.4 Thống kê tình hình chung của nông hộ

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện cái nước tỉnh cà mau (Trang 37)

Chỉ tiêu Thống kê

Tuổi trung bình của chủ hộ (tuổi) 55

Số thành viên trung bình của hộ (người) 5

Học vấn trung bình của chủ hộ (lớp) 5

Tỷ lệ chủ hộ có vị trí trong xã (%) 10

Thu nhập trung bình hộ (triệu VNĐ) 149

Khoảng cách trung tâm xã trung bình (Km) 3

Khoảng cách trung tâm huyện trung bình (Km) 12

Khoảng cách thành phố trung bình (Km) 35

Có sử dụng điện thoại (%) 86,15

Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra của nông hộ 09/2013

Theo như kết quả điều tra cho thấy tuổi thọ trung bình của chủ hộ là khoảng 55 tuổi, đây là độ tuổi tương đối thể hiện kinh nghiệm cao trong sản

xuất cũng như trong đời sống. Chính điều này đã giúp nông hộ rất nhiều trong

hoạt động sản xuất kinh doanh vì họ có thể tận dụng kinh nghiệm của mình vào trong hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất và cải thiện cuộc sống của gia đình mình. Trung bình mỗi hộ có 5 thành viên, đây

là nguồn cung cấp lao động tương đối lớn vì vậy nông hộ của huyện chủ yếu

tự sản xuất chứ ít khi thuê mướn lao động. Trình độ học vấn của chủ hộ cũng tương đối, trung bình các chủ hộ có trình độ học vấn đến lớp 5. Điều này có thể cho thấy do cuộc sống trước đây có nhiều khó khăn nên những người này phải nghỉ học để kiếm tiền lo cho cuộc sống gia đình. Điều này có thể giải thích được việc hộ vay vốn chủ yếu từ Ngân hàng Chính sách xã hội hơn so

với việc vay vốn ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các

Ngân hàng thương mại khác, vì để vay được tiền ở Ngân hàng Nông nghiệp và

các Ngân hàng thương mại khác thì đòi hỏi người đi vay phải đến Ngân hàng làm các thủ tục về vay vốn, còn vay ở Ngân hàng Chính sách thì có cán bộ,

chính quyền địa phương hướng dẫn cách làm hồ sơ vay và thường là vay theo nhóm. Bên cạnh đó, tỷ lệ chủ hộ có vị trí trong làng xã chỉ chiếm 10% trong tổng số điều tra. Thu nhập trung bình mỗi hộ khoảng 149 triệu đồng/năm. Với

khoảng thu nhập này sẽ vừa đủ chi tiêu dùng, chi cho sản xuất, nếu hộ nào có quy mô sản xuất lớn thì lượng đầu vào sẽ bị thiếu hụt nên tín dụng là rất cần

thiết. Trung bình nơi sống của chủ hộ cách trung tâm xã là 3 km, cách trung tâm huyện là 12 km và cách thành phố là 35 km. Theo kết quả thống kê thì có khoảng 86,15% số hộ có sử dụng điện thoại, tuy không đạt được tuyệt đối nhưng theo thống kê này cũng khá có thể đảm bảo nông hộ có thể trao đổi với

các tổ chức tín dụng dễ dàng hơn. Bảng 3.5 Trình độ học vấn Trình độ Tần số Tỷ lệ (%) Mù chữ 13 10 Tiểu học 45 34,6 Trung học cơ sở 47 36,2 Trung học phổ thông 25 19,2 Tổng cộng 130 100

Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra của nông hộ 09/2013

Theo kết quả điều tra cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ cũng tương đối thấp trong đó có 34,6% số chủ hộ học đến tiểu học, nhiều nhất là trung học cơ sở chiếm 36,2% , kế đến là trung học phổ thông chiếm 19,2%, tuy nhiên vẫn còn 10% chủ hộ là mù chữ đa số là người già. Có thể nói trình độ học vấn

chủ hộ là cũng tương đối cho thấy sự nổ lực của chính quyền địa phương trong công tác xóa mù chữ của huyện nhà cũng như ý thức tự vươn lên của các nông

hộ trong huyện.Đây là yếu tố tích cực giúp các nông hộ có đủ kiến thức để dễ

dàng trong việc tiếp cận nguồn vốn chính thức của nông hộ cũng như khả năng

áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất góp phần cải thiện đời

0 5 10 15 20 25 30 35 40 Mù chữ Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Hình 3.1 Học vấn của chủ hộ

3.3.3 Cơ cấu tham gia hộ tín dụng

Bảng 3.6 Thống kê tỷ lệ hộ có vay vốn ngân hàng

Vay vốn Tần số Tỷ lệ (%)

Có 92 70,77

Không 38 29,23

Tổng cộng 130 100

Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra của nông hộ 09/2013

Theo kết quả điều tra thì trong tổng số 130 hộ được phỏng vấn có 92 hộ

có vay vốn ở ngân hàng chiếm 70,77% trong tổng số hộ được phỏng vấn, còn lại là 38 hộ không có vay vốn chiếm 29,23%. Nhìn chung việc tiếp cận vốn

của nông hộ chưa cao, những hộ không vay được là do tâm lý sợ mắc nợ,

không có tài sản thế chấp,… Điều này một phần là do nguồn vốn của ngân

hàng còn hạn chế không thể đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của nông hộ, một

phần là do các nông hộ không đủ điều kiện cho vay vốn theo như quy định của

0 20 40 60 80

Vay NH Không vay NH Tỷ lệ (%)

Tỷ lệ (%)

Hình 3.2 Tỷ lệ có vay NH và không vay NH

3.3.4 Thị phần vốn vay của các ngân hàng

Sau đây là thị phần vốn vay của các ngân hàng ở huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau thống kê theo kết quả điều tra

Bảng 3.7 Thị phần vốn vay

Ngân hàng Tần số Tỷ lệ (%)

NHNo&PTNT 41 44,57

Ngân hàng CSXH 51 55,43

Tổng 92 100

Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra của nông hộ 09/2013

Theo kết quả điều tra trong tổng số 92 hộ có vay vốn ở ngân hàng của

huyện thì có 41 hộ tham gia tín dụng ở ngân hàng nông nghiệp chiếm tỷ lệ

44,57% so với tổng thể, đây là những hộ đã có bằng đỏ quyền sử dụng đất nên có thể thế chấp vào ngân hàng để xin vay vốn, điều này cũng phù hợp vì đa số

họ làm ruộng và nuôi tôm là chủ yếu nên khi cần vay vốn họ thường đi vay từ

ngân hàng nông nghiệp vì lãi suất thấp, thời gian vay cũng tương đối dài và

lượng vốn vay tương đối đáp ứng nhu cầu của họ. Ngân hàng thứ hai mà nông hộ ở đây vay là ngân hàng chính sách xã hộ chiếm tỷ lệ 55,43% so với tổng thể vì đa số nông dân của huyện cũng còn nghèo nên được hỗ trợ rất lớn từ phía nhà nước trong việc xóa đói giảm nghèo, một phần vì họ không có tài sản

Ngân hàng NN&PTNT Ngân hàng CSXH 55,43% 44,57%

Hình 3.3 Thị phần vay vốn ngân hàng theo kết quả điều tra

3.3.5 Tình hình lượng vốn vay, kỳ hạn nợ và lãi suất

Bảng 3.8 Tình hình vay vốn, kỳ hạn nợ và lãi suất cho vay trung bình

Ngân hàng Tần số Lượng vốn vay trung bình (1.000đ) Kỳ hạn nợ trung bình (tháng) Lãi suất trung bình (%) NHNo&PTNT 41 39.701 18 1,07 NHCSXH 51 18.921 29 0,65

Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra của nông hộ 09/2013

Theo như điều tra trong tổng số 92 hộ xin vay thì lượng vốn vay trung

bình tại NHNo&PTNT là 39,7 triệu đồng chủ yếu là vay theo cá nhân là chính, còn NHCSXH là 18,9 triệu đồng chủ yếu vay theo nhóm. Điều này cho thấy lượng vốn vay này đủ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nông hộ và khi cần nhiều vốn để sản xuất thì nông hộ thường tìm đến các ngân hàng để xin

vay một phần vì lãi suất cũng tương đối thấp, thời gian vay vốn dài và thường không đòi hỏi tài sản thế chấp nếu vay từ ngân hàng chính sách. Các món vay có kỳ hạn nợ trung bình tại NHNo&PTNT là 18 tháng trong khi đó NHCSXH

có kỳ hạn tương đối dài hơn là 29 tháng. Có thể nói đây là kỳ hạn nợ tương đối dài đủ để nông hộ có thể yên tâm sản xuất đồng thời có thể trả nợ cho ngân hàng khi đến hạn. Lãi suất cho vay trung bình mà nông hộ đi vay của

NHNo&PTNT phải trả là 1,07%/tháng còn ở NHCSXH là 0,65%/tháng. Đây

vào việc sản xuất nông nghiệp. Tóm lại đây là mức lãi suất tương đối thấp và rất phù hợp với nông hộ trong huyện có thể sử dụng đồng vốn vay được vào sản xuất để cải thiện đời sống cũng như mở rộng việc sản xuất.

3.3.6 Mục đích xin vay và tình hình sử dụng vốn vay

Bảng 3.9 Mục đích xin vay và tình hình sử dụng vốn vay

Đvt: %

Mục đích Sản xuất Kinh doanh Tiêu dùng Khác

Xin vay 59,8 14,1 6,5 19,6

Sử dụng 46,7 6,5 18,5 28,3

Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra của nông hộ 09/2013

Theo kết quả điều tra hơn 59,8% người nộp đơn xin vay với mục đích sản

xuất nhưng tình hình thực tế sử dụng có 46,7%, có 14,1% người nộp đơn xin

vay với mục đích kinh doanh nhưng thực tế có 6,5% sử dụng cho mục đích

kinh doanh, nộp đơn xin vay với mục đích tiêu dùng 6,5% nhưng thực tế sử

dụng cho tiêu dùng 18,5% và cuối cùng 19,6% người nộp đơn xin vay với mục đích khác nhưng thực tế sử dụng đến 28,3%. Chênh lệch về tình hình xin vay và sử dụng nguyên nhân là do khoản vay nhỏ và đội ngũ cán bộ còn ít nên ngân hàng không thể quản lý hết được mà chỉ theo dõi những nông hộ có số

tiền vay lớn. Nhìn chung, thấy mục đích xin vay cho tiêu dùng chiếm tỷ lệ

thấp bởi vì ngân hàng ít khi cho vay với mục đích tiêu dùng đối với nông hộ

trừ những khách hàng truyền thống và có uy tín, mà ngân hàng chủ yếu chỉ

0 10 20 30 40 50 60

Sản xuất Kinh doanh Tiêu dùng Khác

Xin vay Sử dụng

Hình 3.4 Mục đích xin vay và tình hình sử dụng vốn vay của nông hộ

3.3.7 Về việc trả nợ vay của nông hộ

Bảng 3.10 Trả nợ vay của nông hộ

Chỉ Tiêu

Trả nợ đúng hạn 94,57%

Chi phí vay trung bình 52.000 đồng

Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra của nông hộ 09/2013

Theo kết quả điều tra đa số các nông hộ đều trả nợ đúng hạn cho ngân

hàng chiếm 94,57%. Điều đó chứng minh một phần nông hộ của huyện làm ăn

có hiệu quả từ đồng vốn vay được nên có thể có lời và trả được nợ vay ngân

hàng. Tuy nhiên, không phải tất cả các hộ đều sử dụng số tiền từ hiệu quả sản

xuất kinh doanh của mình để trả nợ vay mà vẫn còn một số nông hộ phải mượn người thân hoặc vay mượn khác để trả nợ ngân hàng. Chi phí các nông hộ phải bỏ ra để nhận được khoản tiền vay bao gồm chi phí đi lại, chi phí cho

tổ trưởng nếu vay từ ngân hàng chính sách và các chi phí khác là khoảng

52.000 đồng. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến việc tiếp cận nguồn vốn tín

dụng chính thức của nông hộ do 52.000 đồng đối với hộ nông dân sản xuất thì không phải là món tiền nhỏ.

Bảng 3.11 Nguồn thông tin vay vốn

Tiêu thức Tần số Tỷ lệ (%)

Từ chính quyền địa phương 53 57,6

Người thân giới thiệu 13 14,1

Từ cán bộ tổ chức cho vay 9 9,8

Tự tìm đến tổ chức cho vay 17 18,5

Tổng 92 100

Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra của nông hộ 09/2013

Việc đi vay của nông hộ còn gặp nhiều khó khăn trong đó nguồn thông

tin vay vốn là một trong những khó khăn khiến nông hộ khó tiếp cận nguồn

vốn tín dụng chính thức nhất. Theo kết quả điều tra nguồn thông tin mà nông hộ nhận được chủ yếu là từ chính quyền địa phương chiếm 57,6 %, người thân

giới thiệu là 14,1%, từ cán bộ tổ chức cho vay là 9,8% và tự tìm đến tổ chức

cho vay là 18,5%. Điều đó cho thấy việc tiếp cận thông tin vay vốn của nông

hộ chủ yếu dựa vào chính quyền địa phương. Trong khi đó thông tin vay vốn

từ cán bộ tổ chức cho vay lại chiếm tỷ lệ thấp điều này cho thấy khi quyết định

cho vay ngân hàng thường thông qua chính quyền địa phương như là kênh

thông tin quan trọng để giúp các nông hộ dễ tiếp cận với nguồn tín dụng chính

thức. 0 10 20 30 40 50 60 Từ chính quyền địa phương Người thân giới thiệu Từ cán bộ tổ chức cho vay Tự tìm đến tổ chức cho vay Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%)

Hình 3.5 Thông tin vay vốn của nông hộ

Bảng 3.12 Thời hạn giải ngân trung bình

Thời hạn giải ngân trung bình Ngày

NHNo&PTNT 5

NHCSXH 11

Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra của nông hộ 09/2013

Thời gian giải ngân trung bình để nông hộ nhận được khoản tiền vay là 5 ngày nếu đi vay từ ngân hàng nông nghiệp, còn nếu đi vay từ ngân hàng chính sách xã hội là 11 ngày. Đây là thời hạn giải ngân tương đối lâu chủ yếu là các nông hộ vay vốn từ ngân hàng chính sách, điều đó một phần là do nguồn vốn

của ngân hàng chính sách xã hội còn hạn chế trong khi số hộ nghèo lại quá

nhiều và để vay được vốn từ ngân hàng chính sách các nông hộ này đòi hỏi phải được tập trung vào một nhóm và ngân hàng sẽ thông qua nhómtrưởng để

cho vay vốn nên thời gian chờ đợi tương đối lâu so với đi vay vốn từ ngân

hàng nông nghiệp. Còn đi vay vốn từ ngân hàng nông nghiệp thì chủ yếu ngân

hàng cho vay theo cá nhân nên thời gian chờ đợi ngắn hơn nhiều.

3.3.10 Nguồn tiền trả nợ ngân hàng

Bảng 3.13 Nguồn tiền trả nợ ngân hàng

Nguồn tiền trả nợ Tần số Tỷ lệ (%)

Từ hiệu quả sxkd 58 66,7

Mượn người thân 13 14,9

Vay mượn khác 16 18,4

Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra của nông hộ 09/2013

Về tình hình trả nợ ngân hàng, theo kết quả điều tra có 58 nông hộ trả nợ

ngân hàng là từ hiệu quả sản xuất kinh doanh của nông hộ chiếm tỷ lệ 66,7%, tuy nhiên vẫn còn một số nông hộ sử dụng vốn vay chưa tốt nên phải đi mượn người thân 13 nông hộ chiếm tỷ lệ 14,9% và vay mượn khác 16 nông hộ

3.3.11 Tình hình lực lượng lao độngBảng 3.14 Tình hình lực lượng lao động Bảng 3.14 Tình hình lực lượng lao động Đvt: người Chỉ tiêu Số trẻ em trung bình/hộ 1 Số người già trung bình/hộ 1

Số người trong độ tuổi lao động trung bình/hộ 4

Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra của nông hộ 09/2013

Theo kết quả điều tra cho thấy trung bình mỗi hộ có một trẻ em dưới 15

tuổi và một người già trên 60 tuổi, trong đó nhiều nhất là số người trong độ

tuổi lao động trung bình mỗi hộ khoảng 4 người. Điều này cho thấy đây là nơi

có nguồn lao động dồi dào để phục vụ cho sản xuất trong huyện. Vì vậy việc

sản xuất của nông hộ chỉ dựa vào sức lao động của các thành viên trong gia

đình là chứ không cần phải thuê mướn từ bên ngoài nên giảm được rất nhiều

chi phí trong sản xuất và bên cạnh đó cũng làm tăng doanh thu của nông hộ

trong huyện. Bên cạnh việc sản xuất của gia đình những người trong độ tuổi

này còn đi làm thêm bên ngoài nên thu nhập thêm của họ có thể đáp ứng nhu

cầu chi tiêu của gia đình.

Bảng 3.15 Khó khăn khi vay vốn ở ngân hàng

Tiêu chí Thuận lợi Tỷ lệ (%) Khó khăn Tỷ lệ (%)

Thủ tục rườm rà 86 93,48 6 6,52

Không biết thế nào để

được vay 80 86,92 12 13,04

Thời gian chờ đợi lâu 76 82,61 16 17,39

Không có tài sản thế chấp 87 94,57 5 5,43 Lãi suất quá cao 89 96,74 3 3,26 Phải có xác nhận của địa

phương 84 91,3 8 8,7

Vốn vay không đáp ứng

đủ cho mục đích sử dụng 83 90,22 9 9,78

Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra của nông hộ 09/2013

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện cái nước tỉnh cà mau (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)