Kết quả xử lý mô hình Probit về khả năng tiếp cận vốn tín dụng của

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện cái nước tỉnh cà mau (Trang 50 - 54)

nông hộ của huyện Cái Nước - tỉnh Cà Mau

Mô hình khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ gồm các

biến: dân tộc, khoảng cách từ nhà đến huyện, điện thoại, địa vị xã hội, diện

tích đất, thu nhập, giới tính, tuổi, trình độ học vấn.

Bảng 4.17 Kết quả mô hình Probit về khả năng tiếp cận vốn tín dụng

chính thức của nông hộ ở huyện Cái Nước

TT Tên biến Hệ số góc Hệ số P

1 Dân tộc Kinh 0,9415 0,005

2 Khoảng cách từ nhà đến huyện -0,0308 0,728

3 Điện thoại 2,1751 0,000

4 Địa vị xã hội của chủ hộ -0,4121 0,391

5 Diện tích đất 0,0001 0,011 6 Thu nhập -0,006 0,069 7 Giới tính 1,7808 0,000 8 Tuổi -0,0009 0,937 9 Học vấn -0,7636 0,020 Tổng số quan sát: 130 Số quan sát dương: 92 Phần trăm dự báo đúng: 83,85%

Giá trị log của hàm gần đúng: -47,64 Xác suất lớn hơn giá trị chi bình phương: 0,0000

Hệ số xác định R2 (%): 39,34%

Ghi chú: Có ý nghĩa ở mức 10% nếu giá trị P nhỏ hơn 0,1

Kết quả mô hình Probit cho thấy có 6 biến có ý nghĩa thống kê ở mức

10% là dân tộc Kinh, điện thoại, diện tích đất, thu nhập, giới tính, tiểu học. Giá trị kiểm định của mô hình (P = 0,0000), và phần trăm dự báo của mô hình là khá cao (83,85%), mức phù hợp của mô hình tương đối chấp nhận được.

Giải thích của mô hình Probit về việc tiếp cận vốn của nông hộ:

 Dân tộc Kinh

Biến này có ý nghĩa tác động lên khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính

thức của nông hộ ở mức 5% và có dấu cùng với dấu kỳ vọng. Chứng tỏ nông

hộ đi vay vốn đa số là dân tộc Kinh dễ trao đổi thông tin và ở đây đa số dân tộc Kinh sinh sống. Khi chủ hộ là dân tộc Kinh thì khả năng tiếp cận vốn tín

dụng chính thức của nông hộ tăng so với dân tộc khác. Kết quả này khác với

nghiên cứu của Thơ (2010). Trong nghiên cứu này thì biến dân tộc Kinh có ý

nghĩa trong việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ còn nghiên cứu

của Thơ không có ý nghĩa.

Điện thoại

Biến này có ý nghĩa tác động lên khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính

thức của nông hộ ở mức 1% và có hệ số góc cùng với dấu kỳ vọng ban đầu

chứng tỏ nông hộ có sử dụng điện thoại thì khả năng vay vốn sẽ tăng lên cao vì có thể dễ dàng liên lạc, trao đổi thông tin với ngân hàng. Kết quả này giống

với nghiên cứu của Thơ (2010).

Diện tích đất

Biến này có ý nghĩa thống kê tác động lên khả năng tiếp cận vốn tín dụng

chính thức của nông hộở mức 5% và cùng với dấu kỳ vọng ban đầu. Diện tích đất thể hiện khả năng mở rộng sản xuất cũng như nhu cầu tín dụng của nông

hộ, thường thì những hộ có diện tính đất càng nhiều họ thường có nhu cầu vay

vốn càng cao để phục vụ sản xuất. Chứng tỏ nông hộ có diện tích đất càng nhiều thì khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức càng tăng. Đây là một yếu

tố ngân hàng căn cứ vào đó để tiến hành cho vay. Kết quả này giống với

Thu nhập

Biến này có ý nghĩa thống kê tác động lên khả năng tiếp cận vốn tín dụng

chính thức của nông hộ ở mức 10% và cùng với dấu kỳ vọng. Thu nhập thấp

thì khả năng tiếp cận vốn tín dụng càng cao vì nông hộ có thu nhập thấp thì

không đủ chi tiêu và nếu có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất thì cũng không

đủ thu nhậpđể chi do đó họ có nhu cầu tiếp cận vốn tín dụng cao hơn. Kết quả

này giống với nghiên cứu của Thơ (2010).

Giới tính

Biến này có ý nghĩa thống kê tác động lên khả năng tiếp cận vốn tín dụng

chính thức của nông hộ ở mức 1% và cùng dấu với kỳ vọng ban đầu. Cho rằng

chủ hộ là nam thì thích vay ở các tổ chức tín dụng chính thức hơn, còn chủ hộ

là nữ thì có khuynh hướng vay ở hội phụ nữ,… Khi chủ hộ là nam thì khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ tăng lên so với chủ hộ là nữ. Kết quả này khác với nghiên cứu của Thơ (2010). Trong nghiên cứu này thì biến giới tính là nam thì khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của

nông hộ tăng còn nghiên cứu của Thơ thì làm giảm khả năng tiếp cận vốn tín

dụng chính thức của nông hộ.

Trình độ học vấn của chủ hộ từ tiểu học trở xuống

Biến này có ý nghĩa thống kê tác động lên khả năng tiếp cận vốn tín dụng

chính thức của nông hộ ở mức 5% và cùng với dấu kỳ vọng ban đầu. Nếu chủ

hộ có trình độ học vấn từ cấp tiểu học trở xuống thì khả năng tiếp cận vốn tín

dụng chính thức sẽ giảm so với hộ có trình độ học vấn ở cấp khác, nếu các yếu

tố khác không đổi. Trình độ học vấn của hộ càng thấp thì khả năng tiếp cận

vốn tín dụng càng thấp, vì những hộ có học vấn cao thường có những phương

án sản xuất kinh doanh tốt hơn và họ thường kiếm được nhiều lợi nhuận hơn.

Các biến còn lại không có ý nghĩa thống kê

Biến là khoảng cách từ nhà đến huyện, địa vị xã hội của chủ hộ và tuổi

của chủ hộ không có ý nghĩa. Khoảng cách từ nhà của hộ đến huyện cũng

nay giao thông đi lại rất thuận tiện dù khoảng cách có xa hay gần. Trong mô hình này ta thấy biến địa vị xã hội của chủ hộ không có ý nghĩa do ở đây chủ

yếu là nông dân nên ngân hàng ít chú trọng trong việc cho những người có

chức vụ trong xã vay , ngoài ra việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông

hộ cũng không ảnh hưởng đến tuổi của chủ hộ.

 Biến khoảng cách: Kết quả này khác với nghiên cứu của Thơ (2010).

Trong nghiên cứu này thì biến khoảng cách không có ý nghĩa còn nghiên cứu

của Thơ biến khoảng cách tác động đến việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức

của nông hộ.

 Biến địa vị xã hội của chủ hộ: Kết quả này khác với nghiên cứu của

Anh (2008). Trong nghiên cứu này thì biến địa vị xã hội của chủ hộ không có

ý nghĩa, điều này không hợp với những giả định và kết quả nghiên cứu trước

còn nghiên cứu của Anh biến địa vị xã hội tác động đến việc tiếp cận vốn tín

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ Ở

HUYỆN CÁI NƯỚC TỈNH CÀ MAU

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện cái nước tỉnh cà mau (Trang 50 - 54)