.13 Nguồn tiền trả nợ ngân hàng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện cái nước tỉnh cà mau (Trang 45)

Nguồn tiền trả nợ Tần số Tỷ lệ (%)

Từ hiệu quả sxkd 58 66,7

Mượn người thân 13 14,9

Vay mượn khác 16 18,4

Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra của nông hộ 09/2013

Về tình hình trả nợ ngân hàng, theo kết quả điều tra có 58 nông hộ trả nợ

ngân hàng là từ hiệu quả sản xuất kinh doanh của nông hộ chiếm tỷ lệ 66,7%, tuy nhiên vẫn còn một số nông hộ sử dụng vốn vay chưa tốt nên phải đi mượn người thân 13 nông hộ chiếm tỷ lệ 14,9% và vay mượn khác 16 nông hộ

3.3.11 Tình hình lực lượng lao độngBảng 3.14 Tình hình lực lượng lao động Bảng 3.14 Tình hình lực lượng lao động Đvt: người Chỉ tiêu Số trẻ em trung bình/hộ 1 Số người già trung bình/hộ 1

Số người trong độ tuổi lao động trung bình/hộ 4

Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra của nông hộ 09/2013

Theo kết quả điều tra cho thấy trung bình mỗi hộ có một trẻ em dưới 15

tuổi và một người già trên 60 tuổi, trong đó nhiều nhất là số người trong độ

tuổi lao động trung bình mỗi hộ khoảng 4 người. Điều này cho thấy đây là nơi

có nguồn lao động dồi dào để phục vụ cho sản xuất trong huyện. Vì vậy việc

sản xuất của nông hộ chỉ dựa vào sức lao động của các thành viên trong gia

đình là chứ không cần phải thuê mướn từ bên ngoài nên giảm được rất nhiều

chi phí trong sản xuất và bên cạnh đó cũng làm tăng doanh thu của nông hộ

trong huyện. Bên cạnh việc sản xuất của gia đình những người trong độ tuổi

này còn đi làm thêm bên ngoài nên thu nhập thêm của họ có thể đáp ứng nhu

cầu chi tiêu của gia đình.

Bảng 3.15 Khó khăn khi vay vốn ở ngân hàng

Tiêu chí Thuận lợi Tỷ lệ (%) Khó khăn Tỷ lệ (%)

Thủ tục rườm rà 86 93,48 6 6,52

Không biết thế nào để

được vay 80 86,92 12 13,04

Thời gian chờ đợi lâu 76 82,61 16 17,39

Không có tài sản thế chấp 87 94,57 5 5,43 Lãi suất quá cao 89 96,74 3 3,26 Phải có xác nhận của địa

phương 84 91,3 8 8,7

Vốn vay không đáp ứng

đủ cho mục đích sử dụng 83 90,22 9 9,78

Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra của nông hộ 09/2013

*Khó khăn: Việc vay vốn ngân hàng của nông hộ gặp rất nhiều khó khăn trong đó thời gian chờ đợi được xem là khó khăn lớn nhất đối với nông hộ

chiếm 17,39%, khó khăn không biết thế nào để được vay chiếm 13,04%, khó

khăn tiếp theo là vốn vay không đáp ứng đủ cho mục đích sử dụng chiếm

9,78%, khó khăn về phải có xác nhận của địa phương chiếm 8,7%, khó khăn

về thủ tục rườm rà chiếm 6,52%, khó khăn về không có tài sản thế chấp chiếm 5,43% và khó khăn sau cùng là lãi suất quá cao theo điều tra chiếm 3,26%.

Đây là một số khó khăn của nông hộ ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay

từ phía ngân hàng. *Thuận lợi

- Thủ tục: thủ tục khi đi vay thì đơn giản hơn trước nhiều chiếm 93,48% trong tổng số người đi vay. Theo nông hộ cho biết lúc trước đi vay ở ngân

hàng thì thủ tục rất phức tạp, phải qua nhiều trung gian và phải làm thủ tục

nhiều nơi thì mới được vay tiền nhưng bây giờ thì thủ tục đi vay đã có mẫu

tín dụng hướng dẫn là xong. Nếu như hộ nào đã vay nhiều lần thì thủ tục càng

nhanh hơn. Chỉ còn 6,52% cho rằng thủ tục đi vay còn rườm rà, họ thấy còn phải qua nhiều nơi và phải làm nhiều giấy tờ. Đa số những hộ này là vay lần đầu hoặc không rành về thủ tục đi vay tiền.

- Không biết thế nào để được vay: Khi cho vay ngân hàng thường thông

qua chính quyền địa phương nên đây cũng chính là thuận lợi nông hộ khi đi

vay chiếm 86,96% còn lại 13,04% không biết thế nào để vay là do ở vùng sâu

nên chưa bắt kịp thông tin khi đi vay.

- Thời gian chờ đợi: cũng được cải thiện, người dân chờ đợi cũng hơi dài

mới được vay vốn. Theo 17,39% người đi vay cho biết thời gian chờ là lâu khoảng hơn 10 ngày mới được nhận vốn, vì đa số đây là những hộ vay vốn ở

ngân hàng chính sách mà ngân hàng này chủ yếu cho vay theo nhóm do đó

thời gian chờ đợi tương đối lâu còn ở ngân hàng nông nghiệp đa số là những

hộ mới vay phải chờ cán bộ thẩm định mới xét duyệt cho vay. Còn lại 82,61% thì cho rằng thời gian chờ đợi là tương đối ít như vậy có thể dành nhiều thời

gian cho sản xuất.

- Không có tài sản thế chấp: đa phần số hộ đi vay thuận lợi vì có tài sản

thế chấp 94,57%, còn lại 5,43% chủ yếu là hộ nghèo hoặc không có đất để thế

chấp cho ngân hàng.

- Lãi suất: đa số những hộ đi vay nhận thấy thuận lợi vì lãi suất thấp

chiếm khoảng 96,74% trong tổng số người đi vay, còn lại 3,26% cho rằng lãi suất vẫn còn cao nên gặp khó khăn khi đi vay.

- Xác nhận của địa phương: đa số nông hộ đi vay thuận lợi khi đi ra địa phương xác nhận chiếm 91,3% còn lại 8,7% cho rằng đi xác nhận không thuận

lợi cho họ.

- Vốn vay không đáp ứng đủ cho mục đích sử dụng: đa số hộ đi vay vốn ngân hàng đều đáp ứng đủ số tiền xin vay của nông hộ vì họ có tài sản thế

chấp chiếm 90,22% còn lại 9,78% do họ không có đủ tài sản thế chấp cho

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN

CÁI NƯỚC TỈNH CÀ MAU

4.1 Dấu kỳ vọng của các biến giải thích sử dụng trong mô hình xác định

các yếu tố ảnh hưởng đến việc vay được hay không của nông hộ

Bảng 4.16 Tổng hợp các biến và dấu kỳ vọng

Biến độc lập Ký hiệu Đơn vị Dấu kỳvọng

Dân tộc Kinh dtoc

Kinh = 1 Khác = 0

+

Khoảng cách kcach Km2 -

Điện thoại dthoai

Có = 1 Không = 0

+

Địa vị xã hội diavixh

Có = 1 Không = 0 + Diện tích đất dtdat m2 + Thu nhập thunhap VNĐ - Giới tính gioitinh Nam = 1 Nữ = 0 + Tuổi tuoi + Trình độ học vấn từ

tiểu học trở xuống dtieuhoc

dtieuhoc = 1 Khac = 0

-

Dấu “+” thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận với biến phụ thuộc

4.2 Kết quả xử lý mô hình Probit về khả năng tiếp cận vốn tín dụng của

nông hộ của huyện Cái Nước - tỉnh Cà Mau

Mô hình khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ gồm các

biến: dân tộc, khoảng cách từ nhà đến huyện, điện thoại, địa vị xã hội, diện

tích đất, thu nhập, giới tính, tuổi, trình độ học vấn.

Bảng 4.17 Kết quả mô hình Probit về khả năng tiếp cận vốn tín dụng

chính thức của nông hộ ở huyện Cái Nước

TT Tên biến Hệ số góc Hệ số P

1 Dân tộc Kinh 0,9415 0,005

2 Khoảng cách từ nhà đến huyện -0,0308 0,728

3 Điện thoại 2,1751 0,000

4 Địa vị xã hội của chủ hộ -0,4121 0,391

5 Diện tích đất 0,0001 0,011 6 Thu nhập -0,006 0,069 7 Giới tính 1,7808 0,000 8 Tuổi -0,0009 0,937 9 Học vấn -0,7636 0,020 Tổng số quan sát: 130 Số quan sát dương: 92 Phần trăm dự báo đúng: 83,85%

Giá trị log của hàm gần đúng: -47,64 Xác suất lớn hơn giá trị chi bình phương: 0,0000

Hệ số xác định R2 (%): 39,34%

Ghi chú: Có ý nghĩa ở mức 10% nếu giá trị P nhỏ hơn 0,1

Kết quả mô hình Probit cho thấy có 6 biến có ý nghĩa thống kê ở mức

10% là dân tộc Kinh, điện thoại, diện tích đất, thu nhập, giới tính, tiểu học. Giá trị kiểm định của mô hình (P = 0,0000), và phần trăm dự báo của mô hình là khá cao (83,85%), mức phù hợp của mô hình tương đối chấp nhận được.

Giải thích của mô hình Probit về việc tiếp cận vốn của nông hộ:

 Dân tộc Kinh

Biến này có ý nghĩa tác động lên khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính

thức của nông hộ ở mức 5% và có dấu cùng với dấu kỳ vọng. Chứng tỏ nông

hộ đi vay vốn đa số là dân tộc Kinh dễ trao đổi thông tin và ở đây đa số dân tộc Kinh sinh sống. Khi chủ hộ là dân tộc Kinh thì khả năng tiếp cận vốn tín

dụng chính thức của nông hộ tăng so với dân tộc khác. Kết quả này khác với

nghiên cứu của Thơ (2010). Trong nghiên cứu này thì biến dân tộc Kinh có ý

nghĩa trong việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ còn nghiên cứu

của Thơ không có ý nghĩa.

Điện thoại

Biến này có ý nghĩa tác động lên khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính

thức của nông hộ ở mức 1% và có hệ số góc cùng với dấu kỳ vọng ban đầu

chứng tỏ nông hộ có sử dụng điện thoại thì khả năng vay vốn sẽ tăng lên cao vì có thể dễ dàng liên lạc, trao đổi thông tin với ngân hàng. Kết quả này giống

với nghiên cứu của Thơ (2010).

Diện tích đất

Biến này có ý nghĩa thống kê tác động lên khả năng tiếp cận vốn tín dụng

chính thức của nông hộở mức 5% và cùng với dấu kỳ vọng ban đầu. Diện tích đất thể hiện khả năng mở rộng sản xuất cũng như nhu cầu tín dụng của nông

hộ, thường thì những hộ có diện tính đất càng nhiều họ thường có nhu cầu vay

vốn càng cao để phục vụ sản xuất. Chứng tỏ nông hộ có diện tích đất càng nhiều thì khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức càng tăng. Đây là một yếu

tố ngân hàng căn cứ vào đó để tiến hành cho vay. Kết quả này giống với

Thu nhập

Biến này có ý nghĩa thống kê tác động lên khả năng tiếp cận vốn tín dụng

chính thức của nông hộ ở mức 10% và cùng với dấu kỳ vọng. Thu nhập thấp

thì khả năng tiếp cận vốn tín dụng càng cao vì nông hộ có thu nhập thấp thì

không đủ chi tiêu và nếu có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất thì cũng không

đủ thu nhậpđể chi do đó họ có nhu cầu tiếp cận vốn tín dụng cao hơn. Kết quả

này giống với nghiên cứu của Thơ (2010).

Giới tính

Biến này có ý nghĩa thống kê tác động lên khả năng tiếp cận vốn tín dụng

chính thức của nông hộ ở mức 1% và cùng dấu với kỳ vọng ban đầu. Cho rằng

chủ hộ là nam thì thích vay ở các tổ chức tín dụng chính thức hơn, còn chủ hộ

là nữ thì có khuynh hướng vay ở hội phụ nữ,… Khi chủ hộ là nam thì khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ tăng lên so với chủ hộ là nữ. Kết quả này khác với nghiên cứu của Thơ (2010). Trong nghiên cứu này thì biến giới tính là nam thì khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của

nông hộ tăng còn nghiên cứu của Thơ thì làm giảm khả năng tiếp cận vốn tín

dụng chính thức của nông hộ.

Trình độ học vấn của chủ hộ từ tiểu học trở xuống

Biến này có ý nghĩa thống kê tác động lên khả năng tiếp cận vốn tín dụng

chính thức của nông hộ ở mức 5% và cùng với dấu kỳ vọng ban đầu. Nếu chủ

hộ có trình độ học vấn từ cấp tiểu học trở xuống thì khả năng tiếp cận vốn tín

dụng chính thức sẽ giảm so với hộ có trình độ học vấn ở cấp khác, nếu các yếu

tố khác không đổi. Trình độ học vấn của hộ càng thấp thì khả năng tiếp cận

vốn tín dụng càng thấp, vì những hộ có học vấn cao thường có những phương

án sản xuất kinh doanh tốt hơn và họ thường kiếm được nhiều lợi nhuận hơn.

Các biến còn lại không có ý nghĩa thống kê

Biến là khoảng cách từ nhà đến huyện, địa vị xã hội của chủ hộ và tuổi

của chủ hộ không có ý nghĩa. Khoảng cách từ nhà của hộ đến huyện cũng

nay giao thông đi lại rất thuận tiện dù khoảng cách có xa hay gần. Trong mô hình này ta thấy biến địa vị xã hội của chủ hộ không có ý nghĩa do ở đây chủ

yếu là nông dân nên ngân hàng ít chú trọng trong việc cho những người có

chức vụ trong xã vay , ngoài ra việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông

hộ cũng không ảnh hưởng đến tuổi của chủ hộ.

 Biến khoảng cách: Kết quả này khác với nghiên cứu của Thơ (2010).

Trong nghiên cứu này thì biến khoảng cách không có ý nghĩa còn nghiên cứu

của Thơ biến khoảng cách tác động đến việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức

của nông hộ.

 Biến địa vị xã hội của chủ hộ: Kết quả này khác với nghiên cứu của

Anh (2008). Trong nghiên cứu này thì biến địa vị xã hội của chủ hộ không có

ý nghĩa, điều này không hợp với những giả định và kết quả nghiên cứu trước

còn nghiên cứu của Anh biến địa vị xã hội tác động đến việc tiếp cận vốn tín

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ Ở

HUYỆN CÁI NƯỚC TỈNH CÀ MAU

5.1 Tồn tại và nguyên nhân 5.1.1 Tồn tại 5.1.1 Tồn tại

Từ kết quả điều tra về việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức củanông hộ,

những tồn tại trong hoạt động tiếp cận vốn tín dụng chính thứcnông hộ tại địa bàn huyện Cái Nướcđó là: lượng vốn vay không đápứng đủ nhu cầu sử dụng;

hộ vay sử dụng vốn sai mục đích, không đạt hiệu quả; hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích nhưng không đạt hiệu quả; hộ không trả được nợ; không có tài sản thế chấp, lãi suất cao, trình độ học vấn của chủ hộ.

5.1.2 Nguyên nhân

- Cán bộ ngân hàng nhiều nơi vẫn coi giá trị tài sản thế chấp là điều kiện

tiên quyết khi xem xét cho vay.

- Trong năm 2012, tỷ lệ lạm là 6,81%. Tỷ lệ lạm phát khiến cho giá cả các mặt hàng nhu yếu phẩm phục vụ đời sốngtăng lên. Đối với người có thu nhập cao, giá cả tăng vẫn còn có khả năng chấp nhận nhưng đối với đời sống nông hộ gặp nhiều khó khăn hơn, chi tiêu nhiều hơn, đời sống gặp khó khăn dẫn tới xu hướng vay để tiêu dùng. Đây là nguyên nhân dẫn tới sử dụng vốn vay không đúng mục đích. Thêm vào đó, chi phí cho các nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất cũng tăng trong khi thời tiết khắcnghiệt sâu bệnh nhiều làm giảm lợi nhuận của nông hộ dẫn tới khả năng không trả được nợ hoặc vay mượn từ nguồn phi chính thức với lãi suất cao để trả nợ. Lạm phát cũng là một yếu tố tác động gián tiếp đến việc vay vốn của nông hộ. Chính sách thắt chặt tiền tệ trong thời kì lạm phát buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất cho vay.

Lãi suất không ảnh hưởng nhiều đến quyết định vay vốn của nông hộ đã vay vốn nhưng gây ảnh hưởng tâm lý đối với những hộ có nhu cầu vay.

- Nguồn vốn chưa đáp ứng được nhu cầu, mức cho vay bình quân của người nghèo và các đối tượng chính sách còn thấp, chưa tạo được khả năng tài chính cho họ tổ chức sản xuất, kinh doanh có thu nhập cao hơn, cải thiện được

cuộc sống nhanh hơn.

- Do trình độ học vấn của nông hộ còn hạn chế vẫn còn tình trạng mù chữ

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện cái nước tỉnh cà mau (Trang 45)