Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện cái nước tỉnh cà mau (Trang 26 - 29)

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

Cái Nước là một huyện có nhiều tiềm năng kinh tế của tỉnh Cà Mau với

dân số trung bình năm 2008 là 149.928 người, trong đó đa số là nông dân nghèo chiếm tỷ lệ khoảng 30,02%, hộ trung bình chiếm khoảng 55,54% và hộ

khá giàu chiếm tỷ lệ rất thấp khoảng 12,85% nên việc tiếp cận vốn vay còn hạn chế, do đó huyện Cái Nước được chọn để điều tra để tìm hiểu về cách thức

tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ.

2.2.2 Phương pháp chọn mẫu

- Đề tài sử dụng số liệu sơ cấp được thu thập từ mẫu điều tra nông hộ ở 3

xã Hòa Mỹ, Hưng Mỹ và Đông Hưng của huyện Cái Nước. Số liệu được thu

thập theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân cụm để đảm bảo ý nghĩa

thống kê của mẫu điều tra.

- Cỡ mẫu thông dụng thường bị ảnh hưởng bởi 3 nhân tố chính là: độ

biến động của dữ liệu, độ tin cậy trong nghiên cứu và tỷ lệ sai số MOE. Tổng

hợp 3 yếu trên ta có công thức tính số mẫu:

- Ta thấy cỡ mẫu n phụ thuộc vào các thông số p, MOE và Z. Với p = 0,5

(ta chọn trường hợp dữ liệu biến động cao nhất), tỷ lệ sai số MOE là 10%, và

độ tin cậy 90% (α = 10% => Zα/2 = Z0,05 = 1,645). Ta có cỡ mẫu tối đa được xác định là:

n = 0,25/ (0,1)2 *(1,645)2 = 68

- Thông thường các nghiên cứu trong thực tế thường sử dụng cỡ mẫu

bằng hoặc lớn hơn 100 mà không cần tính toán cỡ mẫu vì cỡ mẫu này đã thuộc

mẫu lớn bảo đảm cho tính suy rộng. Vì vậy em đã chọn cỡ mẫu là 130 để

phỏng vấn.

2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu chính dùng trong bài viết này là số liệu sơ cấp được điều tra từ

việc phỏng vấn 130 hộ nông dân ở huyện Cái Nước - tỉnh Cà Mau tháng 09

năm 2013

Sử dụng phần mềm Stata 10.0 và phần mềm SPSS 16.0 để hỗ trợ cho

việc phân tích số liệu.

Đối với các mục tiêu, em phân tích theo từng mục tiêu cụ thể:

- Mục tiêu 1:Đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Cái Nước – tỉnh Cà Mau được thực hiện thông qua công cụ thống kê mô tả nhằm mô tả và trình bày khái quát về thị trường tín dụng nông thôn ở

huyện Cái Nước – tỉnh Cà Mau cũng như khả năng tiếp cận vốn vay của nông

hộ.

- Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn tín

dụng chính thức. Đối với mục tiêu này bài viết sử dụng phương pháp phân tích

hồi quy bằng mô hình kinh tế lượng thông qua mô hình Probit.

Mô hình Probit được sử dụng nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến

việc nông hộ vay được hay không. Ta có mô hình Probit tổng quát sau:

i ij k j j i x u y     1 *

Trong đó: yi* chưa biết. Nó thường được gọi là biến ẩn. Chúng ta xem

xét biến giả yi được khai báo như sau:

Yi: biến phụ thuộc đây là một biến giả. Nó có giá trị là 1 nếu nông hộ có

vay vốn ngân hàng, là 0 nếu nông hộ không có vay vốn từ nguồn tín dụng

chính thức.

Xij là các biến độc lập đây là các yếu tố ảnh hưởng đến việc nông hộ.có vay được vốn hay không như: dân tộc, khoảng cách, điện thoại, địa vị xã hội

của chủ hộ, diện tích đất của chủ hộ, thu nhập, giới tính của chủ hộ, tuổi,… - Mục tiêu 3 : Dựa vào kết quả phân tích thống kê và chạy mô hình kinh tế lượng từ kết quả phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình, tham khảo các chính

sách liên quan từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giúp nông hộ nâng cao

việc tiếp cận vốn vay tín dụng chính thức của nông hộ.

1 nếu yi* > 0

0 trường hợp khác yi =

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện cái nước tỉnh cà mau (Trang 26 - 29)