biệt
Những ngân hàng thương mại khác ở Việt Nam gồm có Ngân hàng Công
thương Việt nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Xuất
Nhập Khẩu,Ngân hàng thương mại Á Châu, Ngân hàng phát triển Nhà, Ngân
hàng Phương Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông,... Mặc dù những ngân hàng này thường được đặt ở những khu đô thị nhưng do mạng lưới hoạt động đa dạng nên vùng nông thôn vẫn được coi là một thị trường
tiềm năng để cung cấp tín dụng. Chính vì vậy, những ngân hàng này có một
vai trò quan trọng trong việc cung cấp tín dụng để bù đắp lại sự thiếu hụt vốn
của những hộ gia đình ở nông thôn. Ở ĐBSCL, những ngân hàng thương mại
hầu như có mặt ở khắp các tỉnh và vì vậy những hộ gia đình có một cơ hội tốt để nhận được trợ giúp từ các chương trình xóa đói giảm nghèo. Những ngân hàng này đã cung cấp một phần nhỏ lượng tín dụng nông thôn cho những hộ gia đình.
Những chương trình tín dụng được hỗ trợ bởi chính phủ và các tổ chức
phi chính phủ đã được coi là yếu tố cần thiết trong việc phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Tất cả các chương trình tín dụng được xem như những phương
tiện để đẩy mạnh những hoạt động như hoạt động xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm và y tế. Trong đa số các chương trình, tín dụng được cung
cấp với lãi suất ưu đãi tới những nhóm khách hàng mục tiêu. Ngoài ra, những chương trình chính phủ và phi chính phủ gồm có “Chương trình tạo công ăn
việc làm”, “Chương trình trồng rừng năm triệu hecta”, “Chương trình xóa đói
giảm nghèo số 135”. Mục đích tất cả các chương trình này cung cấp khoản tín
dụng để cải tạo môi trường, cải thiện mức sống của hộ gia đình cũng như
thôn được coi là như một phần trong những mục tiêu của các tổ chức chính
phủ và phi chính phủ trong việc cung cấp tín dụng với lãi suất thấp hay những
khoản tín dụng miễn phí để cải thiện những mức sống của những hộ gia đình nông thôn.