | 0.1825 1.0000 kcach | -0.0449 0.0819 1.0000 dthoai | 0.2810 -0.1762 0.1382 1.0000 diavixh | -0.0113 -0.1048 0.1089 0.0594 1.0000 dtdat | 0.1445 0.1770 -0.2113 -0.1260 -0.1138 1.0000 thunhap | -0.2309 0.0531 -0.0762 -0.0896 -0.2076 0.2062 1.0000 gioitinh | 0.4112 0.0758 -0.1388 -0.0691 0.0874 -0.1079 -0.2488 1.0000 tuoi | 0.0358 0.0518 -0.0085 0.0477 -0.1003 0.0859 0.0678 0.0199 dtieuhoc | 1.0000 -0.2434 0.0067 -0.1804 0.0108 52 -0.0808 -0.1004 0.0791 -0.1287 1.0000 0.1373 BẢN CÂU HỎI PHỎNG VẤN NÔNG HỘ VỀ VIỆC TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC NĂM 2012 Tôi tên là Nguyễn Kiều Diễm, sinh viên học Tài chính ngân hàng, khóa 37 – Đại học Cần Thơ. Hiện nay, tôi đang làm luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Giải pháp nâng cao việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Cái Nước - tỉnh Cà Mau”. Kính mong Ông (Bà) dành chút ít thời gian để trả lời bản câu hỏi phỏng vấn sau đây. Câu trả lời của Ông (Bà) là những thông tin hữu ích và có giá trị cho nghiên cứu của tôi. Tôi mong được sự cộng tác nhiệt tình của Ông (Bà). Xin chân thành cám ơn. Số (nhập liệu ghi): .......................... Ngày phỏng vấn: ......................................... Chủ hộ: ........................................... Người phỏng vấn: ....................................... Địa điểm: ........................................ Người trả lời: .............................................. A.Thông tin về hộ và chủ hộ Tên chủ hộ .................................................................... tuổi ................................. Giới tính .................................................................. học vấn ................................ Nghề nghiệp ......................................................................................................... 1.Tôn giáo chủ hộ: 0 – Không 1 – Phật giáo 2 – Hồi giáo 3 – Thiên chúa giáo 4 - Tin lành 5 – Khác (ghi rõ)…………. 2.Dân tộc chủ hộ: 1 - Kinh 2 – Khmer 3 – Hoa 4 – Chăm 5 – Khác (ghi rõ)……. 3.Khoảng cách từ nơi sống của gia đình đến Trung tâm xã:……………....... km Trung tâm huyện: .................... km Thị xã hay thành phố: .............. km 4.Gia đình ông (Bà) có sử dụng điện thoại hay không? Có Không 5.Có thành viên trong hộ có chức vụ gì trong làng xã không? .. . ......................................................................................................................... B. Thông tin về diện tích đất của hộ Tổng số (1.000m2) Loại đất đang sử dụng 1. Đất ruộng 53 2. Đất vườn 3. Đất thổ cư 4. Diện tích ao nuôi cá 5. Đất khác Tổng cộng C.Thông tin về vay và sử dụng nguồn vốn vay từ nguồn chính thức 1.Gia đình Ông (Bà) hiện có vay vốn bằng tiền ở các tổ chức tín dụng chính thức không? (các ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân…) Có Không (nếu không chuyển sang phần D, nếu có làm những câu hỏi sau) 2.Ông (Bà) biết được thông tin từ nguồn nào Từ chính quyền địa phương Từ cán bộ tổ chức cho vay Người thân giới thiệu Từ Tivi, báo, đài Tự tìm đến tổ chức cho vay Khác: 3.Thông tin về khoản vay: Nguồn vốn vay Lượng tiền xin vay (triệu đồng) Lượng tiền vay được (triệu đồng) Vay cá nhân hay theo nhóm (1= cá nhân, 2= tổ) Kỳ hạn Lãi khoản suất vay (%) (tháng) Chi phí vay (1.000 đồng) 1.NH NNo Huyện 2.NHCSXH Huyện 3.NHTM khác 4.HTX tín dụng 5.Các dự án/chương trình chính phủ 6. Nguồn khác (Ghi chú: chi phí xe cộ đi lại để vay: ............................................ Tỷ lệ % chi phí cho tổ trưởng ....................................... Tỷ lệ % chi phí cho cán bộ tín dụng ............................. Tiền hồ sơ .................................................................... ) 4.Ông (Bà) mất bao nhiêu ngày kể từ ngày nộp đơn xin vay cho tới lúc nhận được tiền? ........................................................................................................................................... 5. Khi vay Ông (Bà) có phải thế chấp loại tài sản gì không? 54 Có Không 6.Nếu có thế chấp, ngân hàng (tổ chức) cho vay yêu cầu loại tài sản thế chấp nào? Bằng đỏ quyền sử dụng Nhà cửa đất Tài sản khác (kể ra)…………………………. 7.Giá trị thị trường ước lượng của tài sản thế chấp là bao nhiêu? (ĐVT: triệu đồng) ........................................................................................................................................... 8.Thông tin về mục đích xin vay và tình hình sử dụng vốn vay (đánh dấu vào ô thích hợp) Mục đích vay ghi trong đơn xin vay Tình hình thực tế sử dụng vốn vay Số tiền (1.000đ) Tỷ trọng (%) 1. Sản xuất 2. Kinh doanh 3.Tiêu dùng 4. Vay cho con đi học 5. Khác (kể ra) Cụ thể sử dụng tiền vay: Trồng lúa:.......................... Hoa màu: ................................ Cây ăn trái: ................. Nuôi cá:............................. Nuôi heo:................................ Cho con đi học: .......... Trị bệnh ............................. Khác: ...................................... 9. Khi hết thời hạn vay Ông (Bà) có trả được nợ vay đúng hạn hay không? Có Không 10. Nếu có, Ông (Bà) vui lòng cho biết nguồn tiền dùng để thanh toán nợ vay? Từ hiệu quả sản xuất kinh doanh Vay mượn khác để trả Mượn của người thân Khác: 11.Nếu không, Ông (Bà) vui lòng cho biết ly do chính là gì? .......................................................................................................................................... 12. Những khó khăn của Ông (Bà) khi vay vốn ở ngân hàng (có thể chọn nhiều phương án) 55 1. Thủ tục rườm rà 2. Không biết thế nào để được vay 3. Thời gian chờ đợi lâu 4. Không có tài sản thế chấp D.Thu nhập và chi tiêu của nông hộ 5. Lãi suất cao quá 6. Phải có xác nhận của địa phương 7. Vốn vay có đáp ứng đủ hay không đủ cho mục đích sử dụng 8. Khác (ghi rõ) 1.Thu nhập hàng năm của gia đình? (Đvt: 1.000 đồng) Khoản mục Tổng thu 1. Từ nuôi trồng thủy sản 2. Từ hoa màu 3. Từ chăn nuôi 4. Từ cây ăn trái 5. Từ lương 6. Khác Tổng cộng 2.Tổng chi cho sinh hoạt của gia đình ông/ bà bình quân trong một năm là bao nhiêu? (Đvt: 1.000 đồng) Các khoản mục chi tiêu 1. Chi cho sinh hoạt hằng ngày 2. Chi cho giáo dục 3. Chi đám tiệc 4. Chi thuốc men, bệnh tật 5. Chi khác (kể ra) Tổng cộng Số tiền Cuộc phỏng vấn đã kết thúc, chân thành cảm ơn sự nhiệt tình của Ông(Bà). 56 [...]... chung Giải pháp nâng cao việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Cái Nước - tỉnh Cà Mau trong năm 2012, nhằm góp phần làm tăng hiệu quả của việc tiếp cận vốn vay tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Cái Nước - tỉnh Cà Mau 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Cái Nước - tỉnh Cà Mau - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp. .. tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Cái Nước - tỉnh Cà Mau - Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần làm tăng hiệu quả của việc tiếp cận vốn vay tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Cái Nước - tỉnh Cà Mau 1.3 Phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Không gian Đề tài Giải pháp nâng cao việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Cái Nước - tỉnh Cà Mau được thực hiện trong phạm vi huyện. .. nhiều nghiên cứu trong việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của các nông hộ như thế nào Điều này đã đặt ra hướng nghiên cứu cho đề tài Giải pháp nâng cao 1 việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau với mục đích tìm ra một số giải pháp giúp nông hộ của huyện tiếp cận vốn vay từ các tổ chức tín dụng chính thức được hiệu quả hơn... trực tiếp các hộ gia đình, tham khảo các chính sách liên quan từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giúp nông hộ nâng cao việc tiếp cận vốn vay tín dụng chính thức của nông hộ 18 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN CÁI NƯỚC TỈNH CÀ MAU 3.1 Điều kiện tự nhiên - tình hình kinh tế xã hội tại địa bàn huyện Cái Nước 3.1.1 Vị trí địa lý Nếu nhìn vào bản đồ hành chính thì huyện. .. giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy bằng mô hình kinh tế lượng thông qua mô hình Probit và Tobit để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và lượng vốn vay của nông hộ Nhưng trong đề tài này chỉ sử mô hình Probit để nâng cao việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ - Đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ ở Đồng... qua mô hình Probit và Tobit để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và lượng vốn vay của nông hộ Nhưng trong đề tài này chỉ sử mô hình Probit để nâng cao việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ - Đề tài: “Phân tích khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của nông hộ trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long” (năm 2010)_sinh viên thực hiện Bùi Thị... hỗ trợ cho việc phân tích số liệu Đối với các mục tiêu, em phân tích theo từng mục tiêu cụ thể: - Mục tiêu 1: Đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Cái Nước – tỉnh Cà Mau được thực hiện thông qua công cụ thống kê mô tả nhằm mô tả và trình bày khái quát về thị trường tín dụng nông thôn ở huyện Cái Nước – tỉnh Cà Mau cũng như khả năng tiếp cận vốn vay của nông hộ - Mục tiêu... chế trong việc tiếp cận các nguồn tín dụng này Ở phạm vi quốc gia, việc tiếp cận thị trường tín dụng chính thức chịu tác động tích cực và mạnh mẽ bởi tuổi tác, giới tính, số thành viên trong hộ, trình độ học vấn, chi tiêu trên đầu người và chủng tộc Việc nghèo khó có tác động tiêu cực và mạnh mẽ đến việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức - Một nghiên cứu khác về tiếp cận tín dụng của nông hộ được thực... những mục tiêu của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong việc cung cấp tín dụng với lãi suất thấp hay những khoản tín dụng miễn phí để cải thiện những mức sống của những hộ gia đình nông thôn 3.3 Tình hình chung của hộ và hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Cái Nước - tỉnh Cà Mau trong năm 2012 3.3.1 Tình hình đất đai của nông hộ theo kết quả điều tra Đất đai của nông hộ bao gồm đất... nghèo 2.1.4 Giải thích những biến sử dụng trong mô hình Probit xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc vay được hay không của nông hộ Trong đề tài này mô hình Probit được sử dụng nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ có vay không = 1 nếu nông hộ có vay vốn ngân hàng từ nguồn chính thức 0 nếu nông hộ không vay vốn từ nguồn chính thức 13 Bảng 2.1 Diễn giải sơ

Ngày đăng: 07/10/2015, 12:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan